Bài thuốc chữa các bệnh về thận

1444

Bài thuốc chữa các bệnh về thận


CÁCH CHỮA BẰNG ĐÔNG Y

{tab=Bài ” Bát vị”}

Bài Bát vị do ông Trương Trọng Cảnh chữa bệnh cho Vũ Đế mà ra

– Thục địa : 20 gram , hoài sơn : 10g, bạch phục linh: 10g, sơn thù : 4g, mẫu đơn bì : 4g, trạch tả : 4g , phụ tử : 2 g, quế : 2g. Bổ sung thêm : ngưu tất : 4g, sa tiền tử 4g.
Thục địa: tính mát, bổ thận âm,bổ máu, làm hạ huyết áp. Phụ tử, quế: tính nóng, bổ thận dương, làm tăng huyết áp. Ngưu tất , sa tiền tử: lợi tiểu. Các vị khác hổ trợ tăng tác dụng cho thuốc.( phụ tử có tác dụng rất mạnh và có độc tố, chỉ được sử dụng từ 2g đến 4g trong 1 thang thuốc , nhưng nếu không sử dụng thì không thể phục hồi thận dương được).

Bài này có tác dụng bổ thận âm, thận dương, và lợi tiểu, tăng bài tiết các chất độc trong cơ thể ra ngoài., phục hồi lại thận.( bổ dương nhiều hơn bổ âm, nếu bạn đang bị cao huyết áp, thì tăng thục địa, bỏ quế để bổ âm nhiều hơn, có tác dụng hạ huyết áp, theo sự hướng dẫn bên dưới).
Cách sắc thuốc và uống:
Cho 5 chén nước vào nấu còn 1 chén, chia làm 6 phần ,uống làm 2 ngày.
Do thuốc có tác dụng rất mạnh và nóng, không nên uống nhiều một lần.
Sau khi uống, bạn sẽ thấy vùng thận sau lưng nóng lên, đó là dấu hiệu thuốc đang tác dụng hồi phuc lại thận. Bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn, nước tiểu rất khai và có thêm mùi thúi, đó là thận đang bài tiết các chất độc trong thận mà làm tắc nghẽn mạch máu nuôi thận. Khi các chất độc này được bài tiết ra ngoài, những mạch máu nuôi thận sẽ được phuc hồi, do đó thận sẽ tốt lại bình thường.

Sau khi uống vài thang, bạn cảm thấy cơ thể khỏe hơn, lúc này bạn có thể giảm chạy thận từ từ.
1 tuần còn 2 lần, rồi 1 lần. Bạn tiếp tục uống vài thang nữa, rồi sau đó bỏ hẳn. Trong thời gian này, bạn theo dõi kỹ xem có vấn đề gì không. Nếu bỏ hẳn chay thận mà cơ thể vẫn bình thường, có nghĩa là bạn đã khỏi hẳn. Vậy xin chúc mừng bạn.
-Trong thời gian uống bài bát vị, nếu nóng quá, hoặc có tình trạng tăng huyết áp, bạn thêm vào thang thuốc 10g đến 20gr thục địa, và bỏ quế ra. Nếu bị hạ huyết áp, bạn bỏ bớt 10gr thục địa.

-Nếu người già cả, người có cơ thể yếu đuối, ăn uống kém, hạ huyết áp, Bạn có thể uống kèm bài ” tứ quân “, bổ khí tỳ phế, tính nóng.
( nhân sâm lát 10 gram, bạch truật 5 g, bạch phục linh 5g , cam thảo : 2 g, thêm 3 quả táo tàu, 3 lát gừng sống). Nghiền thành bột để uống. Dạng bột uống mỗi ngày 4g-8g.
– Nếu đi tiểu ít, bạn có thể uống bài ” Tứ linh ” để tăng cường lợi tiểu và bổ thêm khí tỳ vị ( bạch truật 12g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 4g ). Nghiền thành bột để uống. Dạng bột uống mỗi ngày 4g- 8g.

Lưu ý quan trọng :
Đối với việc chữa bệnh thận, Uống thuốc cho cân bằng hai thận âm dương là điều rất quan trọng. Nó quyết định việc chữa khỏi hay không.
Bạn cần hiểu rõ cách gia giảm để có thể tự mình điều chỉnh cho thích hợp với tình trạng của mình. Ở đây điều chỉnh chủ yếu là thục địa trong bài bát vị. Nếu thận âm suy nhiều thì tăng thục địa, bỏ quế. Còn nếu thận dương suy nhiều thì giảm thục địa.
Giải thích thêm cách trị bệnh để bạn có thể gia giảm thuốc tùy theo trường hợp của mỗi người :
Trong cơ thể , để khỏe mạnh cần có sự quân bình về âm dương , khí huyết. Âm là nói về thận âm, dương chỉ thận dương. Khí chỉ nguyên khí của tỳ, phế, huyết nói về máu chứa ở tim gan . Thận âm chủ về tạo máu, có tính mát. Thận dương chủ về hỏa, có tính nóng. Thận dương tàng trữ năng lượng , giống như nhà máy phát điện, để cung cấp năng lượng cho toàn bộ cơ thể, duy trì mọi hoạt động bình thường.
Khi thận âm , thận dương cân bằng, cơ thể sẽ khỏe mạnh, khi một thận bị suy yếu, cơ thể sẽ bị xáo trộn gây bệnh tật. Thận âm suy gây tình trạng thiếu máu, tăng huyết áp, người nóng. Thận dương suy gây tình trạng suy nhược cơ thể, người lạnh, hạ huyết áp.
Cách bồi bổ cho thận cũng trái ngược nhau. Thuốc bổ cho thận dương có tính rất nóng, còn thuốc bổ cho thận âm lại rất mát.
Khi một thận bị suy gây chênh lệch giữa hai thận , ta cần phải bổ cho thận bị suy để đạt đến sự cân bằng. Khi đã đạt đến sư cân bằng, cơ thể sẽ khỏi bệnh và hoạt động tốt trở lại. Lúc này ta cũng ngưng uống thuốc. Nếu cứ tiếp tục uống nữa, Lại gây ra tình trạng chênh lệch, ta lại bị những bệnh khác.
Thông thường có 2 trạng thái bệnh, 1 thận bị suy hoặc cả hai thận đều bị suy. Nếu một thận bị suy, ta chỉ cần bổ cho thận suy là đủ. Nếu cả hai thận đều bị, ta cần bổ cho cả 2 .

Hiện giờ trên thị trường có bán ” bát vị hoàn” của công ty OPC. Giá 43000đ/hộp. Mỗi hộp có 240 viên. Thuốc này bổ thận dương. Mỗi ngày uống 20 viên chia làm 2 lần.
“Lục vị hoàn ” bổ thận âm.
Các bạn có thể mua 2 loại về uống cho tiện, khỏi cần phải sắc thuốc.
Thông thường, khi chạy thận nhân tạo, thận dương suy nhiều hơn, nên các bạn chú ý uống bát vị hoàn, còn lục vị uống khi thấy người bị nóng. Nếu uống nhiều lục vị, người sẽ rất lạnh, gây tràn dịch màng phổi, hoặc phát sốt.

Bài bát vị có tác dụng bổ thận rất mạnh, chỉ cần uống vài thang là có tác dụng phục hồi thận đáng kể.

Sơ lược về bài bát vị

Trước vua Vũ Đế nhà Hán bên Trung Hoa cầu làm thần tiên, uống nhiều thuốc đan sa, rồi phát sốt khát nước nhiều, tiểu tiện nhiều. Ông Trương Trọng Cảnh ( tên hiệu là Tràng Sa) chế ra phương thuốc này để chữa cho nhà vua được khỏe.
Bài này để chữa chứng hỏa mệnh môn suy yếu, tướng hỏa ở hậu thận bên phải không đầy đủ, nên không sinh được tỳ , đến nổi tỳ vị yếu mà lạnh, người gầy, khí kém, không thiết ăn uống, đại tiện lỏng, rún và bụng hay đau, đêm hay đi tiểu tiện, hỏa kém đờm nhiều.
Sách Tinh yếu có nói ” Bài bát vị này, uống lâu thời người mạnh mà sinh con trai”. Ông Trọng cảnh có nói : ” người khí hư yếu mà có đờm uống bài bát vị để bổ thời trục được đờm, Chữa chứng nước dềnh lên thành đờm thời bài bát vị này là thánh dược”
Các chứng bệnh phong, bệnh lao, cổ chướng, chứng cách , uống bài bát vị đều có thể khỏi.
Nếu bỏ phụ tử, quế trong bài bát vị, sẽ thành bài lục vị, bổ thận âm.
Bài lục vị chữa chứng tạng can ,tạng thận không đầy đủ, chân âm suy kém, tinh khô huyết kiệt, đau lưng mỏi chân,di tinh, tiện huyết, khát nhiều đi đái nhiều( tiểu đường), thổ huyết, răng lung lay, chữa chứng phát sốt của trẻ em, gót chân đau, lưỡi khô hay đau…
Hải Thượng rất chú trọng 2 bài bát vị và lục vị. Ông thường xuyên dùng cho các bệnh nhân bệnh rất nặng.Ông nói, bệnh nhẹ thì chữa về khí huyết, bệnh nặng thì chữa về âm dương. Bệnh nặng mà chữa về khí huyết thì không có tác dụng. Ông nói âm dương là gốc của cơ thể, mọi bệnh đều có liên quan đến âm dương.
Tuổi thọ hay chết yểu đều nằm ở âm dương.
Trích ” Hải Thượng y Tông Tâm lĩnh “

{tab=Bài “Lục vị”}

Tiếp theo đó, ông Tiền Trọng Dương bỏ hai vị Quế nhục, Phụ tử để chữa bệnh cho trẻ con mà thành ra bài Lục vị. Sở dĩ như thế vì trẻ con còn non nớt, chân âm chưa nhiều, mà công dụng của nó với trẻ con cũng chỉ giải quyết một số vấn đề như: chậm mọc răng, chậm biết đi, cổ ngoẹo… Thật là ông Tiền Trọng Dương đã nối tiếp ông Trương Trọng Cảnh mà để hậu thế hai bài thuốc thần mà giữ tính mệnh vậy.
Bài thuốc như sau:
1) Thục địa 8 – 12g
2) Sơn thù 4g
3) Hoài sơn 4g
4) Đơn bì 3g
5) Phục linh 3g
6) Trạch tả 3g
Chế biến thuốc: sáu vị tán thành bột, dùng nước tiết của Thục địa hay nước của Thục địa đã nấu thành cao, hoặc dùng mật ong mà hoàn lại như Bát vị hoàn. Tùy theo triệu chứng, mức độ nặng yếu mà dùng thang hay hoàn. Bài này cũng chiêu bằng nước muối loãng, uống vào chiều tối (dương suy âm thịnh), lúc đói. Sau đó vùi đi bằng cơm.

*Công hiệu bài Lục vị

Bài Lục vị trên đây, chữa những chứng tạng Thận, tạng Can không đầy đủ, chân âm suy kém, tinh khô huyết kiệt. đau lưng mỏi gối (do hoạt dịch không đầy đủ gây khó khăn trong di chuyển), tiện huyết, tiểu nhiều, khí ủng trẹ mà đờm dãi, mờ mắt, hoa mắt…Lại có những chứng vì tạng thận hư yếu mà phát sốt hay tự ra mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm, hoặc đi cầu ra huyết, hay thổ huyết, lục huyết (huyết ra đằng mũi) hoặc nước dềnh lên thành đờm (ốm lâu thì âm hỏa bốc lên thành đờm mà không sinh huyết), chứng thủy kém huyết kém mà phát sốt ho đờm mà khát (tạng thận hư yếu thì nóng tới tạng phế mà ho)…nhìn chung các chứng chân âm suy kém mà hỏa bốc, làm khô kiệt tinh huyết đều có thể dùng.
Bài Bát vị đã bổ thận Thủy ở mạch xích bên trái, lại bổ mệnh Hỏa ở mạch xích bên phải. Còn bài Lục vị chỉ chuyên bổ thận Thủy ở mạch xích bên trái, người trẻ tuổi thường chân Thủy kém, chân Hỏa vượng nên dùng bài Lục vị, còn người già cả chân Thủy và Hỏa đều suy kém nên dùng bài Bát vị. Nhưng người già mà đau lưng mỏi gối, chân âm suy kém hơn thì không thể dùng Quế Phụ để ôn bổ Hỏa trong Thủy được. Âm hư không liễm được Hỏa dẫn tới Hỏa bốc. Bài Lục vị này không phạt Hỏa, chỉ ôn bổ Thủy mà Hỏa tự nhiên liễm xuống vậy.

Ý nghĩa bài Lục vị

Thuần âm là khí của tạng thận, nặng xuống là chất của tạng thận, bài thuốc này là lấy Thục địa làm chủ, coi như thánh dược bổ chân âm, lại thêm Hoài sơn hành Kim đi vào kinh Thái âm giúp sức. Sơn thù hành Mộc, tính thu liễm để giúp tạng can, mà can thận cùng ở hạ tiêu nên giúp cho tạng thận. Đơn bì tính hàn khổ, liễm hỏa ở tạng Tâm mà ích cho tạng Thận (Hỏa tạng tâm là Thiên Hỏa Long lôi, được coi là tướng hỏa. Tướng hỏa có yên thì quân Hỏa ở tạng Can tạng Thận mới làm việc được). Vị Phục linh tính đạm mà thấm để giáng dương, vị Trạch tả tính mặn vừa dẫn âm, vừa dẫn thuốc. Bàn về bài Lục vị, Tri Bá là những vị thuốc khổ hàn, sao lại không dùng tới? Đó là vì Đơn bì trị nóng ngầm trong âm phận, công dụng còn bội hơn Tri Bá. Trạch tả
không nên dùng quá nhiều, dễ làm Thủy trong thận thông lợi quá mà có hại.

*Gia giảm bài Lục vị

1) Bệnh nhân gầy đen, khô ráo, thời bội Thục địa mà bớt Trạch tả, nếu tiểu không lợi thêm Mạch môn và Ngũ vị, cấm thêm Trạch tả và chân Thủy quá suy kiệt.
2) Sốt âm bội Đơn bì, Can hỏa mạnh quá gia Bạch thược không sao, thêm Tri Bá tẩm đồng tiện sao khô, Can khí mạnh quá dẫn huyết kiệt thêm Bạch thược, Sài hồ, bớt Sơn thù bội Đơn bì.
3) Tỳ yếu bội Hoài sơn, Phục linh, bỏ Đơn bì.
4) Đau lưng mỏi gối thêm Đỗ trọng, Ngưu tất.
5) Tinh khí hoạt mà đau đầu choáng váng, bội Thục địa, Sơn thù, nhiều thì thêm Phá cố.
6) Tiểu nhiều hoặc ít, hoặc đỏ, hoặc trắng thêm nhiều Phục linh, Trạch tả, nếu vì thấp nhiệt thêm Sơn chi, Mộc thông, tiểu luôn bớt Trạch tả, thêm Ích tri tẩm nước muối sao.
7) Tâm hỏa vượng ứ huyết bội Đơn bì, thêm Mộc thông.
8) Tỳ vị yếu mà ngoài da khô xỉn bội Hoài sơn.
9) Phụ nữ huyết khô tinh bế thêm Đương quy, Bạch thược, Nhục quế, tiểu tiện không đều, lúc đỏ, lúc trắng bội Phục linh.
10) Huyết hư yếu có thể dùng nhưng nếu hư nhiệt (nhiệt cũng không đầy đủ) bội Đơn bì, nếu khô ráo thêm Thục địa bỏ Trạch tả, ăn ít bỏ Đơn bì, vị lạnh mà trệ thêm Quan quế đau chói lên thêm vị Nhục quế và Thanh bì, sữa không thông thêm Mộc thông, bội Thục địa, bỏ Trạch tả.

*Gia giảm cho trẻ em.

1) Nóng nhiều bội Đơn bì, gia Tri mẫu, Hoàng bá sao, sốt mà khát gia Mạch môn, bội Thục địa.
2) Bụng có đầy hơi thời Thục địa sao khô, bội Phục linh, Trạch tả.
3) Thổ vì nhiệt thêm Ngưu tất, Ngũ vị.
4) Tỳ hư yếu đi cầu lỏng thêm Thỏ ty, Phá cố.
5) Vừa sốt vừa rét thêm Sài hồ, Bạch thược.
6) Sốt kinh giật, thêm vị Long đảm, vị Tần bông.
7) Cam mắt thêm Sài hồ, Bạch thược, Cúc hoa, Tật lê.
8) Cam hỏa, bụng to, người gầy, thời Thục địa sao khô, bội Phục linh, Trạch tả, thêm Sa tiền, Ngưu tất.
9) Sốt biến chứng thêm Thăng ma.

*Chứng cấm trong Lục vị

1) Người hỏa kém, tỳ vị yếu mà dễ đi cầu.
2) Chân âm vượng béo trắng, dù có phát sốt là Tỳ thổ hư yếu không tàng chứa được dưỡng khí.
3) Chứng vong dương, dù có nóng sốt nhiều là Hỏa bốc ra ngoài biểu mà nguyên khí sắp tuyệt.
4) Đờm tỳ phế giàn ủng trệ, suyễn thở ngược lên.
5) Thủy thịnh nề hay đầy chướng.

*Thuốc hợp bài Lục vị

Cùng chiều hướng có những vị bổ thận như Câu kỷ, Thung dung, Thủ ô, Thỏ ty, Ngưu tất, Đỗ trọng, Địa cốt, Tục đoạn, Tri mẫu, Hoàng bá, Huyền sâm. Bổ phế (Phế kim sinh thận thủy) như Mạch môn, Ngũ vị. Chữa tạng Can như Sài hồ, Bạch thược, Đương quy (Can hành Mộc hướng Đông mùa Xuân, nên tả mà không nên bổ (bình Can). Thận hành Thủy phía Bắc mùa Đông, nên bổ mà không nên tả. Hơn nữa Can với Thận như Long với Lôi, tức bổ tạng Thận cũng như bổ tạng Can mà tả tạng Can cũng là tả tạng Thận vậy). Bổ tinh huyết như Lộc nhung, Mi nhung, Lộc giao, Hà sa, Sữa người.
Những điều này được ghi rất đầy đủ trong cuốn sách “Thuốc Việt Nam” của Hải Thượng Lãn Ông. Mọi người nên tham khảo.

Theo như Kinh Dịch thì tạng tâm thuộc hành Hỏa, quẻ Ly. Ly vị Hỏa. Tạng thận thuộc hành Thủy, quẻ Khảm. Khảm vị Thủy. Quẻ Ly, một hào âm đứt đôi trong hai hào dương liền, như chân âm trong dương khí. Quẻ Khảm, một hào dương liền trong hai hào âm đứt đôi, như chân dương trong âm khí. Theo quẻ Kí tế, âm thăng dương giáng. Thế thì chẳng phải tâm là tướng Hỏa, là Thiên Hỏa Long Lôi, giáng xuống lệnh mà điều cho thận là quân Hỏa hay sao. Thận là quân Hỏa mà thăng lên giúp ích cho tâm vậy. (Hỏa thận và Hỏa can là quân hỏa, Hỏa tâm là tướng Hỏa). Lại xét thăng Thủy thăng âm không gì bằng bổ Thủy. Giáng Hỏa giáng dương không gì bằng liễm Hỏa. Hỏa Thủy có mất thăng bằng hay hư yếu không đầy đủ thì mới sinh ra khí huyết đảo lộn, bệnh mới có thể phát sinh. Thế chẳng là hai bài Bát vị và Lục vị không những giúp cho tính mệnh mà còn phòng tránh bệnh tật hay sao? Đó là những suy nghĩ của Vatm_K5C. Mong mọi người suy xét.

{/tabs}

benhvathuoc.com