Điều trị bằng vật lý trị liệu

879

Điều trị bằng vật lý trị liệu

{tab=Từ trường}

Điều trị bằng từ trường


1. Các vật liệu từ.
– Nam châm tự nhiên: có công thức hóa học là Fe2O4 (gọi là Magnetit) có khả năng hút sắt, gọi là từ tính. Nam châm có hai cực (Nam và Bắc), xung quanh có từ trường mà thông qua đó chúng tác động lên nhau bằng cách các cực cùng tên của hai nam châm thì đẩy nhau, các cực khác tên thì hút nhau, gọi là từ lực. Ngoài nam châm tự nhiên có các đặc tính như trên, ngày nay người ta đã chế tạo được rất nhiều vật liệu có từ tính như:

– Nam châm điện, còn gọi là máy từ trường.

– Vật liệu từ mềm, vật liệu từ cứng, vật liệu từ trung gian.

2. Đơn vị cảm ứng từ.

Cảm ứng từ (B) là đại lượng được xác định bằng lực tác dụng lên một điện tích q chuyển động trong từ trường. Đơn vị đo cảm ứng từ là Tesla (T) và Gauss (G), trong đó 1T=104G. Đơn vị nhỏ hơn là mT (=10G).

3. Tác dụng điều trị và chỉ định.

– Chống viêm, giảm đau, giảm phù nề.

– Tăng tuần hoàn máu ngoại vi, chỉnh áp lực động mạch.

– Điều hòa hoạt động thần kinh thực vật.

– Giảm độ nhớt máu, hạn chế kích thích tiểu cầu.

– Kích thích miễn dịch không đặc hiệu.

– Hạn chế lắng đọng cholesterol, hạn chế hình thành sỏi.

– Kích thích tân tạo vi mạch, tái tạo tổ chức.

– Kích thích phát triển calci xương làm nhanh liền xương gãy, hạn chế thưa xương.

Chống chỉ định: bệnh về máu, tác động lên u ác tính, người có máy tạo nhịp, cơn tụt huyết áp, suy tim, động kinh, thai nhi.

4. Kỹ thuật.

4.1. Máy từ trường.

Đầu phát có nhiều loại: cực đơn, cực kép. Máy phát có thể phát ra từ trường hằng định, xoay chiều, xung với biến điệu tần số phù hợp mục tiêu điều trị. Từ trường hằng định thường dùng cho các rối loạn chức năng, tổ chức nông. Từ trường xoay chiều và xung thường dùng cho các tổn thương sâu và phủ tạng, xương khớp.

Kỹ thuật: đặt bề mặt đầu phát tiếp xúc với vùng điều trị. Có thể dùng một hoặc hai đầu phát đặt đối diện. Cường độ từ 10-100mT (100-1000G), thời gian mỗi lần 15-30 phút, mỗi ngày 1-2 lần, trong 10-20 ngày.

4.2. Các vật liệu từ chữa bệnh.

– Viên từ trị liệu: cường độ thường 30-80mT, dán vào da vùng điều trị liên tục 5-10 ngày (có thể bỏ ra lúc tắm rồi dán lại). Có thể dán một viên tại điểm dau, hoặc nhiều viên tại vùng đau, hoặc dọc theo dây thần kinh đau.

– Vật liệu từ sức khoẻ: giây chiều từ tính, vòng từ cổ tay, đai lưng từ tính, gối từ, đệm từ, giường từ, cốc từ…

{tab=Tĩnh điện trường}

Điều trị bằng tĩnh điện trường


1. Đặc tính của tĩnh điện trường.

– Khái niệm: Tĩnh điện trường là điện trường tạo ra giữa hai bản cực của một nguồn điện một chiều có điện áp cao 15-20 tới 50KV. Không khí giữa hai bản điện cực trong điện trường này sẽ xảy ra hiện tượng ion hóa.

– Khi cơ thể đặt trong trường một chiều hằng định sẽ chịu ảnh hưởng:

+ Phát sinh dòng điện cực hóa trong cơ thể gần giống như dòng một chiều nhưng với cường độ rất nhỏ.

+ Hấp thu các ion khí do hiện tượng phóng điện tạo ra bởi trường điện đã gây ion hóa không khí, chủ yếu qua đường hô hấp.

2. Tác dụng sinh lý.

– Biểu hiện bên ngoài: bệnh nhân cảm thấy như có một luồng gió nhẹ thoáng qua, lúc đầu có co mạch ngoại vi và nhiệt độ da hơi thấp sau đó mao mạch giãn và nhiệt độ da tăng lên một chút.

– Với thần kinh trung ương: có tác dụng giảm kích thích, điều hòa thần kinh thực vật nếu có rối loạn: làm chậm nhịp tim, huyết áp có chiều hướng giảm, dinh dưỡng chuyển hóa được cải thiện.

– Trường tĩnh điện còn gây hiện tượng cực hóa do dòng điện một chiều nhưng rất nhỏ.

3. Chỉ định.

– Toàn thân: mỏi mệt, đau đầu, mất ngủ, trạng thái kích thích do thay đổi thời tiết, rối loạn thần kinh thực vật.

– Tại chỗ: đau mỏi, thiểu dưỡng, vết loét lâu liền…

Chống chỉ định: người có máy tạo nhịp tim, suy tim, chảy máu, lao chưa ổn định, mẫn cảm.

4. Kỹ thuật.

Điện cực (-) có hình nón úp và có các gai nhọn (điện cực gai) đặt ở phía trên, điện cực (+) là một tấm kim loại phẳng đặt ở dưới, trên có phủ một lớp cách điện, khoảng cách giữa hai điện cực đủ để một người ngồi trên ghế đặt trên điện cực (+) và điện cực (-) cách đầu 15-20cm. Khi đó giữa hai điện cực có hiện tượng phóng điện do lớp không khí tại đây bị ion hóa, tạo nên một dòng điện rất nhỏ <0,5mA. Khi điều trị, nên thở sâu để hít các ion (-) vào phổi.

{tab=Điện trường cao áp}

Điều trị bằng điện trường cao áp



1. Đặc tính của điện trường cao áp.

– Khái niệm: Điện trường cao áp là điện trường tạo ra xung quanh một dòng điện xoay chiều tần số 50Hz và có điện áp cao (cỡ KV).

– Điện trường cao áp xoay chiều không gây nên hiện tượng ion hóa, mà tác động lên dòng điện sinh vật vốn có của tổ chức tế bào. Tác dụng trước hết là gây nên các giao động vi thể giống như một sự xoa bóp vi thể đối với tế bào làm tăng hoạt tính của tế bào.

2. Tác dụng sinh lý.

– Kích thích chuyển hóa và hoạt tính tế bào.

– Tăng hoạt tính và chuyển hóa nước trong cơ thể.

– Điều hoà thần kinh thực vật.

– Giảm đau tại chỗ.

3. Chỉ định.

Các rối loạn chức năng như:

– Hội chứng suy nhược thần kinh, đặc biệt là mất ngủ.

– Mệt mỏi sau lao động trí óc và chân tay.

– Tăng huyết áp.

– Cơn hen phế quản.

– Thiểu năng tuần hoàn não.

Chống chỉ định: người có máy tạo nhịp, chảy máu, có thai, lao chưa ổn định, mẫn cảm.

4. Kỹ thuật.

– Điện cực bảo đảm hoàn toàn cách điện, khi đó bệnh nhân không nhận thấy có cảm giác gì. Nếu đệm kê chân, ghế, giường không cách điện tốt thì sẽ có cảm giác tê tê như có điện giật nhẹ.

– Bệnh nhân nằm hay ngồi thoải mái, khi bắt đầu nên cho liều nhẹ 3KV, sau tăng dần. Chế độ điều trị theo chương trình tăng dần từng phút 3-6-9 KV rồi giảm dần 9-6-3 KV thường có hiệu quả cao và thích hợp nhất. Thời gian một lần 30 phút, có thể 1-2 giờ thậm chí 6-8 giờ, ngày 1 lần, đợt điều trị 10-20 lần.

{tab=Tử ngoại}

Điều trị bằng tử ngoại


1. Khái niệm về tử ngoại.

1.1. Khái niệm.

Tử ngoại là những bức xạ ánh sáng thuộc phổ không nhìn thấy và có bước sóng nhỏ hơn vùng đỏ của bức xạ nhìn thấy, tức là trong khoảng 380-10nm.

Bức xạ tử ngoại được chia thành 3 loại:

– Tử ngoại A: bước sóng 380-320nm.

– Tử ngoại B: bước sóng 320-280nm.

– Tử ngoại C: bước sóng 280-10nm.

1.2. Các nguồn tạo ra tử ngoại.

– Tử ngoại tự nhiên: Tử ngoại tự nhiên có nguồn gốc từ ánh sáng mặt trời, khi xuống mặt đất đã bị tầng ozon trong khí quyển hấp thụ gần hết tử ngoại B và C, chỉ còn lại chủ yếu là tử ngoại A.

– Đèn tử ngoại thạch anh – thuỷ ngân: vỏ đèn bằng thạch anh, khí trong đèn là thủy ngân, phát ra ánh sáng có 80-85% là bức xạ tử ngoại, còn lại là bức xạ nhìn thấy và hồng ngoại.

– Đèn tử ngoại lạnh: vỏ đèn cũng bằng thạch anh, khí trong đèn được hạ áp xuất xuống chỉ còn vài mmHg, khi cho một điện áp vào hai cực của đèn thì xảy ra hiện tượng phóng điện trong chất khí giảm áp và phát ra bức xạ tử ngoại thuộc vùng tử ngoại C, có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Vì chỉ cần điện áp thấp, nhiệt độ đèn không cao nên gọi là tử ngoại lạnh.

– Đèn tử ngoại huỳnh quang: là tử ngoại lạnh, nhưng trong bóng đèn phủ một lớp huỳnh quang để ngăn các bức xạ tử ngoại bước sóng ngắn chỉ cho các bức xạ có bước sóng dài hơn đi qua để cho tác dụng điều trị.

2. Tác dụng của tử ngoại.

2.1. Tác dụng sinh hóa và chuyển hóa.

– Tử ngoại C gây tổn thương cấu trúc protein, hủy tế bào và có tác dụng diệt khuẩn. Được dùng trong sát khuẩn môi trường.

– Tử ngoại B: có tác dụng kích thích sự quang hợp của cây xanh, kích thích quá trình chuyển hóa từ tiền vitamin D dưới da thành vitamin D từ đó có tác dụng lên quá trình chuyển hóa Calci và xương.

– Tử ngoại A có hoạt tính sinh học yếu hơn, chỉ gây tác dụng đỏ da do làm tăng histamin, tăng melanin gây đen da.

2.2. Tác dụng đỏ da.

– Khi chiếu bức xạ tử ngoại lên da, lúc đầu không thấy hiện tượng gì xảy ra, nhưng sau 6-8 giờ sẽ xuất hiện đỏ da, là do tử ngoại đã chuyển histidin thành histamin gây giãn mạch. Một thời gian sau vùng da đỏ chuyển thành sẫm hoặc đen do tăng sinh melanin, đồng thời lớp sừng hóa phát triển và khi bong đi thì da trở lại bình thường, quá trình này có thể kéo dài hàng tuần.

– Cảm ứng của mỗi vùng da đối với bức xạ tử ngoại khác nhau, ví dụ:

+ Da ngực, bụng, lưng: 100-75%.

+ Vai, cánh tay: 75-50%.

+ Mặt, cổ, đùi, cẳng chân: 50-25%.

+ Đầu gối, bàn tay, bàn chân: 25-0%.

– Nếu chiếu tử ngoại liều cao và kéo dài, sau 2-3 ngày vùng da bị chiếu có thể phồng rộp tạo thành các phỏng nước, là biểu hiện của bỏng độ I,II do các tế bào biểu mô bị tổn thương.

2.3. Tác dụng trên thần kinh.

– Chiếu tử ngoại toàn thân liều nhỏ có tác dụng điều hòa trương lực thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi, tăng khả năng làm việc.

– Chiếu tại chỗ liều đỏ da gây tăng cảm vùng bị chiếu, chiếu liều đỏ da mạnh gây ức chế cảm giác đau (có thể là ức chế bảo vệ tại thụ cảm thể hoặc hạn chế dẫn truyền cảm giác đau).
3. Liều sinh học của tử ngoại.

3.1. Khái niệm.

– Vì mức độ cảm ứng với bức xạ tử ngoại của từng người khác nhau, do đó trước khi tiến hành điều trị cần xác định liều sinh học để chỉ định liều điều trị thích hợp.

– Liều sinh học của bức xạ tử ngoại là thời gian tối thiểu để gây được hiện tượng đỏ da tối thiểu trên một người nhất định với một nguồn tử ngoại để xa 50cm và chiếu thẳng góc vào da.

Liều sinh học (LSH) chỉ có ý nghĩa với từng người và một chiếc đèn nhất định, không áp dụng cho người khác và đèn khác.

3.2. Phương pháp đo LSH.

– Dụng cụ: dùng thước Goocbatrep, là một tấm kim loại có 6 lỗ hình chữ nhật và một thanh trượt có thể đóng hoặc mở các lỗ đó.

– Vị trí đo: thường đo ở vùng cơ thể nhạy cảm nhất như vùng ngực, lưng, mặt trước cánh tay.

– Kỹ thuật: cố định thước lên da sao cho tấm kim loại luôn áp sát mặt da, đẩy thanh trượt che kín cả 6 lỗ. Đèn tử ngoại đặt cách xa 50cm và thẳng góc với mặt da. Lần lược kéo thanh trượt để hở lỗ thứ nhất 15 giây, rồi kéo tiếp để hở lỗ thứ hai 15 giây, cứ tiếp tục như vậy đến lỗ thứ 6 thì tắt đèn và tháo thước ra. Như vậy lỗ thứ nhất được chiếu 90 giây, các lỗ tiếp theo ít hơn 15 giây so với lỗ trước nó, đến lỗ thứ 6 chỉ được chiếu 15 giây.

Sau khi đo xong, dặn bệnh nhân không được gãi hoặc chà xát lên vùng da vừa đo, không uống rượu bia, không để vùng da đó tiếp xúc với nắng.

– Đọc kết quả: sau 18-24 giờ, thông thường sau 6-8 giờ đã thấy hiện tượng đỏ da, khi đọc kết quả thấy 1 trong 3 biểu hiện sau:

+ Tất cả 6 lỗ đều không thấy đỏ da: là do liều tử ngoại thấp, cần đo lại với liều cao hơn (công suất đèn cao hơn hoặc thời gian chiếu mỗi lỗ dài hơn).

+ Thấy một số lỗ đỏ da có bờ viền rõ, chọn lỗ nào đỏ da ít nhất nhưng còn nhìn rõ bờ viền, thời gian chiếu của lỗ đó là LSH.

+ Cả 6 lỗ đều đỏ da rõ: là do liều quá cao, cần đo lại với liều giảm đi.

– Để rút ngắn thời gian chiếu người ta để đèn gần hơn, cường độ tác dụng của bức xạ tử ngoại tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách, theo công thức:

4. Chỉ định và chống chỉ định.

4.1. Chỉ định.

4.1.1. Tắm tử ngoại toàn thân.

– Trẻ em còi xương chậm lớn: liều bắt đầu bằng 1/8 LSH, hàng ngày tăng dần thêm 1/8 LSH để cơ thể thích nghi dần, giới hạn tối đa không quá 2 LSH.

– Nâng cao sức đề kháng và tăng cường sức khoẻ cho người mới ốm dậy, bệnh nhân trong giai đoạn bình phục bệnh: liều bắt đầu bằng 1/4 LSH, tăng dần mỗi lần thêm 1/4 LSH.

– Rèn luyện sức chịu đựng của cơ thể.

4.1.2. Điều trị tại chỗ.

Điều trị tử ngoại tại chỗ mỗi lần tối đa không quá 600cm2 đối với người lớn vì tính chất ảnh hưởng toàn thân, nếu cần thì chia ra các vùng nhỏ để chiếu cách ngày.

– Viêm khớp dạng thấp: chiếu kín toàn bộ khớp đau 3-5 LSH, nghỉ 2-3 ngày cho bớt đỏ da rồi chiếu tiếp, mỗi đợt 5-6 lần. Tác dụng giảm đau, chống viêm, giảm mẫn cảm khớp.

– Bệnh vảy nến: liều tăng dần từ 2 LSH lên 4-6 LSH cho đến khi vùng tổn thương phẳng không còn lên vảy.

– Bệnh bạch biến: liều tăng dần từ 2 LSH lên 3-4 LSH đến khi màu da vùng bạch biến gần về bình thường.

– Rụng tóc kiểu thành đám: liều tăng dần từ 1 lên 2-3 LSH.

– Điều trị theo phản xạ đốt đoạn: sử dụng liều vừa 2-3 LSH liên tục.

– Làm nhanh rụng hoại tử vết thương, vết loét: nếu vết thương, vết loét nông thường bắt đầu 1-2 LSH rồi tăng dần đến 4-5 LSH. Nếu vết thương vết loét sâu và bẩn thường bắt đầu với liều cao 6-10 LSH rồi giảm dần. Khi đã có tổ chức hạt thì chỉ dùng tử ngoại với liều rất thấp bằng 1/2 LSH để kích thích liền sẹo.

4.2. Chống chỉ định.

– Chống chỉ định toàn thân:

+ Bệnh nhân sốt cao, suy kiệt, đang có bệnh tiến triển như lao, ung thư, suy thận.

+ Các bệnh nặng: suy tim, suy gan, suy thận, cường giáp.

+ Một số người có biểu hiện quá mẫn với tử ngoại, tắm tử ngoại toàn thân có thể gây choáng.

– Chống chỉ định tại chỗ: viêm da, eczema giai đoạn chảy nước diện rộng chiếu tử ngoại có thể gây tiến triển nặng thêm.

{tab=Laser}

Điều trị bằng LASER công xuất thấp


1. Đại cương.

1.1. Nguyên lý tạo ra LASER.

– LASER là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation nghĩa là sự khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức.

– Nguyên lý cấu tạo chung của một máy LASER gồm có: buồng cộng hưởng chứa hoạt chất LASER, nguồn nuôi và hệ thống dẫn quang. Trong đó buồng cộng hưởng với hoạt chất LASER là bộ phận chủ yếu.

– Buồng cộng hưởng chứa hoạt chất LASER là một chất đặc biệt có khả năng khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ cưỡng bức để tạo ra LASER. Tính chất của LASER phụ thuộc vào hoạt chất đó, do đó người ta căn cứ vào hoạt chất để phân loại LASER.

1.2. Đặc tính của LASER.

– Độ định hướng cao: tia LASER phát ra hầu như là chùm song song do đó khả năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị tán xạ.

– Tính đơn sắc rất cao: chùm sáng chỉ có một màu (hay một bước sóng) duy nhất. Đây là tính chất đặc biệt nhất mà không nguồn sáng nào có.

– Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia LASER.

– Có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia LASER cực lớn trong thời gian cực ngắn.

1.3. Phân loại LASER.

1.3.1. LASER chất rắn.

Có khoảng 200 chất rắn có khả năng dùng làm môi trường hoạt chất LASER. Trong y học thường dùng một số loại LASER sau:

– YAG-Neodym: hoạt chất là Yttrium Aluminium Garnet (YAG) cộng thêm 2-5% Neodym, có bước sóng 1060nm thuộc phổ hồng ngoại gần. Có thể phát liên tục tới 100W hoặc phát xung với tần số 1000-10000Hz. Trong y học dùng àm dao mổ, châm cứu.

– Hồng ngọc (Rubi): hoạt chất là tinh thể Alluminium có gắn những ion chrom, có bước sóng 694,3nm thuộc vùng đỏ của ánh sáng trắng. ứng dụng trong y học ở lĩnh vực nhãn khoa.

– Bán dẫn: loại thông dụng nhất là diot Gallium Arsen có bước sóng 890nm thuộc phổ hồng ngoại gần. Trong y học được sử dụng để châm cứu.

1.3.2. LASER chất khí.

– He-Ne: hoạt chất là khí Heli và Neon, có bước sóng 632,8nm thuộc phổ ánh sáng đỏ trong vùng nhìn thấy, công suất nhỏ từ một đến vài chục mW. Trong y học sử dụng trong Vật lý trị liệu dựa trên hiệu ứng sinh học.

LASER He-Ne

– Argon: hoạt chất là khí argon, bước sóng 488 và 514,5nm. Trong y học sử dụng để châm cứu và trong nhãn khoa.

– CO2: bước sóng 10.600nm thuộc phổ hồng ngoại xa, công suất phát xạ có thể tới megawatt (MW). Trong y học ứng dụng làm dao mổ.

1.3.3. LASER chất lỏng.

Môi trường hoạt chất là chất lỏng, thông dụng nhất là LASER màu. Trong y học LASER màu được ứng dụng trong điều trị một số tổn thương hoặc khối u, tạo sóng xung kích trong phá sỏi.

{tab=ION}

Điều trị bằng ION khí



1. Đặc tính của ion khí.

– Khái niệm: Ion khí là các hạt điện tích sinh ra từ các phân tử không khí do tác động của các bức xạ vũ trụ, phóng xạ, bức xạ cực tím và hiện tượng ion hóa do phóng điện. Bình thường trong không khí lượng ion (-) và ion (+) xấp xỉ nhau.

– Qua quá trình sinh học tự nhiên và thực nghiệm đã cho thấy sự gia tăng của ion (-) trong không khí có tác dụng cải thiện bệnh lý đường hô hấp.

– Ion khí chỉ tác dụng toàn thân thông qua đường hô hấp, khi vào phế nang, ion khí có hai loại tác dụng như sau:

+ Gián tiếp (phản xạ) qua kích thích các nội thụ cảm thể phổi.

+ Trực tiếp (đường thể dịch) vào hệ tuần hoàn qua biểu mô phổi.

2. Tác dụng và chỉ định.

– Một số bệnh phổi phế quản mạn tính như: Hen phế quản, viêm phế quản mạn, bệnh bụi phổi, bệnh tai mũi họng mạn tính…

– Cải thiện chức năng hô hấp ở bệnh nhân sau phẫu thuật lồng ngực.

– Điều trị tại chỗ đối với vết bỏng, vết thương.

– Làm dịu đau, giảm căng thẳng thần kinh.

3. Kỹ thuật điều trị.

– Có nhiều loại máy ion, tuỳ thuộc vào lượng ion mà máy phóng ra (tính theo lượng ion/cm3 không khí). Có hai kỹ thuật chính:

+ Điều trị trực tiếp tại chỗ thường dùng cho các vết bỏng, vết thương.

+ Điều trị toàn thân qua hít thở.

– Nồng độ cao 1-3.106 ion/cm3, thường thời gian điều trị ngắn 5-30 phút.

– Nồng độ thấp 1-4.104 ion/cm3 có thể điều trị thời gian dài 1-8 giờ.

– Ngoài ra còn có loại máy ion đặt trong phòng ngủ, trong xe ô tô để cải thiện vi khí hậu.

Điều trị bằng ion tĩnh điện


1. Đặc tính.

– Ion tĩnh điện hay dòng âm cực là sử dụng cực âm của một dòng điện một chiều có điện áp khoảng 200-500V, khi chạm vào cơ thể gây nên hiện tượng ion hóa các nguyên tử hoặc phân tử trở thành các điện tích âm, ảnh hưởng đến quá trình điện từ của cơ thể.

Ion tĩnh điện

Điều trị bằng ion tĩnh điện

2. Tác dụng và chỉ định.

– Tăng hoạt tính tế bào và dịch thể tổ chức, kích thích điện sinh vật.

– Chỉ định: các rối loạn chức năng như suy nhược thần kinh, mệt mỏi, rối loạn tiền mãn kinh.

– Chống chỉ định: người có máy tạo nhịp, suy tim, lao chưa ổn định, ung thư, mẫn cảm. Thận trọng với phụ nữ có thai và đang có kinh.

3. Kỹ thuật.

Máy ion tĩnh điện tạo ra dòng một chiều có thể điều chỉnh điện áp 100-500V, cường độ 50mA, người bệnh chỉ tiếp xúc với cực âm trong điều kiện cách điện. Mỗi lần điều trị 30 phút, ngày 1-2 lần, mỗi đợt 15-20 ngày.

 

{tab=Thủy trị liệu}

Thủy trị liệu



I. Các yếu tố tác dụng của thủy trị liệu.
1. Yếu tố lực đẩy và áp suất.

– Theo định luật Archimède, lực đẩy của nước tương đương với trọng lượng của khối nước mà vật chiếm chỗ và có chiều ngược với chiều trọng lực. Như vậy khi đặt bộ phận cơ thể thong nước thì trọng lượng sẽ giảm đi đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động được dễ dàng hơn.

– Mặt khác khi một vật chìm trong nước sẽ chịu một áp suất tỳ nén của nước, áp suất này phụ thuộc vào tỷ trọng và độ sâu của nước. Tính chất này được áp dụng vào trị liệu phù nề.

Đây là các yếu tố đặc trưng của nước mà các phương pháp Vật lý khác không có, được áp dụng để vận động trị liệu trong nước.
2. Yếu tố nhiệt.

Nước có thể được dùng để tăng hay giảm nhiệt độ cục bộ hay toàn thân qua các hiện tượng dẫn nhiệt và đối lưu. Tác dụng trị liệu phụ thuộc vào sự khác biệt về nhiệt độ giữa da và nước, phương thức ứng dụng, diện tích vùng điều trị và thời gian.

– Nước nóng:

+ Dùng nước nóng cục bộ có tác dụng như các phương pháp nhiệt trị liệu khác.

+ Dùng nước nóng toàn thân: có tác dụng tăng tiết mồ hôi, tăng tuần hoàn ngoại vi làm giảm huyết áp, giảm kích thích thần kinh…

– Nước lạnh: có tác dụng trái ngược với nước nóng.

– Nóng lạnh xen kẽ: sự biến đổi đột ngột và sâu sác của nhiệt độ có khả năng kích thích các thần kinh và cơ.
3. Yếu tố cơ học.

Dùng dòng nước luân chuyển tác động lên da có tác dụng kích thích các thụ cảm thể giống như sự xoa bóp, làm giảm đau và giãn cơ. Tuỳ thuộc vào vận tốc và hình thái của dòng chảy hay tia nước mà có thể tạo ra áp lực tác động và các kiểu xoa bóp khác nhau. Ngoài ra, dòng nước luân chuyển còn làm mềm và bong các lớp mô chết và các chất dịch khô phủ trên các vết thương.
4. Yếu tố hóa học.

Thành phần hóa học của các chất hòa tan trong nước cũng là một yếu tố quan trọng trong thủy trị liệu. Các thành phần này có thể là tự nhiên (trong nước khoáng thiên nhiên), hay nhân tạo (được pha thêm vào phù hợp với mục đích điều trị).

Trong thực hành điều trị, người ta thường sử dụng phối hợp các yếu tố trên với nhau tạo ra các kỹ thuật điều trị khác nhau.
II. Một số kỹ thuật điều trị bằng nước.
1. Ngâm nước toàn thân.

1.1. Ngâm nước nóng.

– Tác dụng: tăng tuần hoàn ngoại biên, tăng nhịp tim, tăng thân nhiệt, tăng thải mồ hôi, tạo thư giãn cơ làm giảm đau, giảm co thắt cơ.

– Kỹ thuật: bệnh nhân nằm trong bồn nước ngâm đến cổ, tăng nhiệt độ nước tới khoảng 37,80C, có thể kết hợp với xoa bóp và tập vận động trong nước. Thời gian ngâm 20-30 phút. Kết thúc điều trị cần lau khô.

– Chỉ định: viêm khớp, tăng huyết áp, các chứng co thắt của cơ quan tiêu hóa và tiết niệu, viêm dây thần kinh, chấn thương.

– Chống chỉ định: bệnh nặng, xơ cứng động mặt, Basedow, động kinh, ưa chảy máu, rối loạn cảm giác nóng lạnh.

1.2. Ngâm nước lạnh.

– Tác dụng: nhịp tim chậm lại mặc dù lúc đầu hơi tăng, nhịp thở chậm sâu, lúc đầu dãn mạch nông đỏ da, cảm giác dễ chịu, khi ngâm lâu da dần dần trở nên xanh và có thể xanh tái, khi ra khỏi nước da hồng trở lại.

– Kỹ thuật: làm ấm bệnh nhân, ngâm nước lạnh ở nhiệt độ 10-26,70C thời gian từ 4 giây đến 3 phút tuỳ sức chịu đựng của bệnh nhân, có thể kết hợp với chà xát để trợ giúp. Sau ngâm phải lau khô và chà xát mạnh bằng khăn bông.

– Chỉ định: kích thích biến dưỡng, chứng béo phì giảm hoạt động chức năg, táo bón vô trương lực.

– Chống chỉ định: tăng huyết áp, ưa chảy máu, viêm thận, liệt cứng, táo bón co giật, thể trạng yếu.
2. Ngâm nước từng phần.

Được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng chịu được tác dụng ngâm nước toàn thân hoặc chỉ có yêu cầu điều trị cục bộ. Vùng điều trị có thể là tay, chân hoặc các phần của thân mình.

2.1. Ngâm nước nóng.

Cho bộ phận ngâm trong nước nóng 37-400C, thời gian 10-30 phút.

Chỉ định: đau dây thần kinh, đau khớp, đau cơ, co thắt cơ.

2.2. Ngâm nóng lạnh xen kẽ.

– Tác dụng: gia tăng tuần hoàn nhiều và lâu.

– Kỹ thuật: cần 2 chậu nước, 1 chứa nước nóng 400C, 1 chứa nước lạnh 160C.

+ Ngâm nước nóng 10 phút – nước lạnh 1 phút.

+ Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.

+ Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.

+ Ngâm nước nóng 4 phút – nước lạnh 1 phút.

+ Kết thúc bằng ngâm nước nóng 5 phút.

– Chỉ định: rối loạn tuần hoàn ngoại vi do co thắt động mạch, đổ mồ hôi chân tay, bong gân, viêm khớp.

– Chống chỉ định: thiểu năng động mạch, xơ cứng động mạch, bệnh tuần hoàn ngoại vi nặng, bệnh đái tháo đường.
3. Tắm kết hợp với kích thích cơ học.

3.1. Tác dụng:

Dùng sự luân chuyển của dòng nước có tác dụng như xoa bóp lên da, ngoài ra còn kết hợp với điều trị bằng nhiệt tuỳ thuộc vào nhiệt độ của nước sử dụng.

3.2. Các kỹ thuật tạo dòng luân chuyển.

– Bồn nước xoáy và bồn Hubbard: nước trong bồn được khuấy động liên tục bằng 1 động cơ tạo sự xoa bóp nhẹ nhàng.

– Vòi tắm tia nước: với các tia nước nhỏ tạo áp lực và nhiệt độ tác động lên da, có thể tác động toàn thân hoặc một diện nhỏ.

– Bồn tia nước: có hệ thống bơm hút nước từ bồn ra và phun vào với các tia nước có kích thước và áp lực khác nhau tạo sự xoa bóp thư giãn đặc biệt.

– Tia nước lớn (8-20mm) với áp suất cao (2-4atm) nóng và lạnh:

+ Douche Charcot: nước ấm bắn vào người ở cách xa 3m tạo nên vùng chịu áp lực như xoa day lên da.

+ Douche Shotlander: dùng 2 tia nước, 1 ấm (360C) và 1 lạnh (200C) thay nhau 2-10 giây bắn vào người ở cách xa 3m vừa có tác dụng xoa day vừa có tác dụng rèn luyện (nóng – lạnh) tăng cường sức khoẻ.
4. Sử dụng các thành phần hòa tan trong nước.

– Nước khoáng: thành phần chủ yếu gồm có các kháng chất như Ca++, Mg++, Na+, Cl-…có tác dụng phục hồi sức khoẻ và chữa một số bệnh mạn tính về xương khớp, tiêu hóa, thần kinh, phụ khoa, hô hấp, ngoài da…

– Tắm ngâm có khí O2 nhân tạo: dùng phương pháp hòa O2 vào nước bằng áp suất cao, trộn O2 bằng giàn phun, tạo O2 bằng phản ứng hóa học. Có tác dụng: giảm kích thích, an thần, hạ huyết áp, tăng cung cấp O2 cho cơ thể, điều hòa tuần hoàn.

– Tắm ngâm có khí CO2: dùng nước khoáng có CO2, trộn CO2 bằng giàn phun, tạo CO2 bằng phản ứng hóa học. Có tác dụng: hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi, điều hòa rối loạn thần kinh thể nhược, rèn luyện tim mạch.

– Tắm nước biển hoặc nước pha muối.

– Các tinh dầu: thông, bạc hà, sả… kích thích hô hấp, da và thần kinh.
5. Tắm hơi nước nóng.

Không khí được bão hoà hơi nước nóng 40-450C và được luân chuyển bằng quạt gió. Sự truyền nhiệt chậm của hơi nước giúp cho các mô thính ứng với trạng thái gia tăng chuyển hóa. Có thể ứng dụng phương pháp này để trị liệu cục bộ hay toàn thân. Cần nhớ lau khô sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh.
III. Tập vận động trong nước.
1. Tác dụng sinh lý.

1.1. Tác dụng:

– Lợi dụng lực đẩy Archimède làm trọng lượng cơ thể và chi thể giảm đi tạo điều kiện thuận lợi cho tập vận động dễ dàng hơn.

– Lợi dụng sức cản của nước để tạo lực đề kháng trong luyện tập.

1.2. Chỉ định:

Vận động trong nước được áp dụng rộng rãi trong các bệnh lý rối loạn vận động.

1.3. Chống chỉ định:

Các bệnh cấp tính, bệnh ngoài da, vết thương hở, suy tim, suy kiệt, tăng hoặc hạ huyết áp, mất kiểm soát cơ vòng, đang kinh nguyệt, bệnh hô hấp.
2. Chuẩn bị tập vận động trong nước.

2.1. Lượng giá người bệnh.

– Lượng giá toàn thân: đánh giá tình trạng toàn thân, phát hiện các yếu tố chốgn chỉ định.

– Lượng giá vận động: tầm vận động khớp, sự điều phối và thăng bằng, khă năng hoạt động và di chuyển trên cạn. Đánh giá sức cơ dưới nước theo độ cải biên:

Độ 0: không có co cơ.

Độ 1: co cơ với sức nổi trợ giúp.

Độ 2: co cơ không có sức nổi.

Độ 2+: co cơ kháng lại sức nổi.

Độ 3: co cơ kháng lại sức nổi nhanh.

Độ 4: co cơ kháng lại sức nổi có phao nhẹ.

Độ 5: co cơ kháng lại sức nổi có phao lớn.

2.2. Chuẩn bị phương tiện.

– Nhiệt độ nước: tốt nhất là 36-370C, có thể thay đổi tuỳ trường hợp cụ thể.

– Dụng cụ: tay vịn gắn chặt vào thành hồ, xà kép, bậc thang, ghế thấp, phao các loại, tấm cản nước, bóng và đồ chơi khác.

– Vòi tắm kết hợp các loại.

– Vệ sinh: hồ phải được thay nước và làm sạch hàng ngày.

2.3. Chuẩn bị bệnh nhân.

– Không được điều trị ngay sau khi ăn, tốt nhất cách xa bữa ăn 30 – 60 phút.

– Nhắc nhở bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi tiến hành tập.

– Kiểm tra kỹ da bệnh nhân không có bệnh ngoài da.
3. Các kỹ thuật tập luyện.

– KTV có thể xuống hồ cùng bệnh nhân hoặc có thể đứng trên bờ để điều khiển.

– Tư thế bệnh nhân: có thể đứng, ngồi, nằm tuỳ bài tập vận động.

– Tập vận động khớp thụ động dưới nước.

– Tập vận động khớp chủ động có trợ giúp bằng lực đẩy Archimède

– Tập động tác hữu ích.

– Tập di chuyển trong nước.

– Kéo giãn cột sống trong nước…

{/tabs}

Tác giả Bs Mai Trung Dũng

benhvathuoc.com