Colchicin và những lưu ý khi sử dụng trong điều trị gout

47

Colchicin là một trong những loại thuốc được lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh gout nhờ đặc tính kháng viêm mạnh, đem lại tác dụng vượt trội, nhanh chóng. Để có được hiệu quả điều trị cao nhất và ngăn ngừa tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh cần chú ý đến độc tính cũng như phản ứng có hại của thuốc.

1. Tìm hiểu về thuốc Colchicin

Thuốc Colchicin là loại thuốc có nguồn gốc thực vật, được sử dụng để điều trị bệnh gout và một số bệnh lý viêm trên cơ thể người. Colchicin có khả năng ức chế sự di chuyển và hóa ứng động, cũng như sự bám dính và thực bào của bạch cầu trung tính tại ổ viêm để làm giảm phản ứng viêm với tinh thể urat và đem đến hiệu quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì colchicin lại là loại thuốc có nguy cơ cao do có thể gây độc tính nghiêm trọng.

1.1 Chỉ định

Chỉ định sử dụng thuốc Colchicin trong trường hợp:

  • Chống viêm giảm đau trong cơn gout cấp tính hoặc đợt cấp của gout mạn tính
  • Dự phòng tái phát bệnh gout

1.2 Liều dùng thuốc Colchicin

Thuốc Colchicin được sử dụng càng sớm càng tốt kể từ khi bắt đầu khởi phát cơn gout, người bệnh có thể sử dụng liều 1mg/ngày. Có thể phối hợp với một thuốc NSAIDs (trong trường hợp không có chống chỉ định của thuốc này) để tăng hiệu quả cắt cơn gout. Trong trường hợp có chống chỉ định với thuốc NSAIDs thì sử dụng như sau:

  • Ngày đầu tiên: Liều 1mg x 3 lần, có thể cho 0.5mg cách nhau 2 giờ/1 lần (tối đa không quá 4mg)
  • Ngày thứ 2: Liều 1mg x 2 lần
  • Ngày thứ 3 trở đi: Liều 1mg/lần, kéo dài ít nhất 6 tháng, chú ý giảm liều ở bệnh nhân có bệnh thận mạn, cao tuổi…
Liều dùng thuốc Colchicin theo hướng dẫn của bác sĩ

2. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Colchicin

Ngoài khả năng điều trị thì thuốc Colchicin cũng có những độc tính nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho người bệnh nếu sử dụng không đúng cách, ngộ độc Colchicin có thể sánh ngang với ngộ độc asen, chính vì thế nếu dùng quá liều (0,5mg/kg) có thể gây tử vong.

Tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Colchicin chính là làm tổn hại đến tủy xương: Người bệnh gout điều trị bằng thuốc Colchicin liều cao có thể bị thiếu máurụng tóc vì tủy xương bị tổn hại.

Một số tác dụng phụ nguy hiểm khác có thể gặp phải ở người bệnh là khó tiêu, sốt nhẹ, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu dạ dày – ruột, viêm thần kinh ngoại biên, nổi ban, tổn thương gan, thận.

Đối với trẻ em, thuốc Colchicin là loại thuốc cực độc, chỉ cần vô ý uống phải 1 hoặc 2 viên có thể gây ngộ độc nghiêm trọng,

Người bệnh có thể nổi ban sau khi sử dụng thuốc Colchicin

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Colchicin

Vì thuốc Colchicin có khả năng gây ra những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng nên người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc Colchicin:

  • Chỉ nên sử dụng thuốc Colchicin để điều trị cơn đau do bệnh gout cấp hoặc các đợt cấp của bệnh gout mạn tính khi thực sự cần.
  • Tổng liều trung bình thuốc colchicin uống trong một đợt điều trị là 4-6 mg, người bệnh không được uống lặp lại liệu trình này trong vòng 3 ngày để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc do tích tụ colchicin.
  • Nên sử dụng liều 1mg/ngày, cần dùng thuốc để điều trị càng sớm càng tốt.
  • Có thể phối hợp với một thuốc chống viêm giảm đau không steroid để giúp làm tăng hiệu quả cắt cơn gout.
  • Thuốc Colchicin cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, tránh ẩm
  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng, để xa tầm tay trẻ em
  • Tuyệt đối không được vứt thuốc vào toilet hoặc đường dẫn nước
Chỉ nên sử dụng thuốc để điều trị cơn đau do bệnh gout cấp

4. Hướng dẫn xử trí ngộ độc colchicin

Cho đến thời điểm hiện tại thì vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho người quá liều thuốc Colchicin, chính vì thế, ngay khi có dấu hiệu ngộ độc thuốc Colchicin thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để được xử trí kịp thời. Những người bệnh bị ngộ độc thuốc Colchicin nếu phát hiện muộn hay biểu hiện ngộ độc xuất hiện muộn thì thường bị suy gansuy thận hoặc có tiên lượng kém, điều trị ngộ độc thuốc Colchicin chủ yếu điều trị hỗ trợ.

Để ngăn ngừa tác dụng phụ và những nguy cơ mà thuốc Colchicin có thể gây ra thì:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết
  • Dùng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ
  • Bảo quản thuốc Colchicin đúng cách
Người bệnh được tư vấn sử dụng thuốc trước khi dùng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các dịch vụ tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về kết quả. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định nguy cơ bệnh và có hướng điều trị khoa học.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Tìm hiểu về bệnh Gout

Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.

Bài viết được tư vấn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung, Bác sĩ Cơ – Xương – Khớp, Khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Cùng với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipid, béo phì, bệnh Gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Nếu chúng ta biết áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tuân thủ một chế độ điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh và khống chế được bệnh.


1. Cơ chế của bệnh

Do tăng axid uric trong máu (> 420mol/l đối với nam và >360mol/l đối với nữ, khi tăng nó sẽ lắng đọng ở các cơ quan, tổ chức của cơ thể dưới dạng tinh thể urat (ở màng hoạt dịch gây viêm khớp ; ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận; sụn xương: sụn khớp, sụn vành tai; ở các mô dưới da: khuỷu tay, mắt cá, gối hình thành hạt tophy…)

Tuy nhiên, nếu acid uric máu bình thường cũng không loại trừ chẩn đoán và ngược lại nếu acid uric máu cao nhưng không có triệu chứng lâm sàng cũng không chẩn đoán Gout. Không dùng acid uric làm tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định mà chỉ có ý nghĩa hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi trong điều trị.

2. Các đối tượng dễ mắc bệnh Gout

  • Nam giới (tỉ lệ nam/nữ: 9/1) béo phì, những người mắc hội chứng chuyển hóa, sử dụng nhiều bia rượu, ăn các thức ăn chưa nhiều purin như liệt kê dưới đây.
  • Ngoài ra còn hay gặp ở những người suy thận, trong khi điều trị một số thuốc chống lao, bệnh máu, bệnh ung thư hoặc dùng thuốc lợi tiểu kéo dài…

3. Triệu chứng bệnh Gout

  • Sưng đau đột ngột dữ dội một hoặc một vài khớp không đối xứng
  • Các khớp thường gặp là: khớp bàn ngón chân cái, khớp bàn ngón chân khác, khớp gối, khớp cổ chân. Có thể khớp khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay (ít gặp hơn), khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

4. Điều trị bệnh Gout


4.1. Chế độ dinh dưỡng

– Tránh thực phẩm chứa nhiều nhân purin: nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục); thịt xông khói; hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); các loại đậu, măng tây, cải bó xôi; thịt đỏ ( trâu, bò, chó); thức ăn chua ( hoa quả chua, đồ muối chua)
– Tránh uống bia, rượu mạnh, có thể uống rượu vang (150ml/ngày)
– Tránh dùng các thuốc lợi tiểu, cocticoid.
– Nên uống nhiều nước: khoảng 2 lít/ngày ( nước khoáng kiềm)
– Nên ăn nhiều rau xanh, cà rốt, bắp cải, đậu phụ
– Có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng, cá đồng
– Vitamin C 500mg/ngày
– Không nên đi giày quá chật
– Nhìn chung chế độ ăn hạn chế năng lượng vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

4.2. Điều trị thuốc

Trong cơn cấp điều trị bằng các thuốc chống viêm. Điều trị lâu dài bằng các thuốc giảm acid uric huyết.
Để phòng tránh cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, phải thăm khám thường xuyên, tuân thủ phác đồ điều trị kéo dài: Thời gian đầu tái khám sau 2 tuần, sau đó mỗi tháng, khi đã ổn định có thể tái khám sau 3-6 tháng.