Các cấp độ suy thận và mức độ nguy hiểm

4

Khi chức năng thận suy yếu, các chất thải (urê, ammoniac, creatinine…) sẽ không được thoát ra ngoài. Mà bị ứ đọng lại trong máu. Gây rối loạn điện giải, toan-kiềm, tăng huyết áp và giảm hồng huyết cầu. Bệnh suy thận tiến triển âm thầm từng giai đoạn. Theo thời gian các cấp độ suy thận sẽ ngày càng nặng thêm và rất khó để chữa khỏi.

Mức độ tổn thương của thận tùy thuộc vào % tế bào cầu thận ngừng hoạt động. Và bị hư hại, tương ứng với 5 cấp độ 1,2,3,4,5. Ở mỗi cấp độ bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng khác nhau. Càng ở cấp độ sau bệnh càng nghiêm trọng. Nếu không được chữa trị sớm từ những cấp độ nhẹ thì khi bệnh tiến triển nặng hơn việc chữa trị sẽ càng khó khăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Suy thận độ 1 có nguy hiểm không?

Bệnh suy thận độ 1 là cấp độ đầu tiên trong 5 giai đoạn của bệnh. Ở giai đoạn này, các chức năng hoạt động của thận chỉ bị suy giảm nhẹ. Người bệnh có những triệu chứng không rõ ràng như: thiếu máu nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, tức hai bên hố lưng,… Rất dễ nhầm với những bệnh thông thường khác. Ở giai đoạn suy thận cấp 1 này bệnh nhân sẽ khó nhận biết được. Và thường chủ quan đến khi phát hiện thì tình trạng bệnh đã nặng.

Một vài triệu chứng khác bạn có thể phát hiện ra bệnh suy thận cấp độ 1 như : các chỉ số creatine cùng urê trong máu cao vượt mức bình thường khi đi xét nghiệm. Xuất hiện hồng cầu hoặc cam có trong nước tiểu khi đi xét nghiệm. Khi thực hiện chạy máy quét CT hoặc siêu âm sẽ phát hiện thấy thận đã bị tổn thương nhẹ. Ngoài ra, giai đoạn này những triệu chứng lâm sàng không được rõ ràng nên sẽ rất khó để bệnh nhân có thể phát hiện ra.

Suy thận cấp độ 1 mới ở cấp độ nhẹ nếu người bệnh phát hiện sớm. Và có biện pháp điều trị hiệu quả tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn lên tới là 90%. Tuy nhiên ngược lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Bệnh sẽ tiến triển sang những cấp độ khác sẽ là một vấn đề rất nguy hiểm. Nhưng số ca bệnh nhân phát hiện ra suy thận ngay từ cấp độ 1 này lại khá là ít.

Suy thận độ 2 có nguy hiểm không?

Bệnh nhân suy thận độ 2 đều có mức lọc cầu thận từ 60-89ml/phút. Ở vào giai đoạn này, nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách người bệnh có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Đáng lưu ý nhất đó là các bệnh về tim mạch.

Suy thận độ 2 là giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân có thể tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi lượng kali đột biến tăng quá cao sẽ đe dọa tới hoạt động của tim. Tức là nó có thể khiến tim ngừng đập bất cứ lúc nào. Tim ngừng hoạt động đồng nghĩa người bệnh có thể đột tử bất kì lúc nào. Ngoài ra, nếu bệnh quá nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với việc đột tử.

Trong 4 giai đoạn bệnh suy thận, đây chính là giai đoạn đáng lo ngại nhất. Người bệnh phải được theo dõi sát sao của bác sĩ và hỗ trợ của máy móc hiện đại.

Suy thận độ 3 có nguy hiểm không?

Suy thận cấp độ 3 là giai đoạn thận bị tổn thương nghiêm trọng. Suy giảm đến 80% chức năng, mức độ lọc của tiểu cầu thận giảm chỉ còn 10-15ml/giờ. Thận không thể duy trì trao đổi chất như bình thường. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể sẽ phải lọc máu, chạy thận để duy trì sự sống.

Trong giai đoạn suy thận cấp độ 3, bệnh nhân có nhiều nguy cơ mắc phải các biến chứng như: tăng huyết áp, thiếu máu, loãng xương… Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Mà còn gây tốn kém tiền bạc, kinh tế gia đình.

Những triệu chứng suy thận độ 3: Đau nhức các cơ đặc biệt là vùng thắt lưng, mạn sườn; mất ngủ. Người mệt mỏi, da xanh xao, khó thở. Chân tay sưng phù, cơ thể bị giữ nước. Thay đổi bất thường trong nước tiểu: nước tiểu có bọt, tiểu nhiều lần, đi tiểu có cảm giác không hết, nước tiểu đổi màu vàng đậm, nâu hoặc đỏ là do có lẫn máu, tiểu buốt… Số lượng nước tiểu có thể tăng hoặc giảm.

Suy thận độ 4 có nguy hiểm không?

Suy thận cấp độ 4 thuộc vào giai đoạn gần cuối của bệnh. Lúc này thận đã bị tổn thương đến 90%Mức độ lọc cầu thận cũng vì thế mà giảm nhanh chỉ còn khoảng 15 đến 29ml/ phút/ 1,73 m2. Nên nguy cơ tử vong là rất cao. Ngoài ra, ở giai đoạn này có thể gây ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm. Như: đau bụng dưới bên phải, đau bụng phía bên trái, tăng huyết áp, suy tim, tiểu đường, phù não, phù phổi. Chính vì vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, bắt buộc người bệnh phải áp dụng những phương pháp như ghép thận, lọc máu, chạy thận mới có thể kéo dài sự sống.

Suy thận độ 4

Triệu chứng của suy thận cấp độ 4

Thường xuyên buồn nôn, nôn mặc dù không ăn gì. Đau đầu, choáng váng, sốt cao, mệt mỏi; ứ nước, sưng phù tay, chân. Tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu thay đổi màu sắc. Khi ngủ tay, chân bồn chồn, thường xuyên bị chuột rút. Ăn uống không ngon miệng, hoặc chán ăn, không muốn ăn vì trong miệng có vị kim loại. Hôi miệng do lượng chất độc tích tụ trong cơ thể không được thận đào thải ra ngoài.

Ở giai đoạn này, các cầu thận gần như không còn bất cứ chức năng nào. Thận không thể cân bằng nước, lọc máu hay loại bỏ chất thải, cặn bã độc tố ra bên ngoài được. Cơ hội sống của người bệnh rất thấp, bắt buộc người bệnh phải tiến hành lọc máu, chạy thận, ghép thận.

Lọc máu, chạy thận

Hàng tuần, tháng người bệnh phải đi lọc máu để loại bỏ các chất độc hại mà thận không thể lọc bỏ được. Lọc máu không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn khiến bệnh nhân vô cùng đau đớn. Nhiều người vì không đủ kinh phí lọc máu đến hết đời mà phải chấp nhận kết thúc sự sống của bản thân.

Ghép thận

Bệnh nhân được ghép thận có thể sống thêm khoảng vài chục năm. Với điều kiện có đủ kinh phí ghép thận. Có nguồn thận hiến và tương thích với nội tạng mới. Nhưng số ca ghép thận ở Việt Nam rất ít, còn lại đa số bệnh nhân không có tiền thì đành nằm chờ đợi án tử trong đau đớn.

Để tránh việc phải chạy thận, lọc thận hay ghép thận ở giai đoạn cuối. Bạn cần chú ý bổi bổ tăng cường chức năng thận khi mới chớm bị tình trạng thận yếu, hay suy thận độ 1, độ 2.