Thuốc trị Lao phổi

1259

Thuốc trị lao phổi

{tab=Đông y}

+ Phương 1: Bạch cập tán trị phổi có hang.
– Thành phần:
Bạch cập 250g.
– Cách chế dùng: Nghiền thành bột mịn. Mỗi lần uống 6g, ngày uống 3 lần, nên uống liên tục.
– Công hiệu: Dùng trị lao phổi có hang.

+ Phương 2: Bạch cập Xuyên bối tán trị phổi có hang.
– Thành phần:
Bột Bạch cập 240g; Bột Xuyên bối bột, Bột Tử hà xa mỗi vị 60g; Bột Ô tặc cốt 15g.
– Cách chế dùng: Thuốc trên trộn đều. Mỗi ngày sáng, tối uống 1 lần, mỗi lần uống 9g với nước đun sôi.
– Công hiệu: Dùng trị lao phổi có hang.

+ Phương 3: Bách hợp Mật trị bệnh lao.
– Thành phần:
Tiên Bách hợp, Mật ong mỗi vị lượng thích hợp.
– Cách chế dùng: Bách hợp và Mật ong cùng bỏ vào trong chén chưng ăn, mỗi ngày 2 lần, có thể ăn thường.
– Công hiệu: Thanh nhiệt, nhuận phế, sanh tân, ức chế vi trùng lao phát triển, thúc đẩy ổ lao vôi hoá.

+ Phương 4: Râu bắp Đường phèn trị Lao phổi khạc ra máu
– Thành phần:
Râu bắp 60g, Đường phèn 60g
– Cách chế dùng: Thêm nước cùng sắc. Uống nhiều lần kiến hiệu.
– Công hiệu: Lợi thủy, cầm máu. Dùng trị lao phổi khạc ra máu.

+ Phương 5:
-Thành phần:Bồ công anh, Bán chi liên mỗi vị 30g; Triết bối mẩu, Tiền hồ, Mạch môn đông, Chế xuyên quân, Tam lăng, Nga truật, Lộ lộ thông mỗi vị 10g; Qua lâu, Tô tử, Thanh bì, Bạch quả, Chỉ xác mỗi vị 12g; Kê nội kim, Đỗ trọng, Tục đoạn, Sơn thù, Câu kỉ tử mỗi vị 15g; Sanh cam thảo 8g.
-Cách dùng: Đem thuốc trên sắc nước, phân sáng, trưa, tối 3 lần uống ấm. Mỗi ngày 1 thang, 2 tháng là 1 liệu trình.
– Chứng thích ứng: Lao phổi do nhiễm oxyt silic.
– Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị bệnh nhân lao phổi do nhiễm oxyt silic 276 ca, tổng hiệu suất là 78,62%, trong đó hiệu suất rõ là 52,54%. Uống thuốc khoản 20 ngày triệu chứng bắt đầu chuyển biến tốt, nhất là đau ngực, ho, khí suyễn, khạc đàm hiệu quả khá rõ. Trong quá trình trị liệu chưa thấy phản ứng không tốt.

{tab=Trái cây}

Bài 1
– Thành phần: Thạch lựu chua (thạch lựu ngọt không có tác dụng) vừa đủ dùng.
– Cách chế: Thạch lựu rửa sạch, bỏ vỏ.
– Công hiệu: Có tác dụng đối với người bị lao phổi.
– Cách dùng: Ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Bài 2
– Thành phần: Ngân hạnh tươi, dầu cải (dùng một ít vừa đủ).
– Cách chế: Bỏ ngân hạnh vào bình, cho dầu cải vừa ngập, nút kín, chôn xuống đất, sau 5 tháng đào lên dùng, càng để lâu càng tốt.
– Công hiệu: Chữa lao phổi.
– Cách dùng: Mỗi lần lấy ra một quả ngân hạnh, xé lấy cùi uống với nước ấm, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 3
– Thành phần: Đu đủ 15 gam, cam thảo 6 gam.
– Cách chế: Đem hai thứ trên sắc kỹ.
– Công hiệu: Chữa lao phổi.
– Cách dùng: Uống nước thuốc ngày 2 lần.
Bài 4
– Thành phần: Hạnh nhân vừa đủ dùng, phổi lợn 2.000 gam.
– Cách chế: Phổi lợn rửa sạch, thái miếng, hầm nhừ cùng với hạnh nhân.
– Công hiệu: Dùng vào thời kỳ hồi phục bệnh lao phổi.
– Cách dùng: Ăn cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1-2 lần.
Bài 5
– Thành phần: Rễ câu kỉ 60 gam, gạo 200 gam.
– Cách chế: Đem rễ câu kỉ và gạo nấu cháo.
– Công hiệu: Có tác dụng nhất định đối với điều trị bệnh lao.
– Cách dùng: Ăn cháo tùy ý.
Bài 6
– Thành phần: Hạnh nhân, bạch cấp mỗi loại 6 gam.
– Cách chế: Hạnh nhân, bạch cấp đem nghiền nát.
– Công hiệu: Có tác dụng điều trị nhất định đối với bệnh lao.
– Cách dùng: Mỗi lần uống 6 gam, mỗi ngày 2 lần.
Bài 7
– Thành phần: Nước ép lê tươi 50 ml, nước ép ngó sen 30 ml, nước ép tỏi tươi 5 ml.
– Cách chế: Trộn đều 3 thứ nước trên.
– Công hiệu: Chữa lao phổi.
– Cách dùng: Uống hết trong 1 lần, mỗi ngày uống 1 lần.
Bài 8
– Thành phần: Táo tàu 30 gam, hạt sen 25 gam, phù tiểu mạch 200 gam, cam thảo 10 gam, chè xanh 1 gam.
– Cách chế: Cho táo tàu, hạt sen, phù tiểu mạch, cam thảo vào 1,5 lít nước, sắc đến khi phù tiểu mạch chín, cho chè vào là được.
– Công hiệu: Có tác dụng hỗ trợ chữa lao.
– Cách dùng: Mỗi lần uống 100 ml, ngày 3-4 lần.
Bài 9
– Thành phần: Hồng 1 quả, trứng gà 1 quả .
– Cách chế: Hồng thái lát, trộn đều với trứng gà, đổ nước đun sôi cho chín.
– Công hiệu: Có tác dụng nhất định đối với điều trị bệnh lao ho ra máu.
– Cách dùng: Ăn hồng cùng trứng mỗi ngày 1 lần

Lao phổi thâm nhiễm

Biện chứng đông y: Tỳ phế lưỡng hư, huyết ứ đàm kết.

Cách trị: ính phế kiện tỳ, hành ứ hóa đàm tán kết.

Đơn thuốc: 1. Gia vị ích phế thang.

2. Phế kết hạch lưu tẩm cao.

Gia vị ích phế thang: Sa sâm 9g, Tử uyển 12g, Cát cánh 9g, Chích cam thảo 6g, Hạnh nhân 9g, Bách bộ 9g, Hạ khô thảo 12g, Trần bì 9g, Bán hạ 9g, Bạch cập 15g, Sơn dược 24g, Bạch truật 9g, Kê nội kim 12g, Bạch đậu khấu 9g, Đương quy 9g, Sa toan táo nhân 18g, Chích tang bì 9g. Sắc uống 2 lần, trộn đều chia 2 lần uống, mỗi ngày 1 thang.

Phế kết hạch lưu tẩm cao: Hạ khô thảo 240g, ích mẫu thảo 90g, Đương quy 45g, Cát cánh 90g, Sa sâm 90g, Trần bì 45g, Đan sâm 60g, Bách hợp 45g, Bán hạ 45g. Sắc 3 lần lọc lấy nước, cho thêm Bạch chỉ 150g, Phê sương 60g, Đường đỏ 120g. Đun nhỏ lửa thành cao lỏng. Mỗi lần uống 20ml, ngày 3 lần.

Hiệu quả lâm sàng: Trương XX, nữ, 25 tuổi. Sơ chẩn ngày 25-2-1959. Cách đây 1 nǎm ho ra đờm, ǎn không ngon miệng, mệt mỏi mất sức, dần dần gày rộc đi, có lúc hơi đau ngực, ngủ kém, kinh nguyệt chậm hơn 10 ngày, ba tháng nay lại mất kinh. Đã đến bệnh viện chụp X quang, chẩn đoán là lao phổi thâm nhiễm. Hiện tại bệnh nhân hoàn toàn nghỉ ở nhà, hơn 1 tháng liền uống Rimifon, tự cảm thấy bệnh không có biến chuyển rõ rệt, tới xin điều trị. Khám thấy người bệnh thân thể gày gò, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch trầm tế. Cho dùng bài “Gia vị ích phế thang” và “Phế kết hạch lưu tẩm cao”. Đồng thời yêu cầu bệnh nhân tiếp tục uống Rimifon phối hợp, mỗi ngày 400 mg để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Uống được hơn 30 thang và 2 liều cao lỏng thì người bệnh ǎn uống nhiều hơn, cảm thấy có sức, thể trọng tǎng lên, các chứng ho, khạc đờm mất hẳn, kinh nguyệt trở lại gần như bình thường. Ngày 9 tháng 5 tới thǎm lại thì bệnh nhân đã trở lại công tác được hơn nửa tháng, nhưng vẫn khuyên nên tiếp tục uống bài thuốc trên. Lần sau tới thǎm bệnh được biết sau khi tiếp tục uống thuốc, vào tháng 7 có đi chiếu X quang thấy các ổ lao đã khỏi hẳn, kinh nguyệt đã trở lại hoàn toàn bình thường

{tab=Dược thảo}

Cỏ nhọ nồi: Có tác dụng kháng khuẩn, cầm máu, chống viêm; được dùng trong một số bài thuốc trị lao phổi. Ngày dùng 20 g cây khô, dưới dạng thuốc sắc uống.

Bách hợp: Theo y học cổ truyền, bách hợp được dùng trị lao phổi, thổ huyết, ho có đờm, viêm phế quản. Dùng bách hợp tươi với liều 30 g, giã và vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.

Cam thảo bắc: Có tác dụng kháng một số vi khuẩn gây bệnh. Trong y học cổ truyền, cam thảo được dùng trị lao phổi, ho và viêm phế quản. Ngày dùng 5-10 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc bột.

Xuyên tâm liên: Có tác dụng kháng khuẩn đối với trực khuẩn lao và một số vi khuẩn gây bệnh khác. Trên lâm sàng, cao chiết xuyên tâm liên được dùng thay thế streptomycin hoặc pyrazinamid trong liệu pháp phối hợp 3 thuốc streptomycin, isoniazid và pyrazinamid để điều trị lao phổi và cho kết quả tốt.

Bách bộ: Có tác dụng kháng khuẩn trực khuẩn lao. Hoạt chất stemonin làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho, long đờm. Trong y học cổ truyền, nó được dùng điều trị lao phổi. Ngày dùng 8-12 g dưới dạng thuốc sắc, cao, viên.

Bối mẫu: Các alkaloid peimin và peiminin trong bối mẫu có tác dụng ức chế ho. Nó được dùng theo kinh nghiệm cổ truyền để điều trị lao phổi thổ huyết, ho đờm, ho gà, viêm họng. Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.

Đẳng sâm: Rễ đẳng sâm có tác dụng bổ toàn thân, kích thích miễn dịch và làm giảm hội chứng suy giảm miễn dịch. Nó được dùng làm thuốc tiêu đờm, trị ho, bổ toàn thân, cầm máu. Ngày dùng 16-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên.

Mạch môn: Có tác dụng ức chế một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp, giảm ho, long đờm, chống viêm; dùng chữa ho khan, viêm họng, lao phổi nóng âm ỉ về chiều sốt cao, tâm phiền khát nước, thổ huyết, khái huyết. Ngày dùng 12-20 g dạng thuốc sắc.

Ngọc trúc: Trong y học cổ truyền, ngọc trúc được dùng chữa ho khan khô khát, sốt nóng âm ỉ về đêm, mồ hôi trộm, hư lao. Ngày dùng 6-12 g dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các thuốc khác.

Sa sâm bắc: Trong y học cổ truyền, sa sâm bắc được dùng chữa phế nhiệt ho khan, ho lâu ngày, lao phổi đờm có máu. Ngày dùng 12-20 g dưới dạng thuốc sắc, cao hoặc viên hoàn.

Sinh địa: Có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, cầm máu, được dùng trong các bài thuốc trị lao. Ngày dùng 9-15 g sinh địa hoặc thục địa, sắc nước hoặc làm hoàn uống.

Tử uyển: Có tác dụng kháng khuẩn, chống ho, long đờm; được dùng chữa ho nhiều đờm, ho nôn ra máu mủ, viêm phế quản, viêm họng. Ngày dùng 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.

Lưu ý: Các dược thảo nói trên chỉ hỗ trợ điều trị lao phổi, giúp quá trình điều trị lao mau lành hơn. Người bệnh bắt buộc phải uống thuốc Tây trị lao theo phác đồ thì bệnh mới khỏi hẵn

{tab=Thuốc Tây}

Trước kia, khi chưa có các kháng sinh và thuốc chống lao đặc hiệu thì lao vẫn được liệt là một trong những bệnh nan y, như người xưa đã nói “lao, phong, cổ, lại, tứ chứng nan y”.

Từ giữa thế kỷ 20, khi kháng sinh Streptomycin và một số hóa dược đặc hiệu trị lao ra đời như INH, PAS thì y học đã có những vũ khí hữu hiệu chữa khỏi bệnh lao.

Streptomycin

Trong vài chục năm trở lại đây, người ta đã lần lượt tìm ra những loại thuốc đặc hiệu vừa ít độc tính vừa mang lại hiệu quả cao hơn như Pyrazinamid, Ethambutol, Rifampicin giúp chữa khỏi bệnh lao dễ dàng hơn. Ngày nay, do việc trị liệu bằng thuốc đặc hiệu đem lại hiệu quả chắc chắn nên nhiều phương pháp điều trị trước đây như bơm hơi ép phổi, phẫu thuật không còn được chú ý đến. Qua kinh nghiệm phòng chống và điều trị lao nhiều năm trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước đang phát triển có tỷ lệ lây nhiễm và mắc lao cao.

 

 

{tab=Chương trình DOTS}

Tổ chức Y tế Thế giới đã phổ biến và ứng dụng một công thức điều trị lao gọi là “Ðiều trị ngắn ngày có kiểm soát” (tiếng Anh viết tắt là DOTS) dùng phối hợp 4 loại thuốc chống lao đặc hiệu. Công thức đã được các nước trên thế giới hoan nghênh và ứng dụng đạt kết quả chữa khỏi bệnh cho hơn 90% bệnh nhân lao. DOTS vừa giúp rút ngắn thời gian điều trị từ 12-18 tháng trước đây xuống còn 6 tháng, lại vừa rẻ tiền và phù hợp với điều kiện kinh tế của mọi quốc gia.

DOTS là chữ viết tắt từ tiếng Anh: Directly Observed Treatment Short course, có nghĩa là điều trị lao ngắn ngày có giám sát hoặc điều trị lao ngắn hạn có kiểm soát trực tiếp. Để thực hiện được chiến lược điều trị lao bằng phương pháp DOTS có hiệu quả, cần phải có các yếu tố và phương tiện cần thiết.

Thực hiện DOTS phải bao gồm 5 yếu tố để bảo đảm các yêu cầu:

1. Nhà nước, Chính phủ cần có những cam kết, lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống lao là một mục tiêu trong chương trình y tế quốc gia.

2. Xây dựng mạng lưới phát hiện bệnh nhân lao thụ động bằng phường pháp kỹ thuật soi đờm trực tiếp.

3. Sử dụng thuốc điều trị ngắn ngày có kiểm soát thống nhất trong cả nước.

4. Phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên, đều đặn thuốc chống lao cho các cơ sở y tế.

5. Có hệ thống kiểm tra, đánh giá, theo dõi, ghi chép sổ sách một cách cụ thể, phổ cập, đầy đủ, rõ ràng.

Để bảo đảm thực hiện thành công phương pháp DOTS cần có các phương tiện như kính hiển vi quang học, thuốc chống lao bảo đảm chất lượng và được cung cấp đầy đủ; có hệ thống kiểm tra, quản lý, đánh giá; sự giám sát điều trị trực tiếp của nhân viên y tế được tập huấn, đào tạo kỹ năng tốt và sự cam kết của các cấp chính quyền về đường lối, nguồn lực, bảo đảm chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống lao đạt được hiệu quả.

Ưu điểm của phương pháp điều trị lao ngắn ngày có giám sát DOTS là:

– Chi phí nguồn thuốc điều trị và quản lý điều trị thấp;

– Cứ 10 bệnh nhân lao được điều trị đầy đủ thì sẽ có 9 người khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài;

– Tỷ lệ khỏi bệnh có thể đạt đến 95% ngay ở cá các nước nghèo.

Ngoài ra, thực hiện phương pháp DOTS có thể phòng ngừa sự lây nhiễm lao mới và phòng ngừa sự xuất hiện của tình trạng đa kháng thuốc; có thể làm tăng thêm tuổi thọ ở những người bị nhiễm HIV.

Nếu thực hiện nghiêm túc chiến lược DOTS thì ít nhất 1/4 số bệnh nhân lao và 1/4 số tử vong do bệnh lao có thể chủ động khống chế, phòng tránh được vào các năm đến.

Từ 20 năm qua, ngành y tế nước ta đã áp dụng công thức điều trị DOTS nói trên, và kết quả đã chữa khỏi cho trên 90% bệnh nhân lao mới phát hiện.

{/tabs}

benhvathuoc tổng hợp