Từ điển Y học Việt Nam – Mục P

652

Từ điển Y học Việt Nam – Mục P

PAXTƠ. Nhà hoá học và sinh học Pháp. Đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu: tinh thể học, tính không đổi xứng phân tử; sự lên men, men, nấm, mốc (qua các công trình này, Paxtơ phủ định thuyết tự sinh), sự sống ưa khí và kị khí; sự hoại thối (Paxtơ coi là một dạng lên men). Phương pháp tiệt khuẩn Paxtơ (với nhiệt độ thấp 50 – 600C) loại trừ các tác nhân vi sinh vật gây ra các bệnh dịch ở người và động vật; sự giảm độc các vi sinh vật, từ đó sản xuất ra các vacxin đặc hiệu phòng từng loại bệnh nhiễm khuẩn ở gia súc và người (bệnh tả gà, bệnh than… đặc biệt là bệnh dại lần đầu tiên trị khỏi cho một em bé trai ngày 6-5-1885). Paxtơ là một trong số những người sáng lập ra ngành vi sinh vật và miễn dịch y học. Tên của Paxtơ được đặt cho nhiều viện nghiên cứu khoa học ở Pháp và nhiều nước khác trên thế giới (khối các nước nói tiếng Pháp trong số đó có Việt Nam.

PENIXILIN. chất kháng sinh, được tạo thành từ dịch của các nấm Penicilium notatum và Penicilium chrysogenum hoặc bằng cách tổng hợp. Là nhóm hợp chất có công thức (CH3)2C5H3NSO-(COOH).NHCOR. Do Flêminh (J.A. Fleming), tìm ra (1929). Trong y học, dùng làm thuốc kháng sinh. Có thể gây dị ứng.

PHÁ THAI. Cho thai ra ngoài buồng tử cung trước khi thai nhi có khả năng sống ở bên ngoài (trước đây quy ước là tuổi thai dưới 180 ngày tính từ ngày thụ thai) bằng các biện pháp nhân tạo (nạo tử cung, hút thai, dùng thuốc tống thai ra..). Lí do PT; thai phụ không muốn có con (kế hoạch hoá gia đình, thai ngoài giá thú, …); có nguy cơ gây bệnh nặng cho mẹ (phổi, tim, thận…) hay cho con sau này (bệnh di truyền, bẩm sinh, chẩn đoán đựơc lúc còn trong bụng mẹ), vv. Để đảm bảo sức khỏe và đời sống cho người mẹ, pháp luật quy định: PT dưới 3 tháng tuổi (phổi chưa thành hình người, thoả mãn yêu cầu đạo lý của các tôn giáo và ít gây nguy hiểm cho mẹ); PT trên 3 tháng tuổi phải có chỉ định của thầy thuốc, phải do thầy thuốc thực hiện ở một cơ sở y tế và bảo đảm kỹ thuật; tự nguyện và có sự đồng tình của bản thân người phụ nữ. Không theo ba quy định trên là PT phạm pháp; nếu xảy ra biến chứng gây nguy hiểm cho đương sự (thủng tử cung, nhiễm khuẩn, tổn thương bộ phân sinh dục) thì pháp luật ở nhiều nước xử như một tội phạm hình sự. Đã từ nhiều năm, PT là vấn đề tranh cãi ở nhiều nước cùng với sự phản đối quyết liệt của các tôn giáo. Ở Việt Nam, nếu không muốn có con, người phụ nữ có quyền yêu cầu cơ quan y tế PT vào bảo đảm bí mật. Trong kế hoạch hoá gia đình, để giảm PT nên phát triển việc phòng tránh thai.

PHÁ TRINH. Làm rách màng trinh ở người phụ nữ trước đó chưa hề có quan hệ tình dục. Nguyên nhân: chủ yếu do giao hợp; chấn thương vùng âm hộ; thủ dâm. Trong một số trường hợp, do có khả năng đàn hồi cao (thường ở thể màng trinh có một lỗ tròn) cho nên sau giao hợp, màng trinh chỉ dãn rộng, không rách nhưng cho lọt một ngón tay dễ dàng cũng được coi đã có phá trinh. Một quy định có tính nguyên tắc: không thăm âm đạo ở một trinh nữ; phải thăm trực tràng nếu cần khám vùng tiểu khung.

PHẢN VỆ. phản ứng quá mẫn cấp tính xảy ra sau khi đưa (tiêm) một kháng nguyên vào một cơ thể sống trước kia đã từng được nhận kháng nguyên đó (bằng con đường qua da, tiêm, tiêu hoá). Sự kết hợp kháng nguyên với kháng thể đã giải phóng ào ạt những chất histamin và các chất dạng histamin gây nên các phản ứng rối loạn huyết động học toàn thân (khó thở, mạch nhanh, ngất xỉu, vv) gọi là sốc phản vệ (phản ứng phản vệ), đôi khi nguy hiểm đến tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời

PHẢN XẠ. phản ứng của cơ thể trả lời lại tác động của các kích thích phát sinh từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể được thực hiện bởi hệ thần kinh trung ương. PX thường được kết thúc dưới dạng sự co của cơ hoặc sự tiết của các tuyến. Thông qua PX, hệ thần kinh của động vật với môi trường. PX có tính thích nghi được thực hiện qua cung PX, bao gồm: cơ quan nhận cảm, dây thần kinh hướng tâm, dây thần kinh lí tâm đến cơ quan thực hiện. PX đơn giản nhất là PX không điều kiện: đối với mỗi kích thích có một trả lời nhất định. Vd. PX đồng tử (đồng tử co khi sáng và giãn khi tối), PX có điều kiển chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định, đòi hỏi được củng cố thường xuyên và không có tính di truyền. Thí nghiệm kinh điển về PX có điều kiện do Paplôp thực hiện ở cho khi cho nhìn miếng thịt, chó tiết nước dãi, đó là PX không điều kiện; nếu đồng thời với đưa miếng thịt tạo thêm kích thích khác như tiếng chuông khi cho chó ăn và làm nhiều lần như vậy cho tới khi chỉ cần nghe tiếng chuông là cho đã tiết nước dãi. Tiếng chuông là tác nhân gây PX có điều kiện. Nhưng nếu chỉ nghe tiếng chuông mà không có miếng thịt, dần dần PX có điều kiện sẽ mất. Ví dụ trên là loại PX cấp I. Người ta đã gây được PX nhiều cấp hơn ở chó. Với người, ngôn ngữ và chữ viết là các tác nhân gây PX có điều kiện phức tạp. Xt. Phản xạ và không điều kiện.

PHẢN XẠ ÁNH SÁNG. sự lan truyền ngược lại của sóng ánhs áng khi gặp lớp ranh giới giữa 2 môi trường có chiết suất khác nhau. Sóng tới và sóng phản xạ nằm trong cùng một môi trường. Phân biệt: 1/ PXAS gương, khi độ mấp mô Dl, trong đó phương của tia phản xạ là bất kỳ. Nhờ sự PXAS mà ta quan sát được các vật không bức xạ ánh sáng, vd. Mặt trăng và các hành tinh trong Thái Dương hệ. Trong khoa học kỹ thuật, PXAS được ứng dụng để xác định các đặc trưng lí, hoá của môi trường, vv.

PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN VÀ KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN. khả năng thích nghi của động vật và con người được quy định bởi sự kích thích các bộ phận tiếp nhận và hoạt động của hệ thần kinh trung ương ở những mức độ khác nhau. Phản xạ không điều kiện là những phản ứng đáp lại có tính chất bẩm sinh của cơ thể, giống nhau ở các cơ thể riêng biệt thuộc cùng một loại. Chúng được đặc trưng bằng mối liên hệ thường xuyên và đơn nghĩa của sự tác động giữa các bộ phận tiếp nhận này hay bộ phận tiếp nhận khác và bằng sự phản ứng đáp lại nhất định đảm bảo cho cơ thể thích nghi với những điều kiện ổn định của đời sống. Thông thường, các phản xạ không điều kiện được thực hiện nhờ tuỷ sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não. Những phức thể phức tạp và những chuỗi phản xạ không điều kiện được gọi là những bản năng. PX có điều kiện là những phản ứng có thể có được trong đời sống được hình thành trong những điều kiện nhất định (do đó tên gọi là phản xạ có điều kiện) của động vật và con người, trên cơ sở những phản xạ không điều kiện nhất định (do đó có tên gọi là phản xạ có điều kiện) của động vật và con người, trên cơ sở những phản xạ không điều kiện, bẩm sinh. Thuật ngữ phản xạ có điều kiện do Paplôp đưa ra. Các phản xạ có điều kiện được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trong vỏ não và dùng làm cơ chế để thích nghi với những điều kiện được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc trong vỏ não và dùng làm cơ chế để thích nghi với những điều kiện thay đổi phức tạp của môi trường bên ngoài. Hiện tượng hoạt động tâm lí có bản chất phản xạ đã được Xêchênôp chứng minh lần đầu tiên. Phương pháp do Paplôp sáng tạo về phản xạ có điều kiện là cơ sở cho học thuyết về hai hệ thống tín hiệu. Học thuyết này có ý nghĩa to lớn đối với việc xác lập một cơ sở khoa học tự nhiên cho tâm lí học duy vật và lí luận phản ánh duy vật biện chứng.

PHÁP Y. một chuyên ngành của y học, nghiên cứu và giải quyết những vấn đề y học, sinh học, nhằm phục vụ cho quá trình điều tra, xét xử những vụ án hình sự hay dân sự. Xt. Giám định pháp y.

PHÁT ÂM. 1. Quá trình hình thành âm thanh ngôn ngữ do con người phát ra, gồm 3 giai đoạn chính: a/ Luồng hơi đi ra từ phổi; b/ Sự tạo âm (trong thanh quản); c/ Sự cấu âm (trong khong trên thanh quản, yết hầu, miệng, mũi)
2. Toàn bộ đặc trưng hay tập quán phát âm của một ngôn ngữ, của một phương ngữ.

PHÁT HIỆN BỆNH. Tìm ra hay nhận ra bệnh còn ẩn hay chưa biểu lộ. Thường áp dụng cho những bệnh phổ biến và (hoặc) nguy hiểm. Vd. PHB suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), sốt rét, ung thư cổ tử cung, vv trên một phạm vi rộng để có khả năng dự phòng hoặc điều trị sớm.

PHÁT HIỆN BỆNH SỚM. tìm ra bệnh từ khi mới mắc. Đó là một nhiệm vụ quan trọng của y tế cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt đối với các bệnh phổ biến và (hoặc) nguy hiểm như một số bệnh lây truyền, ung thư, vv. Trên thực tế, yêu cầu PHBS thường ở thời điểm bệnh nhân chưa có hoặc mới chớm có những biểu hiện lâm sàng rõ rệt của bệnh, nên đáp ứng không dễ, thường tốn công, tốn sức và đòi hỏi một tổ chức y tế tiến bộ, PHBS là một điều kiện cơ bản của việc phòng và chữa bệnh có hiệu quả.

PHÁT SINH TINH TRÙNG. (tk. Tạo tinh trùng),. Quá trình hình thành tinh trùng ở tinh hoàn con đực. Những tế bào khởi nguyên nằm trong biểu mô bắt đầu nhân lên nhờ nguyên phân và hình thành tinh nguyên bào từ trước khi con vật được sinh ra chỉ nhận thấy rõ ràng từ khi bắt đầu thành thục sinh dục. Ở người, tinh trùng được tạo ra liên tục từ lúc trưởng thành sinh dục đến tuổi 70 – 80. Từ khi bắt đầu đến khi thành thục trung bình mất 90 ngày. Những tinh bào sẽ hình thành nên tinh trùng dịch chuyển trong khoang ống tinh và chuyển sang giai đoạn sinh trưởng để hình thành tinh bào sơ cấp; tinh bào sơ cấp phân chia giảm phân (hay giảm nhiễm) đầu tiên tạo ra hai tinh bào thứ cấp chứa bộ nhiễm sắc đơn bội; mỗi tinh bào thứ cấp qua giảm phân lần thứ hai tạo ra hai tinh tử. Sau đó bằng một loạt những biến đổi, tinh tử chuyển thành tinh trùng, suốt thời gian đó chúng liên kết với tế bào Xectoli. Khi các tinh trùng chín sẽ chuyển từ ống tinh sang mào tinh để dự trữ tạo thời.

PHÁT SINH TRỨNG. Quá trình tạo thành trứng trong buồng trứng của cá thể cái. Các tế bào tiền thân nằm trong biểu mô mầm được nhân lên do phân chia nguyên phân thành nguyên bào noãn ngay cả trước khi con vật được sinh ra. Ở người, lúc mới sinh có khảng 150 – 500 nghìn nguyên bào noãn. Mỗi nguyên bào noãn đựơc bọc trong 8 tế bào nhỏ, hình thành nên một nang trứng ban đầu. Từ tuổi dậy thì đến tuổi mãn kinh điển hình (45 – 55 tuổi), mỗi nguyên bào noãn phát triển thành một trứng trong chu kì 28 ngày, luân phiên giữa hai buồng trứng (thời gian này nang trứng được gọi là nang Grap). Nguyên bào noãn phát triển và trở thành noãn bào sơ cấp, sau đó tiến hành phân chia giảm phân. Sau lần giảm phân thứ nhất (hoặc phân chia giảm nhiễm) hình thành nên noãn bào thứ cấp và thể cực nhỏ. Phân chia giảm phân lần thứ hai của noãn bào thứ cấp sẽ sinh ra trứng và thể cực thứ hai.

PHÂN LOẠI NHÓM MÁU. biện pháp kĩ thuật miễn dịch nhằm xác định huyết cầu hay huyết thanh thuộc về loại nhóm nào (x. Nhóm máu). Ngày xưa chỉ có kháng huyết thanh đa clôn, nay đã có kháng huyết thanh đơn clôn đặc hiệu (x. Kháng thể)

PHÂN LOẠI TIP MÁU. Thuật ngữ chủ yếu dùng trong ung thư học và mô bệnh học để xác định hình thái vi thể của một u nhất định. PLTB ngày càng được áp dụng rộng rãi vì giúp cho thầy thuốc điều trị chọn cách xử lí thích hợp và dự kiến được tiên lượng. Vd. Khi PLTB của một ung thư phổi là ung thư biểu mô vảy (dạng biểu bì) biệt hoá; nếu u gọn, phương pháp điều trị tốt nhất là cắt bỏ u, khả năng sống thêm của bệnh nhân thường trên 5 năm…; nếu típ bệnh thuộc loại ung thư biểu mô bất thục sản tế bào nhỏ, phẫu thuật cắt bỏ u thường là chống chỉ định, tiên lượng xấu hơn típ trên.

PHẪU THUẬT BẢO TỒN. cắt bỏ một thương tổn và một phần mô lành tối thiểu cần thiết xung quanh để bảo vệ chức năng của cơ quan bị tổn thương. Vd. Không cắt bỏ toàn bộ chi dưới ở bệnh nhân bị ung thư xương đùi, mà chỉ cắt đoạn xương bị u xâm nhiễm để phục hồi lại chức năng của chi.

PHẪU THUẬT CẤP CỨU. cuộc mổ cần phải được thực hiện ngay sau khi chẩn đoán hoặc sau một thời gian ngắn để kịp thời cứu chữa với kết quả khả quan một chức năng hoặc tính mạng bệnh nhân. Cần phân biệt các cuộc mổ cấp cứu chảy máu trong (vd. vỡ chửa ngoài dạ con, vỡ lách, vỡ khí quản ngay (vd. Trong bệnh bạch hầu thanh quản, sang chấn thương sọ não, vv), với PTCC có trì hoãn, cần hồi sức trước khi mổ (vd. Trong trường hợp tắc ruột, phải hút dạ dày, truyền dịch trước khi mổ, vv).

PHẪU THỤÂT CHẤN THƯƠNG. Can thiệp bằng phẫu thuật các tổn thương xương, khớp, gân, cơ và da nhằm phục hồi lại hình thể và chức năng của phần bị tổn thương. Ở xương, có thể lấy bỏ những mảnh vụn, lắp ráp các mảnh xương rời, các đoạn gãy rồi cố định bằng cung ngoại vi hay kết xương bằng kim loại (đinh, vít, nẹp, vv). Ở gân, cơ phải cắt bỏ các phần giập nát, khâu nối lại để phục hồi hình dạng cũng như chức năng. Đối với da, cũng phải cắt lọc và khâu phục hồi, khi cần thiết có thể sử dụng các vạt chuyển hoặc da ghép để che phủ các phần dưới da.

PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH. những can thiệp mổ xẻ vào xương, khớp, cơ, gân và da để sửa chữa các biến dạng của chi do di chứng chấn thương hoặc do một bệnh bẩm sinh hay mắc phải để lại (giảm hay mất chức năng sử dụng, ảnh hưởng tới thẩm mĩ của chi). Mổ xương để chỉnh trục, kéo dài hoặc rút ngắn xương, ghép thêm xương vào những ổ khuyết hoặc đóng cứng xương. Mổ gân để chuyển hay kéo dài gân, ghép gân, gỡ dính để tạo điều kiện cho chi có thể hoạt động bình thường. Mổ da có thể là vá da, chuyển vạt, ghép da. Trong thực tế thường phải mổ phối hợp cả xương, gân, da mới phục hồi được cả hình thể lẫn chức năng của chi.

PHẪU THUẬT LẠNH. phẫu thuật dùng các chất làm lạnh (nitơ lỏng) và thiết bị có đầu áp lạnh vào nơi tổn thương rồi phun nitơ lỏng theo kĩ thuật “đông lạnh – tan băng”, tạo lớp băng mỏng áp dính chặt vào vùng thương tổn. Tuỳ loại bệnh, thời gian áp lạnh từ 60 đến 100 giây. Sau PTL, vùng được áp lạnh bị hoại tử, sau vài tuần rụng thành sẹo.
Ưu điểm của PTL: đơn giản, không cần gây tê, gây mê như phương pháp đốt điện hoặc đông điện; không mất máu như mổ bằng dao kim loại: thời gian phẫu thuật được rút ngắn. Tuy nhiên, PTL chỉ áp dụng đối với những tổn thương không lớn theo chỉ định của thầy thuốc.

PHẪU THUẬT NGỰC. khu vực điều trị ngoại khoa rất rộng từ thủ thuật chọc dò thông thường vào lồng ngực, những phẫu thuật đựơc tiến hành để điều trị các bệnh ở bên ngoài thành ngực (da, vú…), ở thành ngực (xương sườn, mạch máu, thần kinh, thủng thành ngực, vv) đến các phẫu thuật phức tạp trong lồng ngực và trung thất (ở tim, phổi và các phủ tạng trong trung thất.

PHẪU THUẬT NHI KHOA. một ngành của ngoại khoa mà đối tượng là trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi, PTNK mang tính chất đặc thù về phương pháp, kĩ thuật và dụng cụ phẫu thuật, cũng như về mặt tổ chức các dịch vụ y tế.

PHẪU THUẬT PHỤ SẢN KHOA. thủ thuật dùng dao, kéo và một số dụng cụ khác để giải quyết một số bệnh phụ khoa và sản khoa. Phẫu thuật phụ khoa nhằm giải quyết những sai lệch và bệnh tật ở bộ phận sinh dục nữ, vd. cắt bỏ khối u ở tử cung, ở buồng trứng, vv. Phẫu thuật sản khoa nhằm giải quyết những trường hợp đẻ khó, vd.mổ tử cung lấy thai, cắt bỏ tử cung sau đẻ khó, vv

PHẪU THUẬT TẠO HÌNH. Chuyên ngành ngoại khoa có nhiệm vụ: xử trí (sửa chữa, phục hồi, xây dựng) những dị dạng, dị hình; phục hồi hình thể, chức năng của những bộ phận bộc lộ của cơ thể mang tật bẩm sinh, những tổn thương bệnh lý hoặc di chứng của chúng. Cùng với ngành ngoại khoa chung, PTTH hình thành từ thời cổ xưa, thực sự phát triển và trở thành một chuyên khoa từ sau Chiến tranh thế giới I và có vị trí ngày càng quan trọng trong ngành ngoại khoa thời bình cũng như trong thời chiến.

PHẪU THUẬT THẨM MỸ. Chuyên khoa phẫu thuật tách ra khỏi chuyên ngành phẫu thuật tạo hình vào những năm 20 của thế kỉ 20. Nhiệm vụ của PTTM là sửa chữa hình dáng bên ngoài của cơ thể vì mục đích thẩm mĩ (làm đẹp). Vd., ghép xương hay sụn để nâng cao sống mũi quá thấp, căng da mặt để giảm bớt những nếp nhăn do tuổi tác, vv

PHẪU THUẬT THẦN KINH. Chuyên ngành phẫu thuật điều trị các bệnh thuộc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, các chấn thương hệ thần kinh. Phẫu thuật định vị thần kinh có thể đưa các điện cực vào vùng tổn thương ở não để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh.

PHẪU THUẬT TIẾT NIỆU. chuyên ngành phẫu thuật chữa bệnh và tật ở bộ phận bài tiết nước tiểu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) và các cơ quan liên quan đến đường tiết niệu (tuyến tiền liệt, vv).

PHẪU THUẬT TIM MẠCH. Chuyên khoa phẫu thuật điều trị các bệnh tim mạch. Năm 1882, Blaloc (A. Blalock; 1899 – 1965; nhà phẫu thuật Hoa Kì) là người đầu tiên khâu thực nghiệm vết thương tim trên động vật; năm 1886, lần đầu tiên mổ tim thành công trên người. Mổ tim để điều trị bệnh tim đã bắt đầu phổ biến trên 40 năm nay. Đã mổ thành công bệnh hẹp van hai lá bằng phương pháp mổ tim kín (1948). Sau khi đã giải quyết được vấn đề tuần hoàn ngoài cơ thể bằng máy tim phổi nhân tạo, năm 1952, đã bắt đầu mổ bệnh hở van hai lá. Đã có thể mổ đựơc thành công nhiều bệnh tim bẩm sinh và mắc phải nhờ kết hợp với kĩ thuật hạ thân nhiệt nhân tạo. Đỉnh cao của PTTM là kĩ thuật thay tim, ghép tim.

PHẪU TÍCH. Kĩ thuật tách các thành phần cấu tạo của một bộ phận, một vùng của cơ quan để tìm hiểu hình thái, sự liên quan với vùng lân cận, để có thể tiến hành các thao tác cần thiết trong một cuộc mổ. Vd. Tách rời mạch máu để khâu, để buộc, tách dây thần kinh để nối, để cắt và buộc.

PHẨY KHUẨN. 1. Dạng vi khuẩn hình dấu phẩy.
2. Tên một chu vi khuẩn có dạng hình que hơi cong, gram âm, kị khí không bắt buộc, gây bệnh tả, sinh sản rất nhanh gây hiện tượng mất nước và mất các ion Na+, HCO- 3 và Cl-, vv.

PHÌNG ĐỘNG MẠCH. (cg. phồng động mạch) tình trạng một đoạn động mạch mà cấu trúc bị biến đổi làm cho thành mạch yếu đi, bị phình to thành một túi phồng. Nguyên nhân; vữa xơ động mạch; giang mai; rách thành bên do một vết thương động mạch, vv. Thường gặp ở động mạch chủ, động mạch dưới đòn, nách, động mạch chậu ngoài, động mạch đùi, khoeo. Có hai loại PĐM: 1/ PĐM thực sự hay bệnh lí – ít khi thành của chỗ phình (gọi là túi phình) vẫn còn giữ được đầy đủ cấu trúc ba lớp (lớp áo trong, lớp cơ và lớp áo ngoài) hoặc ít nhất hai lớp (lớp cơ và lớp áo ngoài); 2/ PĐM chấn thương, còn gọi là PĐM giả do vết thương làm rách thành bên của động mạch, qua đó máu chảy ra ngoài tạo thành một bọc máu tụ; sau một thời gian (từ 1 tháng trở lên) bọc máu tụ trợ thành túi PĐM với một vỏ xơ dày, chắc; thành túi phình không có cấu trúc hai hoặc ba lớp của thành động mạch; nghe hoặc sở trên chỗ phình có thể thấy tiếng rung hoặc cảm giác rung theo nhịp mạch đập. Các phồng động mạch; nghe rung theo nhịp mạch đập. Các phồng động mạch lớn có thể gây rối loạn tuần hoàn tại chỗ, gây viêm nhiễm, hình thành cục đông máu (gây tắc mạch), vv. Cũng có thể cản trở đến sinh hoạt, vận động. Điều trị bằng phẫu thuật.

PHÓNG TINH. (cg. xuất tinh) hiện tượng tinh dịch chứa trong túi tinh xuất ra ngoài qua niệu đạo, do sự co bóp của túi tinh; xảy ra ở người đàn ông vào giai đoạn cuối của giao hợp.

PHÓNG NOÃN. hiện tượng vỡ nang noãn sau khi nang noãn đã chín và để noãn (giao tử cái, trứng rụng chưa thụ tinh) phóng ra khỏi buồng trứng. Noãn chỉ có thể thụ tinh được sau khi đã phóng ra khỏi nang noãn. Ở những phụ nữ có kinh đều, PN xảy ra giữa vòng kinh. Trong mỗi vòng kinh, thường chỉ có một nang noãn PN, song cá biệt, có thể có PN phụ, nghĩa là trong một vòng kinh, có thêm 1 lần PN hoặc có PN nhưng xảy ra khi không có hành kinh. Noãn chỉ sống tối đa được 24 giờ và có thể thụ tinh được trong thời gian đó. Sau khi PN, phần còn lại của nang noãn tại buồng trứng sẽ phát triển thành hoàng thể, chế tiết ra progesteron. X. rụng trứng.

PHỒNG ĐỘNG MẠCH. X phình động mạch

PHÙ DO THAI NGHÉN. Phù xuất hiện chủ yếu vào 3 tháng cuối của thời kì thei nghén: bắt đầu từ phù chân, sớm nhất ở mắt cá chân; phù trắng, mềm, ấn lõm, không đau. Nếu chỉ có phù chân, có thể là phù do ứ trê tuần hoàn, tử cung có thai đã chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới và các tĩnh mạch chân. Khi bệnh nặng thêm, phù sẽ xuất hiện ở mặt, ở bụng và phù toàn thân, do muối và nước được giữ trong các khoáng gian bào. Phát hiện bằng theo dõi cân nặng. Bình quan mỗi ngày tăng quá 100g là cơ thể có phù. Khoảng 60% số người tăng cân quá mức sẽ có những nguy cơ tăng huyết áp, có protein niệu, PDTN là một dấu hiệu sớm của nhiễm độc thai nghén. Phải theo dõi thai phụ, đo huyết áp, tìm protein niệu ít nhất 2 tuần một lần; có chế độ điều trị, ăn uống, lao động, nghỉ ngơi thích hợp, vv, để dự phòng sản giật.

PHÙ NỀ. x. Phù

PHÙ NIÊM. trạng thái bệnh lí do giảm năng tuyến giáp ở trẻ lớn hay người trưởng thành. Dấu hiệu lâm sàng: ngấm niêm dịch vào da, các mô của cơ thể, vv; mệt mỏi, ngủ lịm không chịu được lạnh, vô cảm…; các chức năng sống giảm hoạt động, lãnh đạm tình dục, giảm khả năng hoạt động trí tuệ, giảm chuyển hoá cơ bản; ởtrẻ em, toàn bộ sự phát triển bị giảm và ngừng lại trước khi dậy thì, dẫn tới bệnh đần. Điều trị: dùng hocmon giáp tổng hợp, cao tuyến giáp tổng hợp, cao tuyến giáp, tính chất giáo theo hướng dẫn của thầy thuốc.

PHÙ PHỔI CẤP. trạng thái bệnh lí ở phổi với huyết tương đột nhập và tràn ngập các phế nang. Thường xảy ra đột ngột và là một cấp cứu nội khoa hàng đầu. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu: khó thở cấp dữ dội; khạc đờm nhiều (có thể tới hàng trăm mililit); đờm loãng, nhiều bọt, có màu hồng. Nguyên nhân: bệnh tim mạch (hẹp van hai lá, cao huyết áp, vv) ảnh hưởng đến hệ thống tuần hoàn phổi; bệnh nhiễm khuẩn (ở phổi, thận, sởi, cúm, vv); ngộ độc; xảy ra sau một gắng sức khi leo núi ở người không thích nghi với khí hậu núi cao. Điều trị cấp cứu và điều trị nguyên nhân.

PHÙ THẬN. phù hay ngấm nước vào các mô của cơ thể, đặc biệt mô lỏng lẻo dướida, niêm mạc; xảy ra trong các bệnh thận (tổn thương trong các tiểu cầu thận làm tích nước và muối trong cơ thể). Dấu hiệu: phù ở mặt, ở các bộ phận có nhiều mô lỏng lẻo, (vd. Hai mí mắt), phù hai chân, phù toàn thân; có thể tích nước trong các khoang màng bụng, màng phổi, màng tim; da trên vùng bị phù trắng, không đỏ hoặc tím, ấn mềm, lõm xuống và để lại dấu lõm ngón tay; tăng cân: xét nghiệm nước tiểu thấy có protein niệu. Điều trị: chữa nguyên nhân; ăn nhạt, uống nước râu ngô, cây bông mã đề; rau dừa nước (du long thái), trạch tả, vv, hoặc các thuốc lợi niệu (hypothiazide, furosemide).

PHÙ THIẾU DINH DƯỠNG. chứng phù do chế độ ăn thiếu chất, chủ yếu là thiếu protein động vật như trong trường hợp khẩu phần ăn không có sữa, thịt, cá, trứng…Cũng có thể mắc chứng phù dinh dưỡng khi bộ máy tiêu hoá không hấp thụ được các chất ăn vào như trong bệnh viêm ruột hoặc ỉa chảy kéo dài. Người gia và trẻ dưới 3 tuổi dễ mắc chứng PTDD hơn trẻ lớn và người lớn. PTDD xảy ra ở các vùng miền núi nhiều hơn ở vùng đồng bằng.

PHÙ TIM. Phù do suy tim. Suy tim làm giảm lưu lượng máu vào thận và ứ trệ máu ở tĩnh mạch đổ về tim, hậu quả là nước và muối được tích trong các mô của cơ thể. Xuất hiện trước tiên ở mắt cá chân, sau tăng dần lên toàn bộ hai chi dưới, toàn thân rồi lan đến các xoang tự nhiên trong cơ thể (xoang màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim, vv). Thường có kèm theo dấu hiệu: tím xanh các niêm mạc do tăng hemoglobin khử (trên 5g/100ml ở máu ngoại biên); khó thở, bệnh nhân phải nằm gối đầu cao, không gắng sức được. Phù có thể xảy ra ở nhu mô phổi, gây phù phổi cấp, có thể nhanh chóng dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán khó dẫn đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Chẩn đoán khó trong thời gian đầu lúc phù còn kín đáo; cần kiểm tra cân nặng bệnh nhân hàng ngày để theo dõi lượng nước tích trong các mô của cơ thể, làm biểu đồ cân nặng hàng ngày để đánh giá kết quả chữa bệnh. Dự phòng: chữa bệnh suy tim theo chỉ dẫn của thầy thuốc; ăn nhạt, chế độ sinh hoạt nhẹ, dùng thuốc lợi tiểu.

PHÙ VOI. Tăng kích thước của một chi hay một bộ phận trong cơ thể do phù cứng và viêm mạn tính da và mô dưới da; xuất hiện từ từ, do các bạch mạch, nhất là ở các gốc chi bị giãn và viêm, làm tắc tuần hoàn bạch huyết (do fibrinogen của bạch huyết đông lại thành fibrin, lẫn với tế bào viêm, bạch cầu một nhân và đa nhân). Có hai loại PV: PV nhiệt đới do giun chỉ gây ra, làm tắc các hạch lympho và bạch hạch bẹn, gây phù, viêm da và mô dưới da, kèm theo xơ cứng của toàn bộ chi dưới, bìu ở nam, môi sinh dục lớn ở nữ; phù Nostra xảy ra ở châu Âu do liên cầu khuẩn gây viêm quầng mạn tính. Chữa PV nhiệt đới: phẫu thuật để chỉnh hình, kèm theo điều trị giun chỉ.

PHỤ KHOA. Chuyên khoa y học nghiên cứu những nội dung sinh lí và bệnh lí có liên quan đến cơ quan sinh dục nữ, trong đó có vấn đề điều trị các bệnh liên quan đến sinh dục là chủ yếu, đồng thời cũng đề cập đến các vấn đề thuộc lĩnh vực y – xã hội học có liên quan đến hoạt động của phụ nữ như sức khỏe sinh sản, kế hoạch hoá gia đình, vv.

PHÚC MẠC. x. màng bụng

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG. phục hồi khả năng hoạt động của một cơ quan, một bộ phận cơ thể bị suy giảm, rối loạn, bị mất đi, có nguy cơ làm cho đương sự trở thành một người tàn tật, tàn phế. Cần thiết trong điều trị tất cả các loại bệnh, đề phòng các hậu quả do thiếu vận động bình thường hay một lí do nào khác gây ứ trệ trong cơ thể. PHCN là một phương pháp chữa bệnh, nhất là các đối tượng mà hoạt động hàng ngày bị giảm (phụ nữ lúc có thai, lúc sinh đẻ, trong thời kì sau đẻ; người bị các thương tật ở các mức độ khác nhau; người cao tuổi không còn làm việc; người lao động, nhất là trong các ngành nghề nặng nhọc, có nhiều độc hại, hoặc làm việc trong các tư thể gò bó, vv). Tiến hành PHCN ở tất cả cơ sở y tế mở rộng đến tận các gia đình, tạo cho mỗi người dân một tập quán thực hiện hàng ngày. Sử dụng các phương tiện chữa và tập luyện hiện đại đến các phương tiện đơn giản nhất có thể tự tạo với các nguyên liệu sẵn có tại chỗ, các phương pháp dưỡng sinh không cần dụng cụ. Trong giáo dục, PHCN là huấn luyện trẻ sử dụng các chức năng sinh lí còn lại bù đắp cho chức năng bị mất, để có khả năng tự phục vụ và hoà nhập vào cuộc sống xã hội.

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG CỘNG ĐỒNG. Hình thức tổ chức huấn luyện người khuyết tật sử dụng những chức năng sinh lý còn lại, với sự hỗ trợ của các phương tiện, thực hiện các hoạt động cá nhân ngay trong môi trường gia đình và xã hội mà người khuyết tật sinh sống. PHCNTCĐ là hình thức chủ yếu của khoa học phục hồi chức năng được áp dụng ở các nước Bắc Âu. Ở Việt Nam, hình thức tổ chức giáo dục này bắt đầu được ứng dụng từ 1989.

PROGESTERON. (A. progesterone; tk. Hocmon thể vàng), C21H30O2. Một loại hocmon được tiết ra từ thể vàng (cg. Hoàng thể) của phụ nữ và động vật cái và từ vỏ tuyến thượng thận, nhau thai. Kết tinh dưới dạng tinh thể màu trắng, không mùi; thường gặp ở hai dạng: đồng phân có tnc=1280C và có tnc=1210C. Tan trong ancol, ete; không tan trong nước. Tác dụng chính là kích thích phát triển và gây biến đổi trong dạ con (tử cung), chuẩn bị đón trứng đã thụ tinh, tạo điều kiện cho phôi và thai phát triển; P làm mềm tử cung, giảm kích thích co bóp tử cung (vì thế P có tác dụng giữ thai, nên còn được gọi là tố trợ thai); ức chế quá trình rụng trứng, tăng cường kích thích tiết sữa, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng trong cơ thể. P là chỉ tiêu quan trọng được dùng để chẩn đoán các giai đoạn của chu kì động dục và chẩn đoán có chứa, thể vàng tồn lưu và u nang buồng trứng. P được cơ thể thải qua phân, nước tiểu dưới dạng chất hoà tan. Ngày nay, người ta đã tổng hợp được nhiều chất có tác dụng tương tự P; có thể uống được, gọi chung là progestin. Các progestin tổng hợp thường được dùng nhiều để tránh thai (x. thuốc tránh thai).

PROLACTIN (tk. Kích thích nhũ tố, kích tố dưỡng thể vàng) hocmon polipeptit do tế bào ưa axit của thuỳ trước tuyến yên chế tiết, cấu trúc có số axit amin 191-198 (loài động vật có vú) hoặc 199 (người), khối lượng phân tử 21 – 26 nghìn dalton, không chứa các cacbohidrat, là một chuỗi đơn, hình thành những quai bằng 3 cầu nối đisunfua, P có ở tất cả động vật có xương sống, cùng với hocmon sinh trưởng (GH, STH) và hocmon lactogen nhau (PL) tạo nên hocmon polipeptit đồng đẳng về cấu trúc.
P thúc đẩy phát triển tuyến sữa và tiết sữa sau khi đẻ; tác động lên hệ thần kinh trung ương làm cho gia súc cái có biểu hiện bản năng làm mẹ và gia cầm mái có bản năng ấp trứng; tác động đến sinh sản, kích thích sinh trưởng, cân bằng nước và điện tích, cũng có tác dụng kích thích thể vàng tiết progesteron. Ở phụ nữ, hàm lượng P cao sẽ kìm hãm chu kỳ kinh nguyệt (hội chứng tắt kinh do tiết sữa) nhưng hàm lượng P kông có liên quan đến hiện tượng không động dục ở bò và cừu. Ở chim, P kích thích tiết sữa điều tiết từ tuyên diều để nuôi con.
Còn tìm thấy P trong tuyến sữa bò và trong huyết thanh ngựa chứa.

PROTEAZA. Nhóm các enzym thủy phân liên kết peptit của protein. Bao gồm nhiều enzym đã đựơc biết rõ như pepsin, tripsin, papain, rennin. Dễ tan trong nước. Được sử dụng làm men bánh mì, các thuốc trợ tiêu hoá và trong sản xuất bia.

PROTEIN. Có nghĩa là thứ nhất nói lên ý nghĩa quan trọng của loại hợp chất này; tk. Protit, đạm, những hợp chất tự nhiên, cao phân tử, có đơn vị cấu tạo là các a – aminoaxit thuộc dãy đồng phân L, gồm 20 loại (trong số trên hai trăm loại axit amin tồn tại trong thiên nhiên). Những axit amin này được nói với nhau thành chuỗi thẳng (không rẽ nhánh) bằng liên kết peptit (-CO-NH-) khá bền vững. Số lượng và trình tự các gốc axit amin trong những chuỗi polipeptit này quyết định các tính chất lí, hoá, và đặc biệt là những tính năng sinh học của các P. Với con số nguyên liệu gốc là 20 loại a-aminoaxit nhưng thông qua sự thay đổi số lượng về trình tự sắp xếp mà tế bào sinh vật có được một số lượng nhiều vô tận các phân tử P khác nhau. Đặc tính về số lượng và trình tự này gọi là cấu trúc bậc I của P, được quy định bởi mã di truyền trong AND và ARN, P là vật chất mang sự sống ở sinh vật, nơi biểu hiện của trạng thái sống như trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển, vận động, hoạt động thần kinh… đều gắn liền với chức phận của những phân tử P khác nhau (như các enzym, anbumin, globulin, miosin, các hocmon, kháng thể, kháng độc tố, vv). Khối lượng phân tử của P rất khác nhau, từ 102 đến 105 dalton, nghĩa là có những phân tử chỉ gồm vài ba gốc cho đến hàng nghìn gốc axit amin: trong tế bào, nhiều P còn liên kết thành những tổ hợp chức năng có khối lượng hàng triệu dalton. Dựa vào cấu hình, có hai dạng P là dạng cầu và dạng sợi. Dựa vào thành phần hoá học có thể chia P thành hai lớp lớn: 1/ Holoprotein, là những proteit hay protit phức tạp, là những P có thêm nhóm ghép (nhóm ngoại) không phải axit amin. Lớp này chia thành 5 nhóm tuỳ thuộc vào bản chất phần ghép (photphoproteit, glycoproteit, lipoproteit, cromoproteit và nucleoproteit). P có khả năng tham gia nhiều phản ứng hoá học (oxi hoá – khử, este hoá, vv), tạo dung dịch keo và lưỡng tính, có thể tạo muối với các axit cũng như với bazơ. Để sinh trưởng và phát triển, sinh vật phải thường xuyên được cung cấp đủ các axit amin để tạo ra một P cần thiết. Trong số 20 loại axit amin, có phải lấy từ nguồn dinh dưỡng (xt. Axit amin). Không có hoặc thiếu P trong thức ăn sẽ gây ra những bệnh nghiêm trọng. Nhu cầu của người lớn là 70 – 80g P trong một ngày. Thuộc loại P thường có: protamin, proteinoit, vv. Việc nghiên cứu cấu trúc và tính năng của P giúp con người hiểu được những cơ chế phân tử của hiện tượng sống để tiến tới điều tiết các hoạt động này. Đây chính là mục tiêu hàng đầu của sinh học hiện đại.

PROTEIN NIỆU. tình trạng trong nước tiểu có protein nguồn gốc từ huyết thanh, được bài tiết qua thận bị viêm (anbumin, globulin) hoặc từ những đường bài xuất niệu (từ bàng quang, niệu đạo do bị viêm) hoặc từ những mô (do tiêu các mô của ống thận). Thuật ngữ PN thay cho thuật ngữ anbumin niệu dùng trước đây.
Để theo dõi sức khỏe phụ nữ có thai, phải thăm thai ít nhất là 3 lần, từ tháng thứ 5 cho đến khi đẻ: mỗi lần thăm thai phải xét nghiệm nước tiểu và tìm PN để đề phòng sản giật và các tai biến khác. Kĩ thuật tìm PN đơn giản, có thể thực hiện được ở bất kì nhà hộ sinh nào.

PROTEIN SỮA. lượng protein có trong sữa thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm (%). Tỷ lệ PS ở một số động vật như sau: bò 3,2; trâu 4,5, ngựa 2,1; dê 3,6; cừu 5,8; lợn 7,2; thỏ 15,5; chó 9,7; mèo 9,1. Thành phần chủ yếu của PS là cazein (chiếm khoảng 80%), phần còn lại là lactoanbumin và lactoglobulin. Cazein là nguyên liệu để sản xuất pho mát. PS là loại protein có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đủ và cân đối các axit amin cần thiết cho người và động vật.

PROTIT (Ph. Protide; A. protein: tên khoa học của đạm). x. Protein.