Từ điển Y học Việt Nam – Mục A

736

Từ điển Y học Việt Nam – Mục A

ÁC TÍNH (y), trạng thái bệnh lý đặc biệt nguy hiểm có thể gây tử vong trong thời gian ngắn cho bệnh nhân. Vd. U ác tính (ung thư), sốt rét ác tính, thương hàn nhập lý (thuật ngữ y học cổ truyền dân tộc).

ADN. (sinh; Ph. Acide désoxyribonucléique; A. DNA), axit nucleic, chủ yếu tìm thấy trong nhiễm sắc thể, chứa thông tin di truyền của sinh vật. Phân tử ADN được cấu thành từ hai chuỗi xoắn của polinucleotit, chuỗi nọ xoắn quanh chuỗi kia, tạo nên xoắn kép. Các phân tử photphat được sắp xen kẽ với các phân tử đường deoxiribozơ dọc theo cả hai chuỗi và mỗi phân tử đường đều kết hợp với một bazơ nitơ là ađenin, guanin, xitosin hoặc thimin (x. Hình vẽ). Hai chuỗi liên kết với nhau bằng các mối liên kết giữa các bazơ. Trật tự các bazơ dọc theo chuỗi tạo nên mã di truyền. Mã này xác định trật tự chính xác của các axit amin trong protein. Qúa trình tổng hợp protein thông qua hoạt động của ARN thông tin. Nhờ phiên mã, ARN truyền thông tin từ mã di truyền đến những vị trí tổng hợp protein (ribosom). Ở đó nó đựơc dịch mã thành trật tự của các axit amin của protein (x. Hình vẽ). ADN là vật chất di truyền của tất cả sinh vật, trừ virut là ARN. Cùng với ARN và histon, ADN cấu thành các nhiễm sắc thể của các tế bào nhân nguyên (x. ARN).

AĐRENALIN (sinh hoá; A adrenalin), C9H1303N. Tên thương mại của epinephrin (Ph. Épinéphrine). A là hocmon, tiết ra từ tuyến thượng thận của động vật và người, giống với các dẫn truyền noradrenalin do đầu cuối của các dây thần kinh giao cảm tiết ra. Tinh thể màu trắng, tnc = 211 – 2120C; độ quay cực riêng với tia D ở 200C – 53,50C. Tan nhiều trong nước nóng; ít tan trong nước lạnh; không tan trong ete, clorofom, benzen và ethanol tuyệt đối; tan trong dung dịch axit với kiềm, nhưng không tan trong amoniac. A tạo thành màu xanh lá cây với sắc clorua (FeCl3) và có nhiều phản ứng đặc trưng của phenol. A gây kích thích sự trao đổi chất, vv. Khi cảm xúc tăng lên. Tổng hợp A bằng cách ngưng tụ pirocatechin với axit monocloaxetic hoặc lấy từ tuyến thượng thận của động vật bậc cao. A kết hợp với axit clohidric tạo thành muối được dùng làm thuốc trợ tim, tăng huyết áp.

AFLATOXIN (nông), chất độc do nấm mốc Aspergillus flavus tiết ra. Nấm A. flavus phát triển trên hạt lạc, khô dầu lạc bị ẩm ướt và trên nhiều sản phẩm thực vật khác. A tác động trước hết đối với gan và gây tử vong nặng cho vịt con, gà tây và ga; lợn con và bê cũng bị nhiễm độc. A làm cho cải xoong không nảy mầm được, dù chỉ với nồng độ 1 microgam trong 1 lít nước.

ÁM ẢNH (y) 1. Sự đeo đuổi, lởn vởn khôn dứt ở trong đầu về một ý nghĩ hay hình ảnh nào đó khiến người ta băn khoăn, lo lắng.
2. Biểu hiện vô thức về hoạt động bệnh lý trong một vài khu vực tâm thần của bệnh nhân dưới dạng những tình cảm, ý nghĩ nặng nề, nghi ngờ, lo lắng. Trạng thái bệnh lý của AA có thể kèm theo buồn rầu đột ngột, nặng vùng tim, tim đập nhanh, cảm giác nóng dữ hay rét run, da ẩm, xanh tím, dáng đi chệch choạng. Trong tất cả các trường hợp, người bệnh vẫn biết rõ sự vô lý, nhưng không có khả năng loại trừ. Nhờ duy trì được óc phân tích mà có khi người bệnh không thực hiện những hành động gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người xung quanh. Nguyên nhân thường là do chấn thương tâm lý (nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân). Điều trị bằng cách tạo cho bệnh nhân môi trường sống yên tĩnh, tránh chấn động thần kinh, dùng tâm lý, liệu pháp thư giãn, thuốc an thần theo chỉ định.

ÁM ẢNH SỢ. (y; phobia), trạng thái biểu hiện lo âum hoảng sợ trong những hoàn cảnh nhất định hoặc trước một đối tượng nhất định, không thay đổi với từng bệnh nhân. Nội dung của AAS rất đa dạng: sợ AAS (phobophobia) – trạng thái sợ của suy nhược tâm thần; AAS nước (hydrophobia) – trạng thái bệnh lý sợ nước và các chất lỏng nói chung hoặc trong bệnh dại; AAS ánh sáng (photphobia) – không chịu đựng được ánh sáng do tổn thương của mắt hoặc trong bệnh dại; AAS tối (nyctophobia) – trạng thái bệnh lý sợ đêm tối; AAS ngủ (hypnophobia) – trạng thái bệnh lý sợ giấc ngủ.

ÁM THỊ (y), dùng ánh mắt, cử chỉ, vv, đặc biệt là lời nói, để tạo nên sự thư dãn tinh thần cho người khác buộc họ làm theo ý mình, ý kiến của mình. AT là cơ sở của thuật thôi miên, tạo nên một trạng thái đặc biệt ngủ nửa vời, trong đó người bị AT không thể làm chủ được mình và thực hiện tất cả các mệnh lệnh của người AT; Trẻ em, người kém phát triển trí tuệ, người đang có tâm trạng băn khoăn, ở trạng thái kích động, vv.. dễ bị AT. AT có khả năng chữa khỏi một số hội chứng cơ năng.

AMIDAN (y; Ph. Amygdale; tk, hạch hạnh nhân), tổ chức lympho nằm ở hai bên họng có hình dạng giống hạt hạnh nhân, tên gọi đầy đủ là amidan khẩu cái (gọi tắt là A). Ở vùng họng còn có A vòm họng. A vòi nhĩ, A đáy lưỡi. Cùng với các tổ chức lympho rải rác ở vùng họng, các A có chức năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể như các tổ chức lympho nói chung. A và các tổ chức dịch cho cơ thể như các tổ chức lympho nói chung. A và các tổ chức lympho phát triển về khối lượng cho đến tuổi dậy thì và giảm dần ở lứa tuổi thanh niên (xt. Cắt amiđan; Viêm amiđan.

AMIĐAN TIỂU NÃO (y: tk. hạnh nhân tiểu não), tổ chức nằm ở mặt dưới của tiểu não. Khi tăng áp lực trong sọ, ATN có thể bị tụt, kẹt vào lỗ chẩm, chèn ép hành tuỷ, gây nên biến chứng đặc biệt nguy kịch.

AMILAZA (hoá sinh: A. amylase), enzim phân huỷ thuỷ phân polisacarit (tinh bột, glucogen,…) trong các cơ thể sống. Tuỳ thuộc vào sản phẩm thuỷ phân, phân biệt ba dạng a, b, g, amilaza. Tồn tại rất phổ biến trong thiên nhiên (trong tế bào động vật và cả trong vi khuẩn). Trong một số tế bào động vật, A tồnt ại ở trạng thái liên kết. Tham gia vào quá trình tiêu hoá của người và động vật. A dùng trong công nghiệp sản xuất etanol, bánh mì và trong sản xuất glucozơ.

AMIP (sinh, Amoeba), chi Trùng chân giả, thuộc ngành Động vật nguyên sinh. Cơ thể hiển vi, phân bố rộng trong nước ngọt. Có hình dạng thay đổi liên tục do hình thành chân giả để vận chuyển, bắt mồi. Điều hoà áp suất thẩm thấu và bài tiết nhờ các không bào. Sinh sản bằng phân đôi. Có khả năng hình thào bào xác (nang – kén) khi gặp điều kiện không thuận lợi. A kí sinh trong ruột người và động vật, gây bệnh đường ruột. Ở người, A (Entamoeba histolytica) gây bệnh lỵ amip, tạo ra các vết loét dạng núi lửa trên mặt thành ruột, ăn hồng cầu và có thể theo máu vào bạch huyết gây apxe gan. Bệnh lị amip phổ biến ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm bệnh trước 1945 khoảng 10 – 20%, gần đây giảm còn 5%. Bệnh có thể phát triển thành dịch, đặc biệt trong mùa mưa lũ (x. Động vật nguyên sinh. Trùng chân rễ).

AN TOÀN DỊCH BỆNH (nông), hệ thống các biện pháp bảo đảm cho vật nuôi không hoặc ít bị dịch bệnh, sinh trưởng và phát triển đều. Bao gồm việc nuôi dưỡng tốt, đủ thức ăn về chất và về lượng; vệ sinh chuồng trại: tiêm chủng phòng dịch; chữa bệnh kịp thời, dập tắt nhanh các ổ dịch và không cho để tái phát.

ANBUMIN NIỆU (y; tk protein niệu), hiện tượng nước tiểu có protein. Anbumin huyết thanh người có trọng lượng phân tử 68500 và đông vón ở 670C và đông vón. Bình thường AN có rất ít trong 24 giờ và không phát hiện được bằng những phương pháp thông thường. AN gặp trong các bệnh thận cấp (viêm thận, lao thận, giang mai thận, thoái hoá thận dạng tinh bột, thận hư v.v…) và các bệnh ngoài thận (bệnh tim nặng, nhiễm khuẩn nặng, nhiễm độc chì, thuỷ ngân, nhiễm độc thai nghén, v.v…). Trong y tế, mỗ lần khám thai, bắt buộc phải tìm AN để đề phòng hội chứng nhiễm độc thai nghén, sản giật, thai chết lưu (những tai biến nặng ở người có thai).

ANĐOSTERON (sinh; A. aldosterone), hocmon steroit hình thành từ vỏ tuyến thượng thận, kiểm tra nồng độ ion natri và kali ở động vật có vú. A cho phép tái hấp thụ ion natri và tiết ion kali ở ống thận, tăng cường hấp thụ ion natri của ruột. Làm nồng độ ion natri trong máu tăng, ion kali giảm.

ANĐROGEN (sinh; A. androgen). Hocmon steroit sinh dục đục, kiểm tra sự phát triển và duy trì những đặc điểm sinh dục đực sơ cấp và thứ cấp (như râu và giọng nói trầm ở đàn ông), cơ quan sinh dục phụ và sinh tinh trùng. A do tinh hoàn sinh ra (một số ít được tạo ra ở buồng trứng và vỏ tuyến thượng thận). A quan trọng nhất là testosteron. Cắt bỏ tinh hoàn sẽ làm teo cơ quan sinh dục phụ. Có thể dùng A để thay thế tinh hoàn bị cắt bỏ. A còn được dùng trong điều trị một số bệnh như suy tuyến yên, suy tuyến sinh dục và trong điều trị ung thư vú. A cũng có hoạt tính đồng hoá, kích thích sinh trường và hình thành mô mới.
ANĐROSTERON (sinh; A. androsterone), loại hocmon steroit, hình thành ở gan trong quá trình trao đổi chất testosteron (x. Androgen)

ẢO GIÁC (y), cảm giác, tri giác xuất hiện trong khi thực tế không có mặt sự vật hoặc hiện tượng tương ứng, là một trạng thái bệnh lý này sinh do sự phóng ngoại (x. phóng ngoại) không chủ định các hình ảnh tâm lý. Các bệnh của hệ thần kinh trung ương hay ngoại vi, các nhiễm độc hoá chất và thuốc đều có thể gây AG.

ASPIRIN (hoá, A aspirin) x. Axit axetylsalixilic

ATP (sinh; A adenosine triphosphate) chất mang năng lượng vạn năng có trong tất cả các tế bào, được tạo thành từ ademocin và ba gốc axit photphoric. Năng lượng từ quá trình hô hấp hoặc từ ánh sáng mặt trời (trong quá trình quang hợp) được sử dụng để tổng hợp ATP từ ADP. Tác dụng của enzim tách gốc photphat tận cùng khỏi ATP chuyển nó thành ADP, giải phóng năng lượng dùng cho các quá trình khác nhau (như co cơ, sinh tổng hợp và các hoạt động khác). ADP có thể bị thuỷ phân tiếp, tạo thành AMP giải phóng năng lượng. Chế phẩm ATP dùng trong y học.

AXETYLCOLIN (sinh; A acetylcholine, Ach), chẫn dẫn truyền thần kinh thấy ở đa số các synap, chỗ tiếp xúc giữa hai tế bào thần kinh. Các sợi sản ra A gọi là sợi thần kinh tiết A, đặc trưng cho hệ thần kinh phó giao cảm (x. Chất dẫn truyền thần kinh)

AXIT AMIN (hoá, sinh; A aminoacid), hợp chất hữu cơ có chứa nhóm cacboxyl (-COOH) và nhóm amin (-NH2), vừa có tính axit vừa có tính bazơ (lưỡng tính). Tuỳ theo vị trí của nhóm amin đối với nhóm cacboxyt, người ta phân biệt a-, b- và g- aminoaxit. Các AA có nguồn gốc tự nhiên đều là a-aminoaxit (nhóm amin nối với cacbon a). Cấu tạo của AA gồm các tinh thể màu trắng, tham gia trong quá trình tổng hợp nhiều chất chứa nitơ quan trọng trong cơ thể sống. Hiện nay, đã biết trong thiên nhiên có 150 loại AA, trong đó có 20 loại tham gia cấu tạo protein. Phần lớn thực vật là vi sinh vật có khả năng tổng hợp tất cả các AA cần thiết cho chúng. Động vật và người không có khả năng tổng hợp một số AA mà phải lấy qua thức ăn. Đó là các AA cần thiết hoặc không thay thế được như acginin, histidin, isolơxin, lơxin, lisin, methionin, phenilalanin, treonin, triptophan, tirosin, valin. Có các AA tích điện âm ở pH trung tính, trong phân tử của chúng có hai nhóm cacboxyl và một nhóm amin gọi là AA axit, vd. Axit asparaginic, axit glutamic. Có các AA tích điện dương ở pH trung tính gọi là A kiềm, vd. Lisin, acginin histidin. Bột cá, bột sữa, thức ăn lên men, khô dầu… là những thức ăn giầu AA. Ngày nay, một số AA đựơc điều chế bằng cách thủy phân protein hoặc tổng hợp hữu cơ để bổ sung vào thức ăn cho người, gia súc, côn trùng. AA cũng là hợp chất ban đầu để tổng hợp các loại poliamit, phẩm nhuộm và dược phẩm.

AXIT ASCOBIC (hoá; A. ascorbic acid; cg. Axit L – ascobi, vitamin C), C6H806. Là tinh thể trắng thường ở dạng hình tấm, đôi khi ở dạng hình kim, tnc = 1920C. Có trong rau và quả (cà chua, khoai tây,vv). Tổng hợp từ D-glucozơ. Tan trong nước, etanol, không tan trong ete, clorofom, benzen, ete dầu hoả, bền trong không khí khô. Dùng làm chất chống oxi hoá, làm tác nhân khử trong hoá phân tích; các muối sắt, canxi, natri của AA được dùng trong nghiên cứu sinh hoá. AA là thuốc chữa bệnh thiếu vitamin C và các chứng chảy máu do thiếu chất này.

AXIT GLUTAMIC (hoá; A. glucamic acid; cg. Axit a – aminoglutaric, axit 2 – aminopentandioe), HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. Thuộc loại axit amin có chứa một nhóm amin và hai nhóm cacboxyl. Điều chế bằng cách tổng hợp hoặc lên men gluxit.
Axit L (+) – glutamic (thường gọi axit glutamic) là những tinh thể không màu, tnc=247 – 2490C (phân huỷ), thăng hoa ở 2000C, độ quay cực riêng với tia D ở 220C: 310C. Ít tan trong nước, etanol; không tan trong ete, axeton. Đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi đạm. Dùng trong y học, trong nghiên cứu sinh hoá, bổ sung vào khẩu phần thức ăn.
Axit L (+) – glutamic có vị ngọt của thịt, còn axit D (-) -glutamic không có vị đó. Mononatriglutamat (NaOOCCH2CH2CH(NH2)COOH) dễ tan trong nước, thường gọi là mì chính (bột ngọt) được dùng làm gia vị (xt. Mì chính)

AXIT LACTIC (hoá, sinh; A lactic acid; cg. Axit 2-hidroxipropionic), CH3CHOHCOOH, kết quả của quá trình lên men lactic của vi khuẩn Lactobacillus, sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân kị khí glucozơ. Chất lỏng không màu, không mùi; khối lượng riêng 1,24g/cm3; tnc=180C; t=1190C/12mm Hg. Tan trong nước, etanol, ete. Tồn tại ở hai dạng đồng phân quang học. Điều chế bằng cách lên men các chất đường. AL là sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình trao đổi chất ở cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật. Có nhiều trong mô sinh vật, trong sữa chua, rau, muối vv. Khi mô cơ làm việc nhiều, hàm lượng AL tăng lên rõ rệt trong cơ và máu, AL chuyển hoá thành glucozơ. Là một trong những chỉ số xác định sức chịu đựng khi lao động nặng và kéo dài của người và một số vật nuôi. AL được dùng trong tổng hợp hữu cơ, dùng để phát hiện glucozơ và pirogalol; dùng làm dược phẩm, vv.

AXIT XITRIC (hoá; A. citric acid; cg. Axit 2 – hidroxi -1, 2, 3- propantricacboxylic), HOC(CH2COOH)2COOH. AX khan có tnc = 1530C. Tinh thể monohiđrat (C6H8O7H2O) mất một phân tử nước khi sấy ở 40 – 500C, dễ tan trong nước (100ml nước hoà tan 133g AX). Dạng tinh thể ngậm một phân tử nước thường có trong dịch quả cây họ cam quýt (Rutaceae), đặc biệt là chanh (chanh chứa 6-8% AX) và nhiều loại quả khác, cũng có trong lá bông, lá cây thuốc lào. Điều chế bằng cách lên men cácbon hiđrat. AX đóng vai trò quan trọng trong sinh học do tham gia chu trình Krepxơ. Dùng trong công nghiệp dược phẩm và thực phẩm. Muối xitrat được dùng để đóng hộp máu, làm tan sỏi thận.

ĂN NHẠT (y), một chế độ ăn bệnh lý (x. Chế độ ăn bệnh lý), không dùng các món ăn có nhiều natri, hạn chế đưa natri vào cơ thể. Chỉ định trong các trường hợp cần giải quyết chứng phù, giảm khối lượng máu, giảm dịch trong các khoảng kẽ gian bào. Bình thường natri được đào thảo chủ yếu theo nước tiểu, một phần qua mồ hôi. Do một nguyên nhân bệnh lý nào đó (bệnh tim – mạch, suy thận, dùng dài ngày hocmon thượng thận, chất cocticoit, vv.), natri bị giữ lại trong cơ thể, nước bị giữ lại gây phù. Chữa phù bằng cách giảm lượng natri trong thức ăn từ 4 – 6 g/ngày xuống 0,5 – 1g/ngày, thay muối ăn bằng các muối vô cơ khác. ĂN không có nghĩa là loại hoàn toàn muối khỏi các món ăn. Để thực hiện chế độ ĂN, có thể dùng: gạo, xôi gấc, khoai tây, thịt tươi, cá, sữa, trứng, bơ, rau, quả tươi, nước quả, đường (mỗi ngày 100 – 300g), bia, vitamin (vitamin A, phức hợp B3, C2 vv), gia vị (hồ tiêu, dấm, hành, tỏi,vv) để đỡ nhạt miệng. ĂN quá kéo dài có thể gây ra tình trạng thiếu natri, rối loạn tính hưng phấn thần kinh cơ, pH và áp suất thẩm thấu của máu, vv.

ĂN NHIỀU (y; Ph. Polyphagie), tình trạng tiêu thụ thức ăn nhiều hơn mức bình thường (danh từ dân gian: háu đói, ăn không biết no, bội thực, vv). Nguyên nhân: tăng nhu cầu dinh dưỡng (thời kỳ hồi phục sau ốm; vận động thể lực nặng; mắc bệnh nhiễm khuẩn, vv); tăng tiêu hao vật chất của cơ thể (bệnh đái tháo đường, ngộ độc thyroxin, vv); tổn thương trung tâm “no” của vùng dưới đồi hoặc liên quan đến hệ viền của vỏ não, xảy ra do vùng dưới đồi hoặc liên quan đến hệ viền của vỏ não, xảy ra do tai biến mạch máu não hoặc những chấn thương tinh thần quá mạnh (triệu chứng bệnh lý: ăn vô độ).

ĂN SAM (y), trường hợp trẻ vừa bú sữa mẹ vừa ăn sữa bò. Có hai cách cho ĂS: cho ăn thêm sữa bò, sau mỗi lần bú mẹ (vd. trường hợp mẹ thiếu sữa, ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi); ngoài những lần bú mẹ, cho ăn sữa bò một hoặc hai lần (trường hợp mẹ vắng nhà). ĂS thường làm cho trẻ dễ bỏ bú sữa mẹ.

ĂN VÔ ĐỘ (y) x. Ăn nhiều

ẤU TRÙNG (sinh; larva) pha phát triển của các loại động vật có đốt (côn trùng, tôm, cua…) Trứng nở ra có các đặc điểm hình thái, tập tính khác với sâu trưởng thành (sâu non của bướm, sâu đục thân lúa, sâu xanh hại đay, sâu róm thông, tằm dâu…). Qua nhiều lần lột xác, mỗi lần lột xác là 1 tuổi. ÂT lớn lên và hoá nhộng, nhộng hoá sâu trưởng thành hoặc ÂT trực tiếp thành sâu trưởng thành.