Thuốc giảm đau dùng ngoài

968

Đau là một triệu chứng thường gặp. Nó là một trong những dấu hiệu đầu tiên giúp người bệnh nhận thấy có điều gì bất ổn của cơ thể, là cơ sở để thầy thuốc có thể chẩn đoán bệnh. Song đau cũng gây nhiều phiền toái, khó chịu cho bệnh nhân, nhất là khi đau kéo dài. Để giảm đau ngoài các thuốc dùng để uống, tiêm còn có loại thuốc giảm đau dùng ngoài.

Thuốc dán:


Salonpas có tác dụng tại chỗ, “đau đâu  dán  đấy”, không có tác dụng toàn thân được dùng để giảm đau trong các trường hợp đau đầu, đau khớp, đau cơ… Thành phần gồm 2 dược chất chính là melthyl salisilat 15%, menthol 7% và một số tá dược giúp cho thuốc thấm tốt và thấm sâu qua da. Sau khi các hoạt chất đã thấm được qua da sẽ phát huy tác dụng ngay, gây cảm giác nóng rát và làm tê đi, hiệu quả giảm đau thật nhanh chóng và hữu hiệu.

Durogesic là loại tấm dán chống đau rất mạnh  thuộc nhóm opioid, giảm cảm giác đau kéo dài 72 giờ, được dùng giảm đau cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư) giai đoạn cuối.

Thuốc dùng để bôi, xoa:

Các thuốc này được bào chế dưới dạng gel, thuốc mỡ dùng để xoa lên chỗ đau  thường chứa các chất giảm đau, chống viêm không steroid như  diclofenac, ketoprofen, ibuprofen… Thuốc dùng giảm đau, giảm sưng, chống viêm  trong các trường hợp  chấn thương do luyện tập thể thao,  đau cơ, đau khớp xương,  đau lưng, bong gân, tê thấp…

Tuỳ theo từng loại thuốc có thể  thoa thuốc lên vùng bị đau 2 lần/ngày hoặc 3-4 lần/ngày. Xoa nhẹ để thuốc thấm qua da được tốt. Chú ý đối với các thuốc này nếu bôi trên diện rộng cũng có tác dụng toàn thân.

Thuốc xịt:

Phần lớn được dùng để gây tê trong thăm khám các bệnh về tai mũi họng làm giảm đau cho bệnh nhân và giảm các phản xạ ho, hắt hơi.  Còn một dạng thuốc xịt được sử dụng trong thể thao như kelen. Khi cầu thủ bóng đá bị va đụng mạnh gây đau đớn các thầy thuốc thường đến ngay và xịt thuốc vào chỗ đau, chỉ sau vài phút đau đỡ ngay. Đây là các thuốc có tác dụng bốc hơi cực nhanh và tạo thành tuyết tại nơi phun làm tê dại vùng bị đau nhức khiến không còn có cảm giác đau nữa.

KELEN

Loại thuốc: Gây mê.
Dạng thuốc và hàm lượng
Ether mê thường được đóng chai thủy tinh, nút bần chứa 120 ml. Theo tiêu chuẩn Dược điển Mỹ, ether có hàm lượng 96% đến 98% diethyl ether, còn lại là ethanol và nước, có pha thêm chất chống oxy hóa. Ether tương đối trơ, nhưng bị oxy hóa dần bởi không khí và ánh sáng để tạo thành peroxyd.
Dược lý và cơ chế tác dụng
Ether có tác dụng gây mê, và giãn cơ. Các thuốc gây mê ngăn cản dẫn truyền tại synap thần kinh (đặc biệt là vùng đồi thị) chủ yếu bằng cách ức chế giải phóng chất dẫn truyền thần kinh và ngăn cản tương tác của nó với các thụ thể sau synap. Ether tương đối dễ tan trong máu. Nồng độ ở phế nang sau khi hít vào đạt độ gây mê chậm, nên khởi mê chậm và tỉnh muộn.
Thuốc phân bố đầu tiên vào các cơ quan có lưu lượng máu cao (não, tim, gan và thận) và sau đó vào các cơ quan ít được tưới máu hơn (cơ và mỡ). 2 – 3% lượng thuốc được chuyển hóa trong gan thành acetaldehyd, alcol, acid acetic và carbon dioxyd. 85 – 90% lượng hít vào vẫn ở dạng ban đầu khi thải qua phổi. Các chất chuyển hóa được thải ra nước tiểu.
Chỉ định

Khởi mê và duy trì mê trong phẫu thuật (mất nhận thức và phản xạ có hồi phục).
Chống chỉ định
Đái tháo đường, suy thận, các bệnh về gan nặng.
Trạng thái sốt có thể gây co giật, đặc biệt ở trẻ em và người đã dùng atropin.
Tăng áp lực nội sọ.
Thận trọng
Trẻ em sốt sử dụng ether làm tăng nguy cơ gây co giật chết người. Nếu bị co giật phải ngừng ngay ether và đắp nước ấm để giảm thân nhiệt của trẻ. Nên tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc thiopental liều thấp cho đến khi ngừng cơn co giật.
Ether rất dễ bay hơi và rất dễ cháy. Hỗn hợp hơi ether với oxy hoặc không khí ở nồng độ nhất định tạo hỗn hợp nổ. Không được dùng ether khi có nguồn lửa hở hoặc dụng cụ điện tạo tia lửa điện.
Thời kỳ mang thai
Chỉ dùng ether trong thời kỳ mang thai khi thật cần.
Trong các thủ thuật sản khoa, chỉ dùng liều thấp (không quá 4%) để tránh đờ tử cung, chảy máu quá mức sau đẻ, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Tác dụng không mong muốn (ADR)
Sau phẫu thuật, nôn và buồn nôn (> 50%).
Thường gặp, ADR >1/100
Tim mạch: Lưu lượng tim tăng 20%. Giãn mạch vành. Khi gây mê sâu, tác động lên trung tâm vận mạch, làm giảm cả lưu lượng tim và huyết áp.
Hô hấp: Kích thích đường hô hấp, tiết nhiều đờm rãi dễ gây biến chứng hô hấp. Thời gian khởi mê kéo dài, nên dễ có các biến chứng nguy hiểm, như co thắt thanh quản, thậm chí ngừng tim. Gây mê sâu sẽ ức chế hô hấp, gây mê nông có thể có ngừng thở và gây ho nếu hít vào quá nhanh.
Thần kinh trung ương: Kích thích khởi mê, giãn mạch não, tăng lưu lượng máu não và áp suất nội sọ, giảm nhãn áp, giãn đồng tử.
Tiêu hóa: Giảm nhu động dạ dày – ruột, thuốc gây tăng tiết nước dãi và nước mắt.
Tiết niệu – sinh dục: Giảm dòng máu qua thận và mức lọc cầu thận, nước tiểu cô đặc gây albumin niệu. Giảm trương lực tử cung ở người mang thai.
Chuyển hóa: Ether kích thích tân tạo glucose và có thể gây tăng đường huyết.
ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Tăng tiết nước bọt, nên dùng chất chống tiết nước bọt trước đó. Co giật và run rẩy sau phẫu thuật.
Tim mạch: Loạn nhịp.

Hô hấp: Giãn phế quản không tăng tiết dịch phế quản.
Thần kinh trung ương: Giật rung, ức chế hành não nếu gây mê sâu.
Tiêu hóa: Suy giảm nhất thời chức năng gan, và tiết mật. Co bóp lách.
Chuyển hóa: Nhiễm acid chuyển hóa ở trẻ nhỏ và ở người bệnh không chịu được tình trạng tăng lactat.
Liều lượng và cách dùng

Ether là thuốc gây mê để hít. Dùng ether cần có bầu bốc hơi. Đôi khi khẩn cấp, phải nhỏ giọt thẳng vào mặt nạ có phủ các lớp gạc. Trước đó, nên dùng atropin để giảm tiết nước bọt và dịch phế quản. Nồng độ khí hít vào không quá 15%. Gây mê nhẹ dùng nồng độ 3 – 5%. Gây mê sâu nồng độ tới 10% (nồng độ tối thiểu trong phế nang 1,92%).
Da: Tiếp xúc với ether kéo dài có thể gây hoại tử mô.
Lưu ý: ở Anh, tiêu chuẩn nghề nghiệp qui định: Hơi ether mức dưới 1500 mg/m3 không khí (tiếp xúc ngắn ngày) và dưới 1200 mg/m3 không khí (tiếp xúc dài ngày).
Ether rẻ và độ an toàn rộng, bởi vậy vẫn đóng vai trò quan trọng trong gây mê, nhất là ở các nước nghèo, các vùng mà ngành gây mê chưa phát triển.
Tương tác thuốc
Người bệnh gây mê bằng ether có thể bị loạn nhịp tim nếu dùng adrenalin và noradrenalin trừ khi dùng liều rất thấp. Trẻ em ít nhạy cảm hơn.
Gây mê an toàn hơn nếu ngừng các thuốc chẹn beta trước khi gây mê. Dùng atropin để phòng nhịp tim chậm.
Ether làm tăng tác dụng của thuốc chẹn thần kinh cơ ở các mức khác nhau. Ether làm tăng tác dụng của các thuốc chẹn thần kinh cơ không khử cực. Ether có thể làm suy giảm cơ tim ở người bệnh đang dùng thuốc chẹn thụ thể beta – adrenergic như propranolol.
Độ ổn định và bảo quản
Ether rất dễ bắt lửa, dễ nổ, dễ bị oxy hóa bởi không khí và ánh sáng, tạo thành peroxyd. Phải bảo quản ở nhiệt độ dưới 15°C trong lọ kín, khô, tránh ánh sáng. Phần còn lại sau khi dùng thừa có thể bị hỏng rất nhanh.
Ether làm tan PVC, thậm chí ở nồng độ thấp. Không dùng nút, nắp, lọ chứa và các đồ chứa khác bằng PVC.
Quá liều và xử trí
Triệu chứng quá liều cấp tính: Triệu chứng đầu tiên là suy hô hấp và sau đó ngừng tim. Thông thường sẽ hồi phục hô hấp nếu tiến hành ngay thông khí không liên tục áp suất dương có oxy.