Lá trầu không

2395

Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống “Magahi” (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.


Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế [1]. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Thành phần

Thành phần hoạt hóa của tinh dầu trầu không, thu được từ lá, là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen, nó tạo ra hương vị như mùi khói), chavicol và cađinen.

Trầu cau

Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam v.v thì lá trầu được nhai cùng với vôi tôi (hiđrôxít canxi) hay vôi sống (ôxít canxi) và quả của cây cau. Vôi có tác dụng giữ cho thành phần hoạt hóa của trầu không nằm ở dạng bazơ tự do hay chất kiềm, điều này cho phép nó đi vào trong máu thông qua hấp thụ dưới lưỡi. Trong quả cau có chứa các ancaloit như arecolin, arecain, guraxin. Chúng tăng cường tiết nước bọt (nước bọt bị nhuộm đỏ). Tổ hợp của cau, trầu và vôi để nhai, còn được gọi là “miếng trầu”, đã được người dân trong khu vực sử dụng vài nghìn năm. Sợi thuốc lá hoặc thuốc lào đôi khi cũng được thêm vào.

Chữa bệnh

Lá trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái Lan và Trung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau răng.Tại Indonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.

Lá trầu thường dùng trị hàn thấp nhức mỏi, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, bụng đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, nhức đầu khó thở. Một số bệnh viện nấu nó thành cao chữa bệnh viêm cận răng (paradentose). Nhân dân thường dùng nấu nước rửa vết thương, vết loét, đắp ngoài da để chữa viêm mạch bạch huyết, trị chốc lở. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta vẫn dùng lá trầu không chữa bỏng (giã nhỏ, vắt lấy nước bôi vào chỗ bỏng). Liều dùng 8-16g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp không kể liều lượng.

Các nhà khoa học Ấn Độ khám phá ra rằng lá trầu có tác dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tủy xương, theo IANS. “Hợp chất hydroxychavicol (HCH) có trong lá trầu có thể giúp ngăn ngừa ung thư bạch cầu tủy xương mãn tính (CML)”, Viện Sinh học Hóa chất Ấn Độ (IICB) cho biết. Người mắc bệnh CML thường do các tế bào bạch cầu tích tụ nhiều trong máu và tủy xương. Vì vậy, không còn chỗ cho các tế bào máu trắng khỏe mạnh, tế bào hồng cầu và tiểu cầu. Khi mắc bệnh này, hiện tượng nhiễm trùng, dễ chảy máu và thiếu máu có thể xảy ra. Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Cancer Science (Nhật Bản).

Sau đây là một số bài thuốc khác từ lá trầu không:

Chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc) hoặc chắp, lẹo: Lấy 3 lá trầu không, 5-10 lá dâu vò nát, cho vào ca, đổ ngập nước sôi để xông hơi con mắt đau. Xông mỗi lần 5-10 phút, ngày 2 lần. Thuốc giúp chóng hết viêm, mắt dịu.

Rửa vết thương, vết bỏng bị nhiễm khuẩn: Lá trầu không và phèn đen mỗi thứ 20 g vò hoặc giã nát, đổ 1,5 lít nước, sắc lấy 1 lít, rửa tại chỗ ngày 1 lần. Dùng nước sắc riêng lá trầu không cũng tốt.

Đánh gió trị cảm cúm: Lấy khoảng 5 lá trầu không nhúng vào dầu hỏa, chà xát mạnh hai bên cột sống, ngực, lòng bàn tay, bàn chân đến khi da đỏ ửng lên.

Chữa rắn cắn: Lá trầu không 40 g, gừng tươi 80 g, quế chi 80 g, phèn chua 20 g, vôi 20 g. Quế, phèn và vôi tán nhỏ; trầu không và gừng giã nhỏ, vắt lấy nước cốt. Các thứ trộn với nhau cùng một ít hồ nước, làm thành viên khoảng 10 g, phơi khô, bảo quản trong lọ kín. Khi bị rắn cắn, đồng thời với việc sơ cứu, cho nạn nhân uống 1 viên, mài 1 viên đắp tại chỗ. Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện để được điều trị.

– Trị mụn cám bằng lá trầu không

Chuẩn bị:

– 3 lá trầu không

– 1 ly nước nóng sạch

Thực hiện:

Trầu không rửa sạch rồi vò nát, cho vào ly nước nóng sạch, để nguội trong khoảng 30 phút, sau đó lấy nước trầu không rửa lên mặt khoảng 3- 4 lần. Đặc biệt, phải rửa kỹ ở hai cánh mũi, trán và cằm- nơi chứa nhiều dầu và mụn cám. Bạn sẽ có bất ngờ thú vị với cách trị mụn này. Ngoài ra, rửa mặt với nước trầu không còn có một tác dụng tuyệt vời cho da đó là làm thu nhỏ lỗ chân lông.

Bạn nên áp dụng phương pháp này hai tuần một lần rất hiệu quả để giữ cho làn da sạch mụn.

Lưu ý:  Nếu bạn không có lá trầu không thì có thể thay bằng lá lốt. Lá lốt cũng có tac dụng trị mụn cám hiệu quả nhưng k bằng được lá trầu không.

Bệnh đái giắt

Uống hỗn hợp nước cốt trầu không pha chung với sữa loãng, 1 chút đường sẽ giúp chấm dứt được tình trạng đái giắt.

Suy nhược thần kinh

Khi đau dây thần kinh, hay mệt mỏi, suy nhược thần kinh, lấy nước cốt vắt từ vài lá trầu không với một thìa mật ong. 1 thìa hỗn hợp này chia làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau đầu

Lá trầu không có tác dụng giảm đau và làm mát. Hãy lấy lá trầu giã dập rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu.

Các bệnh về phổi

Khi mắc bệnh về phổi, lấy lá trầu không tẩm dầu mù tạt rồi hơ ấm, đặt lên ngực day nhẹ sẽ giảm được ho và giúp bệnh nhân thở dễ hơn.

Táo bón

Đối với trường hợp táo bón ở trẻ, một viên đạn đút hậu môn làm từ lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu sẽ kích thích trực tràng co bóp, hết táo bón.

Đau họng

Khi đau họng, dùng trầu không sẽ rất công hiệu. Lấy lá trầu không và ít hoa quả xay nhuyễn lấy nước, trộn thêm mật ong rồi ngậm thật lâu, nếu uống được thì càng tốt, sẽ giảm các kích thích gây ho.

Chống viêm nhiễm

Lá trầu không luôn có tác dụng hữu hiệu với bệnh thấp khớp và viêm tinh hoàn.

Làm lành vết thương

Khi bị thương, vắt nước cốt trầu không rửa vết thương rồi dùng lá trầu không sạch phủ lên, băng lại. Vết thương sẽ khô, kín miệng sau 2 ngày.

Bỏng nước sôi

Lấy lá trầu không hơ nhẹ để lá mềm ra rồi phết 1 lớp dầu thầu dầu rồi đặt nhẹ lên vết bỏng. Cứ sau vài giờ lại thay 1 lá trầu không mới. Sau vài lần, dịch trong vết bỏng sẽ tiêu hết, chỗ rộp không mọng nước, không gây mủ. Nên dùng vào ban đêm và vứt đi vào sáng sớm.

Giảm đau lưng

Dùng lá trầu không hơ nóng hoặc nước cốt trầu không trộn với dầu dừa rồi đắp vào thắt lưng sẽ giúp giảm đau lưng nhanh chóng.

Bị tắc sữa

Khi đang cho con bú bị tắc tuyến sữa, hãy lấy lá trầu không tẩm một chút dầu gió sẽ kích thích sữa chảy nhanh và tuần hoàn dòng sữa tốt.

Chú ý: Không nên áp dụng nhiều vì bé dễ mắc ung thư lưỡi, miệng và môi. Ngoài ra còn gây khó tiêu, viêm lợi…