Các thực phẩm bổ máu tốt cho người thiếu máu

51

1. Các nhóm thực phẩm bổ máu 

Nhóm 1: Nhóm chất đạm và sắt 

Chắc các bạn cũng đã biết. Khoáng chất, vi lượng và axit amin đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Đối với những người thiếu máu thì họ sẽ cần phải thường xuyên cung cấp, bổ sung đạm và sắt có trong thực phẩm qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo rằng cơ thể luôn có đủ năng lượng cần thiết để nuôi não bộ.

Để bổ sung chất đạm và sắt thì các bạn nên tìm hiểu và bổ sung thêm một số thực phẩm trong nhóm: thịt bò, cá hồi, hải sản, trứng gà, ngũ cốc….

Nhóm 2: Nhóm khoáng chất và vitamin có trong rau củ 

Rau củ không chỉ chứa chất xơ mà rau còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt đối với nhóm đối tượng thiếu máu thì nên bổ sung dưỡng chất có trong rau củ xanh đậm. Bởi trong đó có chứa các thành phần bao gồm: folate, vitamin A, vitamin C, vitamin K…. Việc bổ sung nhóm thực phẩm này trong dinh dưỡng hàng ngày không chỉ bổ máu mà nó còn rất tốt cho não bộ nữa. Nhóm rau củ chứa nhiều khoáng chất và vitamin như: cà rốt, bí ngô, cần tây, bông cải….

Nhóm 3: Nhóm vitamin từ trái cây 

Chúng ta đều biết rằng trái cây là nguồn thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin rất cao. Những vitamin này rất cần thiết để nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của não bộ, đặc biệt nhóm trái cây có chứa nhiều thành phần vitamin C. Một số loại trái cây các bạn nên bổ sung hàng ngày như: mận, dưa hấu, dâu tây, mâm xôi, nho, cam, bưởi….

2. Các món ăn và cách chế biến món ăn tốt cho người thiếu máu 

Nếu như trên chúng tôi vừa nói đến các thực phẩm bổ máu thì sau đây sẽ là một số món ăn có tác dụng bổ máu, giúp hoạt huyết dưỡng não, bồi bổ khí huyết. Cùng xem đó là những món ăn gì nhé!

– Canh đại táo, hoàng kỳ, a giao: chỉ cần khoảng 10 quả đại táo đem hầm chung với 18g hoàng kỳ trong khoảng 1 giờ. Tiếp đó, chắt lấy phần nước cốt còn lại đen hòa chung với 9g a giao và dùng ngay khi còn nóng.

– Canh rau chân vịt nấu gan lợn: gan lợn ăn nhiều sẽ không tốt. Nhưng nếu dùng một lượng vừa đủ và nấu với rau chân vịt thì đây lại là một món ăn bổ máu rất tốt cho sức khỏe.

Chỉ cần, 2 lạng rau chân vịt để nguyên rễ rửa sạch, cắt khúc cùng với 150g gan lợn rửa sạch, thái mỏng. Sau đó lấy 1 nồi nước đun sôi, thêm một vài lát gừng mỏng và một chút muối. Tiếp đó, cho gan lợn và rau chân vịt vào nấu chung thành canh, nêm gia vị vừa ăn. Món ăn này có thể dùng để ăn chung với cơm trong các bữa ăn hàng ngày.

– Cháo tam hồng bổ huyết ích nhân: đơn giản, với 50g gạo nếp cẩm, vo sạch rồi đem hầm nhừ với 12 quả táo tàu, 30g kỷ tử và 30g đường. Bạn có thể chia thành 2 lần ăn trong ngày vào sáng và tối. Tuy nhiên, nên ăn cháo ngay khi nóng để cảm nhận được hương vị thơm ngon đặc biệt của món ăn này.

– Cháo gà nấu hoàng kỳ: với một con gà mái làm sạch – cỡ 1/2 ký cho vào đun lấy nước đặc. Tiếp tục, lấy 15g hoàng kỳ đem sắc lấy nước. Trộn 2 loại nước này lại với nhau rồi sau đó cho thêm khoảng 100g gạo tẻ vo sạch cho vào nấu thành cháo. Nếu ít nước thì có thể cho thêm nước. Ăn ngay lúc cháo còn nóng và chia làm 2 lần ăn trong ngày.

– Chè hà thủ ô trứng gà: cho 50g hà thủ ô, 2 quả trứng gà đun với nhau. Cho đến khi trứng chín thì lấy ra bóc vỏ rồi lại tiếp tục thả vào nồi để nấu tiếp. Nếu thích các bạn có thể cho thêm một chút đường vừa ăn và tạo vị ngọt hơn. Tuy nhiên, khác với các loại chè thông thường khác. Chè hà thủ ô trứng gà nên ăn nóng để thấy được đầy đủ hương vị thơm ngon và khi nấu thì nấu trong vòng 1 tiếng hoặc hơn thì mới có thể dùng được món ăn này.

Với tất cả các món ăn này, người bệnh có thể dùng từ 3-6 bữa/tuần. Ăn bổ sung liên tục trong 1-3 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Đặc biệt, những món ăn trên không chỉ mang lại hiệu quả tốt cho người thiếu máu mà nó còn có lợi ích tuyệt vời cho những người huyết áp và bệnh tim mạch….

Ngoài những thực phẩm bổ máu kể trên ra thì người thiếu máu không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe tốt nhất?

3. Nhóm thực phẩm người thiếu máu nên hạn chế 

Ngoài các thực phẩm bổ máu kể trên ra thì có người thiếu máu nên hạn chế các nhóm thực phẩm sau để có được sức khỏe tốt nhất.

– Thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhiều muối….

– Thực phẩm đông lạnh, thịt đỏ, tinh bột chế, các chất phụ gia thực phẩm….

– Mì tôm, bánh ngọt, mỡ động vật, xúc xích….

– Bột nêm, chất tạo ngọt, chất tạo màu nhân tạo….

– Đồ uống có ga, cồn và có chứa các chất kích thích.

– Thực phẩm chứa nhiều canxi, tannin, gluten, axit oxalic….

– Cà chua, củ cải đường, các loại rau nhiều kali….

– …..

4. Một số lời khuyên dành cho người thiếu máu 

Bổ sung dưỡng chất qua các thực phẩm bổ máu là cách tăng cường và chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, các bạn cũng nên chú ý đến một số vấn đề sau:

– Không hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân dẫn đến tổn thương mạch máu não.

– Tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.

– Giảm stress, căng thẳng, ăn ngủ đúng giờ và duy trì phát triển lối sống khoa học.

– Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu sử dụng thuốc thì cần phải dùng theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Trên đây là một số chia sẻ về các nhóm thực phẩm bổ máu và những lưu ý tốt nhất để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để có được sự tư vấn giúp bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.