Công dụng của Hồ nước

7411

Trị mụn ẩn dưới da và mụn bọc
– Nguyên vật liệu cần có :
– 1 chai nước muối sinh lí ( cái này quen thuốc qá rồi nê e k ns thêm nữa ạ) + bông tẩy trang
– 1 lọ hồ nước
– mật ong nguyên chất
– Cách làm :
B1 : Xông mặt 2 -3 lần 1 tuần để da mặt được thoải mái + mũi ẩn dưới da trồi lên ( NGHIÊM CẤM NẶN , nếu các chị nặn e sợ là sẽ bị rỗ ) có thể cắt thêm lát chanh để bỏ vào or cho tinh dầu tùy các chị . Cách xông thì quá đơn giản r , chỉ cần đun nước rồi đổ vô cái bát ô tô r cắt lát chanh bỏ vô rồi chùm kín người ( như xông cảm cúm ý ạ ) vậy là ok . Để tầm 15-20 phút :”>
B2 : sau khi xông mặt xong các chị sẽ thấy mụn ẩn dưới da trồi lên , dùng giấy sạch ( khăn mềm) lau sạch lớp hơi nước trên mặt rồi dùng mật ong nguyên chất để đắp vô . Tgian đắp là tùy các chị điều chỉnh , riêng em em cứ để nó đấy đến khi làm xong hết việc ms lau đi =)) ( em đắp lúc 9h30 và ngủ lúc 11h ) . sau khi đắp xong các chị rửa sạch mặt và sẽ có cảm giác mềm mịn + sáng lên và mụn ẩn dưới da cx đỡ đi chút chút :”>
B3 : trước khi đi ngủ các chị rửa sạch mặt bằng khăn sạch mềm xong lau lần nữa = nước msl rồi để đó cho đến khi nó khô ngắm vào da sau khi nó khô lấy tăm bông chấm hồ nước lên các nốt mụn rồi đi ngủ thoải mái .
B4 : sáng ngủ dậy rửa sạch hồ nước = nước ấm rồi lau 1 lần nước = nước msl , để khô nhưng lần này phải lau sạch không ngộ nhỡ các chị bắt nắng lại chết ==” xog ra ngoài che chắn các kiểu e thì cứ phơi ra thế kệ nó =)))
– Lưu ý : phải uống đủ nước để giữ ẩm cho da
+ có thể kết hợp uống vit C , vit B + giải độc gan để thanh tẩy các cặn chất trong người
+ nhiều chị lo lắng hồ nước tuy trị mụn nhanh nhưng làm da xấu đi chính vì vậy các chị mới phải đắp mặt nạ mật ong + uống thuốc ( như trên ) để dưỡng cho da khỏe đẹp
+ tránh đụng tay vô mụn

Zona, nhất là zona tỏa lan, zona hai bên cơ thể được coi là bệnh chỉ điểm có tần xuất cao ở người nhiễm HIV/AIDS. Bệnh cũng hay gặp ở những người sử dụng corticoid kéo dài, người cao tuổi.
2.1 Căn nguyên
Do virus Varicella zoster. Virus varicella zoster sống tiềm tàng ở hạch thần kinh, gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể bị suy giảm miễn dịch, virus sẽ tái hoạt động và gây ra viêm hạch rẽ sau thần kinh tủy sống cấp tính. Đó là bệnh Zona. Đôi khi virus Varicella đột nhập từ bên ngoài vào và gây bệnh.
2.2 Triệu chứng lâm sàng.
2.2.1 Triệu chứng cơ năng và toàn thân
– Mệt mỏi, sốt ().
– Tại vùng sẽ mọc zona bệnh nhân cảm thấy đau, nóng rát. Các dấu hiệu trên xuất hiện trong vòng 2 – 3 ngày trước khi có thương tổn da.
2.2.2 Thương tổn da
– Dát màu đỏ tươi, hình tròn hoặc bầu dục, to bằng hạt đậu xanh, hạt ngô, hạt lạc mọc đơn độc nhưng thường cụm lại thành từng chùm như chùm nho.
– Sau 2 – 3 ngày tại nơi có dát đỏ xuất hiện những mụn nước, bọng nước tập trung thành từng đám có hình vòng cung. Mụn nước, bọng nước có thể trong, mủ, hoặc máu.
– Sau 2 -3 ngày mụn nước dập vỡ đóng vảy tiết. Sau 2 – 3- 4 ngày vảy tiết bong đi, để lại vùng da mất sắc tố hoặc hơi teo da.
Thương tổn zona từ lúc mọc dát đỏ đến khi khỏi trung bình từ 10 – 14 ngày.
Vị trí thương tổn : Nói chung thương tổn do zona chỉ mọc dọc theo thần kinh ngoại biên ở một bên cơ thể. Zona hai bên, zona toàn thân hoặc zona có mụn nước lưu vong chỉ xuất hiện ở người suy giảm miễn dịch, người dùng corticoid, người diều trị bằng thuốc chống thải bỏ mảnh ghép. Tùy theo dây thần kinh bị viêm mà zona có các thể lâm sàng khác nhau.
– Zona thần kinh tủy sống
+ Zona thần kinh cột sống thắt lưng.
+ Zona cổ – xương chẩm.
+ Zona cổ – trên xương đòn.
+ Zona cổ – cánh tay.
+ Zona liên sườn.
+ Zona thắt lưng – bụng.
+ Zona thắt lưng – đùi.
+ Zona đốt sống cùng.
+ Zona cột sống hông.
– Zona thần kinh sọ não.
+ Zona mắt.
+ Zona trán.
+ Zona tai (zona hạch gối) (zona ganglion géniculé).
– Zona miệng họng: zona bucco – pharynes).
2.3 Biến chứng
Nói chung zona không để lại biến chứng gì trầm trọng. Biến chứng phổ biến nhất là đau sau zona, nhất là zona ở người cao tuổi. Ngoài ra, zona có thể gây liệt, viêm màng não nước trong, hội chứng vai bàn tay sau zona (syndrome épale – main après zona).
2.4 Điều trị
2.4.1 Điều trị tại chỗ
– Bôi hồ nước vào thương tổn ngày 3 lần trong 3 ngày (kể từ lúc nổi dát đỏ, mụn nước và bọng nước).
– Mỡ Acyclovir 5%; cream Mangoherpin ngày 5 lần vào lúc nổi dát đỏ và mụn nước đã dập vỡ. Thời gian điều trị 7 ngày.
– Các thuốc chống nhiễm trùng cho những thương tổn có mủ, trợt loét. Ngày 2 lần.
2.4.2 Điều trị toàn thân.
2.4.2.1 Thuốc kháng virus
– Acyclovir: Acyclovir chỉ phát huy tác dụng trong vòng 7 ngày đầu, hoặc sau 7 ngày mà vẫn tiếp tục mọc lên những mụn nước, bọng nước mới.
– Liều lượng: 4000 mg/ngày x 7 ngày (800mg x 5 viên chia làm 5 lần/ngày).
– Với trường hợp zona tỏa lan Acyclovir 5-10mg/kgx 3 lần/ngày từ 7 – 10 ngày.
– Famciclovir: viên nén 125 – 250 mg
Thuốc sau khi uống sẽ chuyển hóa thành penciclovir có tác dụng mạnh hơn và kéo dài hơn acyclovir.
Liều lượng: 250mgx 3 lần/ngày x 7 ngày.
– Valaciclovir viên 500mg; liều lượng: ngày 6 viên chia làm 3 lần x 7 ngày.
– Foscarnet (foscavir) dạng thuốc tiêm truyền tĩnh mạch 500ml, 250 ml. Liều lượng 20mg/kg/ngày truyền tĩnh mạch trong 30 phút được áp dụng điều trị zona ở người suy giảm miễn dịch.
– Ganciclovir viên nang 250mg liều 5mg/kg/ngày x 7 ngày.
– Mangoherpin 100mg x 5 viên/ngày x 7 ngày.
2.4.2.2 Giảm đau
– Các loại giảm đau : Aspirin ; Alaxan; Efferangan.
– Điều trị đau sau zona:
+ Điện châm
+ Oxycondon: viên nén 5mg. Tác dụng giảm đau như morphin. Liều 5-20mg/ngày.
+ Benzydamin viên nén 50mg. Liều lượng: ngày đầu 1 viên x 3 lần uống vào bữa ăn, những ngày sau 2 viên chia 2 lần.
+ Tramadol viên 50mg ngày uống 6 viên chia 6 lần.
+ Nortriptylin viên 25mg ngày uống 1 – 4 viên (thuốc chống tiết cholin)
+ Clomipramil viên 25mg; 10mg. Liều lượng: ngày 20 – 60mg uống 1 lần hoặc chia 3 lần.
+ Hồng ngoại.
2.4.2.3 Thuốc bổ thần kinh: B6, B12 liều cao.