U 1. Ở thực vật, là phần lồi xuất hiện trên bề mặt một số cơ quan, thường là tổ chức bệnh lí cục bộ do các tác nhân gây u như virut, vi khuẩn, nấm, giun tròn, côn trùng. Sự hình thành U phụ thuộc vào từng loài và số lượng cá thể gây hại, vào cơ quan bị thương tổn. U gây ảnh hưởng xấu đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm trồng trọt
2. Ở người và động vật, U (cg. bướu) là mô mới (hay tân tạo) có tế bào tăng sinh theo cơ chế tự động sinh học (không theo quy luật chung của bất biến nội mô) đối với cơ thể mang U (vật chủ). Thường phân biệt: U lành tính và U ác tính (x. Ung thư), với những đặc điểm khác nhau, nhất là tiên lượng bệnh. Trừ trường hợp bệnh rất cá biệt, U không tự nhiên biến đi được. Mọi tổ chức, cơ quan trong cơ thể đều phân biệt U với khối sưng không phải U (tổn thương viêm, khối tụ máu, phì đại bù trừ), vì cách xử lí và tiên lượng sẽ khác nhau.
U ÁC TÍNH . x. Ung thư
U BẠCH huyết bào. Mô mới, mô ung thư (thường là ác tính) của mô dạng bạch huyết.
U BAO THẦN KINH. U ở các thân thần kinh ngoại vi, giao cảm, não, phát sinh từ các tế bào có bao Svan (T. Schwann) như nguyên bào thần kinh, sao bào, tế bào ống nội tuỷ, vv. Có vị trí và hình thái khác nhau tuỳ thuộc vào tế bào nguyên thuỷ. Phần lớn UBTK đều lành tính, tiến triển chậm, nhưng vẫn có nguy cơ ung thư hoá. UBTK ở não hay rễ tuỷ sống sẽ chèn ép hệ thần kinh trung ương. Có thể cắt bỏ UBTK ở một số vị trí (ngoại vi, trung thất sau, vv).
U BÀO THAI. U quái (x. Quái thai) mà thành phần là những mô không biệt hoá hay ít biệt hoá còn ở giai đoạn bào thai, nhưng mô trưởng thành dở dang. Vd. U vim (Wilms) của thận; u quái không biệt hoá của buồng trứng, của tinh hoàn; u hỗn hợp nhiều mô của tuyến nước bọt, vv. Xt. U quái thai.
U BIỂU MÔ (tk. U liên bào), những u phát sinh từ các biểu mô phủ mặt ngoài cơ thể (da), mặt trong các cơ quan rỗng (niêm mạc tiêu hoá, hô hấp), hoặc từ các biểu mô tuyến (dạ dày, ruột, thận, tinh hoàn, buồng trứng, tuyến giáp, tuyến yên…). UBM gồm hai nhóm là u lành tính và u ác tính (ung thư), UBM phủ lành tính gồm: u nhú (papilôm (ph. Papillome) và u lồi [condiôm (ph. Condylome)]. UBM tuyến lành tính gọi là u tuyến. UBM ác tính các loại đều gọi là ung thư biểu mô (carcinome).
U GIẢ. một tổ chức thừa không phải là u, sinh ra không do rối loạn sinh sản tế bào mà do nhiều nguyên nhân khác, như phản ứng viêm (u hạt), rối loạn nội tiết làm to tuyến giáp, bệnh quá tải, sự phát triển không bình thường của mộttổ chức bình thường (loạn sản phôi), vv.
U GIÁP. (cg. bướu giáp) thuật ngữ dân gian thường gọi là bướu cổ, thực chất là sự phì đại (to ra) của tuyến giáp trong nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau (tăng năng, giảm năng, quá sản đơn thuần, các loại viêm, các loại u lành tính, các loại ung thư, vv. Ở Việt Nam, bệnh bướu vùng cổ có thể là UG, song cũng có thể là di căn của ung thư vòm họng, các u ác tính của hạch thuộc khu vực này. Trong số các trường hợp có UG, UG đơn thuần là loại hay gặp nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (1990), trên thế giới có khoảng 655 triệu người mắc UG, riêng các nước Đông Nam Á có khoảng 176 triệu. Nguyên nhân của UG có nhiều, phức tạp và tuỳ theo loại UG. Riêng với UG đơn thuần (tuyến giáp to không do hay viêm hay do ung thư, cũng không có tình trạng tăng năng hay giảm năng tuyến giáp), nguyên nhân có thể do thiếu iot, do dinh dưỡng (một số thức ăn có thể gây UG), do các thuốc kháng giáp tổng hợp, do bẩm sinh, di truyền, vv. UG có tính chất địa phương khi xảy ra ở một khu vực nhất định (ở Việt Nam, chủ yếu là ở vùng núi), với tỷ lệ người mắc ít nhất 10% dân số và do cùng nguyên nhân. Phân biệt UG lan toả (khi toàn bộ thể tích tuyến giáp to lên) với UG cục (chỉ có một phần của tuyến giáp nổi lên thành cục hoặc có nhiều cục nhô lên làm bề mặt tuyến giáp to lên) với UG cục (chỉ có một phần của tuyến giáp nổi lên thành cục hoặc có nhiều cục nhô lên làm bề mặt tuyến giáp gồ ghề) hoặc UG hỗn hợp (tổn thương lan toả lẫn cục). Phát hiện UG thường không khó, song để phát hiện loại UG thường không khó, song để phát hiện loại UG và nguyên nhân sinh UG, đặc biệt với các UG cục là việc không đơn giản. Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút UG cục là việc không đơn giản. Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút UG bằng kim nhỏ đang được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, cho kết quả xác định bệnh tin cậy đựơc. Phòng bệnh có hiệu quả, nhất là với các UG đơn thuần địa phương bằng cách trộn muối kali iodua vào muối ăn theo tỷ lệ 50 – 60 mg/kg, hoặc uống viên iodat theo chỉ dẫn của thầy thuốc; hạn chế thức ăn chứa nhiều chất gây u. Việc điều trị phải dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh thật chính xác, do thầy thuốc chuyên khoa đảm nhiệm. Hướng dẫn điều trị chung: điều trị nội khoa cho các loại viêm tuyến giáp hay UG đơn thuần; chọc hút với những u nang giả đơn thuần; phẫu thuật trong trường hợp các u tuyến, ung thư, các UG nhiều cục lâu ngày hoặc bệnh Bazơđô điều trị nội khoa không khỏi.
U HẠT. một hạt viêm kích thước nhỏ dọi là nụ thịt trên đại thể và gặp ở những vết thương đang sửa chữa với số lượng nhiều, màu đỏ tươi, dùng làm chỗ dựa cho da non phủ lên trên ở giai đoạn sắp liền sẹo. Trên vi thể, UH là một mô liên kết tân tạo, non, giầu mạch máu, có chứa nhiều tế bào đa dạng, bạch cầu đa nhân, tế bào dạng biểu mô hoặc tế bào khổng lồ, gặp trong viêm lao, viêm phong, viêm nấm, viêm giang mai, vvv
U HẮC TỐ. U tạo nên do các tế bào chứa hắc tố: nguyên bào hắc tố và hắc tố bào. Có 2 loại: UHT lành như các nốt ruồi; UHT ác tính, còn gọi là ung thư biểu mô nơvi (Ph. Naevocarcinome) hoặc sacôm hắc tố (melanosarcome). Không nên đánh nốt ruồi vì khi đốt, cắt có thể làm cho nó trở thành u ác tính.
U LÀNH TÍNH. U mà trong quá trình phát triển thường không gây hậu quả nghiêm trọng, chết người (trừ trường hợp u quá lớn hoặc ở vị trí hiếm như tim, não… hoặc gây rối loạn chuyển hoá do chế tiết nhiều hocmon). Đặc điểm của ULT: có ranh giới rõ, phân biệt với mô lành xung quanh, thường có vỏ bọc (cấu tạo bởi mô liên kết); phát triển tại chỗ chèn ép mô xung quanh nhưng không xâm lấn; mô u giống hay gần giống mô sinh ra nó (cả về tế bào lẫn mô); phát triển thường chậm tuy kích thước có thể lớn (vd. U nang buồng trứng, u xơ tử cung… có thể nặng thể hàng kg); dễ cắt bỏ và khi lấy hết u, thường không tái phát, không gây di căn. Tuy nhiên, phân biệt một ULT với u ác tính nhiều khi rất khó khăn, đặc biệt khi u còn nhỏ. Cũng khó biết khi nào một ULT biến đổi thành u ác tính (ung thư hoá). Để đáp ứng những yêu cầu này, cần sử dụng những phương pháp cận lâm sàng (chủ yếu là phương pháp tế bào học, mô học). Cách chữa tốt nhất : cắt bỏ sau khi chẩn đoán xác định.
U LAO. Tổn thương lao dưới hình thái u hình cầu hay hình trái xoan, hình tròn hoặc hơi bầu dục trên phim Xquang, bờ gọn, không có phản ứng viêm xung quanh, thường gặp ở vùng nửa trên phổi; UL gồm nhiều lớp bã đậu liên tiếp đồng tâm, đã nang hoá, bao quanh một nhân lẫn lộn mô triệu chứng lâm sàng; thường được phát hiện tình cơ khi chụp chiếu Xquang phổi. Khi được điều trị tích cực, các UL nhỏ (đường kính dưới 2cm) có thể khỏi được. Các u lớn hơn (đường kính từ 3cm trở lên) có thể biến thành một hang lao và làm lan bệnh sang phần phổi lành. Sau một thời gian điều trị tích cực, nếu UL lớn (đường kính khoảng 3cm không có biến chuyển tốt, cần cắt bỏ.
U LIÊN BÀO x. U biểu mô
U LỒI. U lành tính ở vùng ranh giới da và niêm mạc, thường gặp ở hậu mô hay bộ phận sinh dục, giống như u nhú hay hình xùi như bắp cải hoa. Có thể đơn độc hoặc cụm lại thành một khối u xùi, mềm, ướt và lan toả ra xung quanh do sự kích thích tại chỗ và tác động của một loại virut gây bệnh.
U MÁU. U chứa đầy các mạch máu ở trong. Đại đa số là u bẩm sinh có nguồn gốc từ trung bì của phôi thai hoặc của các biểu bì mô. Có 3 loại UM: u mao mạch, u xoang mạch, u hỗn hợp. UM thường gặp ở da hoặc dưới da, dưới dạng một vết đỏ tím hoặc hơi xanh, mềm, không đau. U có thể phát triển nhanh, loét và ác tính hoá. Ngoài tổ chức da và dưới da, UM còn có thể xuất hiện ở gan, xương (nhất là xương mặt), môi, lưỡi, cổ và các cơ nhai. Cần điều trị sớm bằng các phương pháp đốt điện laze CO2, tiêm thuốc tại chỗ, tia phóng xạ, cắt (áp) lạnh hoặc phẫu thuật.
U MỠ (tk. bướu mỡ), u lành tính, cấu tạo bởi những tế bào mỡ gần như bình thường, UM gặp ở mọi nơi trong cơ thể (hay gặp ở dưới da, cổ, vai, lưng, nách, bụng, cánh tay…), thường là một ổ tròn, có ranh giới rõ, có vỏ bọc, nắn mềm, dễ di động, đôi khi hơi căng mọng nhưng không có nước, u tiến triển chậm, sau cắt bỏ thường khỏi hẳn.
U NANG BUỒNG TRỨNG. buồng trứng có cấu trúc lớn trên 2cm, lâu ngày (thường trên 10 ngày) chứa đầy dịch thể. Thường chia UNBT thành 2 nhóm: u nang trứng và u nang thể vàng, dựa theo biểu hiện bên ngoài và mức độ sản sinh progesteron. UNBT rất phổ biến. Mỗi nang trứng nguyên thuỷ hoặc noãn bào đều có thể trở thành u nang. Do nang trứng không rách và noãn bào không được thải ra, nên nang trứng ngày càng tăng trưởng và trở thành u nang nang trứng (có thể rất to). U nang trứng gồm một hoặc nhiều nang có vách nang trứng bao bọc. Nang trứng lớn hơn 2cm, tồn tại lâu ngày mà không rụng trứng sẽ trở thành u nang. Ở động vật cái nếu có UNBT, thường có chu kì động dục không bình thường và động dục kéo dài (cường dục). Thể vàng có thể tăng trưởng một cách bất thường và trong xoang thể vàng có thể xuất huyết hoặc có những mô lạ (lông, sừng, gan…) làm cho thể vàng trở thành u nang. U nang thể vàng thường có một u nang với vách dày hơn so với vách của u nang nang trứng. Vách này do sự tăng sinh của thể vàng tạo ra. Động vật có u nang thể vàng thường không động dục trong thời gian dài, đây là triệu chứng rất phổ biến. Thường có sự nhầm lẫn giữa hai loại u nang này ở bò cái, khi kiểm tra buồng trứng bằng phương pháp khám qua trực tràng. Để xác định chính xác, khám bằng nội soi hoặc siêu âm.
U NHẦY ở người, UN là u lành tính, thường nhỏ, đơn độc, có vỏ bọc, mềm, mặt ngoài nhẵn hay sùi, bên trong chứa một chất như gelatin, sinh ra từ mô liên kết. UN có thể gặp ở mọi nơi trong cơ thể nhưng đáng chú ý nhất là các UN ở tim. Có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ.
U NHÚ u lành tính, sần sùi, nổi trên mặt da hay niêm mạc. Phát sinh từ các nhú liên kết bình thường bị tăng sản kéo dài, trên phủ một lớp biểu mô đơn hay kép. Có dạng như mào gà, có cuống. UN hay gây chảy máu, có thể chữa khỏi bằng cắt bỏ.
U PHÔI. U phát sinh từ mô phôi (tổ chức bào thai), thường gặp 3 loại: 1/ UP đơn giản, giống một dị dạng hơn một u. Vd. một u nang dạng biểu bì do một mảng biểu mô lạc vào mô liên kết nằm ở dưới để phát triển như một mô biểu bì, nhưng không có đường thông với môi trường bên ngoài, nên thường phình ra thành một túi chứa chất tiết ra của các tuyến phụ thuộc (nang). 2/ UP phức tạp thường hay gặp ở tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), khe cùng cụt, khu trung thất. Cấu trúc gồm nhiều mô trưởng thành, sinhra từ một nguyên bào sinh dục (có thể nữ, có thể nam) đa tiềm năng, phát triển thành nhiều mô khác nhau nhưng sắp xếp lộn xộn, không có trật tự. 3/ Ung thư bào thai phát sinh trực tiếp từ mô bào thai (mô phôi); khi hay nhiều mô biến chuyển thành ác tính. Thường hay gặp ở tinh hoàn và buồng trứng.
U QUÁI THAI. một loại u phôi, u phức tạp, có nhiều mô đa dạng, phát sinh từ ba lá phôi (lá phôi ngoài, lá phôi giữa, lá phôi trong). 1/ UQT lành tính có các mô biệt hoá giống như những mô bình thường của cơ thể, bố trí chồng chất lên nhau một cách lộn xộn không tạo thành một cơ quan, ở những vị trí bất thường trong cơ thể. Vd. UQT buồng trứng, UQT tinh hoàn. Thuộc dạng UQT lành tính còn có UQT phức tạp, trong đó quái thai (có thể hình người hay hình của một phần cơ thể) dính vào cơ thể thai bình thường và sống nhờ vào thai thường ; có thể cắt bỏ. 2/ UQT ác tính khi một hay nhiều mô của u phát triển thành ung thư.
U SỢI THẦN KINH. X. U xơ thần kinh
U SỤN. U lành tính, thường ở xương đốt bàn tay, bàn chân, vai, khuỷu tay, vv; hiếm gặp ở xương sườn, xương cánh tay, đôi khi xuất hiện ở mô mềm. Cấu tạo từ sụn trưởng thành, đơn dạng. US tiến triển chậm. Kích thước của u có thể khá lớn, gây biến dạng, hạn chế cử động và đau. Có thể cắt bỏ, kết hợp với nạo và ghép xương.
U THẦN KINH. U gồm có các sợi thần kinh bình thường ở nhiều mức độ khác nhau, có hay không có chất myelin. Chia làm hai loại: UTK ở các mỏm cắt cụt – đầu dây thần kinh bị cắt đứt tạo thành một khối u sẹo đau; UTK đám rối tạo thành một khối u ngoài da, gồm có nhiều sợi thần kinh bị biến đổi, tăng sinh, kích thước u có thể to, sờ thấy có nhiều dây, nhiều hột, giống như một bút chì; thường gặp ở mi mắt, dọc theo dây thần kinh quay hay trụ (trong bệnh Rechlinhhauden (Recklinghausen).
U THẦN KINH ĐỆM. U phát sinh từ các tế bào mô kẽ của bao dây thần kinh. Một số lành tính, nhưng có thể ung thư hoá; một số xuất phát từ các nguyên bào có thể ác tính từ đầu.
U TUYẾN. U lành tính do quá sản đơn thuần, có giới hạn của biểu mô tuyến, thường gặp ở đường tiêu hoá, tuyến nội tiết (tuyến giáp…), tuyến ngoại tiết (tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi…) và ở đường thở. UT tiển triển chậm; ít tái phát sau khi cắt bỏ.
U XƠ. U lành tính, gặp ở nhiều cơ quan trong cơ thể; được cấu tạo bằng mô xơ, nghĩa là gồm các bó xơ (quấn cuộn vào nhau thành những hình khối đặc biệt của các UX), ở giữa xen kẽ có các tế bào liên kết hình thoi. Dấu hiệu lâm sàng thay đổi tuỳ theo cơ quan có UX.
U XƠ THẦN KINH. U ở các dây thần kinh ngoại vi, được cấu tạo do sự tăng sinh của các tế bào liên kết (nguyên bào sợi) của bao ngoài bó thần kinh. Có thể thấy ở mọi lứa tuổi. U mềm, nhẵn, tròn, mọc ở lưng, thân, các chi… dọc theo đường đi của các dây thần kinh. Đôi khi u có kích thước lớn (tới vài cm). U lành tiến triển chậm, ít khi trở thành u ác tính. Khi có nhiều UXTK mọc trên thân thể người ta gọi là bệnh u xơ thần kinh [bệnh Rêchlinhhauden (Recklinghausen)]; là một bệnh di truyền kiểu trội, bệnh có kèm theo các chấm sắc tố đen trên da, càng lớn tuổi càng nhiều. Chưa có cách điều trị. Khi các u chèn ép vào dây thần kinh, có thể mổ (cắt bỏ từng u một).
U TỬ CUNG. thực chất là u phát triển từ lớp cơ trơn của tử cung kèm tăng sinh mô liên kết xơ. Nguyên nhân: cường nội tiết ostrogen; sự có mặt của tế bào non (chưa trưởng thành) nằm sẵn ở lớp cơ tử cung, sau này phát triển thành những xơ; phối hợp cả hai nguyên nhân trên. Vị trí, nhân xơ thường nằm ở thân tử cung, rất ít ở cổ tử cung. Lúc đầu nhân xơ nằm ở lớp trong cơ tử cung. Khi nhân xơ phát triển nhân về phía phúc mạc, có thể có cuống, thì gọi là u xơ dưới thanh mạc. Khi nhận xơ phát triển vào lớp niêm mạc tử cung thì gọi là u xơ dưới niêm mạc. Các dấu hiệu tuỳ theo sự phát triển của nhân xơ. UXTC thường hay gặp ở những người vô sinh 30 – 35 tuổi hoặc ở những người đã sinh con, nhưng sau một thời gian kể từ khi có thai lần cuối. Khi phát hiện được UXTC, bóc nhân xơ hay cắt tử cung tuỳ theo bệnh từng người.
U XƯƠNG. U lành tính và ác tính phát sinh từ mô xương. Mô xương là một tổ chức phức tạp, gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có thể sinh ra một loạI U: màng xương sinh ra u xơ lành tính và ác tính; mô xương chính thức sinh UX lành và sacôm xương (ostéome và ostéosarcome); mô sụn sẽ sinh ra u sụn lành và sacôm sụn (chrondrome và chrondrosacome); tuỷ xương sẽ sinh ra các bệnh tăng sinh bạch cầu (leucémie) và đa u tuỷ [bệnh Kelơ (theo tên của Kahler, thầy thuốc người Đức)]; chất đệm lưới của xương sinh ra u mô bào.
Ủ dạng nhiệt luyện dùng cho vật liệu kim loại, bán dẫn và thuỷ tinh, gồm nung nóng đến nhiệt độ xác định, giữ nhiệt một thờI gian rồI làm nguộI chậm cùng vớI lò nhằm cảI thiện tổ chức tế vi, tính gia công và khử ứng suất dư. ĐốI vớI thép và gang, tuỳ thuộc vào mục đích mà phân ra, u đồng đều hoá, u graphit hoá, u kết tinh lạI, u khử ứng suất, u cầu hoá, vv
UNG THƯ 1. Ở động vật và thực vật, UT là tên gọi chung của tất cả các mô tăng sinh. Qúa trình chuyển biến từ tế bào bình thường thành tế bào tăng sinh gọi là UT hoá. Ở vật nuôi, thường gặp: UT mắt ở bò; UT ở ngựa (cg. UT vùng đầm lầy) – bệnh ngoài da chủ yếu ở vùng nhiệt đới, do nấm Hyphomyces destruens gây ra.
2. Ở ngườI, UT là loạI u rất nguy hiểm (cg. U ác tính), có một số đặc điểm sau: thường không có vỏ bọc, phát triển tương đối nhanh có xu hướng xâm lấn, huỷ hoại mô xung quanh, dẫn tớI kém hay không di động: tế bào UT ít nhiều kém biệt hoá (không giống tế bào sinh ra nó), có nhân quái, nhân chia; ở giai đoạn muộn thường gây di căn, cắt bỏ u dễ tái phát, thường gây chết người. UT được coi như con cua; cơn đau của UT như bị càng cua nghiến – các chân cua bò đến đâu phá huỷ mô và cơ quan trong cơ thể đến đó. Hiện nay, mỗI năm thế giới có khoảng 7 triệu người chết vì UT (đứng hàng thứ hai sau các bệnh tim mạch) và hàng chục triệu bệnh nhân bị UT. Ở Việt Nam, chưa có số liệu thống kê về UT trong cả nước. Cho đến nay, vẫn chưa hiểu rõ hết nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Ở người, mọi chủng tộc, giới, lứa tuổi đều có thể bị UT, tuy mức độ (tỷ lệ, tần số) có khác nhau. Nguyên nhân thuận lợi cho sự phát sinh UT ngày càng nhiều (có tới hàng nghìn loại, đặc biệt là các chất có trong khói thuốc lá), virut, ô nhiễm môi trường, nhiễm độc hoá chất, vv. UT tiến triển thường kéo dài nhiều năm; vd. UT cổ tử cung có thể kéo dài 15 – 20 năm hay hơn nữa kể từ khi UT mới phát sinh đến lúc bệnh nhân chết. UT cực kì nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ rệt và đặc biệt nên khi xác định được thường đã quá muộn: đã có di căn, suy mòn, đau đớn, nhiễm khuẩn, đôi khi do chèn ép, chảy máu. Ngày nay, nhờ những tiến bộ lớn lao trong ung thư học, sinh học phân tử… y học đã có khả năng phòng chống trên 80% các loại UT; chữa khỏi khoảng 50% các loại UT có đường kính xấp xỉ 2cm; hầu như chữa khỏi hoàn toàn các UT biểu mô giai đoạn 0 (còn gọi là UT tại chỗ hay UT tiền xâm nhập), nếu được phát hiện sớm. Ngoài 4 phương pháp chữa trị bệnh cơ bản bằng phẫu thuật, hoá chất, bức xạ ion hoá (tia phóng xạ, tia X…) và miễn dịch, y học đã cố gắng tìm ra nhiều phương pháp hoặc bài thuốc điều trị UT (dùng vitamin C liều cao, tam thất, ăn gạo lức, nhịn ăn xen kẽ dùng thuốc…) song kết quả còn hạn chế, chủ yếu chỉ có tác dụng hỗ trợ, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.
UNG THƯ BIỂU MÔ. (tk. Ung thư liên bào), u ác tính phát triển từ tế bào biểu mô (phủ bề mặt da, các niêm mạc hô hấp, tiêu hoá… các tuyến ống hoặc thành phần của các tuyến khối như gan, tuỵ, tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên…). Có đặc điểm: sinh sản, phá huỷ và di căn theo đường bạch mạch, đường tuần hoàn. Tần số cao hơn các sacom (ph. Sarcome), chiếm tỷ lệ cao nhất (70 – 80%) trong mọi loại ung thư.
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG. loại u ác tính, trên 90% phát sinh từ vùng chuyển tiếp hay vùng nối vảy – trụ (tiếp giáp giữa cổ ngoài và cổ trong) cổ tử cung. Tổn thương u có thể bắt đầu từ khi còn trẻ (dưới 20 tuổi). Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở những nước đang phát triển; đặc biệt ở những phụ nữ không chú ý vệ sinh sinh dục và tình dục, đẻ dày, đẻ nhiều con, sinh hoạt tình dục sớm và với nhiều người khác nhau, nhiễm virut, đặc biệt virut sinh u nhú ở người, vv. Nếu pháthiện bệnh sớm ở giai đoạn ung thư chưa xâm nhập, điều trị cho kết quả tốt, thường khỏi hẳn. UTCTC khi được phát hiện muộn ở giai đoạn đã xâm nhập, có triệu chứng lâm sàng như đau bụng dưới, ra khí hư nhiều và hôi, chảy máu khi giao hợp… rất khó chữa khỏi. Ngày nay, phát hiện sớm UTCTC bằng sàng lọc tế bào cổ tử cung định kì cho phụ nữ tại cộng đồng và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ cao được nêu là chiến lược phòng chống UTCTC tốt nhất.
UNG THƯ DẠ DÀY. dạng ung thư thường gặp ở Việt Nam; khu trú ở bờ cong dạ dày, gần môn vị; thường gặp ở lứa tuổi khoảng 40 tuổi trở lên. Bệnh bắt đầu lặng lẽ, âm thầm: đau bụng không ở điểm nào rõ rệt; cảm giác chán ăn; sút cân, vv. Các dấu hiệu này thường không được chú ý đến đúng mức nên dễ bỏ qua giai đoạn đầu của bệnh. Chụp Xquang dạ dày, nhất là làm nội soi dạ dày (một lần hay liên tiếp vài lần) sẽ chẩn đoán được sớm và chữa kịp thời (mổ) cho kết quả tốt.
UNG THƯ ĐẠI TRÀNG. Dạng ung thư chiếm khoảng 25% các dạng ung thư đường tiêu hoá; phần lớn ở lứa tuổi 50 – 70. Triệu chứng bắt đầu bằng rối loạn lưu thông ruột, chảy máu ruột, rối loạn dạ dày; một biến chứng như tắc ruột, viêm tấy xung quanh vùng đại tràng, vv. Dấu hiệu toàn thân: gầy, sút cân, có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, xanh xao, chán ăn, có thể sốt nhẹ. Khám không tìm thấy dấu hiệu thực thể. Thăm trực tràng: sờ thấy khối u nếu vị trí ở thấp trong trực tràng. Chụp Xquang đại tràng có chất cản quang: thương tổn hẹp lòng ruột, hình khuyết trên hình đại tràng. Nội soi trực tràng có thể thấy khối u. Làm sinh thiết và các xét nghiệm cần thiết. Điều trị bằng phẫu thuật là chính. Tỷ lệ khỏi hẳn khoảng 40 – 50% số người được mổ.
UNG THƯ GAN. bệnh phổ biến ở Việt Nam, ở nam nhiều hơn nữ (x. ung thư); thường gặp ở lứa tuổi 40 – 50. Có thể thứ phát, từ một ung thư nguyên thuỷ ở một cơ quan khác thuộc hệ thống tĩnh mạch cửa (ống tiêu hoá, tử cung…); thông thường ung thư nguyên phát trên một gan đã bị xơ hoá (x. xơ gan). Dấu hiệu: bệnh bắt đầu âm thầm; người gầy sút cân, có thể mỗi tuần sút 1kg; mệt mỏi, sức yếu dần; có thể sốt nhẹ; rối loạn tiêu hoá như đau bụng (đau khu trú chủ yếu ở mạng sườn phải), chán ăn, ăn khó tiêu: ỉa lỏng hoặc táo bón, có thể vàng da. Dấu hiệu cơ bản: gan to, làm lồi vùng mạng sườn phải và thượng vị; bờ dưới sắc cạnh, vượt quá bờ sườn phải nhiều centimét, có thể đến đường ngang qua rối; gan cứng như gỗ; kích thước tăng nhanh mỗi tuần. Bệnh tiến triển nhanh, gây đau dữ dội, vàng da, cổ trướng ở giai đoạn cuối; chết do suy mòn, kiệt sức. Điều trị: nếu chẩn đoán tương đối sớm có thể điều trị bằng cách tiêm cồn vào khối u, cắt gan, phối hợp với hoá chất, nâng cao thể trạng; kết quả còn hạn chế. Xu hướng chung là phòng viêm gan (do virut B, C), vì dẫn tới xơ gan và UTG bằng tiêm vacxin. Ở Việt Nam, có một nguyên nhân đặc biệt gây UTG, đó là nhiễm độ dioxin, một tạp chất có trong các chất phát quang, diệt cỏ 2,4 – D và 2, 4, 5 – T và trong chất da cam do quân độ Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam trong thời kì chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1961 – 1971). Vấn đề này đang được làm sáng tỏ thêm.
UNG THƯ HOÁ .biến đổi các tế bào của một mô lành (hoặc mô bệnh nhưng không ung thư) hoặc một dòng (clon) tế bào bình thường thành tế bào ung thư. Hiện tượng UTH thường xảy ra trên các mô tổn thương đã bị kích thích lâu ngày như loét bờ cong nhỏ dạ dày, viêm loét cổ tử cung mạn tính, viêm gan mạn tính, xơ gan, polip đại tràng – trực tràng, vv.
UNG THƯ HỌC môn học nghiên cứu các khối u ác tính về các mặt sinh bệnh học, giải phẫu bệnh học, cơ chế sinh bệnh, các biến đổi sinh học trong cơ thể, di truyền học, lâm sàng học, các phương pháp kĩ thuật phát hiện và chẩn đoán bệnh, các phương pháp chữa bệnh…nhằm phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán bệnh chính xác, nâng cao hiệu quả chữa bệnh, phòng bệnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong… tiến từng bước đến khống chế bệnh.
UNG THƯ MÁU. một dạng bệnh bạch cầu cấp tính, hay gặp ở trẻ em. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, ban xuất huyết, người xanh xao, mệt mỏi, xét nghiệm máu, tìm thấy các bạch cầu non; chọc tuỷ đồ sẽ chẩn đoán được bệnh. Điều trị tích cực, kể cả ghép tuỷ xương nếu cần thiết, kết quả lâu dài có thể khả quan trong nhiều trường hợp. Xt. bệnh bạch cầu.
UNG THƯ NGUYÊN BÀO NUÔI x. ung thư nhau
UNG THƯ NHAU (tk. Ung thư nguyên bào nuôi) dạng ung thư thường do biến chứng của chửa trứng mà nguyên nhân chủ yếu là sự thoái hoá ác tính của các gai nhau từ nguyên bào nuôi của thai. Bệnh rất nguy hiểm, rất dễ lan tràn và di căn sớm ra các tạng trong cơ thể (phổi, não…). Triệu chứng đầu tiên của bệnh là gây chảy máu qua âm đạo kéo dai; các dấu hiệu mất máu nặng, cơ thể suy yếu nhanh; không điều trị kịp thời dễ đưa đến tử vong. Phương hướng xử trí là cắt bỏ tử cung, cắt bỏ ổ di căn khu trú; điều trị củng cố bằng hoá chất, các thuốc chống ung thư (methotrexat…) hay xạ trị. Xt. chửa trứng.
UNG THƯ PHẾ QUẢN – PHỔI. (cg. Ung thư phổi), ung thư xuất phát từ niêm mạc phế quản, lan dần ra nhu mô phổi, các bạch hạch, cuống phổi, trung thất…; tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng, hiện chiếm vị trí hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở các nước công nghiệp phát triển. Vd. ở Hoa Kì, từ 1990 đến nay, trung bình một năm có khoảng 140 – 150 nghìn người chết vì UTPQ – P. Cũng như nhiều dạng ung thư khác, chưa hoàn toàn xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, qua các công trình nghiên cứu nhiều năm, có thể khẳng định 90 – 95% trường hợp ung thư phổi là hậu quả trực tiếp của tệ nghiện hút thuốc (thuốc lá, thuốc lào…) và ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ mắc bệnh UTPQ-P tăng tỷ lệ thuận với số điếu thuốc lá hút trong ngày, hàm lượng nicotin và nhựa than chứa trong thuốc hút, thói quen nuốt khói, hít khói, hít phải khói thuốc trong tiếp xúc hàng ngày với người hút (người thân trong gia đình, người sống cùng nhà), tuổi bắt đầu nghiện thuốc (càng trẻ thì tỷ lệ mắc ung thư càng cao); khả năng mắc bệnh nhiều nhất là sau 40 tuổi. Bệnh bắt đầu và phát triển một thời gian dài một cách âm thầm, lặng lẽ, đương sự vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt, lao động thường cho đến khi xuất hiện một số triệu chứng: thoạt tiên thấy bình thường như ho khan có thể thành cơn, khạc một ít đờm trắng hàng ngày; đau ngực, khó thở lúc làm việc nặng; sút cân, người gầy không có lí do; hoặc các triệu chứng có ý nghĩa hơn như viêm phế quản kéo dài chữa bằng kháng sinh không khỏi; khạc đờm có lẫn máu, tiếng nói thay đổi âm thanh, vv. Bằng nhiều phương pháp khám (thử đờm, xét nghiệm máu…), đặc biệt là bộ ba chẩn đoán: chụp hình ảnh tổn thương (chụp thông thường, chụp scane, chụp cộng hưởng từ hạt nhân), nội soi các loại và xét nghiệm hình thái học (mô, tế bào), thầy thuốc tìm ra khối u ở phổi; trong khoảng 50% các trường hợp, khối u đã quá lớn, bệnh phát hiện quá muộn. Ngày nay, nếu được phát hiện sớm, chữa kịp thời có khả năng 50% bệnh nhân khỏi bệnh. Các biện pháp pháthiện bệnh sớm: lập sổ sức khỏe cho mỗi người dân; khám sức khỏe định kỳ theo đối tượng, trước mặt tập trung vào người có nguy cơ cao (người nghiện hút thuốc nặng và những người sống chung, đối tượng ở độ tuổi từ 40 trở lên); theo dõi bằng xét nghiệm tốc độ lắng máu (bình thường giờ đầu 10mm, giờ thứ hai 20mm); nếu tốc độ lắng máu tăng thì lần lượt làm các xét nghiệm khác như khám đờm tìm tế bào ung thư, soi phế quản, chụp Xquang, vv. Các biện pháp chữa tuỳ theo chỉ định của thầy thuốc; mổ cắt bỏ khối u, xạ trị, hoá chất, miễn dịch, kèm theo liệu pháp tâm lí có vai trò quan trọng. Biện pháp dự phòng tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào (tỷ lệ mắc UTPQ – P thấp ở các người không hút thuốc); chú ý là sau khi bỏ hút thuốc, nguy cơ mắc bệnh cao vẫn còn kéo dài (khoảng 10 năm nữa.
UNG THƯ THỰC QUẢN. một dạng ung thư của hệ tiêu hoá. Dấu hiệu xuất hiện đầu tiên: nuốt khó, cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn trong thực quản ngày càng tăng; gầy, sút cân. Chiếm khoảng 3 – 10% số ung thư tiêu hoá; thường gặp ở lứa tuổi 50 – 60 và ở người nghiện rượu, thuốc lá hoặc nghiện cả hai thứ, có các thương tổn thực quản từ trước (viêm thực quản do uống axit, to thực quản). Chụp Xquang thực quản có uống chất cản quang (bari sunphat) phát hiện điểm tắc. Nội soi thực quản; xạ trị đối với ung thư có thể qua nội soi dùng tia laze; đối với ung thư không mổ phải mở thông dạ dày hoặc nối thông thực quản – dạ dày để nuôi bệnh nhân.
UNG THƯ TRỰC TRÀNG. bệnh ở trực tràng với hai dấu hiệu báo động cần đặc biệt lưu ý: chảy máu qua hậu môn; mót đại tiện nhưng không đại tiện ra phân hay chỉ ra phân lẫn máu, mũi. Nam tuổi trên 40 thường bị nhiều hơn nữ. Một số bệnh có khả năng dọn đường cho UTTT: các polip trực tràng, đại tràng; các loại u khác; bệnh viêm chảy máu trực – đại tràng, vv. Cần khám lâm sàng kĩ lưỡng, thăm trực tràng, soi trực tràng, đại tràng, chụp Xquang, làm siêu âm, vv. Mổ sớm cho kết quả tốt.
UNG THƯ TUỴ. (tk. Ung thư tuyến tuỵ, ung thư tuỵ tạng), ung thư tuyến tuỵ với 2 dạng: ung thư đuôi tuỵ – khối u lớn trong ổ bụng ở trên rốn, đau vùng thượng vị, sụt cân nhanh, vv; ung thư đầu tuỵ – không có dấu hiệu ban đầu đặc thù, dấu hiệu làm cho chú ý thường vàng da do chèn ép vào ống mật chủ gây ứ mật, ngứa, nôn mửa, sụt cân, vv. Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, cần chẩn đoán bằng chụp Xquang có chất cản quang, siêu âm, siêu âm cắt lớp, vv. Bệnh khó chữa, tiên lượng dè dặt.
UNG THƯ TUYẾN. (tk. Ung thư biểu mô tuyến), u ác tính phát sinh từ biểu mô trụ phủ hoặc biểu mô tuyến thường của các niêm mạc, làm thành những ống dạng tuyến, gợi hình thái tuyến bình thường của niêm mạc UTT có cấu trúc thay đổi tuỳ theo vị trí (hình túi, hình ống, hình bè…) xt ung thư biểu mô.
UNG THƯ VÒM HỌNG. nhiều loại ung thư, chủ yếu là ung thư biểu mô không biệt hoá, có tần số xuất hiện cao nhất ở vùng Đông Nam Á, đặc biệt ở vùng Quảng Đông (Trung Quốc) và lân cận. Triệu chứng: hạch cổ, liệt thần kinh (mắt lác, sụp mi, liệt nhãn cầu, nuốt sặc, khàn tiếng, vv); triệu chứng về mũi và tai. Bệnh sinh liên quan mật thiết với virus Epxten – Ba (Epstein – Barr virus). Tiên lượng xấu, có hi vọng chữa được trong trường hợp phát hiện bệnh sớm.
UNG THƯ VÚ. một khối u di động nhỏ, không đau, khối u to dần lên, dính vào da hay dính vào cơ ngực ở dưới, xuất hiện hạch ở nách. Rất thường gặp ở phụ nữ, gây tử vong cao. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh UTV là những phụ nữ sinh ít con, có rối loạn hoạt động buồng trứng, có khối u hoặc tổn thương ở vú không được điều trị, trong gia đình có bà, mẹ hay chị em gái đã bị UTV. Bệnh bắt đầu một cách âm thầm, lặng lẽ, không có triệu chứng gì rầm rộ. Tuỳ theo mức độ phát triển của sự lan tràn của UTV, có thể điều trị bằng cách cắt bỏ u, cắt bỏ toàn bộ vú vào nạo vét các hạch kèm theo; hoặc điều trị bằng tia phóng xạ phối hợp hoá chất, liệu pháp miễn dịch. Người phụ nữ có thể tự phát hiện những bất thường ở hai vú: ngay sau khi sạch kinh, cởi trần đứng trước gương, nhìn vào gương để so sánh hai vú xem có bên nào to bất thường; dùng cả bàn tay ép vú lăn trên lồng ngực để xem có khối u nào ở vú; sờ nắn nách để tìm hạch sớm. Với cách tự khám rất đơn giản này, có thể phát hiện sớm các khối u từ lúc còn rất nhỏ, giúp cho thầy thuốc chẩn đoán sớm và chữa có kết quả tốt.
UỐN VÁN . x. bệnh uốn ván
UỐN VÁN SƠ SINH. uốn ván xảy ra ở trẻ sơ sinh do nhiễm khuẩn uốn ván khi cắt rốn bằng dụng cụ không tiệt khuẩn hay tiệt khuẩn không tốt, cũng như bàn tay của người đỡ đẻ không được rửa đúng quy chế tiệt khuẩn. Tỷ lệ tử vong rất cao, trên 50%. Có thể phòng bằng cách tiêm phòng uốn ván cho thai phụ (tiêm 2 mũi; mũi thứ nhất từ tháng mang thai thứ bảy; mũi thứ hai trước ngày sinh ít nhất 2 tuần). Nữ hộ sinh thực hiện triệt để kĩ thuật vô khuẩn trong đỡ đẻ, chấn chỉnh tổ chức các nhà hộ sinh…
URÊ HUYẾT nồng độ ure trong máu. Urê được tổng hợp ở gan, là dạng đào thải của amoniac (sản phẩm giáng hoá cuối cùng của quá trình chuyển hoá protien trong cơ thể) và được bài xuất qua nước tiểu. Bình thường máu (lấy lúc đói) chứa 0,17 – 0,45g ure trong 1 lít huyết tương hoặc 2,8 – 7,5 mmol/l (theo hệ đơn vị quốc tế SI). UH có thể tăng trong trường hợp suy giảm chức năng thận. xt. Tăng urê huyết.
URÊ NIỆU. nồng độ urê trong nước tiểu. Với chế độ ăn bình thường ở người Việt Nam, mỗi ngày đào thải qua nước tiểu trung bình 16 –20g ure. Ăn càng nhiều protein thì hàm lượng UN càng tăng. Khi thận suy không đào thải được nhiều urê, hàm lượng UN sẽ giảm và urê sẽ tăng lên trong máu; thận suy càng nặng thì ure trong máu càng cao. Cho nên ở người bị suy thận, phải ăn chế độ giảm protein tương ứng với urê niệu được đào thải. Urê trong nước tiểu còn tăng hoặc giảm trong một số bệnh toàn thân khác.
Ứ MẬT tình trạng mật ngưng lưu thông một phần hoặc hoàn toàn, bị tích giữ trong các đường dẫn mật, túi mật, gan và sau đó đi vào máu. Nguyên nhân: sỏi, giun, khối u hoặc dị dạng bẩm sinh làm tắc đường dẫn mật, ƯM gây nên vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng, phân trắng, đầy bụng, chán ăn, ngứa, vv. Điều trị theo nguyên nhân (vd. tẩy giun, phẫu thuật).
Ư MỦ VÒI TRỨNG. ứ đọng mủ trong vòi trứng. Nguyên nhân chính thường do vi khuẩn lậu; có khi còn là hậu quả của viêm phúc mạc tại chỗ rồi lan tới vòi trứng. Mủ tạo thành phá huỷ toàn bộ lớp niêm mạc vòi trứng và có thể gây dính với tử cung, buồng trứng, dây chằng rộng và các tạng trong tiểu khung như ruột, mạc treo, mạc nối lớn, vv. Triệu chứng: khi mới bị bệnh, sốt kéo dài âm ỉ, đau nhiều ở hố chậu lan ra sau lưng: khí hư như mủ (nếu là lậu). Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu liều cao và phối hợp.
ỨC CHẾ THẦN KINH. Trong sinh lí thần kinh, kích thích một dây thần kinh có thể làm ngừng hoạt động một cơ quan. ƯCTK là một quá trình chủ động và cơ quan bị ức chế không phải là cơ quan bị liệt. Vd kích thích đối giao cảm có thể ức chế phản xạ, làm mất phản xạ.