Từ điển Y học Việt Nam – Mục S

815

Từ điển Y học Việt Nam – Mục S

SA DẠ CON. X. sa sinh dục

SA DÂY NHAU. hiện tượng bất thường xảy ra khi chuyển dạ đẻ: dây nhau (dây rốn) bị sa xuống dước trước ngôi thai. SDN gây nguy hiểm cho sự sống của thai nhi, vì ngôi đè ép vào dây nhau làm nghẹt lưu thông tuần hoàn nhau thai. Nguyên nhân: vỡ ối đột ngột trong lúc ngôi thai chưa bình chỉnh tốt với khung chậu người mẹ. Hay xảy ra trong trường hợp đa ối, ngôi bất thường, cơn co tử cung bất thường. Là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp cho thai nhi, cần giải quyết nhanh tại chỗ, với những thao tác thành thạo để có thể đẩy dây nhau lên, đồng thời làm giảm cơn co tử cung. Phần lớn phải mổ nhanh để cứu thai nhi.

SA NHÂN. Loài cây thảo, họ gừng, cây có thể cao đến 2-3m. Thân rễ hình củ, lá xanh thẫm, nhẵn bóng. Hoa mọc thành chùm ở gốc sát mặt đất. Hoa màu trắng đốm tía. Qủa nang 3 ngăn hình trứng, chấm đen, vị cay nồng. Bộ phận dùng làm thuốc là quả gần chín, bóc vỏ, phơi khô, chứa 1,7 – 3% tinh dầu. Tinh dầu có thành phần chủ yếu là d-campho, d-bocneol, bocnylaxetat, linadol, nerilidol. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều tỉnh miền Bắc, miền Trung Việt Nam. Qủa dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá, làm gia vị và chế rượu mùi. Ngoài loài A. xanthiodes, ở Việt Nam còn gặp SN thầu dầu (A. Echinosphaerum = A villosum) và SN thầu dầu (A. Echinosphaerum = A. villosum) và SN trúc sa (A. repens) SN cũng thường gặp ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ.

SA SINH DỤC. cơ quan sinh dục nữ bị xuống thấp so với vị trí bình thường. Nguyên nhân: bẩm sinh, hệ thống nâng (các dây chằng) và đỡ (tầng sinh môn) yếu; lao động quá nặng gây sức dồn ép vào thành bụng, đẩy cơ quan sinh dục thấp xuống; sinh đẻ nhiều làm cho tầng sinh môn yếu hoặc bị rách mà không được khâu phục hồi tốt; hệ thống nâng và đỡ yếu đi do tuổi tác. Thường gặp sa thành sau âm đạo, sa trực tràng. SSD được chia thành 4 độ (lấy cổ và thân tử cung làm mốc); SSD độ 1 – cổ tử cung xuống thấp nhung còn ở trong âm đạo; SSD độ 2 – cổ tử cung sa đến lỗ âm đạo; SSD độ 3 – cổ tử cung ra ngoài âm hộ với một phần thànht rước và thành sau âm đạo cũng bị lộn hết ra ngoài âm hộ; SSD độ 4 –đáy tử cung ra ngoài âm hộ, hai thành trước và sau lộn hết ra ngoài như lộn bít tất. Điều trị bằng phẫu thuật SSD độ 3 và độ 4. Dự phòng: đẻ ít con và theo kế hoạch chủ động; đỡ đẻ tốt (không để rách âm hộ, nếu cần thì cắt âm hộ và khâu phục hồi đúng kĩ thuật); luyện tập thể dục phục hồi sau mỗi lần đẻ; tập thể dục thường xuyên; có chế độ lao động thích hợp cho phụ nữ…

Sa sút trí tuỆ. x. Mất trí

Sa tẠng. Tình trạng một tạng hoặc một phần tạng dịch chuyển đến vị trí thấp hơn bình thường, do các dây chằng và dây treo bị chùng. Thường gặp sa dạ dày, sa tử cung, sa hậu môn, sa thận… Trong thời kì đầu, khi mức độ ST còn nhẹ, có thể đẩy tạng bị sa trở lại vị trí cũ một cách tạm thời và dùng nịt cao su cố định bên ngoài. Khi tạng bị sa ảnh hưởng đến nhiều chức năng bình thường, cần can thiệp bằng phẫu thuật để đưa tạng bị sa trở lại vị trí cũ.

Sa thẬn (cg thận di động), thận di chuyển khỏi vị trí; sa xuống thấp, di chuyển vào ổ bụng. Bình thường thận được giữ tại chỗ (hai bên vùng thắt lưng). Trong trường hợp bất thường, các tổ chức cố định bị mềm nhẽo (người quá gầy, các cơ thành bụng bị giãn nhão do sinh đẻ nhiều, do nhược cơ…) gây nên tình trạng ST, ST thường kèm theo sa nhiều cơ quan khác. Trong giai đoạn đầu, không có dấu hiệu bệnh lí nên bệnh nhân không để ý; lúc thận di chuyển xa vị trí cũ, có thể làm gấp niệu quản, thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận… làm xuất hiện các triệu chứng bệnh lý như đau, rối loạn tiêu hoá, rối loạn tiết niệu… Điều trị: tập thể dục nâng cao trương lực cơ, chữa các biến chứng: mổ để cố định thận.

Sa trỰc tràng. Tình trạng bệnh lý: niêm mạc (ở trẻ em hoặc người già) hoặc toàn bộ trực tràng (3 lớp áo) thoát ra ngoài hậu môn (cơ thắt hậu môn). Nguyên nhân: tăng quá mức áp lực trong ổ bụng (táo bón, rặn quá mạnh lúc đi ngoài, thường xuyên phải nâng vác vật quá nặng…); các dây chằng và cơ nâng hậu môn suy yếu; ngồi xổm quá lâu. Dấu hiệu: đau rát, vướng ở hậu môn, đi lại khó khăn; tăng tiết dịch ở hậu môn. Các biến chứng: chảy máu, hoại tử niêm mạc, thương tổn rách niêm mạc, vv. Điều trị STT ở giai đoạn đầu: nằm nghỉ, nằm nghiêng, một chân co, một chân duỗi, trực tràng bị sa có thể tụt lên tự nhiên hay ấn đẩy nhẹ lên; giữ gìn vệ sinh, tránh ngồi xổm, tránh táo bón, tập thể dục hàng ngày. Điều trị sa niêm mạc ở trẻ em, người già: mổ, treo trực tràng, tạo hình lại đáy chậu.

Sai khỚp tình trạng một đầu xương trật ra khỏi ổ khớp, làm cho hai mặt khớp chuyển dịch bất thường khỏi vị trí tự nhiên và mất liên quan một phần (SK không hoàn toàn hay bán trật khớp) hoặc hoàn toàn với nhau (SK hoàn toàn). Nguyên nhân: chấn thương, hội chứng thoái hoá khớp, dị dạng hoặc đứt thứ phát các dây chằng do chấn thương cũ và bẩm sinh (vd. SK háng bẩm sinh ở trẻ sơ sinh). Điều trị SK do chấn thương bằng cách nắn khớp, đặt đầu xương trở lại vị trí cũ; nếu thất bại phải mổ. Đối với SK bẩm sinh, phần lớn phải làm phẫu thuật chỉnh hình; cần chữa trước khi trẻ biết đi.

Sài hỒ bẮc. (y. Bupleurum sinense), cây thảo sống lâu năm, họ Hoa tán (Apiaceae). Cao 40 – 79cm. Lá mọc so le, hình mác. Cụm hoa hình tán kép, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu vàng. Qủa hình bầu dục. Cây có saponin, bupleurumol, phytosterol, rutin, một ít tinh dầu. Rễ phơi sấy nhẹ có vị đắng, mùi thơm; Đông y dùng làm thuốc giải cảm, thông khí, nhuận gan, sáng mắt; dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, hoàn. Vị thuốc nhập từ Trung Quốc.

Sài hỒ nam. (Pluchea pteropoda; cg. Cây lức), cây thảo sống lâu năm, họ cúc (Asteraceae). Cao 40 – 70cm. Mọc hoang ở vùng gần biển và sông có nước mặn (cg. hải sài). Thâm mẫm chắc. Lá mọc so le, hình thìa, mép có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu đỏ nhạt. Qủa bế. Rễ phơi sấy khô có vị đắng. Y học dân gian dùng SHN chữa cảm, sốt nóng hơi rét, nhức đầu, khát nước, tức ngực khó chịu: dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, hoàn.

Sán. chỉ giun dẹp, sống kí sinh ở người. Cơ thể dài 4-10m, gồm 1.000 – 2.000 đốt, đầu không có vòng móc; đường kính 1-2mm; có 4 giác bám để bám vào thành ruột non. Người mắc bệnh do ăn thịt trâu, bò có kén sán không được nấu chín. Ở người, thường chỉ có 1 con. Có thể sống trong cơ thể người đến 25 năm.

Sán bò. Loài sán kí sin ở người. Cơ thể dài 4-10m, gồm 1000 – 2000 đốt, đầu không có vòng móc, đường kính 1-2mm; có 3 giác bám để bám vào thành ruột non. Người mắc bệnh do ăn thịt trâu, bò có kén sán không được nấu chín. Ở người, thường chỉ có 1 con. Có thể sống trong cơ thể người đến 25 năm.

Sán dây. lớp thuộc ngành giun dẹp. Cơ thể sán trưởng thành hình dải, dài 1m đến 10m tuỳ loài. Phần đầu sán rất nhỏ, mang cơ quan bám để bám vào nơi kí sinh. Phần cổ nhỏ và ngắn là vùng sinh trưởng (sinh ra các đốt mới). Phần thân dài, gồm nhiều đốt (có khi tới hàng nghìn). Sống kí sinh trong ruột động vật có xương sống, hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành cơ thể, có lớp cuticun bọc ngoài để chống lại dịch tiêu hoá của vật chủ. Vòng đời SD thường phát triển qua vài ba kí chủ khác nhau. Dạng trưởng thành là các vật nội kí sinh (thường ở trong ống tiêu hoá của động vật có xương sống). Dạng ấu trùng và nang sán lại phát triển qua một vài vật chủ trung gian khác (động vật bậc thấp hay bậc cao thích hợp). Để thích nghi với lối sống kí sinh, một số cơ quan của SD rất phát triển (hệ sinh dục, cơ quan bám). Ngược lại, một số cơ quan khác bị tiêu giảm (hệ tiêu hoá, hệ thần kinh). SD có khoảng 3.400 loài. Ở Việt Nam đã biết khoảng 150 loài. Một số loài có thể gặp: SD lợn, dạng trưởng thành (dài 2 – 4m, có khi đến 8m, với khoảng 700 – 1000 đốt), sống trong ruột non của người. Ấu trùng phát triển thành nang sán thường tồn tại trong các thớ cơ của lợn, gây lên bệnh lợn gạo, SD bò dài 4-10m, có 1.200 – 2.000 đốt, có vòng đời như SD lợn, gây lên bệnh bò gạo.

Sán lá. lớp giun dẹp kí sinh ở động vật. Cơ thể hình bầu dục, thuôn dài, bên ngoài có lớp vỏ cuticun dày để chống lại sự phá huỷ do quá trình tiêu hoá của vật chủ. Có giác và móc bám. Chia làm hai bộ; SL một vật chủ có chu kỳ phát triển nhanh, vd. (Gyrodactylus); SL đa vật chủ (SL gan, SL máu). Trứng SL gan, SL máu nở ra ấu trùng tiêm mao miracidium trong nước ngọt. Ấu trùng chui vào ốc nước ngọt, phát triển thành ấu trùng cercaria và khoảng 300 loài sống kí sinh ở người, động vật và gây bệnh nguy hiểm cho người, thú, gia cầm và cá.

Sán lá gan. chỉ động vật không xương sống, họ Fasciolidae, lớp sán lá (Trematoda), kí sinh trong ống mật của động vật nhai lại. Chu trình phát triển có qua kí chủ trung gian là một loài ốc nước ngọt. Cơ thể hình lá dài hai đầu thuôn nhỏ, giữa phình to, màu đỏ máu. Mật bụng có 2 giác bám; giác miệng vừa là cơ quan bám vừa là phần đầu ống tiêu hoá; giác bụng vừa là cơ quan bám vừa là phần cuối ống tiêu hoá. Qúa trình phát triển trải qua ấu trùng tiêm mao (miracidium), ấu trùng redia, cercaria và bào xác (adolescaria). Bệnh SLG phổ biến nhất ở Việt Nam là bệnh ở động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt. Bệnh SLG ở động vật ăn cỏ chủ yếu do Fasciola hepatica (ở bò, thỏ), F gigantica (ở trâu). Trâu, bò, thỏ nhiễm bệnh do nuốt phải ấu trùng của sán bám vào rau, có ở nước. Bệnh SLG là một trong những nguyên nhân làm trâu bò cày “đổ ngã” vào vụ đông xuân ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam.
2. SLG ở người và thú ăn thịt (chò, mèo…) chủ yếu do Clonorchis sinensis gây ra. Chu kì phát triển của Clonorchis sinensis qua hai kì chủ trung gian là ốc và một số loài cá (cá giếc, trắm, rô, vv). Tục ăn gỏi cá sống làm tỷ lệ đường mật, túi mật, xơ gan… Phòng bệnh: không ăn thịt sống, vệ sinh nguồn nước, giải quyết tốt nguồn phân. Cần khám để biết rõ bị nhiễm loại sán nào để điều trị phù hợp.

Sán lá phỔi. Loài sán lá có hình dạng giống hạt cà phê, màu nâu đỏ, một mặt dẹt, một mặt lồi, trứng trong phế quản. Trứng màu nâu vàng, hình bầu dục, theo đờm hoặc phân ra ngoài. Ở nước, trứng nở thành mao ấu trùng, rồi chui vào ốc thành vĩ ấu trùng, sau đó chiu vào cua đồng, cua núi hoặc cua sông thành nang trùng. Nếu người uống nước lã hay ăn cua có nang trùng chưa nấu chín sẽ mắc bệnh. Nang trùng tới tá tràng, xuyên qua ruột, phúc mạc, cơ hoành tới phế quản, có khi còn gặp ở não, tinh hoàn. Chẩn đoán bằng phương pháp kháng nguyên, xét nghiệm đờm hoặc phân. Phòng bệnh: không ăn cua nướng, cua nấu chưa chín, uống nước lã. Điều trị theo chỉ định của thầy thuốc.

Sán lá ruỘt. loài sán lá thuộc lớp sán lá (Trematoda), họ Fasciolidae, thường thấy ở ruột lợn, ruột động vật nhai lại, động vật ăn thịt và gia cầm. Ở người SLR có màu hơi đỏ, dài 2 – 7cm, rộng 8 – 20mm, dày 0,5 – 3mm, tử cung chứa nhiều trứng. Khi ra khỏi cơ thể, sau 3-7 tuần, ấu trùng trưởng thành chui vào sống trong ốc, sau đó bám vào rong bèo, ngó sen, củ ấu, tạo thành nang trứng. Nang trứng có vỏ không bị chất toan dạ dày phá huỷ, bám vào niêm mạc tá tràng và đoạn trên hồi tràng gây tắc ruột, viêm hoặc làm tê liệt thành ruột. Kí chủ trung gian của SLR là ốc Plamorbis và Segmentina. Lợn nhiễm sán do nuốt phải ấu trùng sán cùng với rau, bèo sống (rau lấp, rau muống, củ ấu, củ niễng, cây súng, vv). Tỷ lệ lợn mắc sán ở phía Bắc Việt Nam khá cao, lợn trên bốn tháng tuổi, lợn đực giống và lợn nái nhiễm cao nhất. Tác hại chủ yếu của bệnh; lợn tăng cân chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn. Phòng bệnh: không tháo phân lợn tươi vào ao, hồ, nơi dùng để lấy nước hay trồng thả , thức ăn cho lợn (bón phân trâu bò cho những ao, hồ này); ủ lấy ở những nơi ô nhiễm; diệt ốc kí chủ trung gian. Dùng thuốc tẩy sán cho lợn thịt 3 – 4 tháng tuần (lần 1), và 7-8 tháng tuổi (lần 2), cho lợn nái sau khi cai sữa.

SẮc thái. một hệ thống xử lý tổng hợp các đặc tính của nhạc thanh một cách tinh vi để gây sức truyền cảm cho tác phẩm. Trong bản ghi nhạc, nhiều ST được chỉ dẫn bằng tiếng Italia hoặc bằng kí hiệu (vd crescendo có nghĩa là to lên, vv), nhưng phần lớn ST được truyền qua thầy dạy, bắt chước qua phương tiện đại chúng (đài, tivi…) và sáng tạo cá nhân, ST có ý nghĩa quyết định trong biểu diễn âm nhạc.

SẮc tỐ. chất có màu, có nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ. Thường được dùng ở dạng bột mịn để chế tạo sơn; nhuộm màu chất dẻo, cao su, sợi nhân tạo. Vd các ST vô cơ nhân tạo là kẽm oxit (ZnO) (ST trắng), untramarin (ST xanh), muội than đen (ST đen), vv. Các ST vô cơ tự nhiên là phấn, hồng đơn, đất son, vv. Các ST azo, phtaloxiamin là những loại ST hữu cơ quan trọng.

SẮc tỐ hô hẤp. những hợp chất có màu, kết hợp một cách thuận nghịch với oxi. Ở tất cả động vật có xương sống và rất nhiều động vật không xương sống có hemoglobin (huyết cầu tố). Hemoerythrin (chứa nhân sắt) và hemoxianin (chứa nhân đồng) thấy ở động vật bậc thấp và thường hoà tan trong huyết tương, ái lực của chúng với oxy cũng gần như hemoglobin hoặc thấp hơn đôi chút (x. Hemoglobin).

SẮc tỐ mẬt. những sắc tố được tiết ra trong mật là những sản phẩm phân huỷ của hemoglobin. Khi hemoglobin phân huỷ thì phần globin (tức phần protein) sẽ thành axit amin, phần pophirin (phần nhân hem) sẽ tạo ra các STM. Sắc tố đầu tiên là biliveđin có màu lục, dễ bị khử thànhsắc tố nâu đỏ bilirubin. Trong người, phần bilirubin là chủ yếu, còn bilivedin chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Ở chim, biliveđin là chủ yếu. Bilivedin và bilirubin bị enzym biliverdinreductaza xúc tác, khử từ hem của các tế bào lưới nội mô trong gan, lách và tuỷ xương. Các sắc tố chuyển đến gan và tiết vào mật. Ở ruột non, bilirubin bị biến đổi hoá học tiếp tục thải ra ngoài qua phân.

SẮc tỐ quang hỢp. các sắc tố hấp thu năng lượng ánh sáng cần thiết cho quang hợp. Có trong các lục lạp của thực vật hoặc phân tán trong chất tế bào của sinh vật nhân sơ. Tất cả các sinh vật quang hợp đều có chứa; sắc tố lục (clorophin), sắc tố dịch tế bào (antoxian). Sắc tố lục là nhóm sắc tố chiếm vai trò quan trọng nhất đối với quang hợp vì nó có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và biến thành năng lượng hoá học. Sắc tố lục không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Clorophin ở trong tế bào không bị mất màu vì nằm trong phức hệ protein và lipoit, nhưng dung dịch clorophin ngoài ánh sáng và trong môi trường có oxi phân tử (02) thì bị mất màu do bị oxi hoá dưới tác dụng của ánh sáng. Quang phổ hấp thụ của clorophin là 400 – 700nm (có 2 vùng hấp thụ 430nm cho màu xanh lam, 662nm cho màu đỏ). Màu xanh đặc trưng của clorophin do kết quả sự hấp thụ ở vùng quang phổ xanh và đỏ. Năng lượng của lượng từ ánh sáng được clorophin hấp thu đã kích thích phân tử clorophin và các dạng của phân tử sắc tố đã truyền năng lượng cho nhau, tạo nên hiện tượng huỳnh quang và lân quang.
Nhóm sắc tố vàng gồm 2 nhóm nhỏ là caroten và xantophin. Caroten (C40H56), không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trong thực vật thường có 3 loại: a, b và d. Cắt đôi b-caroten sẽ được phân tử vitamin A, Xantophin C40H56On (n=1-6) là dẫn xuất của caroten. Có nhiều loại xantophin, vd kriptoxantin (C40H56O4). Quang phổ hấp thụ 451 – 481nm. Phân ra 2 nhóm xantophin: nhóm carotenoit sơ cấp làm nhiệm vụ hoạt động quang hợp hoặc bảo vệ; nhóm carotenoit thứ cấp có trong các cơ quan như hoa, quả, các cơ quan hoá già hoặc bị bệnh thiếu dinh dưỡng khoáng. Vai trò của carotenoit là lọc ánh sáng, bảo vệ clorophin. Xantophin tham gia vào quá trình phân li nước (H2O) cà thải oxi (O2) thông qua sự biến đổi từ violaxantophin thành lutein. Nhóm carotenoit tham gia vào quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền năng lượng này cho clorophin và nó có mặt trong hệ thống quang hóa II.
Nhóm sắc tố thực vật bậc thấp có ở tảo và thực vật bậc thấp sống dưới nước. Là nhóm sắc tố thích nước, trong tế bào chúng liên kết với protein nên còn gọi là biliprotein hay phicobiliprotein, gồm phicoeritrin (C14H47O4O8) và phicoxianin (C34H42N4O9). Quang phổ hấp thụ là vùng ánh sáng lục và vàng.
Nhóm antoxian (sắc tố dịch bào) là loại glucozit. Khi hấp thụ quang tử ánh sáng, nó biến năng lượng quang tử thành dạng nhiệt năng, sưởi ấm cho cây (điều này thấy rõ ở cây vùng lạnh có màu sắc sặc sỡ). Antoxian còn làm tăng khả năng giữ nước của tế bào khi bị hạn và gió khô. Trên cơ sở các số liệu và hàm lượng các dạng sắc tố trong lá, người ta có thể đánh giá khả năng quang hợp của thực vật và xếp loại các thực vật thuộc nhóm ưa sáng, ưa bóng, thực vật C3 C4. Các STQH có vai trò lớn trong dinh dưỡng và y học như caroten phicoxianin.

SẮc tỐ tẾ bào. (cg. Xytocrom). loại sắc tố dị protein của tế bào (chứa một nguyên tử sắt gắn với một nhân pophirin) có chức năng trong hô hấp tế bào (chuyển vận điện tử). Sắt ở đây có thể từ trạng thái sắt II (ferơ) chuyển sang trạng thái sắt III (feric) và ngược lại. Có nhiều loại STTB, đều có trong các sinh vật ưa khí.

Sâm. Loài cây thuốc họ nhân sâm. Panax theo tiếng Hi Lạp là chữa được mọi bệnh; gọi là nhân sâm do củ S có hình giống người. Phân làm 2 phân loài: nhân sâm mọc hoang và nhân sâm trồng. Cây sống nhiều năm. Cao 0,5 – 0,6m. Rễ mầm phát triển thành củ to chính là của S. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép, nằm thứ nhất lá có 3 lá chết, những năm sau có 5 là chét. Cây mỗi năm chỉ ra 1 lá kép, sau 5 năm cây có từ 4 – 5 lá kép. Mỗi lá kép có 5 lá chét, rất hiếm có 6 lá chét. Nhưng người ta chỉ dùng hạt của cây năm thứ năm làm giống, ngắt bỏ những hoa năm thứ 3 – 4 vì chất lượng hạt chưa tốt. Hoa tự hình tán mọc ở đầu cành, màu xanh nhạt chưa tốt, nhị, bầu có 2 núm. Qủa mọng hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, trong có 2 hạt. S có ở Trung Quốc, Triều Tiên, vùng Viễn Đông thuộc Nga, Nhật Bản, nhưng S tốt nhất là ở Triều Tiên. Tuỳ cách chế biến có bạch S, hồng S.

Sâm bỐ chính. (Hibiscus sagittifolius var. quin – quelobus), cây thảo, họ Bông (Malvaceae). Cao khoảng 0,5 – 1m. Hoa 5 cánh, màu hồng, đỏ hoặc vàng, mọc đối ở kẽ lá. Lá phía gốc hình trái soan, lá phía ngọn chia 3 thuỳ. Qủa hình trứng nhọn. Mọc hoang và trồng ở nhiều nơi. Rễ củ phơi sấy khô có vị ngọt, hơi nhớt; dùng dưới dạng thuốc sắc chữa suy nhược cơ thể.

Sâm đẠi hành. (Eleutherine subaphylla; cg. tỏi lào, sâm cau), cây thảo lâu năm, họ Layơn (Iriddaceae). Thân hành (củ) gồm nhiều vảy đỏ nâu. Lá dài, hình mác. Trong củ có các hợp chất kháng khuẩn (eleutherin, isoeleuherin và eleutherol). Mọc hoang và được trồng làm thuốc. Dùng củ chữa thiếu máu, mệt mỏi, băng huyết, ho ra máu, ho gà, viêm họng, mụn nhọt. Dùng dưới dạng thuốc sắc từ củ khô.

Sâm nam (Dipsacus japonicus; tk, tục đoạn), loài cây họ Tục đoạn (Dipsacaeceae), cây thảo cao 1,5 – 2m. Thân có 6 cạnh, trên cạnh có hàng gai thưa, càng lên cao gai càng mau dần, gai quập xuống. Lá mọc đối không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá thuôn nhỏ dài, đầu nhọn. Gan lá cách. Trên đương gân mặt dưới lá có một hàng gai nhỏ cứng, càng về cuối lá càng mềm dần. Lá có răng cưa, phiến lá xẻ cách từ 3 – 9 thuỳ, cũng có lá nguyên. Hoa hình trứng hay hình cầu. Cành mang hoa dài 10-20 cm, 6 cạnh, có lông cứng, càng lên cao gai càng máu dán. Hoa màu trắng, có lá bắc dài 1-2cm. Qủa bế, có 4 cạnh, màu trắng xám, dài 5 – 6mm.

Sâm ngỌc linh. (Panax vietnamensis; tk. Cây thuốc dấu, sâm khu năm, tam thất hoang), cây thân thảo họ nhân sâm (Araliaceae), sống nhiều năm, cao tới 1m. Thân rễ mập, đường kính 3,5cm, dài 40 – 50cm. Thân khí sinh rỗng. Lá kép chân vịt có 5 – 7 lá chét, có răng xiên rất rõ. Cụm hoa dài 25cm, dài gần gấp hai cuống lá. Qủa khi chín màu đỏ, thường có một chấm đen ở đỉnh. Hạt hình thận hẹp. SNL là loài mới được phát hiện ở Gia Lai, Kon Tum, trên đỉnh núi Ngọc Linh (ở độ cao 1850m so với mặt biển). Cây ưa bóng, ưa ẩm và khí hậu mát, thường mọc trên đất có nhiều mùn, mọc rải rác hay thành từng đám nhỏ. Mùa ra hoa tháng 4 – 6. Mùa quả tháng 7 – 12. Có khả năng tái sinh bằng củ, bằng hạt hoặc bằng thân.
Đã được dùng làm thuốc tăng lực và chữa bệnh. Trong củ có saponin triterpen (12 – 15%), 16 axit amin, 11 axit béo, vitamin C, tinh dầu và nhiều nguyên tố khoáng như sắc, natri, kali, canxi, magie. Lấy củ để ngâm rươụ hay phối hợp với một số vị thuốc khác làm viên thuốc bổ.

Sâm nam. (Dipsacus japonicus; tk tục đoạn), loài cây họ Tục đoạn (Dipsacaceae). Cây thảo cao 1.5 – 2m. Thân có 6 cạnh, trên cạnh có hàng gai thưa, càng lên cao gai càng mau dần, gai quặp xuống. Lá mọc đối không có cuống, bẹ ôm lấy cành hoặc thân. Lá non có răng cưa dài, phiến lá thuôn nhỏ dài, đầu nhọn. Gân lá cách. Trên đường gân mặt dưới lá có một hàng gai nhỏ cứng, càng về cuối lá càng mềm dần. Lá có răng cưa, phiến lá xẻ cách từ 3 – 9 thuỳ, cũng có lá nguyên. Hoa hình trứng hay hình cầu. Cành mang hoa dài 10 – 20cm, 6 cạnh có lông cứng, càng lên cao gai càng mau dần. Hoa màu trắng, có lá bắc dài 1 – 2cm. Qủa bế, có 4 cạnh, màu trắng xám, dài 5-6mm.
SN mọc hoang trên các đồi cỏ ở các vùng có đá vôi của miền Bắc Việt Nam như Sa Pa, Lào Cai, Hà Giang, nơi có độ cao 1400 – 1700m. Rễ thu hoạch vào tháng 8 – 10, phơi hay sấy khô để sử dụng làm thuốc. Hiện được trồng tại các vùng này bằng hạt hoặc cây con. SN đựơc dùng làm thuốc bổ toàn thân, làm dịu đau, lợi sữa, an thai, cầm máu.

Sâm TrIỀu Tiên. X. Sâm

SẨy thai. Tình trạng phôi hoặc thai bị đẩy ra khỏi tử cung trước tuổi thai được 28 tuần tính từ ngày đầu của kì kinh cuối.
1. ST tự nhiên: ST không phải do thuốc hoặc một phương pháp nhân tạo nào khác gây ra. Nguyên nhân: sai lạc nhiễm sắc thể chiếm 60% tổng số ST trong 8 tuần đầu; chấn thương, trượt chân ngã; rối loạn nội tiết, ..
2. ST liên tiếp: ST tự nhiên, liền nhau từ 3 lần trở lên. Trong tất cả các trường hợp ST đều có thể có nguy cơ chảy máu nhiều và nhiễm khuẩn.
Đa số các trường hợp ST đều cần phải nạo để lấy hết những phần còn sót, sau đó dùng kháng sinh dự phòng. Đối với ST liên tiếp, cần tìm nguyên nhân để đề phòng ST lần sau.

SẸo. tổ chức hình thành ở nơi bị khuyết hỏng tổ chức do một quá trình hoại tử bệnh lý hoặc do chấn thương các loại làm rách, đứt mô, phần mềm. Trong vài tháng đầu, S ở da và phần mềm thường chắc và ít di động. Từ 6 đến 12 tháng, S trở nên mềm, di động. Từ tháng thứ ba mới phục hồi cảm giác. S có thể bị xơ, phì đại, co kéo, dính, phát triển quá mức, lồi loét lâu liền, biến đối màu sắc, vv. Dự phòng S: thực hiện vô khuẩn tuyệt đối trong khi xử lí vết thương ngay từ đầu, chăm sóc hằng ngày; lúc S lên da non, kinh nghiệm nhân dân là bôi nghệ để làm mềm S, đường S nhỏ, không bị thẫm da, tránh S lồi. Tác dụng của ăn nhiều rau muống gây S lồi chưa được xác định.

SẸo đỤc giác mẠc di chứng của viêm loét, chấn thương giác mạc do nhiều nguyên nhân (vi khuẩn, nấm, virut); giác mạc mất tính chất trong suốt bình thường. SĐGM có những mức độ khác nhau; sẹo mỏng giác mạc có thể như có những mức độ khác nhau: sẹo mỏng giác mạc có thể như một màng mây, màng khói, làm cho thị lực giảm sút (còn 2/10 – 3/10); SĐGM dày, trắng như sứ, làm cho thị lực giảm sút đến mức mắt chỉ còn nhìn thấy bóng bàn tay (trong trường hợp loét giác mạc nặng do hecpet tái phát nhiều lần hoặc loét giác mạc nặng do vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh), SĐGM sau loét giác mạc là một nguyên nhân chính gây mù. Đối với dạng màng mây, màng khói, khi mới hình thành có thể điều trị bằng thuốc tra, chạy điện di dionin 1 – 2%. Điều trị sẹo đục trắng giác mạc bằng phẫu thuật ghép giác mạc (thay thế giác mạc bị sẹo đục bằng giác mạc trong suốt lấy từ tử thi). Xt. Ghép giác mạc.

SẸo lỒi. sẹo không bình thường, phát triển quá mức, lồi trên bề mặt, tương đối cứng; không nguy hiểm nhưng gây khó chịu, có khi đau, dễ bị cọ sát và gây xước. Có lẽ có những cơ địa để sinh ra SL, do di truyền những kiểu gen điều khiển sự sản xuất nhiều colagen. Có thể coi SL giông như một u xơ lành nhưng bờ ranh giới không rõ rệt; dễ tái phát sau khi mổ cắt bỏ.

Siêu âm. Các sóng đàn hồi có tần số từ 2.104 Hz, tai người không nghe thấy được. SÂ có trong tiếng gió rít, sóng biển, tiếng ô tô chạy… Nhiều loài động vật (dơi, cá, côn trùng…) có thể phát và thu SÂ. Được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu vật lý, lí hoá và sinh học, trong các kĩ thuật như thăm dò khuyết tật, làm tăng nhanh một vài quá trình công nghệ hoá học, thu nhận nhũ tương, sấy khô, làm sạch, hàn, gia công vật rắn. Trong y học, SÂ được dùng để chẩn đoán, thăm dò độ sâu, vị trí, độ lớn và tư thế thai nhi; điều trị một số bệnh sỏi (tán vụn sỏi đường tiết niệu). Trong phòng thí nghiệm, SÂ được dùng để làm tan các tế bào (để thu nhận các chất bên trong tế bào hoặc để diệt tế bào) (x. vang kí siêu âm) và chữa bệnh với các máy siêu âm màu vi tính, cắt lớp, ba chiều; SÂ còn đựơc dùng để định vị dưới nước trong hàng hải.

Siêu cẤu trúc. Trong y học, thường dùng để chỉ các cấu trúc của các mô hoặc tế bào… quan sát được qua kính hiển vi điện tử.

Sinh, lão, bỆnh tỬ. quan niệm nhân sinh của đạo Phật cho rằng đời là bể khổ. Con người sinh ra trên đồi vốn phải chịu nhiều nỗi đau khổ là do bản thân con người, do những dục vọng của họ, S, L, B, T là bốn nỗi khổ chung cho tất cả chúng sinh trong cuộc đời, không ai có thể thoát khỏi được. Theo đạo Phật, chỉ có các bật A La Hán nhờ khổ công tu luyện, đã thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, mãi mãi vào cõi Niết Bàn, không còn phải chịu bốn nỗi khổ S, L, B, T nữa, cho nên được gọi là vô sinh hay bất sinh.

Sinh lý bỆnh hỌc. môn học về quá trình phát sinh trong cơ thể, về những chức phận đã bị rối loạn, về mối quan hệ rối loạn giữa cơ thể với môi trường và về những rối loạn điều tiết của cơ thể. Theo quan niệm hiện nay, SLBH bao gồm cả bệnh sinh học và bệnh căn học.

Sinh lý hỌc. khoa học về hoạt động sống của cơ thể, của hệ thống cơ quan, các cơ quan, các mô, tế bào và sự điều hoà các chứa năng sinh lý của sinh vật, SLH cũng nghiên cứu nhưng quy luật tác động qua lại của cơ thể sống với môi trường xung quanh, SLH là lĩnh vực quan trọng của sinh học, đồng thời là cơ sở lý luận cho y học và nhiều ngành khoa học khác. Được chia thành: SLH chung, SLH chuyên ngành, SLH ứng dụng, SLH thực vật, SLH động vật… SLH liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực khác; SLH ngày càng sử dụng nhiều các kết quả và phương pháp của vật lí học, sinh lý học… Ngược lại, những kiến thức của SLH rất cần cho các lĩnh vực khác, vd. SLH cung cấp cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng và chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe con người, là cơ sở cung cấp cho việc chọn giống cây trồng, vật nuôi… SLH là khoa học có từ thời cổ xưa nhờ thu nhập các dẫn liệu qua quan sát, qua giải phẫu của các thầy thuốc và các nhà sinh vật học. Đến ngày nay, SLH trở thành ngành mũi nhọn của sinh học.

Sinh lý lao đỘng. Môn y học chuyên nghiên cứu tính chất, khả năng đáp ứng của cơ thể với lao động, ảnh hưởng của các yếu tố lao động và môi trường ngoại cảnh đến các chức năng sinh lý tối ưu, giới hạn cho mỗi loại lao động trong mối quan hệ giữa con người và kĩ thuật (máy, trang bị); kiến nghị các biện pháp tuyển lựa, rèn luyện thích nghi nhằm bảo vệ sức khỏe, nâng cao khả năng và năng suất lao động.

Sinh lý lao đỘng quân sỰ. môn học nghiên cứu các đặc điểm sinh lý của lao động quân sự gắn liền với các yếu tố chực hạn và các điều kiện ngoại cảnh đặc biệt trong hoạt động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các quân, binh chủng; đề xuất các biện pháp tuyển lựa, rèn luyện thích nghi, nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng chiến đấu trong từng dạng lao động quân sự.

Sinh sẢn. khả năng của sinh vật sinh ra thế hệ sau giống chúng, đảm bảo cho việc duy trì loài đó. Là tính chất đặc trưng và bắt buộc của mọi cơ thể sống. Phân biệt hai kiểu SS chính: SS vô tính, SS hữu tính, SS hữu tính đặc trưng bằng sự có mặt của quá trình giảm phân, tạo giao tử đơn bội và kết hợp chúng trong thụ tinh cho ra hợp tử lưỡng bội, là tế bào đầu tiên của một sinh vật toàn vẹn, mở đầu cho một cá thể mới, gặp ở hầu hết thực vật có hoa và động vật bậc cao… SS vô tính (sinh dưỡng) xảy ra không có sự phân bào giảm nhiễm và sự thụ tinh mà bằng cách tách đơn giản từng phần cơ thể của bộ mẹ hoặc phân chia tế bào như một phần thân, sự phát triển của cơ thể mới do tổ hợp lại các gen không có giảm nhiễm sắc thể và không giảm phân. Có 2 dạng SS đơn tính: SS đơn tính cái là sự phát triển của phôi do nhân tế bào trứng và chất tế bào của nó và con sinh ra mang những tình trạng của mẹ; SS đơn tính đực do nhân của tinh từ không có giai đoạn đầu của thụ tinh xảy ra bình thường, các tinh tử lọt vào túi phôi và một số chúng nhập vào chất tế bào trứng, nhân tế bào trứng sẽ thoái hoá.Nhân tinh từ được giữ lại và phân chia trong sinh chất của tế bào trứng, SS đơn tính đực là một dạng của SS vô phối.

Sinh sẢn hỮu tính. việc hình thành cá thể mới bằng cách phối hợp hai nhân hoặc hai tế bào sinh dục (các giao tử) tạo nên hợp tử. Ở các sinh vật đơn bào, toàn bộ cá thể có thể kết hợp với nhau, nhưng ở đa số sinh vật đa bào, chỉ có các giao tử mới kết hợp với nhau. Ở những sinh vật có phân biệt giới tính, có hai loại giao tử đực và cái (ở động vật có tinh trùng và trứng). Chúng được tạo ra trong các cơ quan đặc biệt (noãn, bao phấn ở thực vật, tinh hoàn, buồng trứng ở động vật), cùng với các cấu trúc bổ trợ tạo nên hệ sinh dục để thực hiện quá trình sinh sản. Các cá thể mang cả hai cơ quan sinh dục (đực – cái) gọi là sinh vật cùng gốc hay lưỡng tính. Nói chung, quá trình giảm phân xảy ra trước khi hình thành giao tử tạo nên bộ nhiễm sắc thể đơn bội (chứa một nửa bộ nhiễm sắc thể bình thường). Khi hữu phối các giao tử kết hợp số SSHT cho phép xảy ra tái tổ hợp di truyền, tạo sự đa dạng lớn ở đời sau và đảm bảo cơ chế tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên. Sinh sản vô phối và trinh sản (sinh sản đơn tính) thường được xem là những biến hình của SSHT.

Sinh sẢn vô tính sự phát triển phôi không có thụ tinh từ tế bào sinh dưỡng của thể giao tử hoặc thể bào tử như tế bào kèm, tế bào đối cực, tế bào noãn tâm hoặc vỏ noãn. Nếu những tế bào ban đầu có số nhiễm sắc thể không giảm thì gọi là SSVT lưỡng bội. SSVT là một cơ sở của sinh sản vô phối. Trong SSVT lưỡng bội, phôi phát triển từ tế bào soma của noãn tâm hoặc vỏ noãn, gọi là hiện tượng phôi phụ (phôi phát triển vào xoang túi phôi). Trong SSVT đơn bội, khi phôi phát triển từ tế bào kèm hoặc tế bào đối cực thì gọi là vô giao tử tế bào kèm giảm nhiễm hoặc vô giao tử tế bào đối cực không giảm nhiễm (xt. Sinh sản)

Sinh thiẾt. thủ thuật lấy mảnh mô hay tế bào trên người sống để xác định bệnh (bằng xét nghiệm vi thể). Có thể lấy mảnh mô bằng những loại kim to chuyên biệt hoặc từ bệnh phẩm được cắt bỏ sau khi mổ; lấy tế bào bằng những loại kim nhỏ chọc hút vùng tổn thương. Nhờ những cải tiến kĩ thuật gần đây, có thể làm ST ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, giúp cho chẩn đoán chính xác; đặc biệt với các khối u ác tính. ST là yêu cầu bắt buộc.

Sinh tỐ. x. vitamin

Soi. dùng dụng cụ quang học để tập trung ánh sáng lạnh vào một chỗ hoặc một hốc trong cơ thể để quan sát, nhận xét tình trạng hoặc làm sinh thiết chỗ tổn thương để chẩn đoán bệnh. S rất phổ cập để chẩn đoán bệnh, bao gồm: soi đáy mắt, tai mũi họng, đường hô hấp trên, phế quản, ống tiêu hoá (thực quản, dạ dày, trực tràng…) các phủ tạng trong ổ bụng (gan, mật, ruột, buồng trứng), cổ tử cung. Bằng ống soi mềm gồm những sợi thuỷ tinh, người ta có thể soi tá tràng, dạ dày, ruột và các buồng tim.Xt. nội soi.

Soi bàng quang. Phương pháp khám bàng quang bằng máy soi bàng quang đưa từ niệu đạo vào bàng quang, cho phép nhìn thấy trực tiếp tình trạng niêm mạc bàng quang, niệu đạo, các lỗ niệu quản, các thương tổn trên bàng quang (loét, viêm, u…), các dị vật (sỏi, mủ, máu…); làm một số thủ thuật trong bàng quang (sinh thiết, cắt và đốt các u, tán sỏi, đặt ống thông lên niệu quản…). Có 2 loại máy soi bàng quang; máy cung cấp nguồn ánh sáng nóng (dùng bóng đèn tại chỗ); máy cung cấp nguồn ánh sáng lạnh (cung cấp nguồn ánh sáng ở ngoài cơ thể và ánh sáng dẫn truyền vào bàng quang bằng một hệ thống sợi quang học.

Soi cỔ tỬ cung. Phương pháp quan sát âm đạo và cổ tử cung bằng một máy soi có hệ thống kính phóng đại từ 8 – 12 lần, có thể tới 50 lần, thậm chí đến 150 lần. Dùng SCTC để phát hiện các tổn thương mà mắt thường không nhìn thấy; đặc biệt hay dùng để phát hiện sớm các tổn thương bất thường, nghi ngờ ung thư, tiền ung thư của cổ tử cung; định hướng cần làm sinh thiết cổ tử cung.

Soi đáy mẮt. kĩ thuật khám đáy mắt: dùng dụng cụ có nguồn sáng mạnh chiếu qua đồng tử để quan sát những chi tiết ở đáy mắt (đĩa thần kinh thị giác, võng mạc, vùng hoàng điểm, các động mạch và tĩnh mạch võng mạc) và một phần hắc mạc. Bằng cách SĐM, có thể phát hiện những biến đổi bệnh lí ở mắt, sọ não hoặc toàn thân (tăng huyết áp, đái tháo đường, vv)

Soi khí phẾ quẢn. thăm khám khí quản, phế quản bằng ống soi cứng hoặc ống soi mềm. Nhờ SK-PQ có thể quan sát trực tiếp các tổn thương, chụp ảnh, truyền hình, làm sinh thiết, gắp dị vật, hút chất dịch ở khí quản, phế quản và phổi.

SỎi. trạng thái bệnh lý do rối loạn chuyển hoá làm cho các chất khoáng (Ca, P…) và hữu cơ vẫn có trong cơ thể với một nồng độ nhất định (vd. Canxi 0,1 g/l) lắng đọng thành cát, sạn sỏi ở những cơ quan rỗng (túi mật, bể thận, bàng quang…). Thành phần của S phần lớn là muối vô cơ (canxi oxalat, cacbonat, photphat). Nguyên nhân: tắc (bẩm sinh, nhiễm khuẩn…) các đường tiết (mật, tuỵ, nước bọt…); có một dị vật nhỏ làm nhân cho sự lắng đọng các muối (vd. trứng giun trong đường mật, vv); các rối loạn chuyển hoá mà nguyên nhân chưa biết rõ. Ở những cơ địa nhất định, cần chú ý một số yếu tố: tính chất di truyền trong gia đình; chế độ ăn không cân đối; uống ít nước làm cho lượng nước tiểu giảm. Dấu hiệu lâm sàng: dấu hiện chung nhất là đau thành cơ dữ dội, ở vị trí tuỳ theo cơ quan có S, toả lan ra các vùng xung quanh, kèm theo nhiều dấu hiệu khác thay đổi tuỳ theo cơ quan và các biến chứng. Xquang, siêu âm, nội soi rất quan trọng để chẩn đoán. Cách chữa: các S nhỏ, có thể tự tan hay được đẩy ra ngoài với điều trị nội khoa bằng các thuốc tiêu sỏi, thuốc bồi dưỡng cơ thể làm thay đổi cơ địa, các thuốc lợi tiểu, lợi mật, vv, kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn, uống nhiều nước, tán S bằng cách kẹp nát viên sỏi; mổ lấy viên S, tán S ngoài cơ thể (dùng máy); tán S ngoài cơ thể (dùng máy); tán S và lấy S bằng phương pháp nội soi.

SỎi bàng quang. Một hoặc nhiều viên sỏi hiện diện ở trong bàng quang. Bệnh lý này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân sinh bệnh, có 3 loại: sỏi nguyên phát là sỏi được hình thành từ thận rồi rơi xuống bàng quang; sỏi thứ phát là hậu quả của việc ứ trệ nước tiểu ở bàng quang do các bệnh và dị tật bẩm sinh gây chít hẹp vùng cổ bàng quang và niệu đạo, vd. U lành phì đại tuyến tiền liệt, van niệu đạo, vv; do dị vật từ ngoài lọt vào bàng quang như cúc áo, cặp tóc, các mảnh hỏa khí… Cặn vôi sẽ bao bọc các dị vật và hình thành viên sỏi.
Chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng: bí đái, bí đái ngắt quãng; đau dữ dội vùng bàng quang lan ra đầu bộ phận sinh dục, vv; thăm khám bằng dụng cụ kim loại có tiếng chạm sỏi; sỏi bàng quang, siêu âm, chụp Xquang sẽ thấy viên sỏi. Cách điều trị: tán sỏi qua nội soi, mổ bàng quang lấy sỏi.

SỎi mẬt. sỏi trong đường mật, túi mật, dưới dạng cát, sạn nhỏ hoặc viên sỏi. Điển hình là viên sỏi đa giác, ngoài mặt nhẵn khi có nhiều sỏi cọ sát vào nhau. Trong thành phần sỏi có canxi; cholesteron, bilirubin nguyên chất hoặc hỗn hợp. Dấu hiệu: đau ở vùng dưới sườn phải, đau dữ dội, lan ra phía sau lưng hoặc đau âm ỉ, đau tăng khi đi lại nhiều; kèm theo rối loạn tiêu hoá (kém ăn, sợ mỡ, trứng, vv); sốt nếu có nhiễm khuẩn. Chụp Xquang, siêu âm để phát hiện sỏi. Các biến chứng; nhiễm khuẩn; tắc trong đường mật, trở thành mạn tính (viêm túi mật xơ – teo, vv). Cách chữa: mổ và lấy sỏi bằng phương pháp nội soi: tán sỏi ngoài cơ thể. Bệnh có thể tái phát sau mổ. Thay đổi chế độ ăn uống theo chỉ dẫn của thầy thuốc (giảm mỡ, trứng, sữa…), uống nước khoáng.

SỎi niỆu quẢN. sỏi ở trong lòng niệu quản, từ thận di truyền xuống hoặc được hình thành tại chỗ do bệnh và tật gây chít hẹp phía dưới niệu quản. SNQ có thể gây thận ứ nước, nhiễm khuẩn thận, vv, làm giảm chức năng hay mất chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng, cơn đau quặn thận. Điều trị: nếu sỏi nhỏ, thận không ứ nước, có thể uống nhiều nước và thuốc lợi tiểu, tập nhảy dây để sỏi di chuyển theo nước tiểu ra ngoài: phải mổ gắp sỏi ra nếu sỏi to, gây nhiều biến chứng; tán sỏi ngoài cơ thể, tán hoặc lấy sỏi qua phương pháp nội soi.

SỎi thẬn. kết tể rắn cấu tạo bởi các tinh thể vô cơ và các chất hữu cơ, dưới ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hoá của cơ thể hay sự bão hoà các chất sinh sỏi và thay đổi pH của nước tiểu; sỏi thường ở vị trí trong đài thận và bể thận, nhưng có thể di chuyển xuống niệu quản, nếu kích thước nhỏ và không có gai, ST có thể có tính cản quang hay không tuỳ theo thành phần của sỏi (photphat, oxalat, urat, cystin). Các dấu hiệu lâm sàng chủ yếu: đau quặn ở vùng thắt lưng hay dấu hiệu này thường xuất hiện lúc bệnh nhân lao động nặng, đi lại nhiều, nhất là đi trên các đường xấu, xóc nhiều. Biến chứng: nhiễm khuẩn, ứ nước, ứ mủ thận, vô niệu, làm giảm hoặc mất chức năng thận. Nhiều tiến bộ kĩ thuật hiện nay (siêu âm, Xquang cắt lớp, nội soi) cho phép chẩn đoán sớm và điều trị có kết quả.

SỐc. (cg. Choáng) hội chứng suy tuần hoàn cấp diễn. Thường xảy ra sau những chấn thương nặng (S chấn thương); những bệnh nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết gram âm, nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết gram âm, nhiễm khuẩn kị khí, hoại thư sinh hơi, vv (S nhiễm khuẩn); sau khi truyền dịch (S huyết thanh) hay tiêm một số thuốc như penicillin (S phản vệ); khi mất một lượng nước lớn trong cơ thể do nôn và ỉa chảy (S giảm thể tích); suy tim đột ngột (S tim), vv. Điều trị S trong những trung tâm cấp cứu, bao gồm điều trị S nói chung (nâng cao huyết áp, hồi phục lại lưu lượng máu bị giảm,…) và điều trị nguyên nhân S.

SỐc chẤn thương. trạng thái suy sụp toàn bộ các chức phận sống của cơ thể, xuất hiện sau khi bị các chấn thương nặng. Có nhiều thuuết về bệnh sinh: thần kinh, nhiễm độc, mất máu và mất huyết tương… Về sinh lí bệnh, thấy có trạng thái hưng phấn rồi chuyển sang trạng thái ức chế ở hệ thần kinh trung ương; giảm khối lượng máu lưu hành, rối loạn tuần hoàn vi thể; giảm trương lực cơ, thiếu oxi ở máu lưu hành, mô và tế bào. Khi gặp SCT, cần sơ cứu tại chỗ như ủ ấm, cố định xương gãy, cầm máu tạm thời, vv, trước khi đưa về cơ sở y tế bằng các phương tiện vận chuyển cấp cứu.

SỐc điỆN. phương pháp trị liệu dùng dòng điện mạnh trong một số tình huống cấp cứu tim mạch nặng (ngừng tim, rung thấp, cơn nhịp nhanh kịch phát, vv). SĐ có thể làm cho nhịp tim trở lại bình thường. Còn dùng SĐ để điều trị bệnh tâm thần phân liệt.

SỐC phẢn vỆ. (tk. phản ứng phản vệ). x. phản vệ

SỐt Ở ngưỜi. hội chứng chung cho nhiều bệnh, gồm: tăng thân nhiệt trên 370C (nhiệt độ lấy ở nách), mạch nhanh, nhịp thở nhanh, đái ít, khô miệng, nhức đầu; có thể co giật khi thân nhiệt lên quá cao. Nguyên nhân: phản ứng bảo vệ của cơ thể đối với sự xâm nhiễm của các vi sinh vật gây bệnh (virut, vi khuẩn, kí sinh vật, ) và một số yếu tố khác (vd. Say nắng, say nóng, dị ứng, ngộ độc nặng, vv). Tuỳ theo mức độ tăng của thân nhiệt, có : S vừa (thân nhiệt 38 – 390C); S cao (thân nhiệt 40-410C). Có nhiều loại S: S liên tục; S từng cơn, từng đợt, S cách nhật; S dao động, vv. Điều trị tuỳ theo nguyên nhân; cần chú ý không để S cao, nhất là ở trẻ em. Trừ các trường hợp S do viêm phế quản, hen khó thở, có thể hạ thân nhiệt bằng các phương pháp vật lý (bỏ bớt áo, quần, chăn đắp; chườm lạnh bằng túi nước đá hoặc đắp khăn nhúng nước mát lên toàn cơ thể, nhất là nách, háng và trán), uống nhiều nước nguội hoặc nước quả; trong trường hợp cần thiết, có thể hạ nhiệt bằng thuốc hạ sốt (paracetamol) kết hợp với thuốc an thần (diazepam, vv); đề phòng co giật ở trẻ em bị sốt cao.

SỐt ba ngày. bệnh do virut truyền sang người theo vết đốt của muỗi cái Phlebotomus papatasii ở vùng Địa Trung Hải và châu Á. Bệnh xảy ra trong mùa hè với khởi phát đột ngột, sung huyết niêm mạc mắt, đau mình, nhức đầu, thường sốt giảm vào ngày thứ ba, nhưng thời gian dưỡng bệnh kéo dài hơn. Chỉ điều trị triệu chứng (hạ sốt).

SỐt hỒi quy. bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn gây bệnh cho người và một số động vật hoang dã và đôi khi các loài gia súc như chó, mèo. Bệnh truyền do chấy rận, cào làm xước da, tạo điều kiện cho chất thải của chấy, rận có chứa xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể người lành. Bệnh biểu hiện bằng các chu kì sốt xen kẽ với các chu kì không sốt. Về lâm sàng, bệnh xảy ra khoảng một tuần sau khi nhiễm với các biểu hiện: sốt cao 400C, sung huyết da và niêm mạc mắt, nhức đầu, đau cơ và các khớp. Các triệu chứng lâm sàng kéo dài trong một tuần, sau đó nhiệt độ hạ 370C với đái nhiều, vã mồ hôi, mệt mỏi đôi khi truỵ mạch. Những cơn bệnh tiếp theo nhẹ hơn và cách nhau 3 – 10 ngày, nếu không chữa trị có thể kéo dài vài tuần. Điều trị: dùng tetracyclin hoặc doxycylin (phụ nữ có mang và trẻ em dưới 9 tuổi không được dùng) hay chloramphenicol hoặc penicillin.

SỐt lỞ mỒm long móng. bệnh cấp tính ở các loài động vật guốc lẻ, lây lan mạnh ở bò và lợn, ở cừu và dê bệnh nhẹ hơn; do virut loại Aphthovirus, họ Picornaviridae gây ra. Virus lở mồm long móng lan truyền nhanh rộng, lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí, có thể qua đường hô hấp. Có 7 serotyp với trên 60 typ phụ đựơc phân biệt bằng những “tét” định lượng bảo hộ chéo và “tét” huyết thanh học. Từng vùng có những serotyp gây bệnh khác nhau về tính kháng nguyên; Nam Mĩ và châu Âu có serotyp O, A, C; châu Phi có O, A, C và SAT 1, 2, 3; châu Á có O, A, C và Asia – 1. Triệu chứng đặc trưng; sốt cao, bỏ ăn, xuất hiện mụn nước trên niêm mạc và da. Khi mụn vỡ gây thành loét, bội nhiễm, gây hoại tử, gây hỏng móng, con bệnh đi khập khiễng, có thể biến chứng. Viêm cơ tim do virut, gây khó thở,. Tỷ lệ chết không cao, nhưng năng suất sữa, thịt giảm hẳn. Bệnh thường phát thành dịch, có khi thành đại dịch, nên bệnh gây thiệt hại kinh tế lớn và là đối tượng cấm trong thương mại quốc tế. Bệnh lưu hành hầu hết khắp thế giới, trừ các nước Bắc và Trung Mĩ, vùng Caribê, Ôxtrâylia và Niu Zilân. Ở Việt Nam, bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở Nha Trang năm 1890; trong những năm 1953 – 56 có một vụ dịch lớn ở trâu bò ở nhiều tỉnh miền Bắc.
Điều trị triệu chứng loét, loét móng bằng cồn iốt, dung dịch axit tannic 5%, dung dịch cồn axit tannic 10%, mỡ oxi kẽm… tăng sức đề kháng bằng các dung dịch muối glucozơ. Có thể điều trị bằng kháng huyết thanh tới miễn dịch cho những gia súc có giá trị cao. Phóng bệnh bằng vacxin vô hoạt có bổ trợ keo phèn hoặc bổ trợ dầu kháng. Đã chế tạo thành công vacxin tổng hợp peptit bằng công nghệ gen.

SỐt rét. bệnh nhiễm kí sinh trùng máu thuộc chi Plasmodium, lây truyền qua muỗi Anopheles, gây dịch lưu hành ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Biểu hiện lâm sàng với 3 dấu hiệu: sốt rét run vã mồ hôi, thiếu máu và lách to. Có nhiều thể lâm sàng: sốt cách nhật do P. vivax (hay P. ovale ở châu Phi), có thể tái phát sau khi rời khỏi vùng dịch; sốt cách nhật ác tính do P. falciparum, không tái phát khi đã rời khỏi vùng dịch. SR do P. falciparum thường có nhiều biến chứng nặng; sốt rét ác tính, sốt nôn ra mật, đái ra hemoglobin, vv gây tử vong cao. Phòng bệnh: diệt muỗi bằng hoá chất diệt côn trùng; nằm màn tẩm permethrine; thay đổi môi trường thiên nhiên; dùng thuốc diệt kí sinh trùng thể schizonte và giao bào. Ở Việt Nam, chương trình thanh toán là một bệnh lưu hành nặng ở nhiều địa phương miền núi, trung du, vùng ven biển., ảnh hưởng đến đời sống, sinh mạng của nhân dân, đến sự phân bố lao động lên các vùng kinh tế mới, vv. Chương trình chống SR là chương trình quốc gia số 2 của ngành y tế; muốn đạt kết quả tốt đòi hỏi một nỗ lực rất lớn của nhà nước, của toàn xã hội và toàn ngành y tế.
Hiện nay ở Việt Nam đã phát triển thuốc actemisinin từ cây thanh hao hoa vàng để chữa SR do P. falciparum đã kháng thuốc.

SỐt rét đái hỒng cẦu tỐ. tai biến tan huyết nặng ở người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét P. falciparum; khởi phát do bị lạnh hay do cơ chế miễn dịch dị ứng khi điều trị bằng kinin. Triệu chứng: sốt rét, đau bụng, nôn ra mật, nước tiểu ngày càng sẫm mầu (chứa hemoglobin), đái ít hay vô niệu, vàng da và thiếu máu giảm hồng cầu.

SỐt tỪng cơn. dạng sốt được biểu hiện bằng các cơn sốt, có khoảng cách đều đặn và giữa các cơn sốt thân nhiệt hoàn toàn bình thường. Đôi khi STC là triệu chứng của ổ nung mủ sâu (ổ mủ tại gan, nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm màng trong tim), nhưng hay gặp nhất trong bệnh sốt rét và thuật ngữ này để chị bệnh sốt rét.

SỐt vàng. bệnh truyền nhiễm cấp tính do Arbovirus gây nên, lây truyền qua muỗi. Bệnh lưu hành và gây dịch ở vùng nhiệt đới Nam Mĩ (truyền qua muỗi Haemagorus) và châu Phi (truyền qua muỗi Aedes africamus). Bệnh xuất hiện đột ngột; sốt cao 400C, đau đầu, đau người dữ dội, nôn mửa, mặt sung huyết; ngày thứ ba, thứ tư nhiệt độ hạ và khỏi; trong trường hợp nặng, sốt lại, nôn ra máu, vàng da, tử vong do suy gan và suy thận. Phòng bệnh bằng tiêm vacxin điều chế bằng virut sống giảm hoạt. Kiểm dịch quốc tế yêu cầu hành khách phải có chứng nhận đã tiêm chủng chống SV khi đến các nước châu Phi (nơi có bệnh lưu hành).

Sơ cỨu. những chăm sóc, xử lý ban đầu, đơn giản được tiến hành ngay tại chỗ hoặc gần nơi xảy ra tai biến, tai nạn, nhằm làm giảm nhẹ các nguy cơ đe dọa sức khỏe hay tính mạng bệnh nhân, nạn nhân trước khi được chuyển đến cơ sở điều trị đầy đủ. Vd. cố định xương gãy trước khi di chuyển, hà hơi thổi ngạt trong trường hợp chết đuối, điện giật, garô khi bị rắn cắn, ngậm nitroglixerin khi có cơn đau thắt ngực…

Sơ nhiỄm lao. trạng thái một cơ thể bị vi khuẩn lao xâm nhập lần đầu tiên. Cần phân biệt SNL và bệnh lao; khi vi khuẩn lao xâm nhập, các tế bào bao vây nhưng không thể tiêu diệt được vi khuẩn; sự tồn tại của vi khuẩn lao như vậy tạo nên trạng thái nhiễm lao, biểu hiện ra ngoài bằng một phản ứng sinh học dương tính với tubeculin (thường gọi là phản ứng măngtu); sau này trong một số điều kiện bất lợi cho cơ thể (nguồn lây quá mạnh, suy giảm sức đề kháng), người bị nhiễm lao sẽ trở thành người mắc bệnh lao. Theo số liệu thống kê, trong số 100 người nhiễm lao, khoảng 10 người sẽ trở thành bệnh nhân lao. Ở Việt Nam, SNL thường xảy ra ở trẻ nhỏ (khoảng 30 – 40% trẻ em dưới 15 tuổi đã có phản ứng tubeculin dương tính). Trong đại đa số trường hợp SNL chỉ thể hiện bằng những triệu chứng không đặc hiệu như ho, sốt, đổ mồ hôi trộm, chậm lớn, biếng ăn. Chỉ điều trị lao sơ nhiễm khi thấy có nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tiêm BCG cho trẻ em là một biện pháp tích cực có hiệu quả đề phòng SNL (trẻ được tiêm BCG sẽ có sức đề kháng tương đương); sau này nếu vi khuẩn lao xâm nhập cũng sẽ chỉ gây nên một sơ nhiễm nhẹ, ít có biến chứng nguy hiểm như lao màng lão, lao kê.

SỜ nẮN. phương pháp khám lâm sàng, thầy thuốc dùng cảm giác của đầu ngón tay để phát hiện những dấu hiệu bất thường ở một số cơ quan hay bộ phận trong cơ thể. Vd. sờ da tìm kiếm đau, phát hiện phù, u, cục; sờ gan, lách để phát hiện gan to, lách to, sờ mạch máu, vvv. Trong y học cổ truyền, sờ mạch gọi là bắt mạch (x. Thiết chẩn)

SỢi nẤm. sợi mạnh, hình ống, không quang hợp; các sợi chằng chịt tạo nên mạng xốp là hệ SN hay kết tụ thành thể quả (như nấm mũ). Không có lạp thể hay sắc tố, chất tế bào hoặc các giọt dầu. SN kí sinh hoặc hoại sinh do ở đầu tận cùng có bộ phận tiết enzym vào nguồn dinh dưỡng và phân huỷ nguồn đó. SN cũng có ở tảo, tạo nên mô giả như tán ở tảo biển.

SỢi thẦN kinh khỔng lỒ. sợi thần kinh có tiết diện tương đối lớn và có khả năng dẫn truyền nhanh các xung thần kinh. Có ở nhiều nhóm động vật không xương sống và thường hỗ trợ các cơ quan phản ứng bảo vệ, vd. sự co rút đầu ở giun đất.

SỢi tơi cơ. sợi rất mảnh phần lớn nằm trong chất gian sợi. Ở cơ vân các sợi này có vân, ngang và chứa vô số cơ tiết dục theo STC và tạo thành bộ máy co rút của STC.

SỢi trỤc thẦn kinh. phần kéo dài của thân tế bào thần kinh, truyền các xung thần kinh từ thân tới synap (khớp thần kinh). Ở đa số động vật có xương sống, xung quanh STTK có bọc bằng một bọc chất béo (bao myelin) và ngoài cùng có thêm một màng mỏng (bao thần kinh). Xt. Tế bào thần kinh.

Steroit. Tên gọi chung các dẫn xuất của pehidroxiclopentano – phenantren. Chất rắn có tính quang hoạt, ít tan trong nước, S được phân thành các nhóm sau: sterin, vitamin D, axit mật, ancol mật, saponin, steroit cacdiotonic, ancoloit steroit và hocmon steroit. Phổ biến trong động vật và thực vật, S được tác chiết từ tuỷ sống và mật của động vật có sừng, từ dịch thuỷ phân kiềm của sự lên men, từ dầu thực vật, mỡ động vật, từ chất thải của công nghiệp giấy, từ loài thực vật khác nhau hoặc tổng hợp từ các nguyên liệu không phải nguồn gốc thiên nhiên. Dùng chủ yếu để làm thuốc chữa bệnh.

Streptomycin. Công thức chung S12H39O12N7 chất kháng sinh tách được từ xạ khuẩn streptomyces griseus và một số xạ khuẩn khác, liên kết đặc hiệu với phần tiểu đơn vị 30S ở ribosom có tác dụng ngăn cản quá trình sinh tổng hợp protein ở nhiều vi khuẩn gram dương, gram âm.

Stress. thuật ngữ do Xêly (H. Selye; 1907 – 82; thầy thuốc Canada) đưa ra năm 1936 để chỉ một trạng thái căng thẳng của cá thể trong những điều kiện đặc biệt về sinh lý, tâm lý và hành vi. Có hai loại chủ yếu: S sinh lý và S tâm lí. Loại sau lại chia thành S thông tin (nảy sinh trong tình huống quá tải về thông tin) và S cảm xúc (xuất hiện trong tình huống bị đe dọa, nguy hiểm, xấu hổ, vv). S có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với hoạt động của chủ thể, S gồm ba thời kì: thời kì phản ứng báo động dưới các hội chứng sốc, sau đó là phản ứng và tăng cường khả năng chống lại tác nhân S; nếu tác nhân S quá mạnh hoặc kéo dài vượt mức thích nghi của cơ thể, cơ thể rơi vào thời kì suy kiệt dẫn tới tử vong. Trong quá trình chống đỡ của cơ thể đối với tác nhân S, trục hạ khâu não – tuyến yên – tuyến thượng thận và các hệ thống miễn dịch của cơ thể có vai trò đặc biệt quan trọng.

Strichnin. C21H22N2O2. Hợp chất thuộc loại ancaloit. Tinh thể mầu trắng; tnc = 2680C; t8 = 2700C/5 mmHg độ quay cực riêng với tia D: -1590 (trong clorofom), -1250 (trong etanol). Ít tan torng nước; tan trong etanol, benzen, clorofom. Trong y học, được dùng dưới dạng stricnin nitrat, S kích thích hệ thần kinh trung ương và là chất độc. Với lượng nhỏ có thể dùng làm chất trợ tim.

Sùi. tổn thương u hoặc dạng u (loại sau thường do viêm) làm thành nhú nhô cao trên bề mặt của da hoặc niêm mạc, vd. S trên bề mặt van tim (viêm màng trong tim do vi khuẩn), S vòm họng (cg. V.A), S ung thư,… S có thể rụng hoặc bong, gây chảy máu và tắc mạch. Điều trị: cắt, nạo sạch các loại S lành tính ở da hay vòm họng; điều trị tại chuyên khoa sâu đối với các S dạng trên van tim hay S ung thư…

Sùi vòm hỌng. X. V.A

SỤn. một loại mô liên kết chứa các tế bào sụn chìm trong cơ chất (loại protein cứng, có thể có các sợi đàn hồi hoặc sợi keo) có trong cơ thể của một số động vật không xương sống và tất cả động vật có xương sống. Là chất tạo nên bộ khung cứng, dẻo của toàn bộ xương cá sụn (cá mập, cá nhám, vv). Ở động vật có xương sống bậc cao hơn, bộ xương đầu tiên hình thành trong phôi ở dạng S và sau được thay bằng xương. Ở dạng trưởng thành, S chỉ còn ở một số ít chỗ như đỉnh mũi. Ở dạng trưởng thành, S chỉ còn ở một số ít chỗ như đỉnh mũi, vành tai, đĩa đệm các đốt sống, ở đầu xương và các khớp. Có nhiều loại S, quan trọng nhất là S trong, S chun và S xơ. Trong quá trình hình thành S, các tế bào phân chia không tách nhau và hợp lại thành các nhóm 2 hoặc 4 tế bào (các tế bào đồng tộc).

Sulfamit, loại hợp chất hữu cơ có chứa nhóm SO2NR’R’’ (R’ và R’’ là hidro hoặc các gốc hữu cơ khác nhau). Quan trọng nhất là amit của axit sunfanilic, vd. Streptoxit (NH2C6H4SO2NH2). Được dùng rộng rãi trong y học để làm thuốc, có tính kháng khuẩn mạnh.

Sung huyẾt. hiện tượng máu ứ đọng trong một cơ quan, phủ tạng, một bộ phận cơ thể. Nguyên nhân: viêm (chủ yếu viêm cấp tính), chướng ngại trên vòng tuần hoàn (ở động mạch, tĩnh mạch, mao mạch) làm cản trở sự lưu thông máu, làm cho máu bị dồn lại ở phía trên. Vd. hẹp van hai lá làm SH ở phổi; suy tim phải và suy tim toàn bộ gây SH ở gan, làm gan to.

Suy dinh dưỠng. Tình trạng bệnh lí chủ yếu thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, do không được cung cấp đủ hoặc do thành phần chất dinh dưỡng không cân đối, một số ít trường hợp do ăn quá thừa một hay nhiều chất dinh dưỡng, gây rối loạn chuyển hoá. Thiếu chất dinh dưỡng là do chao ăn thiếu (vd. trẻ còn bú không được ăn đủ sữa, phải nuôi nhân tạo, ăn quá nhiều bột; khẩu phần ăn không cung cấp đủ protein, vitamin, muối khoáng, sữa pha không đúng phương pháp; chất lượng bột kém…); do hấp thu kém, do tăng tiêu hao các chất dinh dưỡng (vd. ở trẻ em đang lớn, ở tuổi dậy thì, ở người mắc các bệnh nhiễm khuẩn, kí sinh trùng như lị, ỉa chảy, lao, viêm đường tiết niệu…); do tăng nhu cầu chất dinh dưỡng (phụ nữ đang cho con bú, thai phụ), SDD diễn biến qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, cơ thể cố gắng thích nghi với sự thiếu dinh dưỡng (vd. tầm vóc nhỏ hơn người cùng lứa tuổi, năng suất lao động thấp…). Giai đoạn hai – SDD thực sự; hiếm sảy ra ở người lớn, người có tuổi; chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều thể bệnh: 1/ thể thiếu protein và năng lượng, với hai thể bệnh chính là thể phù và thể teo đét; 2/ thiếu sắt (bệnh thiếu máu); 3/ thiếu vitamin A (bệnh khô giác mạc, nhuyễn giác mạc, mù); 4/ thiếu vitamin D (bệnh còi xương); 5/ thiếu vitamin B1 (bệnh beri – beri hay tê phù); 6/ thiếu vitamin C (bệnh scobut hay chảy máu chân răng); 7/ thiếu iot (bệnh bướu giáp). Dự phòng SDD; quản lý tốt sức khỏe cho trẻ em từ lúc mới sinh; giải quyết tốt vấn đề ăn uống, bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng, nhất là trong thời kì cai sữa; cho trẻ bú sữa mẹ đện 12 – 18 tháng tuổi; chữa bệnh kịp thời. Chữa SDD: chữa nguyên nhân bệnh, đẩy mạnh chăm sóc điều dưỡng, vệ sinh ăn uống… sử dụng các kinh nghiệm của y học cổ truyền (vd. Dùng phì nhi hoàn, bột thịt cóc,…).

Suy đỘng mẠch vành. Tình trạng động mạch vành (động mạch của bản thân quả tim và có nhiệm vụ tưới máu đều đặn cho tim) không cung cấp đủ lượng máu cần thiết để nuôi cơ tim. Nguyên nhân: động mạch vành bị hẹp do vữa xơ (nguyên nhân chủ yếu),. dị tật bẩm sinh, vv. Biểu hiện: khi gắng sức hay làm việc nặng, xuất hiện cơn đau thắt ngực, đau ở sau xương ức, lan lên vai, ra cánh tay trái, lên lên cổ hoặc ra sau lưng, vv. Cơn đau giảm khi dừng lại nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch vành (đặt 1 viên nitroglixerin 0,5mg hoặc 1 viên lenitral dưới lưỡi), SĐMV xảy ra ở người lớn tuổi (sẵn có tăng huyết áp, béo phì), người lao động trí óc, làm việc tĩnh tại, ít vận động thể lực… Thường gây ra nhiều biến chứng: cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, suy tim, vv. Để giảm các tai biến nguy hiểm, bệnh nhân bị SĐMV cần được quản lý sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ, dưỡng sinh, thực hiện chế độ sinh hoạt, lao động, ăn uống… hợp lí, dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.

Suy hô hẤp. tình trạng bệnh lý: bộ máy hô hấp không đảm bảo đựơc chức năng trao đổi khí, không cung cấp đủ ôxi, không thải trừ đủ CO2 (cacbon dioxit) cho cơ thể khi nghỉ hay khi làm việc; không duy trì được trong máu động mạch các phân áp oxi và độ bão hoà oxi ở mức bình thường, thể hiện bằng phân áp oxi trong máu động mạch (PaO2) dưới 8 kPa (60mmHg) và có thể kèm theo phân áp CO2 (PaCO2) cao trên 6,5kPa (49 mmHg). Các nguyên nhân của SHH; thông khí không đầy đủ, giảm thông khí, thông khí hạn chế, loạn thông khí, tắc nghẽn do cản trở vướng tắc của khí hít vào, nhất là khí thở ra (do viêm phế quản mạn tính, hen, giãn phế nang…); rối loạn thông khí hỗn hợp, do suy giảm màng phế nang, mao mạch, rối loạn trao đổi khí giữa các phế nang và mao mạch phổi,…

Suy nha chu. (tk. Hư nha chu, hư quanh răng). Thoái hoá các mô quanh răng do nhiều nguyên nhân: y ếu tố thần kinh, cơ địa (thể tạng); nhiễm khuẩn; vệ sinh và dinh dưỡng kém; các bệnh răng miệng, đặc biệt là cao răng; tuổi gia (lão suy), vv. SNC có mức độ nhẹ hơn và thường là bước đầu của viêm nha chu (x. Viêm nha chu). Phòng bệnh và điều trị theo nguyên nhân.

Suy nhưỢc. tình trạng giảm sức lực làm cho người mệt nhọc, thiếu ý chí, nghị lực và năng lực hoạt động. SN toàn thân, xảy ra trong nhiều tình trạng bệnh lí mạn tính như thiếu máu và ung thư, đặc biệt trong bệnh lí tuyến thượng thận, SN là bệnh cảnh nổi bật. Cũng gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc, trong một số trạng thái thần kinh, tâm thần…

Suy nhưỢc thẦn kinh. sự suy yếu có hệ thống, sự căng thẳng hệ thần kinh dẫn đến suy nhược quá trình hưng phấn (thể nhược) hoặc quá trình ức chế (thể cường). Trên lâm sàng, biểu hiện đặc trưng của bệnh: tăng nhẹ quá trình hưng phấn và chóng mệt mỏi, gần như bao giờ cũng có rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, giảm sút khả năng tập trung chú ý. Các rối loạn thực vật gắn liền với rối loạn chức năng các cơ quan (tim, gan, dạ dày…). Thường gặp ở người có quá trình thần kinh không cân bằng (hoặc hưng phấn, hoặc ức chế chiếm ưu thế), người mệt mỏi do làm việc quá sức. Ngày nay, SNTK được xếp vào nhóm loạn thần kinh chức năng.

Suy thẬn. giảm sút chức năng thận (cấp, mạn) dưới mức bình thường, từ mức nhẹ đến mức ngừng bài tiết nước tiểu (vô niệu), gây nên tử vong do thận không đào thải đựơc các chất độc ở trong cơ thể. Nguyên nhân: rối loạn huyết động học do truỵ tim mạch gây ra thiếu máu cục bộ thận; thương tổn hữu cơ của nhu mô thận do nhiễm độc; viêm tiểu cầu thận, chướng ngại trên các đường bài xuất nước tiểu… Dấu hiệu: thiếu máu, tăng huyết áp, khó thở, chảy máu, buồn nôn, ỉa chảy, cuối cùng là đi vào hôn mê. Xét nghiệm máu: tăng urê huyết (quá 0,60 g trong 1 lít máu), tăng creatinin hệ số thanh thải (thanh thải creatinin dưới 60ml trong một phút). Điều trị nguyên nhân của bệnh: giải quyết việc thải các chất độc tích tụ trong cơ thể; làm thẩm phân màng bụng, chạy thận nhân tạo, ghép thận.

Suy tim. Tình trạng bệnh lý tim không đủ khả năng bảo đảm lưu lượng máu để đáp ứng nhu câầ trong mọi tình huống sinh hoạt của cơ thể người bệnh. Những nguyên nhân gây giảm lưu lượng máu của tim gồm: các bệnh hô hấp mạn tính (hen, viêm phế quản…). Các dấu hiệu chính của ST: khó thở (nhất là khi gắng sức), tím tái, đái ít, phù, tim to, gan to… nếu tiến triển nặng có thể tử vong do phù phổi, loạn nhịp tim. Điều trị: nghỉ hoàn toàn, ăn nhạt, thở oxi, dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch; cố gắng tìm nguyên nhân để điều trị.

Suy tuỶ. Suy giảm sinh sản tế bào tuỷ xương. Tuỳ theo mức độ ST, có giảm sản và bắt sản tuỷ. Có ST bẩm sinh và mắc phải. Nguyên nhân của ST mắc phải: ảnh hưởng của thuốc chloramphenicol, phenylbutazon, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, bức xạ ion hoá, vv. Biểu hiện: giảm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu máu ngoại vi; thiếu máu nặng, khó hồi phục, kèm theo dễ chảy máu và nhiễm khuẩn. Điều trị: truyền máu, hocmon nam và ghép tuỷ.

SỬ quân tỬ. lá đơn, nguyên mọc đối. Hoa mọc thành bông ở kẽ lá hoặc đầu cành, lúc mới nở màu trắng, sau chuyển thành đỏ. Qủa có cạnh lồi, nâu sẫm khi chín. Trong quả già có nhân. Cây mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Dùng nhân quả làm thuốc tẩy giun đũa. Trẻ em (tuỳ tuổi) dùng ít hơn. Dùng SQT có thể gây nấc, nôn mửa, đau bụng.

SỮa. sản phẩm tiết ra từ tuyến S ở động vsật có vú cái sau khi đẻ và dùng để nuôi con. S được tạo thành từ nguyên liệu hữu cơ và vô cơ rút từ máu đi qua tuyến S. Muốn tạo được một lít S phải có khoảng 400 – 500 lít máu đi qua hệ huyết quản tuyến S. Trong tuần lễ đầu sau khi đẻ, bầu vú tiết ra loại S non, còn gọi là S đầu, với tính chất và thành phần hoá học khác với S thường (chứa nhiều kháng thể, chất tẩy ống tiêu hoá cho con sơ sinh…) và chỉ dùng để nuôi con mới đẻ. S vắt từ ngày thứ 10 trở đi mới gọi là S thường, cũng gọi là S nguyên.
S động vật ở dạng lỏng, màu trắng đục hơi ngả màu vàng nhạt, vị hơi ngọt, có mùi đặc trưng, riêng S trâu có mùi gây mạnh hơn các loài S động vật khác. Thành phần hoá học S của các loài động vật khác nhau cũng khác nhau, S trâu và S cừu có hàm lượng chất béo cao nhất khoảng 7 – 8%. Còn S dê, S bò có hàm lượng chất béo thấp hơn 3,8 – 4%. Ngoài chất béo ra trong S động vật còn có các chất như protein (chủ yếu là casein chiếm khoảng 80%, còn lại là anbumin và globulin), gluxit (chủ yếu là đường lactozơ), các vitamin hoà tan trong chất béo (A, D, E…) và các vitamin hoà tan trong nước như B, C,M K, F… các loại muối khoáng, các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, các enzym, S động vật không có chất bột như S thực vật. Tỷ lệ phần trăm (%) những hợp chất chính ở S một số loài vật nuôi như sau:

S động vật được chế biến thành nhiều loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu cho con người. Đặc biệt, do có thành phần hoá học gần giống S mẹ nên S động vật có thể thay thế S mẹ được.

SỮa bỘt. (tk. sữa khô), sản phẩm chế biến từ sữa tươi có độ khô 11 – 13%, hoặc từ sữa đã cô đặc đến độ khô 35 – 40%, đem sấy khô, nghiền thành bột, sàng, rây được sữa ở dạng bột có độ khô 90 – 96%, độ ẩm 4-10%. Tuỳ thuộc vào thiết bị sấy có được sản phẩm SB có chất lượng khác nhau. Sấy phun, sấy thăng hoa cho sản phẩm có độ khô 96 – 97%, sấy màng thì SB có độ khô 85 – 90%. Một chỉ số quan trọng của SB là khả năng và tốc độ hoà tan trở lại (sữa hoàn nguyên). Thực tế cho thấy: độ hoà tan của SB sấy bằng phương pháp thăng hoa đạt 98 – 99%, sấy phun đạt 96 – 98%, sấy màng đạt 85 – 88%. Tốc độ tan của SB sấy thăng hoa là nhanh nhất, SB sấy phun tan cũng tương đối nhanh, SB tốt nhưng không kinh tế. SB giầu chất dinh dưỡng, độ ẩm rất thấp nên có thể bảo quản trong bao bì kín ở nhiệt độ thường khoảng 12 – 15 tháng, SB có thể hoà tan ăn ngay, hoặc dùng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm khác từ sữa từ sữa thanh trùng, sữa cô đặc, có đường, làm phomat, sữa chua, làm bánh kẹo, socola, vv

SỮa chua. sản phẩm thu được khi len men lactic sữa động vật. Sau khi lọc sạch, thanh trùng, người ta làm nguội xuống 37 – 400C, cấy chủng SC vào và để lên men ở nhiệt độ 37 – 400C trong khoảng 3 giờ, rồi cho vào bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4 – 60C trong 5 – 10 giờ, sau đó có thể đưa ra sử dụng. Nhờ có quá trình lên men lactic, một phần protein được phân giải thành axit amin, chất thơm axetoin, một phần protein được phân giải thành axit amin, chất thơm axetoin, diaxetin và các vi khuẩn lactic. Vì vậy, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng SB còn có tác dụng cung cấp các vi khuẩn lactic, chữa bệnh đường ruột, bệnh dạ dày và các bệnh về tiêu hoá.

SỮa không mỠ. x. sữa tách bơ

SỮa MẸ. x. sữa

SỮa non. X. sữa đầu

SỮa tách bơ. (cg. sữa không mỡ, sữa gầy, sữa khử bơ), sữa động vật đã được tách gần hết phần chất béo bằng máy li tâm cao tốc. Thông thường, trong STB chỉ còn lại khoảng 0,05% chất béo. Phần chất béo tách ra được đem chế biến thành các loại bơ. Thành phần hoá học của STB có protein, lactozơ, nước, muối khoáng, enzym, các vitamin hoà tan trong nước như vitamin C, nhóm B, K… Sữa bò tươi đã tách mỡ có thành phần gồm khoảng 89% nước, 3,2% protein, 0,05% lipit (chất béo), 4,8% gluxit (lactozơ) 0,7% khoáng, STB có thể dùng chế biến sữa bột, sữa đặc có đường, phomát; sữa chua dùng trong sản xuất bánh kẹo, sôcôla cho người. Trong chăn nuôi, STB là nguồn thức ăn rất tốt dùng để thay thế một phần sữa nguyên nuôi bê nghé trong thời kì còn phải nuôi bằng sữa. Sữa bột không mỡ bảo quản được lâu hơn sữa bột bình thường mà không có mùi vị ôi khét, dùng làm nguyên liệu dự trữ rất tốt.

SỮa tiêu chuẨn. lượng sữa thu được của một gia súc cái vắt sữa sau khi chuyển lượng sữa có tỷ lệ mỡ sữa thực tế sang tỷ lệ mỡ sữa 4%, tính theo công thức: STC (kg) = 0,4 STT (kg) + 15 MTT (kg), trong đó: STT – sữa thực tế (kg), MTT lưỡng mỡ thực tế

SỨt môi. dị dạng bẩm sinh ở môi: khe hở ở một bên hoặc hai bên môi và có thể lan rộng đến sàn mũi, xương ổ răng, vòm khẩu cái. Chữa bằng mổ tạo hình sớm (có thể ở trẻ nhỏ dưới 2 – 3 tháng tuổi).

Synap. cấu trúc gồm túi nhỏ có đường kính 200 – 500 Â, màng dày khoảng 50 Â, liên kết giữa hai tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh đi qua, S nằm giữa đầu tận cùng có dạng cầu của sợi trục một tế bào thần kinh và sợi nhánh hoặc thân tế bào thần kinh khác. Một tế bào thần kinh có thể có nhiều S với các tế bào thần kinh khác. Mỗi S có hai vùng chuyển hoá ở màng tế bào của hai tế bào thần kinh tiếp xúc, cách nhau bởi khe nhỏ (khe hoặc xoang S). Xung thần kinh đi từ sợi trục của tế bào trước S làm các bóng nhỏ vỡ ra và giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, các chất này khuếch tán qua khe S và kết hợp với các thụ quan trên màng tế bào sau S. Tuỳ theo các loại tế bào thần kinh, có thể có tác động gây xung động ở tế bào sau S (sự hưng phấn) hoặc ngăn cản xung từ các tế bào thần kinh khác (sự ức chế). Đa số S chỉ truyền sung theo một hướng.