Từ điển Y học Việt Nam – Mục M

673

Từ điển Y học Việt Nam – Mục M

MÀNG TREO RUỘT x. Màng treo ruột

MẠCH MÁU LƯU THÔNG. sự vận động hàng hoá trên các kênh lưu thông của nền kinh tế quốc dân. Toàn bộ nền kinh tế quốc dân được coi như một cơ thể sống mà lưu thông là mạch máu. Trong nền kinh tế ngày càng phát triển, hàng hoá không ngừng đưa ra thị trường qua các kênh lưu thông để đi vào lĩnh vực tiêu dùng. MMLT chảy đều và mạnh tức là các kênh lưu thông được thông suốt, sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất và cải thiện đời sống ngược lại, đứt MMLT tức là các kênh lưu thông bị ách tắc, sẽ dẫn đến tình trạng gián đoạn quá trình tái sản xuất của xã hội.

MẠI DÂM. kiếm tiền bằng các kiểu quan hệ tình dục (đồng giới tính, khác giới tính, vv.), với mục đích kiếm sống do nghèo khó thất nghiệp, hoặc để thoả mãn lối sống buông thả, sa đọa. Là một tệ nạn xã hội phức tạp có nguy cơ làm lan tràn các bệnh hoa liễu, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) và các tệ nạn xã hội khác (nghiện ma tuý, vv).
Cần kiên quyết đấu tranh và bài trừ. Các biện pháp để từng bước khống chế tệ nạn MD: xây dựng xã hội tiến bộ, lành mạnh dựa theo một chiến lược con người thích hợp; đẩy mạnh giáo dục thanh niên có lốI sống lành mạnh, có hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có quan niệm đúng đắn về hôn nhân và gia đình; phát triển kinh tế để nâng cao mức sống của toàn dân.

MẠN TÍNH tình trạng rối loạn bệnh lý diễn biến chậm, lâu dài, cường độ nhẹ, có khi khó chẩn đoán, hay tái phát thành những đợt cấp tính, thường ít gây khó chịu hoặc chịu đựng được đốI với người bệnh nhân dần dần sinh ra nhiều biến chứng rất khó chữa. Thường là hậu quả tiếp theo một bệnh cấp tính không được điều trị triệt để hoặc là một căn bệnh bắt đều nhẹ, kín đáo: không sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt, lúc đau lúc không được điều trị triệt để hoặc là một căn bệnh bắt đầu nhẹ, kín đáo không được điều trị đúng. Các dấu hiệu thường kín đáo: không sốt cao, sốt nhẹ hoặc không sốt, lúc đau lúc không; người bệnh vẫn chịu đựng được, hàng ngày vẫn sinh hoạt và làm việc bình thường, vd. Trong viêm phế quản MT; có thể ho ít nhiều, khạc đờm…. trong viêm khớp MT, khớp có lúc đau, lúc không, bình thường vẫn vận động đi lạI được, trong trường hợp viêm đạI tràng MT, phân khi tốt khi xấu, chán ăn, vv. Bệnh MT rất khó điều trị triệt để, thường để lạI nhiều di chứng, biến chứng nghiêm trọng. Vd. Gan hoá trong viêm phổI mạn tính. Ngoài dùng thuốc phục hồI chức năng có tác dụng quan trọng trong điều trị.

MANG MẦM BỆNH người hoặc sinh vật khác đang mang vi khuẩn, virut, kí sinh trùng trong cơ thể và đang tiếp tục thảI chúng ra ngoài theo các chất bài tiết. Có hai loạI chính: vật bị bệnh sau khi khỏi bệnh về lâm sàng nhưng vẫn còn tiếp tục mang và đào thảI mầm bệnh một thờI gian: người tiếp xúc với mầm bệnh và nhiễm phảI mầm bệnh nhưng bệnh không phát hiện ra mà chỉ ở “thể ẩn”. MMB là nguồn lây truyền bệnh nguy hiểm vì vẫn hoạt động và tiếp xúc với xung quanh. Khi xuất hiện một mầm bệnh trong một quần thể (vd. Viêm gan virut, lị trực khuẩn, nhiễm khuẩn màng não cầu, dịch tả…), trong số ngườI tiếp xúc vớI bệnh nhân, dễ có những người MMB. Trong các ngành nghề có tiếp xúc rộng rãi với công chúng, cần chú ý phát hiện ngườI MMB (giáo viên, người nuôi dạy trẻ, dịch vụ ăn uống, cắt tóc, thương nghiệp vv). Trong chăn nuôi cần cách li vật MMB.

MÀNG BỒ ĐÀO màng có nhiều sắc tố và mạch máu, gồm ba phần kể từ trước ra sau: mống mắt, thể mi và hắc mạc (mạch mạc)

MÀNG BỤNG (cg. Phúc mạc), màng phủ lên mặt trong của thành bụng và bao bọc các tạng trong ổ bụng, nối với nhau bằng màng nối. Các bệnh thường gặp: viêm MB do nhiễm vi khuẩn tạng rộng bị thủng (dạ dày, ruột thừa, vv), tràn máu, ung thư di căn tớI; bệnh khu trú ở MB (lao); tràn dịch gây cổ trướng (trong xơ gan).

MÀNG CỨNG x. xơ cứng

MÀNG ĐÁY. (tk màng nền) 1. lớp keo mỏng, nằm ở đáy lớp biểu mô. Ở biểu mô đơn chỉ có một lớp tế bào dưới cùng bám vào MD. Trong bào Baoman (Bowman) của thận, MD là một lớp duy nhất ngăn cách giữa máu và phần nước lọc. Huyết áp tăng ở trong tiểu cầu thận làm cho nước và các chất hoà tan (từ protein) đi qua MD vào trong bao Baoman.
2. Màng ảo, sinh ra do tác động qua lạI giữa nhiều loạI liên bào (liên bào phủ cũng như liên bào tuyến) vớI tổ chức liên kết vây quanh. MD không tách rờI được, nhưng vẫn có một vai trò sinh học, dùng làm điện trao đổI giữa tế bào và môi trường quanh tế bào. Đặc biệt trong ung thư học, hình ảnh MD bị xâm lấn có một giá trị rất lớn trong chẩn đoán dạng ung thư.

MÀNG GIẢ (cg. giả mạc), màng sinh ra do tơ huyết và tế bào viêm phủ trên một niêm mạc bị viêm, song không có cấu trúc của những màng thông thường. Hay gặp trong viêm họng thanh quản, bạch hầu và là một dấu hiệu cho phép xác định bệnh: màng thường có màu trắng xám (đốI lập vớI màng màu đỏ của các loạI viêm họng khác), bóc dính, dễ chảy máu, chứa rất nhiều trực khuẩn bạch hầu Loflo [theo tên của Loflơ (F. Lofler), nhà vi khuẩn học Đức]. Cần chẩn đoán và điều trị sớm MG trong bệnh bạch hầu để tránh những tai biến nguy hiểm chết ngườI như ngạt thở, viêm phổI, viêm cơ tim, vv. (x. Bệnh bạch hầu). Cũng có thể gặp MG trong bệnh viêm ruột non – đạI tràng màng.

MÀNG HOẠT TÍNH. Màng phủ mặt trong các khớp vận động và làm thành túi chứa dịch khớp, cấu tạo từ mô liên kết có lượng keo (colagen) trắng và tiết dịch làm trơn khớp. Trên bề mặt MHD có nhiều mao mạch nổI lộ, tiếp xúc vớI dịch khớp và đóng vai trò của màng lọc các chất thẩm từ huyết tương vào khớp. Làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, trao đổI chất và tiết dịch khớp tại ổ khớp. MHD là nơi bắt đầu của một số bệnh khớp (viêm khớp dạng thấp, lao khớp, vv). Sinh thiết MHD giúp chẩn đoán sớm một số bệnh khớp.

MÀNG MẠCH. Màng mắt ở động vật có xương sống, nằm giữa màng cứng và màng võng. Có rất nhiều mạch máu và các sắc tố để hấp thu và chắc chắn các tia sáng phản lại sau khi đã đi qua màng cứng. Ở phía trước, MM có thể mi và lòng đen.

MÀNG MÁU. 1. Triệu chứng của bệnh mắt hột trên giác mạc, có thể kèm theo hột hoặc di chứng của hột. MM có giá trị chẩn đoán ngang với hột và sẹo trên kết mạc.
2. Biến chứng của bệnh mắt hột do lông quặm cọ sát vào giác mạc, với nhiều tân mạch ở cực trên hoặc cả ở cực dưới giác mạc nhưng không bao giờ kèm theo hột hoặc lõm hột trên giác mạc

MÀNG NÃO TUỶ. Màng bao bọc toàn bộ não (màng óc, màng não) và tuỷ. Bệnh của màng não tuỷ, biểu hiện bằng hội chứng màng não, trong đó có dấu hiệu : sốt, nhức đầu, cứng gáy, nôn, vv. Khi xét nghiệm, thấy thành phần của nước não tuỷ thay đổI tuỳ theo nguyên nhân (viêm màng não do vi khuẩn, virut, xuất huyết, u màng não, vv)

MÀNG NGOÀI TIM (tk. ngoại tâm mạc), màng bọc quả tim gồm có hai lá: lá thành hay lớp màng ngoài và lá tạng phủ trực tiếp lên quả tim, bình thường hai lá ép sát lên nhau tạo ra một khoảng ảo (chỉ nhận ra được khi có tràn dịch giữa hai lá). MNT có tác dụng bảo vệ cơ tim và giữ cho tim tránh được những thay đổI đột ngột về vị trí trong lồng ngực khi di chuyển mạnh.

MÀNG NHẦY. niêm mạc bên trong của một số đường ống thông với bên ngoài như ống tiêu hoá, đường hô hấp ở động vật có xương sống. Gồm lớp biểu mô ở ngoài tiết các chất nhày và lớp mô liên kết ở trong.

MÀNG NHĨ. Màng mỏng, tròn, trắng, ngăn tai ngoài và tai giữa: làm nhiệm vụ truyền rung động tới tai giữa và tai trong MN có thể bị viêm, bị thủng hoặc rách do sức ép của không khí (trong các quá trình nổ), bị dầy, xơ hoá. Những trường hợp trên làm giả khả năng nghe. Viêm tai giữa cấp tính ở trẻ em thường gây ỉa chảy nhiễm độc, cần phảI chích MN.

MÀNG NỐI. nếp gấp của màng bụng (phúc mạc) đi từ dạ dày đến một cơ quan khác trong ổ bụng. Có : MN vị – đạI tràng (MN lớn) đi từ bờ cong lớn của dạ dày đến đạI tràng ngang và được treo như một tạp dề phủ trước các quai ruột; MN dạ dày – gan (MN nhỏ) đi từ các mép của rốn gan đến bờ cong nhỏ của dạ dày và bờ trên hành tá tràng đến dướI lỗ môn vị khoảng 2cm, trong có cuống gan (ống mật chủ, động mạch gan, tĩnh mạch cửa), MN vị – đạI tràng có đặc tính thấm hút và dính: khi có vi khuẩn đột nhập vào ổ màng bụng, MN lớn cố tiêu huỷ vi khuẩn đó hoặc dính vào các quai ruột làm thành một hàng rào cách li ổ viêm, không cho ổ viêm lan rộng, trong trường hợp có lỗ thủng ở một tạng khác thành bụng; MN lớn đến bịt lỗ thủng ở một tạng hoặc thành bụng; MN lớn đến bịt lỗ thủng. Trong ngoạI khoa, thường dùng MN lớn để đệm lên và củng cố đường khâu ruột.

MÀNG ỐI. Màng phôi ở một số động vật có xương sống (bò sát, động vật có vú) và động vật không có xương sống và động vật không có xương sống. Gồm hai lớp: màng trong MÔ, màng ngoài (màng thanh dịch). Ở động vật có vú là màng đệm, được hình thành từ hai lá phôi giữa. Ở bò sát, MÔ không có mạch dẫn; ở chim và động vật có vú có mạch máu phát triển và các yếu tố cơ co rút. MÔ bao quanh phôi, trong xoang chứa dịch ối bảo vệ cho thai không bị khô và các va chạm cơ học. Ở người, MÔ là màng bào thai nhi, dính vào tử cung, chứa nước ối. Khi sản phụ chuyển dạ, tử cung mở rộng dần ra. Khi đẻ, MÔ tự vỡ hoặc phải chọc MÔ để thai nhanh ra. Có thể lấy dịch ối để thử và chẩn đoán một số bệnh di truyền bất thường.
Dựa vào quá trình hình thành MÔ hay không hình thành MÔ trong quá trình phát triển phôi để chia động vật có xương sống ra hai nhóm: động vật có MÔ (động vật có xương sống bậc cao, kể cả người) và động vật không MÔ (động vật có xương sống bậc thấp). Màng phôi của côn trùng, bọ cạp, giun tròn và cầu gai cũng được gọi là MÔ.

MÀNG PHÔI. cấu trúc và màng do phôi tạo nên để nuôi hoặc bảo vệ phôi. Không tham gia trực tiếp vào sự phát triển của các cấu trúc phôi. Các màng này hình thành trong giai đoạn muộn của phôi động vật có vú, đặc biệt ở phôi ngườI là các màng thai. X. Màng ối; Bao noãn hoàng.

MÀNG PHỔI. Màng mỏng gồm hai lá: là trong bao bọc tất cả phổi, trừ rốn phổi; lá ngoài phủ lên măt trong của thành ngực và cơ hoành. Bệnh của MP có thể xuất phát từ: thành ngực (do chấn thương vùng ngực), cơ hoành (apxe dưới cơ hoành, bệnh của gan); phổI (lao phổI, viêm phổI, ápxe phổI); từ trung thất (bệnh các hạch bạch huyết, vv). MP có thể bị tràn máu, trành khí, viêm mủ do thủng từ phế nang. Vết thương lồng ngực, tràn dịch do xuất tiết (lao); ung thư MP thường là do hung thư từ một cơ quan khác di căn đến

MÀNG TREO RUỘT. 1. Màng mỏng trong suốt, đi từ thành bụng sau tốI bao bọc các quai ruột. Gồm hai lớp, giữa hai lớp có nhánh động mạch màng, bạch hạch và chuỗi hạch bạch huyết, các nhanh thần kinh và mô mỡ bọc toàn bộ ống tiêu hoá và treo nó vào vách lưng của bụng. Đây là mô liên kết, đựơc bọc ngoài bởi lớp biểu mô hình vảy.
2. Một trong nhiều vách ngăn dọc trong xoang ruột của hảI quỳ

MÀNG TRINH. Màng tương đốI dày bịt lỗ ngoài âm đạo. Màng thường có một lỗ to hay nhiều lỗ thủng nhỏ để máu kinh nguyệt có thể từ tử cung chảy qua âm đạo ra ngoài. Hãn hữu MT không có lỗ thủng, máu kinh sẽ bị ứ lạI trong tử vung và trong âm đạo, làm bệnh nhân rất đau bụng mỗI kỳ có kinh. Chỉ cần rạch rộng MT là máu kinh thoát được ra ngoài. Khi giao hợp lần đầu, MT thường bị rách thành nhiều mảnh, gây chảy ít máu. Cũng có khi do MT dày và dai, nên khi giao hợp, MT chỉ dãn rộng mà không rách nên không chảy máu.

MÀNG TRONG TIM (tk. nộI tâm mạc), màng mỏng bao bọc mặt trong các bồng tim (tâm nhĩ, tâm thất) và các van tim. MTT dễ bị ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh, chủ yếu là vi sinh vật (bệnh thấp khớp cấp, nhiễm khuẩn huyết, vv) gây nên bệnh viêm MTT vớI các tổn thương: phù, dầy, xơ hoá, sùi loét, vv.

MÀNG TRONG TỬ CUNG (tk. nội mạc tử cung), màng lót mặt trong của tử cung ở các loài động vật có vú. Hình ảnh để đón nhận và nuôi dưỡng phôi phát triển. Nhưng nếu không có thụ tinh thì hoặc MTTC trở lạI trạng thái trước đó hoặc bị bong và đẩy ra ngoài theo chu kì kinh nguyệt (ở ngườI và một số linh trưởng), MTTC trảI qua các chu kỳ sinh trưởng, phát triển và thoái hoá phù hợp vớI chu kỳ rụng trứng.

MÀNG NƠ NHÂN TẠO (A, artificiat neuron network), một mô hình tính toán, thực hiện bằng thiết bị hoặc phần mềm máy tính mô phỏng theo hoạt động của các mạng nơron sinh học, MNNT được nghiên cứu và sử dụng nhiều trong những năm gần đây trong các quá trình học – máy, phân loạI thông tin và nhận dạng và chứng tỏ có nhiều ưu điểm trong các loạI bài toán đó.

MAO MẠCH. một trong số rất nhiều các mạch máu nhỏ, đường kính 5 – 20 mm, phân nhánh từ các động mạch và hình thành nên một mạng lưới dày đặc trong các mô rồi kết hợp lại thành các tĩnh mạch nhỏ. Thành mỏng, cấu tạo từ lớp nội mô dẹt, đa diện gắn vớI nhau bằng một chất gian bào rất mỏng. Qua MM, oxi, cacbon dioxit, các ion vô cơ, thức ăn hoà tan, các sản phẩm bài tiết, vv được trao đổi giữa máu và các tế bào qua dịch mô

MÀO THẦN KINH. Các tế bào chuyên hoá ở bờ của tấm thần kinh trong phôi động vật có xương sống. Trong quá trình hình thành ống thần kinh, các bờ máng thần kinh sát nhau rồi các bờ máng khép lại và hình thành nên một mào dọc trên lưng ống thần kinh. Các tế bào MTK di chuyển riêng rẽ sau tuỷ sống và các hạch thần kinh giao cảm.

MÀO TINH (epididymis), tập hợp các ống dẹt nối với bề mặt của tuyến tinh ở bò sát, chim và động vật có vú, dài 6 – 7 mm, ở người, MT hình quả bầu dài, nằm ở bờ sau tinh hoàn, có đầu thân và đuôi. Biểu mô MT gồm các tế bào có lông và tế bào đáy. Là nơi tích tụ tinh trùng trước khi xuất tinh ra ngoài lúc giao phối. Chất tiết của MT nuôi dưỡng tinh trùng, làm cho tinh trùng tự chuyển động được. Nguồn gốc từ trung thận của phôi. Xt. Hệ sinh dục đực.

MASEAN (Medical Association of Southeast Asia) x. Hiệp hội Y học các nước Đông Nam Á.

MÁU. Mô lỏng vận chuyển trong cơ thể động vật, do co bóp của cơ tim (ở động vật có xương sống) hoặc các mạch khác, các xong máu (ở động vật không xương sống). M mang oxi và chất dinh dưỡng tới các mô và lấy cacbon dioxit và sản phẩm thải chứa nitơ để bài tiết ra ngoài. M cũng vận chuyển hocmon đi khắp cơ thể. M gồm có huyết tương lỏng, các yếu tố tế bào: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
Ở đa số động vật (trừ côn trùng). M mang oxi kết hợp với sắc tố hemoglobin ở động vật có xương sống và hemocyanin ở một số động vật không xương sống.
Ở người, khối lượng M bằng 5 – 9% trọng lượng cơ thể, trong đó 45% là thành phần hữu hình và 55% là huyết tương. Khi loại bỏ fibrin (loại protein có tác dụng làm đông máu) trong huyết tương, thu được huyết thanh. Khi mất đột ngột một khốI lượng M trên 10% thì có thể gây sốc. Trong trường hợp này, để kịp thời cứu tính mạng bệnh nhân, biện pháp tốt nhất là truyền trả lại lượng máu đã mất, cho nên, hiến M để lập một ngân hàng M dự trữ, cung cấp kịp thời M lúc cần thiết cấp cứu là một hành động nhân đạo và văn minh, cần khuyến khích.

MÁU KHÔ. huyết tương qua xử lí bằng phương pháp đông khô để chuyển thành dạng bột, khi dùng chỉ pha thêm đủ nước là có thể truyền được. MK có thuận lợi là giữ được lâu không hỏng. Hiện nay hồng cầu cũng có thể chuyển thành dạng “khô” nhưng thực chất là dạng lạnh sâu (-700C), nên cũng lưu trữ được lâu.

MÁY ĐO SỨC NGHE. (tk. Thính lực kế), thiết bị điện tử đo sự giảm súc sức nghe bằng số lượng (tính bằng đexiben – Db). MDSN thông dụng đo tần số 125 Hz – 8000 Hz, cường độ tối đa 100 – 110 dB; đo sức nghe âm đơn qua xương và đường khí. Có loại đo được bằng tiếng nói, đo các rối loạn trên ngưỡng nghe; MDSN bán tự động; MDSN khách quan.

MÁY GHI ĐIỆN TIM. thiết bị ghi biến thiên của dòng điện tim theo thời gian (điện tâm đồ). Khi lấy điện tâm đồ, các điện cực được áp lên da của đối tượng cần đo tại những vị trí nhất định. Theo điện tâm đồ ghi trên băng giấy, sẽ chẩn đoán được bệnh lí của tim.

MÁY GIA CÔNG RĂNG. Máy cắt kim loại, gia công răng của các bánh răng (bánh xích, líp, vv). Theo loại bánh răng, phương pháp gia công và dụng cụ cắt, phân ra: 1/ Máy phay lăn răng vạn năng: phay răng thẳng, răng nghiêng (của các bánh răng trụ ăn khớp ngoài và bánh vít) bằng dao phay lăn trục vít. 2/ Máy phay bánh răng côn: phay các bánh răng côn răng thẳng và răng cong bằng đầu dao phay bao hình. 3/ Máy xọc răng: xọc bao hình răng thẳng và răng nghiêng (của các bánh răng trụ ăn khớp ngoài và trong) bằng dao xọc răng hoặc dao lược răng (cho bánh răng trụ ăn khớp ngoài). 4/ Máy bào răng: bào bao hình bánh răng côn răng thẳng. 5/Máy vê đầu răng: phay lượn tròn mặt đầu răng, dễ dàng khi đi trượt vào khớp của hai bánh răng. 6/Máy cà răng: cà bóng các bánh răng trụ và bánh vít bằng dao cà răng. 7/ Máy lăn ép răng: lăn ép nguội và nóng bề mặt răng bằng phương pháp biến dạng dẻo. 8/ Máy mài răng: mài bao hình các răng bằng bánh mài dạng đĩa hoặc dạng trục vít. 9/ Máy mài nghiền răng: nghiền bóng bề mặt răng. Còn có các loại MGCR chuyên môn hoá hoặc chuyên dùng; để gia công chi tiết đặc biệt hoặc loạt sản xuất lớn (trục răng trong đồng hồ, bánh răng chữ V, vv).

MÁY KHOAN RĂNG. thiết bị y tế để hàn và chữa răng (x. Khoan răng), gồm mô tơ điện làm ngay một đầu tay khoang thẳng hoặc khuỷu có gắn mũi khoan để khoan răng. Có MKR tốc độ chậm (tốc độ quy ước 10 nghìn – 60 nghìn vòng/phút) . MKR tốc độ cao (tốc độ quy ước 60 nghìn – 100 nghìn vòng/phút) và MKR siêu tốc (tốc độ quy ước 100 nghìn – 300 nghìn vòng/phút).

MÁY MÀI RĂNG. Máy cắt gọt kim loại thuộc nhóm máy mài dùng để gia công tinh răng bánh răng đạt độ chính xác và độ bóng cao. Song phương pháp này so với các phương pháp cà, mài nghiền răng, hay lăn ép răng thì năng suất thấp nhất, máy phức tạp nhất. Những bánh răng mài thường dùng cho máy chính xác, máy bay, tàu vũ trụ, vv. Có hai phương pháp mài răng: phương pháp chép hình và phương pháp bao hình. Theo phương pháp chép hình thì đá mài (có dạng phay đĩa môđun) thực hiện chuyển động quay tròn, chi tiết tịnh tiến, sau mỗi lần gia công xong lại phân độ. Phương pháp này năng suất cao hơn phương pháp bao hình nhưng độ chính xác thấp hơn. Phương pháp bao hình dựa vào nguyên lí ăn khớp giữa cặp thanh răng – bánh răng mà thanh răng đóng vai trò đá mài. Gíơi hạn môđun bánh răng được mài: 0,2 – 12mm và lớn hơn. Giới hạn đường kính ngoài bánh răng được mài 5 – 500mm.

MÁY THỞ. thiết bị y học thực hiện hô hấp nhân tạo kéo dài, bằng cách bơm không khí thường hay oxi qua một ống thông vào khí quản để cuối cùng làm cho bệnh nhân tự thở lại đựơc bình thường; được dùng trong các trường hợp bị ngất, ngạt, ngừng thở (bại liệt). Thường dùng MT tự động điều khiển Engxtơrơm với tần số, biên độ, áp lực được điều chỉnh tuỳ theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, thời gian dùng máy có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng. Trước đây, còn dùng phổi thép – kết kim loại, bệnh nhân được nằm trong đó; sự thay đổi áp lực nhịp nhàng của phổi thép duy trì các động tác thở của lồng ngực và sự thông khí nhân tạo. Nay đã bỏ không dùng.

MẮT. cơ quan để nhìn hay tiếp nhận ánh sáng. Ở động vật không xương sống, M chỉ là một cơ quan cảm thụ ánh sáng đơn giản (M đơn) nhạy cảm với hướng và cường độ ánh sáng. Động vật thân mềm bậc cao và chân đốt có M kép tạo nên hình ảnh. Ở động vật có xương sống, M cấu tạo phức tạp, liên hệ với não bằng dây thần kinh vận động. M hình cầu, ngoài có màng cứng trắng, phía trước trong suốt là màng giác. Phía trong là màng mạch mềm, có sắc tố phản chiếu ánh sán. Phía trước màng mạch làm thành mống M có thủng lỗ (hay con ngươi), qua đó ánh sáng lọt vào trong cùng của M là màng võng chứa các tế bào nhạy cảm ánh sáng (tế bào hình nón, hình que). Ở người, M (nhãn cầu) có hình cầu đường kính trước sau khoảng 24 – 25mm, khối lượng 7g và thể tích 6,5cm3. M là cơ quan tiếp xúc quan trọng với môi trường bên ngoài.

MẮT GIẢ. mắt nhân tạo, được dùng để lắp vào túi kết mạc của hốc mắt ở bệnh nhân bị teo nhãn cầu, khoét nhãn cầu vì bệnh tật hoặc chấn thương, nhằm phục hồI thẩm mỹ. MG được chế tạo từ nguyên liệu: thuỷ tinh, sứ, pha lê tráng men hoặc nhựa tổng hợp. Có MG đơn và MG kép. Tuỳ tình trạng của túi kết mạc mà bác sỹ chỉ định dùng loại MG phù hợp. Yêu cầu đối với MG: không gây phản ứng xấu ở hốc mắt, thoải mái cho người dụng: đạt yêu cầu về thẩm mỹ (giống mắt còn lại).

MẮT HỘT. bệnh viêm kết – giác mạc lây lan, mạn tính ở mặt người do Chlamydia trachomatis gây ra. Biểu hiện lâm sàng chính: thẩm lậu hột, nhú gai trên kết mạc, màng máu, nhiều khi có kèm theo hột trên giác mạc và thường kết thúc bằng sẹo. MH xuất hiện ở trẻ em 1 – 2 tuổi, lây lan qua đồ dùng chung (khăn mặt, chậu rửa mặt) và vật truyền bệnh (ruồi). Phòng bệnh MH bằng cách cải thiện vệ sinh môi trường sống, diệt ruồi truyền bệnh.
Điều trị bằng thuốc sát khuẩn, chống bội nhiễm vi khuẩn và thuốc mỡ tetracycline 1% đặc hiệu chống Chlamydia trachomatis, ngày tra 1-2 lần, ít nhất trong 3 – 6 tháng.

MẮT LÁC x. Lác

MẪN CẢM. trạng thái một cơ thể, một phủ tạng hoặc một mô có thể phản ứng một cách đặc biệt (phản ứng dị ứng) khi tiếp xúc với một chất hoá học hoặc yếu tố vật lý (kháng nguyên). MC là nguyên nhân của các phản ứng toàn thân (sốc, sốt) hoặc tại chỗ (mày đay, ban xuất huyết, vàng da, vv). Là một hiện tượng miễn dịch, trong đó các tế bào lympho đóng vai trò chủ yếu.

MẤT DINH DƯỠNG. trường hợp xảy ra khi khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể về mặt protein – năng lượng, nghĩa là dị hoá cao hơn đồng hoá, sự tiêu hao năng lương cao hơn sự thu nhập. Trong giai đoạn đầu, cơ thể phải sử dụng dự trữ mỡ, thịt có sẵn trong người, do đó, bệnh nhân bị sút cân, sức lực giảm. Nếu tình trạng MDD kéo dài, cơ thể càng bị suy kiệt, người bệnh càng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn.

MẤT ĐIỀU HOÀ. (tk. mất phối, mất điều hoà phối), mất phối hợp trong các vận động tự chủ, nhưng lực cơ không bị suy giảm. Các động tác của bệnh nhân trở nên vụng về, thiếu chính xác. Khi bệnh nhân nhắm mắt, các rối loạn phối hợp càng tăng lên do thiếu sự kiểm ta của thị giác. Bệnh do tổn thương lan tới thân não, chủ yếu là mất cảm giác sâu làm bệnh nhân mất khả năng nhận thức vị trí không gian của thân người hoặc các đoạn chi. Nhiều nguyên nhân có thể gây MDH, chủ yếu là nhiễm khuẩn (viêm não, giang mai, vv), u tại các nhân trung ương, rối loạn tiền đình hoặc di truyền. Điều trị chủ yếu bằng chữa căn nguyên.

MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG. Không còn khả năng lao động tạm thời hoặc vĩnh viễn do bệnh tật, tai nạn hoặc do các nguyên nhân khác. Là một vấn đề xã hội phức tạp, liên quan mật thiết tới phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán, dân số, vv.

MẤT KINH. X. vô kinh

MẤT NGÔN NGỮ. mất hoặc rối loạn sự hiểu biết và sử dụng ngôn ngữ nói và viết. Bệnh xảy ra ở một người trước đây vẫn hiểu biết bình thường về ngôn ngữ và không sa sút trí tuệ, cũng như không có bệnh gây suy giảm chức năng nghe, nhìn hoặc phát âm. Bệnh nhân mất khả năng gọi tên cả các đồ vật quen thuộc dù là bằng lời nói hay bằng chữ viết. Bệnh có biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu: bệnh nhân hoàn toàn không phát âm được hoặc sai từ. MNN xảy ra khi có tổn thương bán cầu đại não bên trái (đối với người thuận tay phải). Đây là điểm khác với các rối loạn ngôn ngữ khác. Các bệnh nhiễm khuẩn, chấn thương, u và nhất là tai biến mạch máu não ở bán cầu trái là những nguyên nhân gây MNN

MẤT NGỦ. rối loạn giấc ngủ có tính chất chức năng làm cho không ngủ được lúc đầu buổi tối, dậy nhiều lần ban đêm và mỗi lần dậy khó ngủ lại, thao thức suốt đêm không ngủ được, vv. Nguyên nhân rất đa dạng: lo âu về gia đình, công việc, trong hoạt động xã hội; ưu tư dài ngày phối hợp với rối loạn thần kinh chức năng, suy nhược thần kinh, bệnh tưởng; làm việc quá sức, lao tâm, lao lực; uống nhiều cà phê, nước chè đặc, nhất là vào buổi tối; du lịch bằng máy bay; lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần; không rèn luyện cơ thể, vv. Nhiều trường hợp đương sự ngủ đủ thời gian, nhưng dậy sớm nên có cảm tưởng là không được ngủ ban đêm. Dự phòng: nên bỏ thói quen làm việc quá khuya; nên ngủ trước mười giờ đêm; ban đêm chỉ nên làm các công việc nhẹ không phải suy nghĩ nhiều; rèn luyện cơ thể và dinh dưỡng; tim và khắc phục các nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ, đối với người cao tuổi, nên ngủ sớm, buổi trưa nằm nghỉ khoảng nửa giờ, ban đêm nếu phải dậy đi tiểu quá 5 lần thì phải đi khám, nguyên nhân ở nam giới có thể là một u tuyến tiền liệt, vv.

MẤT NƯỚC. sự giảm nước của cơ thể, có thể cấp tính hay mạn tính, thường kèm theo rối loạn cân bằng các chất điện giải (Na+, Cl-, K+, vv). MN cấp, đặc biệt ở trẻ em, dễ gây tử vong vớI các dấu hiệu: niêm mạc khô, khát nước, nước tiểu ít, sẫm hoặc không có nước tiểu, mắt trũng, khi véo da nhăn nheo rõ, chậm trở lại bình thường; thở nhanh, mạch nhanh, sút cân, vv
Có nhiều nguyên nhân gây nên MN, cơ chế phức tạp, nhiều khi chưa xác định được. Một số nguyên nhân đã biết: MN do không được cung cấp đủ nước (trên sa mạc); MN do hội chứng kém hấp thu (nước đưa vào cơ thể đủ, song không đáp ứng được nhu cầu vì ruột hấp thu kém, phổ biến là mất quá nhiều nước do nôn, ỉa chảy, sốt cao), MN mạn thường gặp ở người gà, người ốm lâu ngày. Về nguyên tắc, chữa MN bằng cách bù nước (x. bù nước), điều chỉnh rối loạn điện giải. Trong MN cấp, đặc biệt trong ỉa chảy cấp, thường bù nước bằng cách uống dung dịch erosol; có thể còn dùng nước cháo loãng, nước gạo rang pha lẫn đường và muối, cho ăn muối để bù kali. Khi MN quá nhiều, có rối loạn điện giải nghiêm trọng, cần tiêm truyền tĩnh mạch…, phải đưa bệnh nhân đến cấp cứu ở các cơ sở y tế chuyên khoa

MẤT TRÍ. trạng thái bệnh lý mạn tính: suy giảm trí tuệ, bao gồm trí nhớ, sự hiểu biết, sự phán đoán, khả năng tiếp thu cái mới. Sự suy giảm này mang tính chất toàn bộ, ngày càng nặng không hồi phục và thường kèm theo mất kiềm chế cảm xúc, rối loạn tác phong nặng nề, gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

MẤT TRÍ NHỚ. mất trí nhớ toàn bộ hoặc một phần do bệnh hoặc chấn thương thần kinh, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn. MTN có thể: ngược chiều (quên những việc xảy ra trước khi bị bệnh), thuận chiều (quên những việc xảy ra sau khi bị bệnh); khu trú trong một sự vật hoặc quên cả một hệ thống; MTN trong một giai đoạn nhất định hoặc không nhận thức được các thông tin từ giác quan (mùi, vị, sờ mó vv).

MẤT TRÍ TUỔI GIÀ. mất trí xảy ra ở người già (trên 65 tuổi) do các tổn thương thoái hoá não, gây teo não, nguyên nhân hay nêu lên là xơ mạch não, vv; thường kèm theo trầm cảm, hoang tưởng, ít gặp trạng thái kích động.

MẤT TƯƠNG LỰC CƠ. hiện tượng nhẽo và doãi cơ do các tổn thương thần kinh ngoại vi, hoặc tổn thương ở thần kinh trung ương giai đoạn đầu: giai đoạn choáng tuỷ, các nơron vận động ở sừng trước tuỷ sống ngừng hoạt động khi mất các xung điều kiển từ trung ương qua đường các bó tháp, hết giai đoạn đó, nơron hoạt động trở lại, gây co cứng cơ. Cơ còn bị nhẽo ở người suy nhược, kém dinh dưỡng, nhất là trẻ em.

MẤT VẬN ĐỘNG. Tình trạng giảm, khó vận động hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động tích cực ở từng bộ phận hoặc cơ quan (chân tay, cơ, thần kinh, bộ phận sinh dục nam, vv), do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều trị nguyên nhân MVĐ và kết hợp luyện tập phục hồi chức năng.

MẬT NGƯỜI. dịch được gan tiết ra từ 800 đến 1.000 ml trong 24 giờ, đưa vào tá tràng, qua ống mật. Theo hình thái, mật chia 3 loạI: A, B, C. Mật C ở gan ra, màu vàng tươi, trong và hơi quánh: Mật B ở trong túi mật, màu nâu, quánh hơn và hơi đục có thể không có hoặc có rất ít, khi tắc hoàn toàn hay một phần ống túi mật (do viêm dính quanh túi mật, quanh tá tràng; sỏi ống túi mật), có thể quá nhiều khi mất trương lực túi mật. Mật A trong ống mật chủ màu vàng; có thể không có hoặc có rất ít, khi tắc hoàn toàn hay một phần ống mật chủ (do ung thư đầu tuỵ, sỏi mật), mật A, B, C đều đục trong trường hợp nhiễm khuẩn. Tác dụng của MN: kiềm hoá môi trường ruột non, tiêu hoá mỡ (nhũ hoá, tiêu hoá, hấp thu), ngăn cản quá trình thối rữa, vv. Thành phần của MN: muối mật, sắc tố mật, bilirubin, colesteron (cholesterol), vv. Hình thái của M thay đổi: do nhiễm khuẩn (làm đục), sỏi mật, vv

MÔ BỆNH HỌC. khoa học nghiên cứu những biến đổi về hình thái và chức năng của mô, tế bào trong những hoàn cảnh bệnh lý khác nhau.

MÔ THẦN KINH. loại mô cảm ứng của động vật, gồm tế bào thần kinh hay nơron, tế bào thần kinh đệm. Nguồn gốc là phôi ngoài.
1/ Tế bào thần kinh: có thân chứa nhân, những nhánh bào tương mọc từ nhân ra gọi là sợI thần kinh: sợi trục và đuôi gai. Các cúc tận cùng của sợi trục chứa túi nhỏ là các túi synap. Trong hệ thần kinh, nơi nơron này bắt đầu liên lạc với nơron khác gọi là synap liên nơron. Các tế bào thần kinh có thể có một, hai hay nhiều cực.
2/ Tế bào thần kinh đệm: là mô chống đỡ của hệ thần kinh có ở xung quanh khoang của trục não, tuỷ và trên mặt những nhung mao của đám rối màng mạch, tạo thành lớp biểu mô đơn. Ngoài nguồn gốc lá phôi ngoài, các tế bào thần kinh đệm còn bị xâm nhập bởi ít nhiều tế bào lá phôi giữa. Gồm tế bào biểu mô nội tuỷ, tế bào biểu mô màng mạch, tế bào biểu mô thể mí, tế bào sao, tế bào sao ít nhánh, những vi bào đệm và những tế bào đệm ngoại vi.

MÔ XƯƠNG. một loại mô liên kết thích nghi cao nhất với chức năng chống đỡ, bảo vệ các cơ quan nội tạng của cơ thể động vật. Ngoài chức năng trên, MX còn đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển hoá một số chất, nhất là trong chuyển hoá canxi. Gồm 3 phần chính: 1/ Chất căn bản (cơ chất) nhiễm những chất đặc biệt là chất khoáng như canxi, photphat, magie, natri. Chất căn bản này chiếm 70% khối lượng xương. Những chất hữu cơ chiếm 30% khối lượng xương là mucopolisacarit, protein, các chất này rất ưa axit. 2/ Những phân tử sợi là các sợI tạo keo và tiền tạo keo. Các sợi này có tác dụng chống lại sức giằng kéo. 3/ Tế bào hình sao có nhều nhánh tiếp xúc với tế bào lân cận gọi là tế bào xương. Tế bào xương là tế bào chuyển hoá hoạt động tích cực, đảm bảo cho MX đang phát triển hay đã trưởng thành có sức sống và luôn luôn đổi mới bằng cách đắp thêm và tiêu huỷ chất căn bản xung quanh chúng. Hiện tượng này là do kết quả hoạt động của các bào quan trong tế bào xương. Ngoài ra, trong tế bào xương còn có các tiểu thể còn chứa nhiều enzim có tác dụng tiêu huỷ protein của chất căn bản. Trong xương còn có các hốc gọi là hốc tuỷ, chứa những mô liên kết đặc biệt là tuỷ xương. Có 4 loại tuỷ xương: tuỷ tạo cốt, tuỷ tạo huyết màu đỏ, tuỷ tạo mỡ màu vàng và tuỷ tạo xơ màu xám. Xt. Xương.

MỒ HÔI NẶNG MÙI. Tình trạng toát mồ hôi chứa nhiều axit béo, các trường hợp chất của amoniac, vi khuẩn, nấm, khi gặp không khí bị oxi hoá và phân huỷ, tạo nên mùi khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu: do thể tạng, yếu tố gia đình, có khi do thức ăn (hành, tỏi, rượu), hạn chế mùi khó chịu bằng cách năng tắm giặt, tiết chế ăn uống, rắc bột phèn phi vào các kẽ da. Có thể dùng mĩ phẩm có các chất thơm làm át mùi mồ hôi; các thuốc dùng tạI chỗ tương tác vớI sự hình thành mồ hôi và có khả năng kháng khuẩn (có chứa nhôm clorua, nhôm sulfat, vv); xà phòng kháng khuẩn chữa cacbanilit, triclosan, vv.

MỔ LẤY THAI (tk. mổ tử cung), phẫu thuật mở thành bụng rồI mở tử cung để lấy thai nhi còn sống ra, khi không thể đẻ theo đường âm đạo được, do những nguyên nhân đe doạ đến tính mạng ngườI mẹ và thai nhi, vd: sản phụ bị suy tim, khung chậu hẹp hoặc ngôi thai không thuận (ngang), rốI loạn cơ co tử cung (x. vỡ tử cung) vv. Nếu MLT không phảI do nguyên nhân cơ giớI (khung chậu hẹp), kì thai sau có thể để tự nhiên được. Tuy nhiên, đẻ vớI một vết sẹo mổ cũ rất nguy hiểm và cần được theo dõi tạI bệnh viện có đủ trang bị hồI sức và phẫu thuật. Về nguyên tắc, sau MLT không nên có thai trước 3 – 5 năm và không nên MLT quá 2 lần.

MỔ XÁC. Kĩ thuật mổ ngườI đã chết ở các bệnh viện để kiểm tra chẩn đoán và quan trọng hơn là để phát hiện những bệnh và những tổn thương mà lâm sàng không chẩn đoán được hoặc bỏ sót, hoặc để tìm các nguyên nhân chết có nghi vấn (trong y pháp). Ở hầu hết các nước đã phát triển, MX là một yêu cầu bắt buộc ở tất cả các cơ sở y tế và đã giúp rất nhiều cho nâng cao chất lượng các dịch vụ sức khỏe.

MÔN HỌC VỀ SỰ CHẾT. (tk. tử học), môn học nghiên cứu về sự chết và những vấn đề liên quan tới sự chết, vd. những dấu hiệu của chết, xác định chết thật (chết não), thời điểm chết, quá trình thối rữa thi thể, khám nghiệm tử thi, vv. Trong xã hội hiện đại, MHVSC ngày càng phát triển, rất cần cho công tác giải phẫu bệnh, y pháp, khoa học hình sự…

MÔN VỊ. lỗ dưới của dạ dày thông vớI tá tràng, là vòng cơ trơn có chức năng điều chỉnh lượng thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng (ruột non). Các bệnh thường hay gặp ở MV là hẹp MV, tắc MV: hẹp lỗ MV bẩm sinh ở trẻ sơ sinh: hẹp MV do loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, vv. Điều trị bằng ngoại khoa theo chỉ định của thầy thuốc

MỐNG MẮT. vùng hình đĩa chứa sắc tố nằm ở phần trước của mắt động vật có xương sống và động vật chân đầu (mực, bạch tuộc). Có một lỗ ở giữa – đồng tử. MM có thể co giãn nhu màn chắn làm thay đổI kích thước đồng tử, điều chỉnh lượng ánh sáng di vào mắt. Bờ ngoài MM nốI với thể mi nằm giữa màng cứng và thể thuỷ tinh. MM nằm trong dịch thuỷ. Những phần tử nhỏ mịn của sắc tố nâu phân tán các tia sáng làm cho MM có màu xanh da trờI và các sắc tố phụ làm nó có màu xẫm, nâu hoặc các màu khác.
Ở người, màu của MM thay đổi tuỳ theo chủng tộc. Ở ngườI Việt Nam, MM: một loại vòng quanh đồng tử là cơ thắt và một loại toả hình tia là cơ giãn. Khi có ánh sáng chói, hoặc nhìn gần, cơ thắt co làm đồng tử nhỏ lại để giảm lượng ánh sáng lọt vào cầu mắt. Trong ánh sáng yếu, cơ giãn làm đồng tử rộng ra để ánh sáng vào mắt nhiều hơn, các cơ này do hệ thần kinh thực vật điều khiển.

MỘNG THỊT. nếp gấp kết mạc, dày, nhiều mạch máu, có hình tam giác với đỉnh quay vào phía giác mạc và có xu hướng tiến triển, xâm nhập vào trung tâm giác mạc, thậm chí vượt qua diện đồng tử. Thường gặp MT ở góc trong nhưng cũng có khi ở phái ngoài, hoặc ở cả hai phía của mắt. MT ảnh hưởng tớI vẻ đẹp của mắt, làm giảm thị lực (do gây loạn thị và che lấp vùng đồng tử). Thường phát sinh ở những vùng khí hậu khô nóng, nắng, nhiều bụi. Viêm kết mạc mạn tính là yếu tố thuận lợi cho sự phát sinh MT. Điều trị: giữ vệ sinh mắt, dùng thuốc sát khuẩn, đeo kính. Dùng phương pháp phẫu thuật khi MT tiến triển sâu vào giác mạc, nhưng cần mổ trước khi MT che vùng đồng tử.

MỘNG TINH. X. Di tinh

MỞ KHÍ QUẢN. thủ thuật tạo ra một lỗ thủng nhân tạo ở khí quản ra cổ để người bệnh thở và có thể hút các chất xuất tiết ở phổi ra. Thường là thủ thuật cấp cứu, được chỉ định trong các trường hợp: tắc nghẽn đường hô hấp gây khó thở do u, dị vật ở họng, thanh quản; viêm phù nề hoặc có màng giả (bạch hầu); liệt thanh quản; co thắt thanh quản (vd. uốn ván); cần hút đờm giãi ứ đọng ở phế quản để khai thông đường hô hấp.

MỞ LỒNG NGỰC. thủ thuật ngoại khoa mở lồng ngực để bộc lộ các phủ tạng trong lồng ngực và trung thất. Là giai đoạn mở đầu tiếp tục tiến hành các phẫu thuật dự định về phổi, màng phổi, tim, các mạch máu lớn, khối u ở trung thất, thực quản, vv. Hai đường MLN thường được thực hiện: MLN sau – bên; MLN trước – bên. MLN sau – bên là đường mở rộng và thuận lợi để có thể tiến hành nhiều phẫu thuật trong lồng ngực hơn cả.