Thuốc trị bỏng

2797

HameSelaphin

Thuốc cream trị bỏng HameSelaphin là thành quả nghiên cứu của Học viện Quân Y chiết xuất từ 7 vị thảo dược trị bỏng thành dạng cao tổng hợp Selaphin, đặc biệt thích hợp với làn da non nớt dễ bị tổn thương ở trẻ, và làn da nhạy cảm của phụ nữ với 3 cơ chế tác động vượt trội: Sát khuẩn lớp da BỎNG, giúp rụng nhanh lớp da hoại tử, Kích thích tái tạo lớp da mới
Thành phần:

Tuýp 20g                        Tuýp 200g
Cao lỏng 1/10 của các dược liệu
Lá sến tươi                                                   30g                                  300g
Thân cây lân tơ uyn                                         4g                                    40g
Lá diếp cá                                                      4g                                    40g
Toàn cây bạch hoa xà                                     4g                                    40g
Hạt cây phá cố chỉ                                          1g                                    10g
Lá dâu tằm                                                     4g                                    40g
Hoa hòe                                                         1g                                    10g
Dầu hạt sến                                                    1g                                    10g
Tá dược vừa đủ                                             20g                                200g

 

Tác dụng và chỉ định
– Tác dụng kháng vi khuẩn với: Tụ cầu vàng, Trực khuẩn mủ xanh, Trực khuẩn E.coli, Proteus
– Chữa bỏng, vết thương nhiễm khuẩn, các vết xây xát, đứt tay, chảy máu, mụn nhọt, lở loét, chốc đầu bỏng rạ.
Cách dùng và liều dùng:
– Rửa sạch vết thương trước khi bôi thuốc, băng kín sau khi bôi, thay băng hàng ngày.
– Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Tác dụng phụ: Chưa có báo cáo
Chống chỉ định: Chưa có báo cáo
Kiêng kỵ: Không
Lưu ý: Ngừng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của Bác sỹ khi có biểu hiện mẫn cảm với thuốc
Đóng gói: Tuýp 20g, 200g
Báo quản :
Nơi khô ráo, thoáng mát
Tiêu chuẩn áp dụng: TCCS
Hạn dùng: 24 tháng
Số đăng ký: VD-3174-07
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình

Thuốc chữa bỏng B76

B76 là sản phẩm của đề tài cấp Bộ Quốc Phòng, được các nhà khoa học của Học viện Quân y nghiên cứu. Thuốc được bào chế từ bột vỏ cây xoan trà.

1. Công thức bào chế:

Bột vỏ cây xoan trà :      19 g

Tá dược vừa đủ:            20 g

2. Dạng bào chế :

Thuốc bột dùng ngoài.

3. Các đặc tính lâm sàng :

3.1. Chỉ định điều trị:

Chữa các vết bỏng nông, bỏng trung bình và các vết mổ vô trùng, các vết thương do xây xát, đứt tay chảy máu, các vết lở loét tay chân, chốc đầu, phỏng dạ, nước ăn chân.

3.2. Liều dùng và cách dùng:

– Liều dùng: Ngày bôi 1 lần hoặc theo chỉ dẫn bác sỹ.

– Cách dùng: Rửa sạch vết thương, cắt loại bỏ lớp da bị bỏng, thấm khô, bôi hoặc rắc thuốc, không cần băng. Với các vết thương sây sát, vết loét cũng rửa sạch, thấm khô, bôi hoặc rắc thuốc như trên.

3.3. Chống chỉ định:

Các vết bỏng sâu, bỏng cũ nhiễm trùng, xuất tiết nhiều và có mủ.

3.4. Những lưu ý đặc biệt và cảnh báo khi sử dụng thuốc: chưa có báo cáo.

3.5. Tương tác với các thuốc khác, các dạng tương tác khác: chưa có báo cáo.

3.6. Sử dụng dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú: Sử dụng được.

3.7. Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: chưa có báo cáo.

3.8. Tác dụng không mong muốn của thuốc: chưa có báo cáo.

3.9. Sử dụng quá liều: chưa có báo cáo.

4. Các đặc tính dược lý

4.1. Các đặc tính dược lực học:

Thuốc chữa bỏng B76 có tác dụng kháng khuẩn, chống ôxi hoá.

4.2. Các đặc tính dược động học:

Thuốc tác dụng tại chỗ, lượng nhỏ tanin được hấp thu vào máu.

4.3. Các số liệu an toàn tiền lâm sàng:

Không thấy độc tính cấp và bán trường diễn của thuốc.

Thuốc trị bỏng: TRANCUMIN
TRANCUMIN. là 1 sản phẩm của Công Ty Cổ phần Dược Phẩm OPC
Thành phần: Mỡ trăn ……………………………………..13,750g
Nghệ (Rhizoma Curcumea longae)………0,125g
Tinh dầu tràm (Oleum Cajeputi)…………….4,5g
Dầu paraffin vừa đủ …………………………..25ml

Chỉ định:

Trị bỏng da độ 1, giúp vết thương mau lành da.

Cách sử dụng:

Thoa thuốc lên vết thương 2-3 lần/ngày.

Chú ý: – Thông tin về thuốc và biệt dược có trên Website chỉ mang tính chất tham khảo
– Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ.

Panthenol spray – Thuốc xịt bỏng

 

Kem xịt trị bỏng Nhật Bản

Dùng khi chẳng may bị bỏng nước sôi, chạm vào đồ vật nóng, bỏng lưả, mỡ rán…..

Để phần da bị bỏng dưới vòi nước chảy trong 10 phút (nếu không tiện ở chỗ có nước, có thể dùng chai xịt trị bỏng này xịt luôn lên vùng da bị tổn thương).

Các cấp độ bỏng

Bỏng cấp 1 ( bỏng bề mặt): Bỏng cấp 1 là dạng nhẹ nhất trong các cấp độ bỏng. Bỏng bề mặt thường chỉ là bỏng ngoài da, hay còn gọi là bỏng biểu bì.

Khi bị bỏng, sẽ làm cho vùng da nơi đây trở nên sưng phồng, mọng đỏ. Nhìn chung bỏng cấp 1 không mấy nguy hiểm, chỉ xảy ra trên phạm vi nhỏ và có thể tự điều trị tại nhà.

Bỏng cấp 2 ( bỏng một phần da): Đây là loại bỏng thường xảy ra ở lớp dưới da. Vùng da bị bỏng sẽ đỏ lựng và phồng giộp lên với những vết loang hay hình thành các túi phỏng nước. Khi bị bỏng bạn có cảm giác đau rát.

Bỏng cấp 2, nếu ở thể nhẹ cũng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết bỏng xảy ra ở mặt, tay chân, vùng háng, mông hay giữa các khớp tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được chăm sóc cẩn thận.

Bỏng cấp 3: Bỏng cấp 3 rất nguy hiểm, bao gồm toàn bộ các lớp bên dưới da . Cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi hay thậm chí các lớp mỡ dưới da đều bị phá huỷ.

Bỏng cấp 3 cần được sơ cứu và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Cách sơ cứu và điều trị tại nhà

Đầu tiên bạn phải nhanh chóng, dội nước lạnh hay cho nước chảy qua vết bỏng khoảng 10 đến 15 phút. Ngâm vết bỏng trong nước lạnh hoặc dùng gạc lạnh băng lại.

Đặc biệt không dùng đá để chườm trực tiếp lên vết bỏng, sẽ gây nên những hậu quả khó lường.

Không bôi mỡ hay dầu lên vết bỏng. Bôi mỡ hay dầu cá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, gây nhiễm trùng.

Sau khi đã làm nguội da bằng nước lạnh hay gạc lạnh, bạn hãy bôi kem chữa bỏng lên vùng da bỏng. Thuốc có tác dụng làm dịu mát vùng da bị bỏng.

Sau đó băng nó lại với một miếng gạc khô. Không nên buộc gạc quá chặt để tránh sức ép lên vết thương.

Ở chỗ da bị bỏng thường xuất hiện túi phỏng có chứa dịch lỏng bên trong. Bạn không nên chọc vỡ nó mà hãy để nó tự vỡ, để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng.

Khi nó tự vỡ có thể nước và xà phòng diệt khuẩn để rửa, lau khô và sau đó bôi thuốc kháng sinh và băng lại với gạc mềm.

Nếu cần bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như acetaminophen cho đến khi vết thương khỏi hẳn.

Sơ cứu và điều trị bỏng nặng

Bỏng hoá chất: Dùng nước lạnh để dội sạch các hoá chất dính trên cơ thể nạn nhân. Nếu như đó là loại hoá chất quá mạnh như bỏng vôi, có thể dùng bàn chải hay chổi lông để loại bỏ nó sau đó mới xả nước.

Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức bị dính hoá chất.

Bọc vùng bị bỏng bằng vải khô hay gạc khô để tránh nhiễm trùng.

Nếu vết bỏng xảy ra ở mắt, cần phải nhanh chóng rửa mắt ngay với nước, rửa nhiều lần để loại bỏ hết hoá chất trong mắt. Ngâm mắt trong nước ít nhất 20 phút. Sau khi rửa xong, nhắm mắt và băng lại bằng gạc mỏng.

Bỏng điện: Khi phát hiện nạn nhân bị bỏng điện cần khẩn trương ngắt nguồn điện ra khỏi người nạn nhân. Cần thận trọng trong quá trình ngắt điện, cần dùng vật cách điện như bao tay, que gậy khô.

Bỏng điện rất nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim.

Vết bỏng có thể chỉ biểu lộ ra bên ngoài dưới dạng bỏng nhẹ, nhưng nguy cơ phá huỷ khi bị bỏng điện là rất cao, thậm chí nó sẽ ăn sâu vào bên trong dưới lớp biểu bì. Vì thế sau khi sơ cứu cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.