Thời gian ủ bệnh virus Corona

297

Khoảng thời gian giữa phơi nhiễm chủng virus Corona mới có nguồn gốc từ Trung Quốc tới khi xuất hiện các triệu chứng là trung bình 5,2 ngày, nhưng khác nhau rất nhiều giữa các bệnh nhân.


Thông tin này được một nhóm chuyên gia Trung Quốc công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM) ngày 29.1, theo AFP.

Trong khi thừa nhận rằng ước tính này là “không chính xác”, nhóm nghiên cứu Trung Quốc cho biết những phát hiện của họ ủng hộ thời gian theo dõi 14 ngày đối với những người tiếp xúc mầm bệnh.

Hôm 27.1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thời gian ủ bệnh virus Corona dao động từ 2 đến 10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, khó thở và suy hô hấp cấp tính.

Các chuyên gia Trung Quốc đã nghiên cứu 425 bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus Corona để thiết lập hai đặc điểm cơ bản khác của đợt bùng phát.

Kể từ khi chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12 năm ngoái, số ca mắc tăng gấp đôi sau mỗi 7,4 ngày – các nhà nghiên cứu viết.

Họ cũng ước tính rằng mỗi người nhiễm sau đó đã lây nhiễm trung bình sang 2,2 người khác.

Nghiên cứu không dự đoán được dịch bệnh cuối cùng sẽ lớn đến mức nào nhưng nhóm cũng phát hiện sự lây truyền từ người sang người kể từ giữa tháng 12.2019.

Các phát hiện của nhóm chuyên gia Trung Quốc trùng với kết quả của một nhóm nghiên cứu ở Hà Lan cho thấy thấy thời gian ủ bệnh virus Corona là 5,8 ngày.

Trong nghiên cứu của nhóm Trung Quốc, một nửa trong số 425 trường hợp là bệnh nhân trên 60 tuổi và không có ai dưới 15 tuổi.

Thời gian virus tồn tại trong không khí

Đối với virus corona mới, sẽ gây ra các bệnh về hô hấp và phổi, phổ biến nhất là lan truyền nước bọt, có nghĩa là nước bọt có chứa virus. Virus có thời gian tồn tại khác nhau trong không khí ở nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Trước tiên nói đến nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì virus càng khó tồn tại, tất cả các virus có thể bị bất hoạt ở 56°C trong 30 phút. Ở nhiệt độ phòng khoảng 25°C, virus sẽ nhanh chóng mất khả năng lây nhiễm, nhưng hiện tại là mùa đông, thời gian virus tồn tại trong không khí sẽ dài hơn.

Tiếp đến là độ ẩm, không giống như vi khuẩn, virus thường lây lan dễ dàng hơn trong không khí khô, nhưng điều này không có nghĩa là chúng tồn tại lâu hơn trong không khí khô. Lý do là vì trong không khí ẩm, virus có khả năng hạ cánh trên bề mặt của các vật thể và trên mặt đất tương đối dễ. Nhưng trong không khí khô, nó dễ dàng trôi nổi trong không khí hơn. Trong không khí ẩm ướt. nó lại dễ tồn tại hơn, điều này không mâu thuẫn.

Mặc dù virus không thể dễ dàng tồn tại trong không khí nhưng nó có thể tồn tại trên bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào trong không khí ẩm, khiến nó có khả năng xâm nhập vào miệng chúng ta bằng tay.

Hiện tại, virus cúm A H1N1 có thể tồn tại trong không khí khoảng 2 giờ, hiện là loại virus được nghiên cứu là tồn tại lâu nhất. Thời gian sống sót của virus corona tương tự như virus cúm, nhưng nó có thể tồn tại hơn 1 ngày trong không khí ẩm. Ví dụ, vào mùa đông, nhiệt độ khoảng 0 độ, trong không khí khô, một người hắt hơi, thời gian sống của virus trong không khí sẽ không quá 2 giờ, nhưng trong không khí ẩm, với cùng một cái hắt hơi, virus có thể tồn tại thậm chí hơn 1 ngày.

Mặc dù virus không thể dễ dàng tồn tại trong không khí nhưng nó có thể tồn tại trên bất kỳ bề mặt nào bạn chạm vào trong không khí ẩm, khiến nó có khả năng xâm nhập vào miệng chúng ta bằng tay. Tuy nhiên, đây là thời gian tồn tại trên lý thuyết của virus. Trên thực tế, virus sẽ tồn tại trong không khí trong thời gian ngắn hơn.

Do virus rất nhạy cảm với khô, ánh sáng mặt trời, tia cực tím và thậm chí cả chất lượng không khí , coronavirus cũng tồn tại trong thời gian ngắn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài thực tế. Người ta ước tính rằng dưới nhiệt độ và độ ẩm hiện tại ở phía bắc và ánh sáng ban ngày tương đối khô, thời gian sống sót của virus corona ở ngoài môi trường sẽ không quá 2 phút.

Kiểu lây nhiễm của virus corona 

Virus corona mới có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút nếu có tiếp xúc gần, như trò chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc sinh hoạt trong một không gian kín với người bệnh trong vòng 2 giờ.

Khác với các virus lây trong không khí có thể di chuyển xa, virus corona lây lan khi người nhiễm virus ho hay hắt hơi bắn nước bọt trong phạm vi 1-2m, người khác có thể nhiễm virus này nếu chạm tay vào bề mặt dính nước bọt của người bệnh sau đó đưa tay lên gần mũi hoặc miệng.

Trang web theo dõi và hiển thị sự lây lan của virus Corona theo thời gian thực

https://gisanddata.maps.arcgis.com/apps/opsdashboard/index.html#/bda7594740fd40299423467b48e9ecf6

Đến bệnh viện nào khám khi nghi nhiễm virus corona?

Khi nằm trong đối tượng nghi ngờ, có nguy cơ lây nhiễm virus corona, người dân cần chủ động cách ly và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh kiêm Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết khi người dân có tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh hoặc có đi đến vùng dịch tễ tại Trung Quốc kèm theo xuất hiện các triệu chứng bệnh lý hô hấp như ho, hắt ho, khó thở, sốt cao… cần chủ động tự cách ly và đến ngay cơ sở y tế, tốt nhất là các bệnh viện tỉnh/ thành phố để được khám và xét nghiệm bệnh.

Ngoài ra, dưới đây là một số bệnh viện lớn tại các khu vực Bắc – Trung – Nam, người dân có thể chủ động đến hoặc thông báo các trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh theo hướng dẫn hiện hành để được làm xét nghiệm và điều trị bệnh.

TP.HCM và các tỉnh phía Nam
Người dân tại các tỉnh, thành phố phía Nam có thể đến trực tiếp các bệnh viện lớn tại tỉnh để được trực tiếp khám, điều trị và cách ly nếu nghi ngờ nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển về Viện Pasteur TP.HCM.

Tại TP.HCM, khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh tại sân bay Tân Sơn Nhất, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế sẽ mời du khách vào khu vực khám lâm sàng, điều tra dịch tễ và tiến hành cách ly, vận chuyển đến các bệnh viện do Sở Y tế TP.HCM chỉ đạo bằng xe của Trung tâm Cấp cứu 115.

Nếu xét nghiệm xác định nhiễm virus corona, hành khách sẽ được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam dương tính với virus corona (trái) đã khỏi bệnh, được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Trương Khởi.
Ngoài ra, khoa Bệnh Nhiệt đới của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đang tiếp nhận điều trị cho hai trường hợp là cha con người Trung Quốc, dương tính với virus corona. Hơn 6 ngày điều trị, xét nghiệm lại cho thấy người con có kết quả âm tính với virus corona.

Tây Nguyên
Bên cạnh các trung tâm y tế, bệnh viện tại các tỉnh, khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc nằm trong đối tượng có đi, đến vùng dịch tễ, người dân khu vực Tây Nguyên có thể khám, điều trị và làm xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.

Trước đó, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên có tiếp nhận và cách ly một nam bệnh nhân vừa từ Trung Quốc về quê nhà ăn Tết. Mẫu bệnh phẩm được gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên để làm xét nghiệm.

Các tỉnh miền Trung 

Khánh Hòa

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa là nơi tiếp nhận các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Trước đó, bác sĩ Nguyễn Đông – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa, cho biết đơn vị này đã tiếp nhận khoảng 8 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh, trong đó có 4 người Việt Nam và 4 du khách Trung Quốc.

Đà Nẵng

Ông Nguyễn Tiên Hồng, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết tính đến trưa 27/1, Bệnh viện Đà Nẵng đang theo dõi 12 bệnh nhân bị sốt, trong đó có 4 người Việt, 7 người Trung Quốc và 1 người Cộng hòa Czech.

Ngoài Bệnh viện Đà Nẵng, người dân có thể đến Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng nếu nằm trong đối tượng nghi ngờ mắc bệnh.

Quảng Nam

Bệnh viện Đa khoa trung ương Quảng Nam hiện cũng đang tiếp nhận và cách ly một nữ tiếp viện hàng không (29 tuổi, ngụ TP.HCM) do có dấu hiệu nghi nhiễm virus corona sau khi đến Thượng Hải, Trung Quốc. Bệnh nhân đã được lấy mẫu máu gửi để xét nghiệm.

Thừa Thiên – Huế

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay đã bố trí phòng cách ly y tế, đảm bảo việc cách ly hoặc nghi ngờ hành khách nhập cảnh có dấu hiệu mắc bệnh. Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã lên hai phương án, sẵn sàng ứng phó tình huống bao gồm 10 giường bệnh điều trị và 20 giường sàng lọc khi có nguy cơ.

Đa số mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân cách ly tại các bệnh khu vực miền Trung sẽ gửi về Viện Pasteur Nha Trang để làm xét nghiệm.

Hà Nội và các tỉnh phía Bắc
Hà Nội là nơi tập trung nhiều bệnh viện tuyến trung ương. Do đó, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc phát hiện người nằm trong đối tượng được khuyến cáo, người dân có thể chủ động đến hầu hết cơ sở y tế, bệnh viện lớn tại Hà Nội để được chẩn đoán và làm xét nghiệm.

Mẫu xét nghiệm bệnh phẩm tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc được gửi về Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Một số bệnh viện lớn tại Hà Nội có thể tiếp nhận và điều trị các trường hợp nghi ngờ hoặc nhiễm bệnh (nếu có) là Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương…

Trước đó, Bệnh viện E cũng có tiếp nhận nam bệnh nhân trở về từ Đài Loan, có dấu hiệu sốt. May mắn, mẫu xét nghiệm của bệnh nhân cho kết quả âm tính với virus corona.

KHÁNH MINH (LD)