Sơ cứu cơ bản P3

818

SƠ CỨU CƠ BẢN P3

{tab=Bài 21}

NGỪNG TIM
Ngừng tim và hiện tượng báo sự ngừng đập đột ngột của tim . Đặc điểm là mạch không bắt được .

Nguyên nhân có thể do :

  • Hậu quả của cơn đau
  • Mất máu trầm trọng
  • Ngạt thở
  • Điện giật
  • Sốc phản vệ
  • Dùng thuốc quá liều và bị hạ nhiệt

Dấu hiệu nhận biết :

  • Mạch không bắt được
  • Ngừng thở

Sơ cấp cứu :

  • Khẩn trương làm hồi sức :Hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài nồng ngực
  • Gọi sự giúp đỡ của đội cấp cứu y tế

{tab=Bài 22}

NGẠT THỞ
Ngạt thở xảy ra khi không khí không vào được đến phổi vì có vật cản chắn ở mũi và miệng nên nạn nhân không thể thở được.

Ngạt thở có thể do các nguyên nhân sau :

  • Đuối nước .
  • Hít phải khói và khí độc
  • Bị vùi lấp
  • Dị vật rơi và đường khí quản
  • Khi nạn nhân bị bất tỉnh , lưỡi bị tụt ra sau che lấp đường khí quản

Trong môi trường lao động , ngạt thở có thể xảy ra khi bị sập hầm lò ,công nhân bị vùi lấp, cháy xưởng công nhân bị mắc kẹt không thoát ra được nên hít phải nhiều khói , những loại lao động phải tiếp xúc với các khí độc  , khí gas …
Việc sơ cấp cứu phải thật khuẩn trương ngay  trong những phút đầu tiên . Vì nếu thiếu oxy trong 4-5 phút  thì não bắt đầu chết.

Nếu một người bị ngạt thở , cần nhanh chóng tiến hành sơ cứu theo những bước sau :

Xác định nhanh nguyên nhân gây ngạt thở và làm cho hiện trường an toàn ( đưa  nạn nhân ra khỏi nguyên nhân gây ngạt ). Ví dụ : Khi bị sập hầm thì bạn phải thận trọng khi kéo nạn nhân ra kẻo chính bạn cũng bị vùi lấp. dò dỉ khí độc thì cần mang mặt nạ chống độc hoặc khẩu trang ẩm và đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm đến nơi an toàn và thoáng khí .

– Làm thông đường thở:

  • Kiểm tra miệng nạn nhân , nếu có ngoại vật thì phải lấy ra
  • Một tay  đẩy ngửa đầu nạn nhân về phía sau ,nâng cằm ra phía trước để giúp nạn nhân thở được , tay còn lại giữ dưới gáy của nạn nhân

– Nếu  bị vùi lấp do sập hầm lò , sập nhà xưởng thì ưu tiên đào bới  đến tận vùng hông để nạn nhân thở càng sau càng tốt

– Kiểm tra nhịp thở :

  • Quan sát ngực nạn nhân có cử động hay không
  • Nghe tiếng thở bằng tai ( có thể bằng mắt và cảm giác)

– Nạn nhân bất tỉnh , không phát hiện nhịp thở và nhịp tim , thì phải tiến hành hà hơi thổi ngạt và ép tim.

– Đặt nạn nhân nằm ở vị trí hồi phục.

– Nếu có  những biểu hiện sau  đây – thì nhanh chóng gọi điện cho đội cấp cứu y tế ( số máy 115) hoặc nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để có đủ phương tiện cấp cứu hồi  sức.

  • Khó thở hoặc thở nhanh
  • Có tiếng khò khè khi cố thở
  • Sùi bọt mép
  • Môi và tay tím tái .

{tab=Bài 23}

TỔN THƯƠNG  PHẦN MỀM
Tổn thương phần mềm là những vết thương của các mô mềm như da, cơ, gân. Các thương tổn gây chảy máu, gãy xương thường kèm theo các thương tổn phần mềm.
Về cấu trúc, các cơ làm cho các xương cử động được, nhờ sự co giãn của các sợi cơ dưới sự điều khiển thần kinh. Các cơ này được nối với xương bằng một dải các mô hình sợi chắc gọi là gân.

Các tổn thương ở mô mềm:

  • Những tác động từ bên ngoài như va chạm vật sắc nhọn, đâm chém… làm rách ra, thịt và làm tổn thương các tổ chức khác ở sâu trong cơ thể và gây chảy máu.
  • Bong gân là vết thương làm tổn thương đến dây chằng ở tại hay gần khớp xương và nguyên nhân chủ yếu  là do xoắn khớp làm đứt các  mô ở xung quanh.
  • Các cơ và gân có thể bị giãn ra và đứt do cử động mạnh đột ngột quá ngưỡng

Sơ cấp cứu các thương tổn ở mô mềm:

Nếu vết thương chảy máu: xem bài “ Chảy máu” (bài 19 );

Nếu bị bong gân, căng cơ và bị bầm sâu thì:

  • Để nạn nhân thư giãn, cố định và nâng đỡphần bị thương ở vị trí mà nạn nhân cảm thấy dễ chịu nhất
  • Làm mát vùng bị thương bằng chườm nước đá hoặc đặt miếng gạc lạnh, sẽ làm bớt sưng, đỡ bầm và bớt đau.
  • Băng ép chỗ bị bong gân
  • Nâng cao phần bị thương để giảm lượng máu chảy đến vết thương và giảm thiểu nguy cơ bị bầm
  • Nếu bong gân nặng thì sau sơ cấp cứu, chuyển nạn nhân đến bệnh viện tiếp tục điều trị.

Cần chú ý:

  • Miệng vết thương là cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Nhiều khi trong vết thương còn có ngoại vật lọt vào như mảnh kim loại, mảnh quần áo, đất, đá, cát….mang theo vi khuẩn nguy hiểm. Khi nghi ngờ vết thương bẩn thì cán bộ y tế cần tiêm phòng uốn ván.
  • Vết thương lớn có thể gây nhiễm khuẩn nặng tại chỗ và toàn thân, dễ gây tàn phế và tử vong. Trước mắt có thể gây sốc do đau hoặc mất nhiều máu ( xem thêm bài “Mất máu” – Bài 19  và “ Sốc” –  Bài 11)

{tab=Bài 24}

NGẤT VÀ BẤT TỈNH
Ngất : Là  hiện tượng mất ý thức trong chốc lát do hiện tượng máu chạy nên não tạm thời bị giảm. Mạch đập rất chậm rồi dần dần trở lại bình thường .Việc phục hồi diễn ra nhanh và hoàn toàn.

Bất tỉnh : Là trạng thái tương tự như ngất , cũng mất ý thức trong chốc lát do hoạt động bình thường của não bộ bị gián đoạn

Hôn mê : Là hiện tượng bất tỉnh hoàn toàn , có khi với thời gian dài khó xác định.

Tuy ngất và bất tỉnh có nguyên nhân khác nhau  nhưng các dấu hiệu để nhận biết và phương thức gần như nhau.

Nguyên nhân của ngất và bất tỉnh:

  • Có thể là phản ứng khi quá sợ hãi hoặc tức tối ở người có hệ thần kinh dễ xúc động
  • Bị kiệt sức và đói
  • Điện giật
  • Đuối nước
  • Chảy máu nhiều
  • Co giật
  • Bệnh tim nặng . suy mạch vành .cơn đau thắt ngực ….

Dấu hiệu nhận biết :

Ngất :
Nạn nhân thấy trong người khó chịu , tối tăm mặt mũi , váng đầu , ù tai, chân tay run rẩy , đứng không vững và ngã xuống , mất ý thức tạm thời .

Bất tỉnh :
Nạn nhân bất thình lình ngã ra, mất ý thức , mặt tái nhợt, toát mồ hôi trán . mạch yếu và chân chậm , thở nông , có khi không sờ thấy mạch  hoặc nạn nhân ngừng thở.

Sơ cấp cứu ngất:

  • Đặt nạn nhân nằm ngửa . hai chân nâng cao
  • Nới rộng cổ áo và  thắt lưng
  • Đảm bảo phòng được thoáng khí
  • Khi nạn nhân tỉnh lại , vẫn đặt chân cao hơn đầu từ 2-3 phút, rồi mới từ từ đỡ họ dậy

Đối với một người có dấu hiệu sắp bị ngất:

  • Giúp họ ngồi lên ghế , gập người  về phía trước , đầu để giữa hai đầu gối
  • Bảo họ thở sâu vài lần
  • Đảm bảo phòng thoáng khí .

Sơ cấp cứu bất tỉnh:

  • Đặt nạn nhân ra chỗ thoáng khí , tránh gió lùa
  • Kiểm tra tình trạng nạn nhân: Lay mạnh hai vai và gọi to , bắt mạch và nghe hơi thở
  • Nếu mạch không đập và ngừng thở thì hà hơi thổi ngạt và ép tim.

{tab=Bài 25}

Cách chữa mắc nghẹn

Không gì chán bằng chuyện đang ăn ngon mà nghẹn. Nếu lỡ vướng phải phiền phức này, một vài cách sau có thể giúp bạn nhanh chóng vượt qua cơn nghẹn.

Hướng dẫn

1.Cách xử lý đơn giản và nhanh nhất là uống một ngụm nước, nuốt từ từ, nhẹ nhàng. Nếu vẫn không hết, các bạn hãy uống 1 ngụm sữa tươi không đường, lưu ý là cũng uống từ từ. Chỉ cần vài phút sau là cơn nghẹn sẽ qua nhanh.
2.Nếu trong điều kiện không có nước, không có sữa, bạn hãy ngồi hơi cúi về phía trước, ho thật mạnh. Dòng khí tạo ra khi ho có tác dụng đẩy thức ăn ra ngoài đường hô hấp hoặc ít ra cũng tạo được khe hở cho việc thở. Sau đó, các bạn dùng tay vỗ vào vùng lưng giữa hai xương bả vai.
3.Tuy nhiên nếu bữa ăn nào cũng bị nghẹn và mật độ ngày càng nhiều thì nên đến gặp bác sĩ để khám và điều trị. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh hẹp thực quản hoặc u thực quản.
4.Để tránh bị nghẹn, nhất là đối với người cao tuổi, cách tốt nhất hãy tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn. Tốt nhất nên ăn thức ăn được chế biến lỏng, dễ nuốt và đặc biệt là phải nhai kỹ.

Chúng ta mắc nghẹn khi một vật cứng bị kẹt trong cổ họng hay khí quản khiến không khí không vào được trong phổi. Người lớn thường mắc nghẹn thức ăn, trẻ con thì mắc nghẹn những món đồ chơi nhỏ. Mắc nghẹn là trường hợp khẩn cấp vì thiếu dưỡng khí vào phổi và lên óc sẽ làm óc bị chết, cần được cấp cứu ngay.

Dấu hiệu cho thấy một người đang bị mắc nghẹn thường là người ấy đang dùng tay ôm lấy cổ, ngoài ra người ấy còn có thể làm những dấu hiệu sau:
– Không nói được;
– Khó thở hay thở khò khè;
– Không ho mạnh được;
– Da, môi, móng tay trở thành màu tím hay xám đục;
– Bất tỉnh.
Để cấp cứu nạn nhân, ta cần nhớ điều luật “5 và 5” của Hồng Thập Tự:
– Đập lưng 5 cái: Trước tiên, dùng đáy bàn tay đập vào lưng giữa 2 vai 5 lần.
– Ép bụng 5 lần: Dùng thủ thuật Heimlich ép bụng nạn nhân 5 lần.
– Thay đổi giữa đập lưng và ép bụng cho đến khi miếng nghẹn văng ra.

* Thủ thuật Heimlich
– Đứng sau lưng nạn nhân. Dùng 2 tay ôm ngang eo. Dựa người nạn nhân ra phía trước một chút.
– Nắm một bàn tay lại rồi để trên rốn nạn nhân một chút.
– Dùng bàn tay kia nắm lấy nắm tay trước rồi đè mạnh vào bụng nạn nhân, hướng lên phía trên, giống như đang cố nhấc nạn nhân lên.
– Làm 5 cái ép bụng như vậy, thay đổi với 5 cái đập lưng cho đến khi miếng nghẹn văng ra.
Nếu chỉ có mình bạn nơi xẩy ra tai nạn, nên làm đập lưng và ép bụng trước khi gọi 911. Nếu có 2 người hay hơn thì một người thực hành thủ thuật cấp cứu và một người gọi 911. Nếu nạn nhân bất tỉnh, làm CPR bằng cách nhấn ngực.

* Tự làm thủ thuật Heimlich
Nếu chính bạn bị mắc nghẹn và không có ai để giúp, dĩ nhiên bạn không thể tự đấm lưng mà chỉ có thể làm thủ thuật Heimlich cho chính mình như sau:
– Nắm một bàn tay lại đặt trên rún một chút.
– Dùng bàn tay kia bao chặt nắm tay, đứng chồm về trước dựa trên một mặt quầy hay mặt bàn.
– Dùng nắm tay ấn lên trên và vào trong bụng.

* Cấp cứu cho đàn bà có thai hay người mập phì
– Đặt nắm tay cao hơn, ngay phía dưới xương ức.
– Ấn mạnh và nhanh vào ngực.
– Lập lại nhiều lần cho đến khi miếng nghẹn rơi ra hay nạn nhân bị bất tỉnh.

* Cấp cứu người bất tỉnh
Khi người mắc nghẹn đã bị bất tỉnh, ta cần làm những việc sau:
– Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn cứng.
– Nếu thấy được vật làm mắc nghẹn ở họng nạn nhân, đưa một ngón tay vào móc lấy vật ấy ra. Phải làm rất cẩn thận để không đẩy vật ấy sâu hơn vào trong họng, nhất là khi cấp cứu trẻ con.
– Bắt đầu làm cấp cứu tim mạch CPR (cardiopulmonary resuscitation) nếu vật làm nghẹn vẫn còn chưa lấy ra được. Khi nhấn ngực trong lúc làm CPR, vật mắc nghẹn có thể long ra, nhớ thỉnh thoảng xem lại cổ họng.

* Cấp cứu trẻ dưới 1 tuổi bị mắc nghẹn
– Ngồi xuống, bế em bé dốc ngược, mặt em bé sấp xuống, đặt thân người em trên cánh tay của mình, cánh tay này nằm trên đùi mình.
– Dùng gót bàn tay đập nhẹ vào lưng em bé ngay chính giữa lưng 5 lần, miếng nghẹn có thể rơi ra.
– Nếu không hiệu quả, lật ngửa em bé lên, đề đầu thấp hơn thân mình. Dùng hai ngón tay đè lên ngay giữa xương ức, nhấn xuống 5 lần.
– Nếu vẫn không long miếng nghẹn ra được, tiếp tục làm 5 cái đập lưng và 5 cái nhấn ngực thay đổi liên tiếp. Gọi 911.
– Làm cấp cứu tim mạch nếu em bé ngưng thở.
Nếu em bé lớn hơn 1 tuổi, chỉ làm ép bụng.
Nên ghi danh đi học lớp cấp cứu dùng thủ thuật Heimlich và CPR ở hội American Red Cross. Thỉnh thoảng có lớp tiếng Việt thông báo trên radio hay báo chí, nên ghi danh ngay.

 

{/tabs}

theo nukeviet