Bệnh trứng cá

826

BỆNH TRỨNG CÁ

(Thân Thích, Tòa Sang, Acne)

Trứng cá là một bệnh thường gặp nhất là ở tuổi dậy thì đến 30-40 tuổi, do tăng tiết tuyến bã kèm theo viêm nhiễm ở hệ thống nang lông tuyến bã. Trên lâm sàng có thể gặp nhiều loại tùy theo mức độ viêm nhiễm, nguyên nhân phức tạp, tiến triển nhiều khi dai dẳng. Tuy không nguy hiểm nhưng về phương diện thẩm mỹ có ảnh hường đến tâm lý xã hội cần được điều trị toàn diện, hợp lý mới mong có kết quả tốt.

Bình thường trên da, bên cạnh mỗi nang lông (kể cả râu tóc) đều có một chùm tuyến, gọi là tuyến bã, tiết ra chất bã nhờn. Chất bã theo nang lông dàn đều lên mặt da, thành một lớp màng mỏng như dầu, có tác dụng làm cho lớp sừng không thấm nước, luôn dẻo dai, mềm mại, đồng thời có khả năng chống đỡ với nhiều loại vi khuẩn, nấm, virus… Các vùng tập trung nhiều tuyến bã là da đầu, mặt, trước ngực, giữa hai bả vai, xương cùng, tầng sinh môn. Ở những vùng này có đến 400-500 tuyến/cm. Từ tuổi dậy thì đến 25-30 tuổi là thời kỳ tuyến bã hoạt động nhiều nhất. Khi tuyến bã hoạt động quá mạnh, chất bã tiết ra quá nhiều ứ đọng lại ở đầu lỗ nang lông, kết hợp với các ntế bào sừng đã tróc ra, tạo thành nang lông, tạo nên một nút nhỏ ở đầu nang lông, gọi là nhân trứng cá.

Trứng cá có nhiều loại:

+ Trứng cá mụn mủ nông.

+ Trứng cá mụn mủ sâu.

+ Trứng cá hoại tử.

+ Trứng cá thành kén.

+ Trứng cá viêm lan tỏa.

+ Trứng cá tập trung thành đám.

+ Trứng cá sẹo lồi.

Nguyên nhân

Theo YHHĐ, nguyên nhân hiện chưa rõ, có thể có nhiều yếu tố kết hợp như di truyền, rối loạn chức năng thần kinh (lo lắng, buồn phiền, căng thẳng…), rối loạn nội tiết (hay gặp ở tuổi dậy thì, trước tuổi dậy thì không bị trứng cá, nam giới bị hoạn, nữ giới cắt buồng trứng), rối loạn tiêu hóa (táo bón, ăn nhiều đường nhiều mỡ, nhiều gia vị có thể tăng tiết bã…), miễn dịch dị ứng, thường xuyên và cụ thể nhất là yếu tố nhiễm khuẩn ngay tại vùng nang lông tuyến bã (tụ cầu, liên cầu Denlodex Folltcularull và nhất là Prapiolli bacleriulìl acnés). Các ổ nhiễm khuẩn khu trú (amidan, xoang, răng, ruột dư, túi mật…) cũng có thể làm tăng bệnh.

Theo YHCT thì mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở kinh phế sinh ra; Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh thấp, sinh nhiệt, tích tụ tại da cơ; Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp nhiệt kết với đờm gây nên bệnh.

Triệu Chứng

Thường gặp các thể bệnh sau:

1. Trứng cá nơi người trẻ: gặp ở tuổi dậy thì, nổi ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực, ít khi xuống quá thắt lưng. Tùy mức độ viêm ít nhiều, nông hoặc sâu mà phân biệt thành trứng cá nhân, trứng cá sẩn, trứng cá mụn mủ, trứng cá bọc. Bệnh nhân có thề gặp nhiều loại tổn thương mức độ khác nhau. Trứng cá có thể tiến triển từng đợt có thể thành chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt, lúc dịu lúc tăng làm da mặt bệnh nhân ngày càng sần sùi, xen kẽ sẹo sẩm màu, ảnh hường tới tâm lý bệnh nhân.

2. Trứng cá đỏ: gặp ở người lớn tuổi, đa số là người mãn kinh, có khi chỉ biểu hiện bằng những đám đỏ xung huyết dãn mạch ở đầu mũi, gò má cằm, giữa 2 lông mày, có khi kèm theo trứng cá sẩn đỏ, sẩn mủ, đau nhức, một số trường hợp da đầu mũi và cánh mũi ngày càng dày cộm, đỏ bóng, sần sùi gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua.

3. Trứng cá dạng đậu, trứng cá sẹo lồi.

4. Trứng cá do hóa chất, do thuốc trong nghề nghiệp: uống iodua bromua lâu ngày có thể nổi trứng cá. Cocticoit có thể gây tổn thương trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay.

Chẩn Đoán Phân Biệt.

+ Mũi trứng cá đỏ (rosacea): bệnh phát ở mũi, 2 má, trán, vùng da đỏ xung huyết, mao mạch dãn, không có nhân trứng cá.

+ Mụn trứng cá do nghề nghiệp: có liên quan đến các hóa chất dầu mỡ hàng ngày tiếp xúc, thường nổi ở vùng mu bàn tay, cẳng tay, không có nhân trứng cá.

Điều Trị.

1 Uống thuốc theo biện chứng luận trị chia 3 thể:

a – Phế kinh phong nhiệt: mụn trứng cá nóng, đo,û sưng đau, có mụn mủ, hơi ngứa, chất lưới đo,û rêu vàng, mạch Tế Sác hoặc Phù Sác.

Điều trị: Sơ phong, tuyên phế, thanh nhiệt. Dùng bài: Tỳ Bà Thanh Phế Ẩm (Nhân sâm, Tỳ bà diệp, Hoàng liên, Tang bạch bì, Hoàng bá, Cam thảo).

b – Trường vị thấp nhiệt: da trơn nhầy, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Sác.

Điều trị: thanh nhiệt, hóa thấp, thông phủ. Dùng bài Nhân Trần Cao Thang (Nhân trần, Chi tử) gia giảm.

c – Tỳ hư: bệnh kéo dài, sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, kéo dài, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, tiêu lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch Nhu Hoạt.

Điều trị: Kiện tỳ hóa thấp. Dùng bài Sâm Linh Bạch Truật Tán gia giảm.

2. Các phương pháp điều trị khác:

a – Đối với thể nhẹ: bôi dung dịch gồm Diêm sinh kết tủa 10g, cồn Long não và nước cất, mỗi thứ 45g.

b – Bài thuốc đơn giản: Bạch hoa xà thiệt thảo 15-30g, sắc uống mỗi ngày, 6 ~16 ngày là một liệu trình.

c- Phương pháp xoa mặt bằng tay có kết quả tốt đối với thể thông thường.

d – Những trường hợp bội nhiễm cần bôi kem trụ sinh hoặc uống trụ sinh từng đợt 10-15 ngày.

Châm Cứu

– Dùng kim Tam lăng lể huyệt Đại chuỳ, sau đó dùng ống giác hơi giác khoảng 10~15 phút, khi thấy hơi rỉ máu là được. Dùng bông sạch thấm hết máu. Cách 2~3 ngày làm một lần, 10 lần là một liệu trình (Trung Hoa Bí Thuật Châm Cứu Trị Liệu).

Điều Dưỡng

+ Hạn chế rửa mặt bằng xà bông có chất kiềm, tránh thói quen hay nặn mụn dễ gây nhiễm khuẩn, dễ thành mảng mủ và để lại vết thâm da. Các nhân đã già, có thể nặn nhẹ hoặc dùng kim vô khuẩn nặn ra, sau đó chấm cồn Iod 1% để diệt khuẩn.

+Thường dùng xà bông thơm có Lưu huỳnh rửa mặt.

+ Xoa bóp da mặt hàng ngày.

+ Sinh hoạt điều độ, hạn chế đường mỡ, các chất cay nóng, chất kích thích, tránh bi quan lo lắng quá về bệnh.

+ Chú ý chống táo bón, ăn nhiều rau xanh hoa quả.

+ Điều trị các ổ nhiễm khuẩn khu trú nếu có.