Sơ cấp cứu những tai nạn thường gặp

921

Trong cuộc sống thường nhật, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể gặp phải những tai nạn nho nhỏ như bỏng, điện giật, côn trùng đốt… Gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa những thông tin khuyến cáo về hiện tượng sét đánh, điện giật, bỏng gas, chết đuối gây chết người… Bài viết sẽ cung cấp kiến thức giúp bạn đọc có thể sơ cấp cứu tại chỗ cho nạn nhân trước khi thầy thuốc đến.

{tab=Ngạt nước}

Đối với tai nạn này, việc sơ cứu ngay tại chỗ nhờ những người xung quanh là rất quan trọng, việc đưa tới bệnh viện chỉ nhằm cấp cứu những biến chứng. Vì khi ngập nước, chỉ trong vòng mấy giây là bắt đầu thiếu ôxy và sau 5 phút ngập nước, tim sẽ ngừng đập, não sẽ không hồi phục được. Do đó việc cấp cứu phải tiến hành nhanh. Nạn nhân bị đuối nước có thể bị đuối nước lạnh, nước nóng, nước ngọt, nước mặn vì thế việc sơ cứu cũng phụ thuộc vào nước (nếu nước lạnh thì tìm cách hạ thân nhiệt, nước nóng dễ bị thiếu ôxy não…).

Việc làm đầu tiên của người sơ cứu là cởi bỏ quần áo ướt, không để nạn nhân nằm chỗ gió lùa, nhanh chóng làm thông đường thở bằng cách dốc ngược đầu người bị nạn xuống thấp hoặc vác người bị nạn lên vai, chạy xóc để nước ra khỏi dạ dày. Tiếp theo, làm vệ sinh người bị nạn như móc đất, bùn, đờm dãi (nếu có) ra khỏi miệng để thông thoát đường thở vùng miệng. Đặt nạn nhân nằm trên tấm chăn hay áo khoác, kiểm tra mạch đập, nhịp thở và chuẩn bị hô hấp nhân tạo. Nên làm hô hấp nhân tạo kiên trì trong vòng 20-40 phút cho tới khi thấy người nạn nhân ấm, hồng lên hoặc chết hẳn mới thôi. Khi đã tự thở được, nạn nhân vẫn còn trong trạng thái hôn mê nên phải đặt nạn nhân nằm ở tư thế nghiêng đầu về một bên để đường thở lưu thông, các dịch còn lại không bị chảy ngược vào phổi. Lúc này, nhanh chóng ủ ấm cho bệnh nhân và đưa tới bệnh viện để điều trị tiếp các biến chứng.

{tab=Điện giật, sét đánh}

Tai nạn khi bị sét đánh hay điện giật là do dòng điện đi qua cơ thể khiến cho bệnh nhân bị ngừng tim, ngừng thở, bỏng nặng và tử vong. Tùy theo từng dòng điện, tần số và thời gian bị giật mà các thương tổn sẽ nặng hay nhẹ. Những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc cứu sống bệnh nhân ngay từ những giây phút đầu. Những việc làm khẩn cấp khi gặp tai nạn điện giật là:

– Lập tức cắt ngay nguồn điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện bằng cách: cắt cầu dao, bỏ cầu chì hoặc dùng sào gậy khô đẩy nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Người cứu nạn phải luôn nhớ chân đi giày, dép khô và nơi đứng cũng phải khô ráo.

– Khi đã tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện lập tức phải kiểm tra xem nạn nhân còn thở được không (quan sát lồng ngực, bụng di động, để sợi bông, lông vũ trước mũi). Áp tai vào ngực trái xem tim còn đập không. Nếu thấy nạn nhân không còn thở, tim không đập lập tức để bệnh nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra sau, nhấc cằm cao nhằm khai thông đường thở sau đó tiến hành ngay hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực. Đây là biện pháp cơ bản nhất hy vọng có thể giúp cho việc cứu sống nạn nhân bị sét đánh.

– Việc sơ cứu phải tiến hành ngay lập tức mới hy vọng cứu sống được nạn nhân. Không bao giờ được chuyển nạn nhân tới bệnh viện mà chưa sơ cứu. Chỉ chuyển nạn nhân đi viện khi nạn nhân đã tự thở được, tim đập lại. Có thể lựa chọn phương tiện thích hợp (xe bò kéo hoặc công nông…) để vừa chuyển bệnh nhân vừa hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực.

– Công việc tiếp theo là sơ cứu các chấn thương kết hợp nếu có như gãy xương, trật khớp… Trường hợp bị bỏng do điện cao thế phải đề phòng bị bục động mạch tại vết bỏng sâu.

{tab=Bỏng}

Sơ cứu ngay tại chỗ, trước khi đưa người bị nạn đến cơ sở y tế là yếu tố quan trọng trong việc giúp thầy thuốc điều trị bỏng sau này tại bệnh viện. Nếu ở cơ sở xử lý tốt, đúng với phác đồ đã nêu thì độ sâu và diện tích bỏng sẽ giảm nên tỷ lệ biến chứng, thời gian nằm viện, tỷ lệ tử vong và kinh phí điều trị cho người bệnh cũng giảm… Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để người nhà cũng như bản thân người bị nạn hiểu được cách sơ cứu. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản cần thiết:

– Đối với bệnh nhân bị bỏng nhiệt: Nhanh chóng loại trừ các tác nhân gây bỏng, sau đó ngâm, rửa chỗ bỏng bằng nước lạnh sạch càng sớm càng tốt, thời gian ngâm 15-60 phút. Bảo vệ vết bỏng bằng cách che phủ bằng khăn, vải sạch rồi băng lại, tốt nhất không nên dùng thuốc gì nếu chưa được sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Đối với trẻ nhỏ, ngoài những biện pháp trên, nên cho trẻ uống oresol, ủ ấm cho trẻ.

– Đối với bỏng hóa chất: Cũng giống như bỏng nhiệt, sau khi ngâm rửa vết bỏng (thời gian ngâm lâu hơn) có thể dùng dung dịch để trung hòa như nước vôi nhì, giấm, chanh, đường…

– Đối với bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cấp cứu toàn thân ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo, xử lý các tổn thương kết hợp nếu có như gãy tay, sai khớp.

{tab=Say nắng, say nóng}

– Say nắng thường do nạn nhân trực tiếp ở dưới ánh nắng mặt trời, bị ảnh hưởng của tia tử ngoại chiếu lên da. Triệu chứng thường gặp là nhức đầu, vã nhiều mồ hôi, mặt đỏ gay, lừ đừ, khó thở, có khi đau bụng, nôn mửa, người bứt rứt. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sốt cao 41°C đến 42°C, mạch nhanh, sắc mặt chuyển qua tái nhợt. Khi bị nặng sẽ rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê, trụy mạch và dễ tử vong.
Say nóng thường do tia hồng ngoại của sức nóng (hầm mỏ, lò lửa, nhà xe, nhà mái tôn, trên tàu xe chật chội, nóng bức, ánh nắng buổi chiều…) tác động lên cơ thể kéo dài. Các triệu chứng cũng như say nắng nhưng diễn tiến từ từ với mức độ nhẹ hơn.
Theo đông y, say nóng hoặc say nắng ở mức nhẹ gọi là thương thử, nếu nặng gọi là trúng thử. Đông y phân thử làm 2 loại âm thử và dương thử. Âm thử là ở trong râm mát nhưng do khí nóng quá bức mà gây bệnh (say nóng). Dương thử là trực tiếp dưới ánh nắng mà phát bệnh (say nắng).
Triệu chứng thường gặp khi bị thương thử là sốt, khát nước, đi tiểu nhiều, không ra mồ hôi hoặc ra ít mồ hôi, phiền toái bứt rứt, đau đầu, mặt đỏ, hoa mắt. Nặng thì có thể ngất, sốt cao 40°C đến 41°C, mê sảng, mạch nhanh, sắc mặt tái nhạt. Nguyên tắc điều trị chủ yếu là thanh thử, giải nhiệt.
Xử trí
Khi có nạn nhân bị thương thử, cần tiến hành những công việc sau đây:
– Đem ngay nạn nhân ra khỏi chỗ nắng, nóng, cho nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
– Nới rộng quần áo hoặc cởi bỏ bớt.
– Dùng khăn tẩm nước mát lạnh, đắp vùng trán, gáy, nách, lau khắp người để làm hạ thân nhiệt. Theo dõi cho đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38°C.
– Cho uống nhiều nước để bù các chất điện giải, như: nước oresol, nước trà loãng (hoặc nước lọc) pha đường muối (tỉ lệ 8 g đường/1g muối).
– Nếu hôn mê phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
Nếu bị thương thử ở mức không quá nặng, có thể dùng các bài thuốc sau: Bột sắn dây từ 20 g đến 30 g hòa với 350 ml nước sôi để nguội, thêm chút đường cho dễ uống, ngày uống 2 đến 3 lần; dùng 500 g đến 800 g ruột quả dưa hấu ép lấy nước, chia 2 đến 3 lần uống trong ngày; lá sen tươi 20 g, lá hoắc hương tươi 16 g, rễ cây lau (hoặc lá dâu tằm tươi) 16 g. Tất cả đem nấu với 1 lít nước cho đến khi còn lại chừng 600 ml, chia 2 đến 3 lần uống trong ngày; bí xanh (bí đao) 100 g đến 150 g, gọt vỏ, rửa sạch, ép lấy nước uống 1 đến 2 lần/ngày.
Kinh nghiệm dân gian cũng có cháo giải thử (giải cảm nắng) gồm gạo tẻ nấu với một trong các chất liệu: lá sen tươi, đậu xanh, bột hoặc củ sắn dây, lá hương nhu tươi; có thể thêm thịt heo nạc băm nhỏ. Ngoài ra, còn có thể nấu cháo lá sen (lá sen tươi 1 cái loại không già không non quá, rửa sạch, xắt nhỏ, sắc với 500 ml nước cho đến khi còn 200 ml, lấy nước bỏ bã; thêm 100 g gạo tẻ  vào nấu thành cháo, thêm ít đường phèn và để ăn trong ngày); cháo sắn dây (16g bột sắn dây, 100 g gạo tẻ; nấu gạo tẻ thành cháo rồi hoà sắn dây vào, có thể thêm ít đường, ăn trong ngày).

{/tabs}

{tab=Khó thở}

Trong một tình huống sơ cấp cứu, bạn có thể đối mặt với một nạn nhân bị khó thở. Những chấn động tâm lý có thể gây nên các vấn đề về hô hấp làm ảnh hưởng đến các thành phần của máu, điều đó gây ra hàng lọat những triệu chứng khiến nạn nhân khó chịu. Những tai nạn có sự va chạm mạnh đến vùng ngực gây ra các vết thương sẽ gây nên sự khó thở nghiêm trọng.

SỰ THỞ QUÁ MỨC

Đây là một tình trạng khó thở gây ra do chấn động tâm lý khi gặp tai nạn hay một dạng của sốc tình cảm. Người bệnh sẽ thở quá mức, điều này dẫn đến nồng độ cacbonic trong máu giảm xuống. Dẫn đến những dấu hiệu và triệu chứng sau:

– Thở nhanh và cạn.

– Cảm thấy như bên sườn bị đinh ghim hay kim chích.

– Chóng mặt.

– Co cơ.

– Cơn hoảng sợ.

Sự giảm nồng độ cacbonic trong máu có thể chữa lại bình thường bằng cách hít thở chậm một túi giấy khoảng 10 lần sau đó thở bình thường trong 15 giây đến khi cơn thở nhanh chấm dứt.

CÁCH CHỮA TRỊ

1. Nếu nạn nhân không bị thương, chuyển họ ra khỏi hiện trường đến một nơi yên tĩnh và thóang người. Vì những nạn nhân thở nhanh này thường khó chịu với nhiều người tụ tập chung quanh, điều này càng làm họ tệ hơn.

2. Làm nạn nhân yên tâm bằng cách giữ bình tĩnh và luôn nói năng ô tồn vói họ. Giúp họ kiểm sóat lại hơi thở.

3. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, và bạn chắc rằng nạn nhân không bị những bệnh khác trước đó như suyễn hay bị thương ở ngực, hãy để nạn nhân hít ra thở vô một cái túi giấy. Lượng khí trong túi này chứa nhiều cacbonic hơn sau mỗi lần thở, điều này sẽ giúp lấy lại cân bằng nồng độ oxy và cacbonic trong máu.

4. Gọi bác sỹ hay cấp cứu nếu những triệu chứng ấy không chấm dứt. Đừng tán hay vỗ nạn nhân vì họ đang khó chịu và rất dễ gây hấn, họ sẽ tấn công lại bạn và bạn có nguy cơ bị buộc tội hành hung.

DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG XẸP PHỔI VÀ CÁC CHẤN THƯƠNG NGỰC KHÁC

– Tiền sử đã có va chạm vùng ngực hoặc trước đó đã có bệnh gây khó thở.

– Lồng ngực phồng lên khi nạn nhân thở ra (cách thở bất thường)

– Có những chỗ phồng hay lõm dọc xương sườn.

– Chỗ gãy hở.

– Khó thở.

– Thở đau.

– Sốc, thường thì ở mức độ nào đó của xuất huyết bên trong

– Chảy máu đỏ tươi, có bọt ở miệng hay mũi. (Đây là bằng chứng cho thấy sự thủng phổi khi máu đỏ tươi giàu oxy thóat khỏi hệ thống hô hấp. Có thể hoặc không liên quan đến việc vết thương hở ở ngực)

– Vết thương hở ở ngực.

CÁCH CHỮA TRỊ

Phải gọi cấp cứu sớm. Nếu nạn nhân còn tỉnh, họ sẽ dễ thở hơn khi ngồi duỗi hai chân. Đỡ nạn nhân ngồi tư thế đó nếu có thể và đỡ họ ngồi như vậy thật thoải mái. Nếu bạn biết chắc bên nào có chấn thương, đỡ nạn nhân về bên đó, nó sẽ giúp giảm sức ép lên phần phổi không chấn thương, giúp cho nạn nhân thở dễ hơn một chút.

Nếu có vết thương hở, hãy băng lại càng sớm càng tốt. Cách băng tốt nhất là dán 3 góc của vùng vết thương. Giúp nạn nhân lau máu ở miệng. Nếu nạn nhân bất tỉnh, đặt họ về tư thế hồi phục về bên phía bị thương và quan sát hơi thở họ cẩn thận. Chữa trị vết thương hở khi nạn nhân ở tư thế hồi phục. Chữa trị các xương sườn bị gãy.

TỔN THƯƠNG LỒNG NGỰC

Những tổn thương nghiêm trọng thường do các tai nạn, hoặc là hậu quả của các bệnh gây nên các vấn đề về hô hấp, dẫn đến xẹp phổi. Không khí vào những khoảng trống giữa phổi và lồng ngực gây nên khó thở. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sức ép sẽ ảnh hưởng đến phần phổi không bị tổn thương và tim, gây nên sự căng và tràn khí màng phổi. Đây là tình trạng cần cấp cứu khẩn cấp nếu muốn cứu sống nạn nhân.

Tổn thương lồng ngực bị gãy từ hai xương sườn trở lên, thường gây khó thở ở nạn nhân vì lồng ngực không thể hoạt động hiệu quả. Cũng có thể có một vết gãy hở ở lồng ngực nơi mà những xương sườn bị nứt rạn. Nên nhớ rằng các xương sườn mở rộng và bao quanh phần lưng và ở đây có thể có những tổn thương nhiều hơn phía trước.

Tổn thương ngực có thể đi kèm với những vết thương hở ở ngực . Nơi đây là một lối đi trực tiếp từ phổi đến môi trường bên ngoài, gây ra bởi do các vật sắc bén đâm xuyên qua lồng ngực tạo nên các lỗ thủng.

{tab=Bất tỉnh}

Đây là một trường hợp đặc biệt khó xử trí. Đường thở của nạn nhân phải luôn luôn là quan tâm hàng đầu. Người này có thể bị gãy xương sống nên gây tổn thương thần kinh và liệt, nhưng nếu bạn không giữ thông đường thở và bảo đảm hô hấp liên tục cho nạn nhân, thì họ sẽ tử vong.

Xử trí :

Nếu bạn tình cờ gặp một nạn nhân bất tỉnh và cơ chế chấn thương cũng như tư thế của họ gợi ý nạn nhân có thể bị gãy xương sống (ví dụ như một người đứng xem kể lại rằng nạn nhân bị té, hoặc người này đang mặc áo da của người lái xe mô tô và nằm cạnh chiếc xe bị đụng), ưu tiên vẫn là kiểm tra đường thở.

1. Hỏi nạn nhân một câu để biết nạn nhân còn tỉnh không. Không được lắc mạnh nạn nhân.

2. Thực hiện kiểm tra theo thứ tự ABC, chú ý nhẹ nhàng nghiêng đầu nạn nhân sang một bên. Nếu đầu đã ở tư thế thích hợp, thì đừng di chuyển thêm. Thay vào đó, hãy nâng cằm nạn nhân và kiểm tra miệng.

3. Nếu nạn nhân không thở được, phải làm hô hấp nhân tạo ngay và thực hiện đầy đủ cấp cứu hô hấp tuần hoàn nếu cần. Hãy gọi xe cứu thương sớm nhất.

4. Nếu phải xoay nạn nhân ngửa để hồi sức, thì bạn cần chú ý giữ đầu, thân mình và các ngón chân nạn nhân thẳng hàng. Nếu có thể thì bạn nên nhờ những người đang đứng xem giúp bạn chuyển nạn nhân sang nằm ngửa, nhưng bạn đừng phí thời gian để tìm kiếm người giúp đỡ bởi vì nạn nhân cần được thở không khí càng sớm càng tốt.

5. Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và nằm nghiêng với đầu nằm thẳng, hãy cho dịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân và để nạn nhân nằm yên.

6. Giữ yên đầu nạn nhân bằng cách áp hai bàn tay bạn vào tai nạn nhân và các ngón tay nằm dọc theo xương hàm. Phải cẩn thận theo dõi đường thở nạn nhân.

Nếu nạn nhân bị bất tỉnh và đầu chưa thẳng hoặc nạn nhân chưa nằm nghiêng, bạn cần phải chuyển người này sang thế hồi phục. Lý tưởng nhất là dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ nếu bạn có đủ người. Nếu không, phải tìm cách lăn nạn nhân sang thế hồi phục với tất cả sự giúp đỡ nào có thể.

· Vị trí hồi phục khi bị chấn thương cột sống.

1. Nâng đỡ đầu nạn nhân như đã mô tả bên trên. Bạn hãy tìm tư thế thoải mái nhất bởi vì bạn phải nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi xe cứu thương đến.

– Hãy nâng đỡ đầu nạn nhân liên tục cho đến khi người trợ giúp đến.

– Gấp chân đang vươn xa lên và đỡ lấy thân người.

– Áp hai bàn tay vào tai và các ngón tay đặt dọc xương hàm.

– Xoay người nạn nhân, giữ đầu, thân người và ngón chân thẳng hàng.

– Để dịch chảy ra khỏi miệng nạn nhân nếu cần.

2. Yêu cầu người giúp đặt cánh tay gần nhất xuống dưới người nạn nhân, phải làm thế nào để các ngón tay bằng phẳng và khuỷu duỗi thẳng. Đặt cánh tay kia ngang người nạn nhân và nâng đỡ cánh tay này ở ngang mặt.

3. Chân nạn nhân bên vươn xa phải gập lên và cánh tay người giúp sẽ đặt trên đùi, phần ngay trên gối.

4. Thực hiện theo sự chỉ dẫn của người giữ ở đầu, xoay nạn nhân từ từ, và làm thế nào để đầu, thân mình và ngón chân thẳng hàng.

5. Khi nạn nhân đã được lật qua, bạn cần tiếp tục nâng cổ nạn nhân, trong lúc đó người trợ giúp đảm bảo giữ cho nạn nhân được vững vàng bằng cách tự tay nâng người nạn nhân hay đặt áo khoác hoặc chăn cuộn tròn quanh người nạn nhân.

Hoặc bạn có thể theo cách khác là dùng kỹ thuật lăn khúc gỗ.

{tab=Sặc}

Nguyên nhân gây sặc

Sặc là một phản xã co thắt thanh môn, khi có đồ ăn thức uống hay dị vật lọt vào khí quản làm tắc nghẽn đường thở, mà hậu quả xấu nhất là dẫn đến tử vong. Với trẻ em, chỉ ngưng thở 4 phút là đã gây ra chết não. Một số trường hợp cứu sống được thì đứa bé cũng bị di chứng não (bại não do não không được cung cấp oxy trong thời gian bé bị ngưng thở) thành tàn tật suốt đời.

Trẻ dưới một tuổi rất dễ bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc, do cho bú không đúng tư thế (nằm ngửa đầu), bình sữa không đúng vị trí (sữa không ngập hết núm vú làm bé nuốt nhiều hơi), lỗ núm vú quá to làm sữa chảy xuống nhanh, bé nuốt không kịp… Nhiều bà mẹ vì bận bịu nên cứ để bé nằm ôm bình bú một mình, bình sữa được chèn giữ bằng gối. Bé còn quá nhỏ để có những phản xạ để tự bảo vệ khi sặc. Đến khi bà mẹ phát hiện bé bị sặc, thì sữa đã chảy tràn vào hai cuống phổi!

Một sai lầm thường thấy nữa là: dỗ đứa bé đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng bé, rất dễ gây sặc. Cũng như tật lười ăn ở trẻ con, người nhà thường bắt ép đứa bé phải ăn, dù đang la khóc hoặc cố chọc cho bé cười để há miệng ra là đút ngay bột, cháo… mà không lường hết những nguy hiểm do sặc. Vừa cho trẻ ăn vừa đùa giỡn với bé cũng là một nguyên nhân gây sặc.

Sặc thuốc: tâm lý các bé thường sợ uống thuốc mà các phụ huynh lại hay sốt ruột, lo lắng nên đổ vội vào miệng đứa bé đang giẫy khóc. Thậm chí có khi còn bóp mũi cho bé há miệng ra để đổ thuốc vào. Chưa kể đến việc cho bé dưới một tuổi uống cả viên cho mau khỏi bệnh. Ngoài ra, còn phải nói đến những cái chết oan uổng vì hủ tục “đổ sả nặn chanh”, khi đứa bé đang sốt cao co giật. Chanh nguyên chất có hàm lượng axit cao không chỉ gây phản ứng sặc, mà còn gây phỏng niêm mạc môi, họng bé!

Với các trẻ trên một tuổi dị vật gây tắc nghẽn đường thở có thể là các loạt hạt: hạt dưa, hạt cam, hạt sapuchê, đậu phộng, đậu xanh, hạt mãng cầu, hạt chôm chôm, đuôi bút bi, các loạt viên: viên bi, viên thuốc… Nguyên nhân gây sặc là do trẻ tự bóc ăn, tự bỏ vào miệng các loại thức ăn, đồ vật.

Ngăn ngừa và xử lý đúng khi trẻ bị sặc là điều quan trọng

Hạn chế không để trẻ bị sặc là điều các bậc phụ huynh cần lưu ý. Đồng thời, cũng phải hết sức cảnh giác với loại sặc do dị vật lọt vào đường thở, bởi tính hiếu động ở trẻ độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Các bậc phụ huynh nên tránh để các loại đồ chơi nhỏ xíu, các loạt hạt, nút áo, kim gút… trong tầm tay bé, và cần nắm vững những nguyên tắc cơ bản để cấp cứu tại chỗ khi trẻ bị sặc:

Sau khi xác định tình trạng ngưng thở của trẻ (không nhìn, nghe, cảm thấy hơi thở của trẻ) bạn nên tiến hành thổi ngạt. Áp sát miệng bạn vào miệng và mũi trẻ, thổi 2 hơi mạnh, (đầu và cằm trẻ được nâng ngửa ra).

Sau đó đặt trẻ nằm sấp theo cánh tay bạn, đầu thấp rồi vỗ mạnh bằng lòng bàn tay vào lưng trẻ 4 cái, để tăng áp lực đường thở tống dị vật ra.

Tiếp tục lật em bé trở lại nằm ngửa ra trên tay bạn (theo kiểu trở bánh tráng) đầu vẫn thấp, rối ấn mạnh vào ngực 4 cái bằng hai ngón tay bạn.

Liên tục như thế từ 6 – 10 lần vừa vỗ lưng vừa ấn ngực, đến khi bé thở lại được và tống hết đàm nhớt, dị vật ra ngoài. Sau đó mau chóng đưa bé đến ngay bệnh viện gần nhất để kiểm tra xem dị vật còn trong đường thở hay không (ngay cả khi thấy trẻ đã thở lại bình thường). Trong thời gian vận chuyển cấp cứu, vẫn bền bỉ thực hiện vỗ vỗ lưng, ấn ngực thổi ngạt, nếu bé vẫn bị tắc nghẽn đường thở.

{tab=Hóc xương}

Bà con mùi vị ta rất háu ăn, điều đó tất nhiên rùi, và vì thế không tránh khỏi đôi lúc bị ” tai nạn” nho nhỏ trong khi en. Sau đây là 1 mẹo nhỏ “Chữa hóc xương cá”. Nuốt vỏ cam: Khi bị hóc xương, có thể lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng, sau đó nuốt sẽ làm tan xương cá.

– Dùng vitamin C làm mềm xương: Nếu bị hóc xương dăm, bạn lấy một viên vitamin C ngậm trong miệng, vài phút sau, xương sẽ mềm ra và hết hóc.

– Uống nước dãi vịt: Lấy một con vịt, dốc đầu vịt xuống. Đựng nước dãi vịt vào bát sạch, uống từ từ cho nhuận họng, xương dăm sẽ tan ra.

– Uống nước giếng: Nếu bị hóc xương, uống dấm vẫn không khỏi, nếu xương mắc ở vị trí không quá nguy hiểm, có thể để đến sáng hôm sau uống 1 bát nước giếng, sẽ hết hóc.

Ngoài ra, người dân còn dùng mẹo sau: nhanh tay đảo đầu đũa cả khuấy lỗ nhỏ chính giữa nồi cơm rồi đậy lại hoặc cho người mắc xương cá nuốt chửng cục cơm. Nếu bị hóc xương cá ở cuống họng, lấy quả trám mài nước uống làm tiêu xương cá.

Hãy lấy 1 ít rau má rửa sạch, nhai (nhai càng dối càng tốt) và nuốt, chỉ một vài miếng là xương sẽ bị các dây rau má cuốn trôi vào dạ dày ngay.
Hãy lấy ngay 1 tàu cây dọc mùng (loại hay dùng để nấu canh cá) bảo người bị hóc há miệng và chọc từ từ nhưng phải dứt khoát miếng thức ăn sẽ trôi ngay vào dạ dày.

{/tabs}

benhvathuoc.com