Thuốc chữa trị viêm họng

1057

Nếu viêm họng cấp tính do virus không cần dùng kháng sinh, chỉ cần các thuốc hạ nhiệt như efferangan, paracetamol, aspegic… chỉ dùng khi nhiệt độ lớn hơn 38 độ C. Các thuốc giảm ho như: siro phenergan, ho bổ phế, theralen…

Với viêm họng do vi khuẩn cần phải dùng kháng sinh dựa vào kháng sinh đồ dùng kháng sinh từ 5-7 ngày.

Đặc biệt với viêm họng bạch hầu nhất thiết phải chuyển vào các khoa truyền nhiễm để điều trị, không điều trị tại nhà. Ngoài việc dùng kháng sinh đúng liều đồng thời phải dùng giải độc tố để tránh biến chứng tim, thận.

Các thuốc tại chỗ có thể dùng xông họng, khí dung bằng các loại kháng sinh, kháng viêm. Ngoài ra người ta có thể chấm họng bằng các loại thuốc như glyxerin borat.

Với viêm họng mạn tính, ngoài việc súc họng bằng các dung dịch kiềm để đảm bảo độ pH họng, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc (NO3Ag), bằng axit chromic, đốt điện, đốt bằng lazer CO2 hoặc bằng ni-tơ bạc. Tuy nhiên việc đốt cần thận trọng vì chỉ được đốt hạt, không được gây tổn thương niêm mạc họng.

Cuối cùng các biện pháp phòng bệnh cần chú ý là giữ ấm cổ ngực, lòng bàn chân trong mùa lạnh, vệ sinh răng miệng, tránh rượu, thuốc lá, khói bụi, bồi dưỡng sức khỏe, tập thở hằng ngày và chế độ ăn thích hợp.

Điều trị bệnh viêm họng bằng máy xông mũi họng OMRON

Máy xông mũi họng Omron giúp bạn điều trị các bệnh viêm mũi, xoang hay viêm họng, viêm phế quản, phổi, hen suyễn,… một cách hiệu quả và không gây phản ứng phụ cho hệ tiêu hóa như việc điều trị bằng phương pháp uống thuốc. Với công nghệ hiện đại, kích thước hạt khí mịn, máy dễ sử dụng, an toàn và vệ sinh, máy xông Omron là luôn là sự lựa chọn lý tưởng cho gia đình bạn.
Máy xông mũi họng Omron NE-U22 ứng dụng công nghệ lưới cho hiệu qua xông hơi cao, là máy xông nhẹ nhất thế giới. Máy xông có thể sử dụng ở bắt kỳ đâu, phù hợp cho mọi lứa tuổi.
Tính năng nổi bật:
– Công nghệ lưới cho hiệu quả xông cao.
– Máy xông nhỏ và nhẹ nhất thế giới
– Phù hợp với mọi lứa tuổi
– Xông ở bất kỳ độ nghiêng nào.
– Hoạt động êm, có thể xông ở mọi nơi.
– Có thể dùng pin hoặc bộ đổi điện AC

Châm cứu chữa viêm họng

a- Triệu chứng : Đột nhiên xưng đau họng 1 bên hoặc 2 bên đến khó thở không nuốt được.Cấp cứu phải dùng 1 và 2 huyệt đầu tiên rồi mới châm các huyệt sau, xuất huyết ra thì cổ thở nuốt được.

b- lý: Phế vị hoả nhiệt xông lên.

c- Pháp: Thanh nhiệt tiêu viêm.

d- Phương huyệt:

1- Thiên ứng(tả)

2- Thiếu thương(xuất huyết)

3- Thiên đột(tả)

4- Thương dương(xuất huyết)

d- Gia giảm: nếu thở nuốt khó khăn, châm thêm khí xá, Phong trì, viêm mãn tả Giải khê, bổ Nội đình.

e-Giải thích cách dùng huyệt:Châm ra máu hai huyệt.Thiên ứng, Thiếu thương để tả phế nhiệt tiêu viêm, huyết ra là ệnh hạ ngay.

Tả Thiên đột để thanh phế nhiệt, hạ khí tiêu đờm, sơ thông yết hầu. hai huyệt này hợp lại làm cho tiêu viêm và thông họng tốt. Nếu viêm mãn phải chữa lâu mới khỏi.

Xoa bóp: Ngoài các huyệt trên có thể bấm thêm Hợp cốc hoặc cưu Dũng truyền

Chữa viêm họng bằng chanh muối


Chanh muối hòa thêm chút đường không chỉ là thức uống giải nhiệt ngon miệng mà còn có tác dụng chữa ho, viêm họng rất tốt cho sức khỏe của cả nhà bạn nữa đấy.

Nguyên liệu:

1kg chanh, chọn trái vừa, vỏ xanh tươi, 1,5 lít nước, 500 g muối hột

Dụng cụ :1 lọ thủy tinh lớn, 1 miếng gài giữ chanh

Thực hiện:

Cách sơ chế 1: chanh rửa sạch, phơi thật khô hay lau khô, không được để nước dính vào vì còn nước chanh dễ bị hỏng.

Cách sơ chế 2: khứa quả chanh hình chữ thập (xem ảnh) chanh chà vào rổ cho ra bớt vị đắng và the hoặc trần qua nước sôi, rửa lại nước lạnh, phơi khô.

– Nấu nước muối hột cho tan (không nấu trong nồi nhôm sẽ bị đen nồi), để nước muối nguội, sau đó lọc bỏ cặn.
– Cho chanh vào lọ thủy tinh, đổ nước muối vào cho ngập chanh, dùng miếng gài không cho chanh nổi lên, đậy kín lại đem phơi nắng (để ở chỗ không bị nước mưa vào, nếu không dễ bị hỏng). Để 1 tháng sau thấy chanh chìm là được.

Cách pha nước chanh muối:

¼ miếng chanh muối, 1 muỗng cà phê nước của chanh muối, 3 muỗng café đường, 1/3 ly nước lọc, hòa lại cho tan sau đó cho đá lạnh vào. Trang trí bằng 1 miếng chanh tươi gài miệng ly. Lưu ý: Dùng muỗng sạch và khô để múc chanh muối.

Chữa viêm họng bằng rau cần

Rau cần ta khác với rau cần tây. Có hai loại rau cần, một loại sống dưới nước và một loại sống trên cạn, đều có thể dùng làm thuốc được.

Theo Đông y, rau cần ta vị thơm, tính bình, không độc, có công hiệu thanh nhiệt, bổ máu, thông đường ruột, giải khát, hạ huyết áp, trị ho…

Trị chứng xanh xao, thiếu máu, mất máu: Khi bị mất máu do chấn thương, do phẫu thuật thì lấy hai bó rau cần ta nấu với 200 – 300 gr thịt bò, ăn cả nước lẫn cái. Ăn khoảng 10 – 15 ngày sẽ cho kết quả tốt.

Trị chứng tiểu đường: Lấy 500 gr rau cần ta rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, uống ngày 1 – 2 lần. Dùng liên tục. Hoặc rau cần ta rửa sạch, chần qua nước sôi, cắt khúc, trộn thêm gia vị, ăn hằng ngày.

Trị chứng cao huyết áp: Lấy 10 cây rau cần ta rửa sạch, giã nát, cho thêm 10 quả táo tàu, đun lâu với nước, uống ngày hai lần. Một đợt điều trị  15 – 20 ngày. Hoặc dùng 500 gr rau cần ta, rửa sạch, luộc chín cho thêm đường trắng uống thay trà trong ngày. Hoặc dùng 120 gr rau cần ta cả rễ rửa sạch, cắt nhỏ, cho thêm gạo đủ dùng, nấu cháo ăn thường xuyên.

Trị chứng viêm gan mạn tính, đi tiểu ra máu: Lấy 200 gr rau cần ta rửa sạch, vò nát, ép lấy nước, cho thêm 50 gr mật ong, trộn đều, uống nóng. Ngày uống 1 – 2 lần. Dùng liên tục trong nhiều ngày sẽ có hiệu quả.

Trị chứng viêm phế quản: Lấy gốc rau cần ta cả rễ 100 gr, vỏ quýt 9 gr, kẹo mạch nha 30 gr. Cho kẹo mạch nha vào nồi đun sôi, cho gốc rau cần và vỏ quýt, sao cháy, đổ thêm nước, sắc uống nóng trong ngày.

Trị chứng ho gà: Lấy 500 gr rau cần ta (cả cây) rửa sạch, vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối, hấp cách thủy, chia uống hai lần vào sáng sớm và tối. Uống liền trong nhiều ngày.

Trị chứng nôn mửa, thổ tả ở trẻ em: Rau cần ta tươi rửa sạch đun nước cho trẻ uống

Chữa ho bằng mật ong

Mật ong được sử dụng trong y học ngay từ thời kỳ còn rất sơ khai và được xem là một trong những loại dược liệu tốt nhất tồn tại đến thời nay. Trong mật ong có chứa những tác nhân kháng virus, vi khuẩn, nấm… và những tác nhân kháng viêm giúp vết thương mau lành. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy mật ong có tính kháng sinh.

Một trong những công dụng phổ biến nhất của mật ong là điều trị chứng đau cổ họng, cảm, ho. Dưới đây là cách bào chế  si rô trị ho rất đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng.

Trước tiên, cho khoảng 500 g mật ong vào chảo và nấu ở nhiệt độ thấp. Chú ý là không được để mật ong sôi. Đun một nồi nước sôi và cho nguyên trái chanh vào, tiếp tục đun thêm 2 – 3 phút nữa cho đến khi vỏ chanh mềm. Để trái chanh nguội cắt thành 4 lát tròn và cho hết vào chảo mật ong, tiếp tục đun ở ngọn lửa thấp liu riu trong khoảng 1 giờ, sau đó lọc qua một miếng vải sạch để loại bỏ hạt và xác chanh.

Để nguội hỗn hợp mật ong và chanh này rồi cho vào lọ kín (nhớ phải để nguội mới cho vào lọ). Bảo quản lọ si rô này trong tủ lạnh và sử dụng dần dần trong vòng 2 tháng. Về liều lượng, người lớn và trẻ em trên 20 kg uống một ngày bốn lần, mỗi lần một muỗng canh; trẻ em dưới 20 kg mỗi ngày uống bốn lần, mỗi lần nửa muỗng canh. Tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.

Chữa viêm họng, viêm mũi: Dùng hành củ (hành ta)

Chữa viêm họng, viêm mũi: Dùng hành củ (hành ta) 50g, gừng tươi 50g, đem giã nát và trộn với hai muỗng giấm ăn, rồi cho vào một tô nước thật nóng rồi đem xông, hít thẳng vào mũi, miệng để chữa những lúc viêm họng, viêm mũi.

Chữa viêm họng bằng Bách hộ

Bách bộ còn có tên dây ba mươi, sam síp lạc (Tày), bẳn sam síp (Thái), pê chầu chàng (Mông), hơ linh (K`ho), dây đẹt ác, mùi sấy dòi (Dao), có tên khoa học là Stemona Tuberosa lour là loại dây leo thân cỏ, sống nhiều năm, có thể dài tới 5 – 6m. Rễ củ, nhiều nạc. Lá mọc đối hay so le, phiến lá hình tim, gân chính hình cung, nhiều gân ngang nhỏ. Hoa mọc ở kẽ lá, màu vàng lục, mặt trong đỏ tía, có mùi hôi. Quả nang, nhiều hạt.
Dây bách bộ thường mọc hoang ở miền núi, bộ phận làm thuốc là rễ củ. Thu hoạch tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ hai đầu, đem đồ vừa chín hay nhúng nước sôi. Loại nhỏ để nguyên, loại lớn bổ dọc đôi, phơi nắng hay sấy đến khô.
Theo các nhà khoa học, rễ dây bách bộ chứa các alcaloid stemonin, tuberstemonin, isotuberostemonin, stemonidin, sinostemonin; glucid 2,3%; lipid 0,83%; protid 9,0%; acid hữu cơ (citric, formic, malic, succinic …).
Theo y học cổ truyền, bách bộ có vị ngọt, đắng, không độc, có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, sát trùng. Thường dùng trị ho, giun đũa, giun kim…Dùng ngoài sắc lấy nước rửa hoặc nấu cao bôi chữa lở ghẻ. Còn có tác dụng diệt côn trùng, bọ gậy, chấy rận.
Sau đây là bài thuốc có bách bộ:
– Chữa ho tự nhiên không dứt: Bách bộ tươi hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước.
– Trị ho gà: Bách bộ 12g, bạch tiền 12g, cam thảo 4g, sắc uống với đường, mỗi ngày chia làm 3 lần uống liên tục 3 – 4 ngày.
-Chữa ho do cảm mạo, ngứa họng, đờm ít: Bách bộ 16g, kinh giới 12g, bạch tiền 12g, cát cánh 12g. Sắc uống ngày một thang. Uống trong 5 ngày.
– Trẻ em ho do nhiễm lạnh: 30g bách bộ (sao), 30g ma hoàng bỏ đốt, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, sao, nghiền nhỏ sắc kỹ lấy nước hòa với bách bộ và ma hoàng hoàn thành viên như hạt bồ kết. Mỗi lần uống 2 – 3 viên với nước ấm
Tẩy giun: Dùng bách bộ sắc uống 10g mỗi ngày vào lúc sáng sớm, khi đói, uống trong 5 ngày có tác dụng tẩy giun; Bách bộ tươi 40g (bằng 20g bách bộ khô), nước 200ml, sắc đun sôi trong nửa giờ, cô lại còn khoảng 30ml. Dùng nước thuốc thụt giữ 20 phút. Điều trị như vậy trong thời gian 10-12 ngày là khỏi bệnh giun kim.

Một số loại cây Chữa viêm họng

Cây đơn kim

Cây đơn kim còn có tên là đơn buốt, cúc áo, tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, rau bô binh… là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Cây có thể cao từ  0,40-1m. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Theo y học cổ truyền, cây đơn kim 3 lá có vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, họng sưng đau,  viêm ruột,  trẻ nhỏ cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét…

Cách dùng:

– Chữa viêm họng do lạnh: Đơn kim cả hoa và lá, kim ngân hoa, sài đất, lá húng chanh, cam thảo đất, mỗi thứ 10-15g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 lần. Dùng trong 5-7 ngày.

Củ tỏi

Trị ho kéo dài từng cơn: Lấy 16g củ tỏi bóc vỏ, giã nát, pha 60g đường trắng vào 200ml nước sôi rồi cho tỏi vào ngâm. Sau 24 tiếng lọc bỏ bã, lấy nước. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 10ml.

Cây sống đời (cây lá bỏng)

Trị viêm họng: Ăn ngày 10 lá sống đời (sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá), ăn từ 3-5 ngày sẽ cho kết quả rất tốt.

Cây chua me đất

Trị viêm họng: lấy 20g chua me đất, 10g lá rẻ quạt, 20g bồ công anh, 16g cam thảo đất. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần/ngày.

Lá trầu

Trị viêm họng, ho: Lấy lá trầu, 1 quả táo hoặc lê, sau đó xay nhuyễn lá trầu cùng quả này. Đem dung dịch đã xay trộn với mật o­ng, ngậm lâu trong miệng rồi nuốt dần, kết quả rất tốt

Cây hoa gạo

Trị ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Lấy 15 g hoa gạo, 15g rau diếp cá, 10g vỏ dâu sắc uống ngày 1 thang

Hạt chanh

Trị ho trẻ em: Lấy 15g hạt chanh, 15g lá hẹ, 15g hoa đu đủ đực, đem nghiền nát tất cả rồi trộn với 20ml nước, thêm mật o­ng hoặc đường kính, chia uống 3 lần trong ngày.

Cây dền gai

Trị viêm họng: Lấy một ít thân, lá, cây rau dền gai rửa thật sạch; 1-3 lát gừng tươi, một ít muối. Nhai nát tất cả rồi nuốt dần nước này. Làm từ 1-2 lần/ngày sẽ cho kết quả tốt.

Cây hoa cứt lợn

Trị viêm họng: Lấy 20g cây cứt lợn, 6g lá rẻ quạt (xạ can), 16g cam thảo đất, 20g kim ngân hoa. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần.ngày.

Trị viêm đường hô hấp: Lấy 20g cây cứt lợn, 12 g lá bồng bồng, 16g cam thảo đất. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần/ngày.

Cây xương sông

Trị ho có đờm, trẻ em nôn trớ: Lấy 2-3 lá xương sông bánh tẻ, 5 thìa con mật o­ng. Lá xương sông rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát hấp cùng mật o­ng (để sôi chừng 10 phút). Sau đó để nguội rồi chắt nước cho trẻ uống làm nhiều lần trong ngày. Người lớn nên vừa uống nước, vừa nhai nuốt cả lá đã hấp mật o­ng, rất tốt.

Cây xạ can (cây rẻ quạt)

Trị viêm họng, ho có đờm: Lấy 6g xạ can, 6g cát cánh, 15g sâm đại hành, 15g mạch môn. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang

Trị viêm amidan cấp: Lấy 6g xạ can, 6g cát cánh; sinh địa, huyền sâm, sơn đậu căn mỗi vị 12g; bồ công anh, kim ngân hoa, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; ngưu bàng tử, bạc hà mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lưu ý: Không dùng xạ can cho phụ nữ có thai

Trị viêm họng, ho: Lấy lá trầu, 1 quả táo hoặc lê, sau đó xay nhuyễn lá trầu cùng quả này. Đem dung dịch đã xay trộn với mật o­ng, ngậm lâu trong miệng rồi nuốt dần, kết quả rất tốt

Những loài cây, củ xung quanh chúng ta hoặc có mặt trong bữa ăn hàng ngày lại là những vị thuốc rất hiệu nghiệm để chữa ho, viêm họng, viêm amidan hoặc ho có đờm kéo dài.

Các bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Bài 1: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Sa sâm 12 Phục linh 5 Huyền sâm 12
Đại thanh diệp 15 Mạch môn 9 Cương  tằm 5 Mẫu đơn bì 9
Sinh địa 12 Sơn thù du 9 Cam thảo 5

Sắc 15 phút. Chắt lấy nước. Còn bã, đổ thêm nước, sắc tiếp 20 phút. Lọc bỏ bã. Trộn lẫn 2 nước thuốc, chia đều uống. Ngày 1 thang

Bài 2: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Trần bì 10 Ô dược 10 Tri mẫu 6
Phục linh 12 Bán hạ 10 Cát cánh 10 Mộc hương 6
Ngưu bàng tử 12 Hương phụ 10 Xạ can 10 Cam thảo 3
Bạch truật 10 Tây tiểu hồi hương 10 Sơn đậu căn 6

Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Nếu họng khô thì tiểu hồi hương đổi thành Phật thủ: 15g. Bỏ Mộc hương, thêm Thiên hoa phấn: 12g. Nếu mất ngủ thêm Dạ giao đằng: 30g. Nếu lưỡi đỏ thì bỏ tiểu hồi hương, Ô dược mà thêm Mẫu đơn bì: 15g. Nếu đau dạ dày thì thêm Diên hồ tố: 12g. Nếu mất cảm giác thì sắc 10g ô mai, cho thêm một ít đường trắng thay chè.

Bài 2: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Mạch môn đông 12 Đào nhân 10 Hải phù thạch 15
Tiết thiếu lầu 25 Tô tử 10 Đại hoàng 10 Cát cánh 10
Bại tương thảo 30 Thuyền thoái 10 Cam thảo 3

Nếu họng đau sốt thì thêm Ngân hoa: 30g, bản lam căn: 15g; Bạc hà: 6g, Nếu 2 bên sườn căng thì uống thêm “tiêu diêu hoàn” ” hư thống thịnh”. Nếu họng khô, đêm càng nặng chân tay nóng thì uống ” tri bá địa hoàng hoàn”

Bài 3: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Thanh quả 8g
Phèn 4 cục
Băng phiến (tán) 0.2

Cho Thanh quả vào cốc, đổ nước sôi vào cùng với phèn, sau khi tan hết, có vị ngọt, cho tiếp băng phiến vào để thành thuốc, Sau khi uống hết thuốc thì thêm 1 ít phèn và hàn the hòa tan như trên. Uống ngày 3-5 chén.

Bài 4: Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

 

Mạch môn 15 Đan sâm 12 Sa sâm 20
Miết giáp 25 Triết bối mẫu 15 Cát cánh 12
Miên qua thảo 25 Hạnh nhân 20 Huyền sâm 15

Cách sắc uống như bài 1. Ngày uống 1 thang.

Nếu âm hư, dương sung thì thêm quy bản 25g.

Bài 5: Viêm họng mãn, đau, như có gì mắc ở cổ, giọng khàn; 1/2 vùng ngực căng, khó thở, buồn bực, khó chịu.

Trần bì 10 Mạch môn 5
Đẳng sâm 20 Pháp bán hạ 10 Sa nhân 5
Bạch truật 10 Cát cánh 10 Mộc hương 5
Phục linh 10 Ô mai 5 Cam thảo 5

Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang

Bài 6: Viêm họng mãn, miệng khô, lòng bàn chân, tay nóng, ăn uống như bị tắc, lưỡi đỏ, mạch nhỏ

Sơn đậu căn 10 Bạc hà 3 Câu kỷ tử 15
Sinh địa 35 Mã bột 10 Cam thảo 3 Đan sâm 6
Ngọc trúc 30 Mạch môn 6 Cát cánh 2

Cách sắc uống như bài 1. Ngày 1 thang.

Nếu miệng đỡ khô, đau, lòng bàn chân tay đỡ nóng thì bớt bạc hà, Sơn đậu căn. Mà thêm ngưu bàng tử, Sa sâm: mỗi vị 9g.

Bài 7 Bài thuốc bí truyền chữa Viêm họng mãn

Bạc hà 6 Hà tử 6 Cát cánh 5
Sa sâm 12 Cương  tằm 6 Thạch đằng 6 Phấn quả hồng 6
Mạch môn 12 Từ uyển 6 Hạnh nhân 6 Cam thảo 6
Ngọc hồ diệp 12

Trừ phấn hoa hồng, còn tất cả sắc 3 lần thành cao, Cho một ít bột gạo nếp vào luyện thành viên, mỗi viên nặng 3g, Ngoài bọc 1 lớp chu sa. Ngày sắc uống 1 lần 2 viên. Nếu bí đại tiện thì lấy Thạch quyết minh: 30g, Nhục thung dung: 15g, nghiền vụ, pha nước sôi uống thay nước chè. Nếu miệng khô cần uống nhiều nước thì dùng thạch hộc, cây kỷ tử, ngọc trúc, Huyền sâm: mỗi vị 9g sắc uống.

Bệnh và thuốc