Bệnh gai cột sống

808

Bênh và thuốc – Gai cột sống là bệnh trong đó có sự phát triển không mong muốn của xương hoặc sụn đã bị thoái hóa. Gai thường có ở xung quanh khớp xương và đĩa liên sống. Nhiều người than phiền bị gai cột sống và cho là gai gây ra đau lưng, đau cổ. Thực ra, gai là do sự hóa già của xương và sụn và bản thân gai không gây đau. Đa số người trên 60 tuổi thường có những chồi xương này mà không biết và chỉ tình cờ tìm ra khi chụp hình X-quang cơ thể trong khi chẩn đoán một bệnh nào khác. Tuy nhiên, 42% những trường hợp gai này một lúc nào đó có thể đưa tới đau cổ, lưng, lan ra tứ chi, yếu bàn tay bàn chân. Chữ Gai cũng không chính xác vì chồi xương trơn tru, dài vài mi li mét và là phần nhô ra của xương.

{tab=Bệnh lý}

Gai cột sống là sự phát triển thêm ra của xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp. Nguy cơ mắc bệnh này tăng theo độ tuổi và nam bị nhiều hơn nữ.

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống:

Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa. Viêm dây chằng đốt sống cũng là một nguyên nhân tạo ra gai cột sống do quá trình viêm tái phát nhiều lần làm xơ hóa và đóng canxi ở gốc các dây chằng đốt sống nên trên phim x. quang thấy có hình ảnh giống “gai”.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.

Viêm khớp đốt sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.

Ngoài ra một số bệnh cột sống như viêm xương-khớp cột sống (spondylarthrite), bệnh viêm cứng cột sống (spondylarthrite ankylosante – bệnh “bamboo spine”) … cũng dẫn đến gai cột sống.

Như vậy “gai” là hình ảnh x.quang, hậu quả của sự lắng đọng canxi ở bờ đốt sống hoặc ở dây chằng đốt sống do viêm hoặc sau chấn thương. Đó không phải là một “bệnh”.

Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác… Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay…, đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Khi chụp x. quang cột sống người ta phát hiện có “gai”. Thật ra đây là sự phát hiện tình cờ vì người bệnh đau là do quá trình viêm, không phải do gai “đâm” gây đau như người ta vẫn nghĩ. Có nhiều trường hợp chụp x. quang cột sống nhưng người ta không bị đau lưng, ngược lại có nhũng trường hợp người bệnh đau lưng nhưng khi chụp phim cột sống không thấy có gai.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế không hề có chỉ định và không thể “mổ cắt gai cột sống”. Việc điều trị bệnh “gai cột sống” (thực ra là điều trị đau lưng) thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Xương sống trẻ sơ sinh có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt. Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế cột sống người trưởng thành có 26 xương. Cột sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên của cơ thể là đầu, mình, hai tay. Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gồm có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ cột sống, phát xuất 32 đôi dây thần kinh tủy sống. Xương sống ăn khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đai hông và là nơi bám của các cơ lưng. Cột sống không đứng ngay thẳng mà có nhiều đoạn hơi cong để chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.

Các đốt xương sống được dây chằng và hơn 400 cơ bắp nho nhỏ neo giằng hỗ trợ. Dây chằng (ligament) là một băng mô liên kết xơ cứng, mầu trắng, nối hai xương với nhau ở vùng khớp. Các dây này không đàn hồi nhưng có thể uốn cong, giữ cho khớp mạnh hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.

Nằm giữa các đốt xương là một cấu trúc dẹp (đĩa liên sống) cấu tạo bằng chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm cho đốt xương, chống đỡ với sức mạnh va chạm. Khi mới sanh, nước chiếm 80% thành phần cấu tạo đĩa và đĩa mềm sốp. Tới tuổi gia tăng, nước trong đĩa khô dần. Vì đĩa không có mạch máu nuôi dưỡng, cho nên khi bị tổn thương thì không tự lành được.

Một số nguyên nhân khác

1-Gai xương có thể là kết quả của việc xương tự tu bổ sau khi liên tục bị chấn thương như sức ép, va chạm, cọ xát. Thí dụ những người làm nghề khuân vác nặng, người quá kí tăng áp lực lên xương khớp, người có dáng đi đứng không ngay ngắn khiến cột sống xiêu vẹo.

2-Khi đĩa liên sống hư hao, xẹp xuống, dây chằng giữa các đốt sống sẽ chùng giãn, khớp chuyển động nhiều hơn

-Phản ứng tự nhiên của cơ thể với sự chùng giãn này là làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống.

-Lâu ngày, calci sẽ tụ lại trên dây chằng và tạo ra các gai hoặc chồi xương.

-Dây chằng ở trong ống cột sống cũng có thể dày lên, ống thu hẹp, ép vào dây thần kinh và gây ra các dấu hiệu bệnh.

3- Gai là một diễn tiến của sự hóa già. Đĩa sụn và xương bị thoái hóa, hao mòn, mặt xương khớp gồ ghề và gai mọc ra. Đó là bệnh viêm xương khớp, thường thấy ở người tuổi cao.

Nói chung, các yếu tố như Di truyền, kém dinh dưỡng, nếp sống không lành mạnh, dáng điệu đứng ngồi xấu, chấn thương liên tục (do thể thao, tai nạn xe cộ) là những rủi ro đưa tới sự thoái hóa xương khớp và tạo gai nhanh hơn. Bệnh thường thấy ở người cao tuổi khi cột sống bắt đầu thoái hóa với tuổi già và thường có nhiều ở nam giới hơn là nữ giới. Tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Dấu hiệu

Đa số bệnh gai cột sống không gây ra dấu hiệu triệu chứng gì. Tuy nhiên khi gai cọ xát với xương khác hoặc các phần mềm ở xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân mới thấy đau. Đau thường xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi. Đau lan xuống vai với nhức đầu khi gai ở cột sống cổ, lan xuống lưng, chân khi gai ở cột sống lưng. Cơn đau tăng khi cử động, giảm khi nghỉ do đó sẽ đưa tới giới hạn cử động ở các phần này.Khi dây thần kinh bị chèn ép, bệnh nhân cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu. Nếu ống tủy bị quá thu hẹp, bệnh nhân sẽ có rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Ngoài gai cột sống, các dấu hiệu vừa kể cũng thấy trong bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Một số dấu hiệu của gai cột sống cũng tương tự như ở các bệnh viêm thấp khớp, chấn thương lưng, đứt đĩa liên sống. Cần phân biệt Gai cột sống với Thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm. Sự phân biệt căn cứ vào dấu hiệu và y sử của mỗi trường hợp.

Chụp hình X-quang là phương thức rõ ràng để phân biệt gai cột sống với các bệnh vừa kể.

-Trong bệnh gai cột sống, chồi nhô ra từ xương sẽ hiện rõ rệt trên phim X-quang.

-Trong thoái hóa cột sống và thoái vị đĩa đệm, trên phim X-quang sẽ thấy có thay đổi về cấu trúc và vị trí của đốt sống và khớp như đĩa đệm xẹp hoặc lòi ra, khoảng cách liên sống hẹp lại, đốt sống hao mòn.

-Đau thần kinh tọa được chẩn đoán qua dấu hiệu triệu chứng của bệnh  như đau từ mông chạy dọc xuống phía sau của chân, đau khi cử động, duỗi chân.

Biến chứng

Bình thường gai cột sống xuất hiện nhiều hơn ở cạnh hoặc phía trước cột sống cho nên gai không cọ sát với rễ dây thần kinh hoặc với tủy sống ở phía sau, do đó gai ít gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm có thể xảy ra là gai gẫy, mảnh gẫy chạy vào giữa khớp xương, gây khó khăn cho sự co ruỗi khớp hoặc khi gai đè vào rễ dây thân kinh và gây ra mất cảm giác ở tay chân.

{tab=Điều trị}

Nếu gai không gây đau, không cần điều trị. Bệnh nhân tìm tới bác sĩ khi các cơn đau và các khó khăn khi cử động khiến cho họ phải giới hạn các hoạt động bình thường và ảnh hưởng tới nếp sống.

Khi gai gây đau thì sự điều trị tập trung ở nguyên nhân gây ra gai, dấu hiệu bệnh hoặc sự hiện diện của gai.

-Với nguyên nhân, việc giảm cân để giảm sức nặng lên xương khớp là điều cần làm.

-Điều trị dấu hiệu đau gồm có nghỉ ngơi khi sưng viêm, chườm nước đá, uống thuốc chống viêm không có steroid như paracetamol, ibuprofen.

Trong trường hợp đau nhiều, bác sĩ có thể chích thuốc steroid tại chỗ để giảm viêm và đau của cơ bắp. Thuốc viên steroid là thuốc chống viêm rất mạnh và rất công hiệu để trị viêm. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng không muốn nếu dùng không đúng cách và không có chỉ định của bác sĩ. Dùng lâu, steroid có thể đưa tới mục xương, cao huyết áp, giữ nước trong cơ thể.

Xin lưu ý là, hiện nay tại Việt Nam, có nhiều thuốc chống đau nhập cảng hoặc sản xuất tại chỗ gọi là đông dược mà lại có pha thêm steroid. Tác dụng chống viêm sẽ mau hơn nhưng tác dụng phụ có hại cũng rất nhiều. Bộ y tế Việt Nam đã nhiều lần báo động dân chúng về vấn đề này.

Gai cột sống có thể được cắt bỏ với vi phẫu thuật rất chính xác. Nhưng sau khi cắt, gai có thể mọc trở lại. Cắt bỏ chỉ được chỉ định khi gai chèn ép vào hệ thần kinh, gây ra các dấu hiệu như tê chân tay, rối loạn đại tiểu tiện, đau lan tới tứ chi và ảnh hưởng xấu tới sinh hoạt thường nhật. Châm cứu có thể làm giảm đau một phần nào ở phần mềm nhưng không có tác dụng vào tình trạng viêm sưng cũng như khi gai tác động lên rễ dây thần kinh não tủy. Vật lý trị liệu, thoa bóp, luyện tập xương khớp, thực hành yoga cũng giúp giảm ảnh hưởng của gai.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao… Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể. Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Bệnh nhân phải đảm bảo trọng lượng cơ thể vừa phải, tránh tăng trọng quá mức. Về chế độ ăn, một số nghiên cứu cho rằng nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.

Phẫu thuật được đặt ra khi có sự vôi hóa phần lớn các dây chằng đốt sống làm hẹp ống tủy hoặc các lổ tiếp hợp ở cột sống, gây chèn ép các rễ thần kinh. Tuy nhiên, không phải cứ lấy gai đi là bệnh sẽ hết vĩnh viễn vì gai xương có thể mọc lại ở cùng vị trí cũ.

Phương pháp trị bệnh bằng tập Yoga

Thế Yoga (Yoga Mudra)
Ngồi trong tư thế Bhojanasana (xếp bằng, hai chân chéo lại, cạnh bàn chân chạm xuống sàn nhà) . Đưa tay phải ra sau lưng và nắm lấy cổ tay trái. Thở ra, từ từ cúi đầu xuống phía trước. Xuống thấp tuỳ theo khả năng của bạn có thể làm được, không ráng sức (tối đa trán và mũi chạm tới sàn). Giữ nguyên tư thế và nín thở trong vòng 8 giây. Nhấc người lên, vừa hít vào. Tập 8 lần. Nó cũng tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và nên thực hiện hàng ngày.
Thế rắn hổ mang (Bhujaunggasana)
Nằm sấp tai phải áp chiếu , tay xuôi theo thân. Sau đó, hai tay để lên ngang ngực, cằm chống xuống chiếu. Hít vào, hai bàn tay từ từ nâng lên cho đến khi tay thẳng, đầu ngửa ra đằng sau, càng căng càng tốt nhưng rốn vẫn phải chạm chiếu, mắt nhìn trần nhà. Nín thở trong vòng 8 giây. Sau đó, thở ra từ từ , hai tay dần hạ xuống trở về tư thế ban đầu. Tập 8 lần. Đây là một trong ba asana rất cần thiết cho phụ nữ và phải được thực hiện hàng ngày. Nó rất tốt cho chứng rối loạn kinh nguyệt và tim. Hô hấp lâu làm giãn nở lồng ngực đến đúng hình dạng của nó. Các cơ bụng và cơ quan nội tạng đều được xoa bóp.
Thế chào dài (Diirgha Pranama)
Quì gối xuống thảm hoặc chiếu bằng 10 đầu ngón chân bẻ về phía trước và ngồi lên hai gót chân. Hít vào đưa hai cánh tay lên cao, hai bàn tay áp sát vào nhau, hai cánh tay sát vào tai. Thở ra, cong người xuống, hai tay chạm chiếu rồi từ từ đẩy tay về phía trước. Chú ý, hai tay luôn thẳng, mũi và trán chạm chiếu, mông luôn luôn phải ngồi trên gót chân. Nín thở 8 giây. Hít vào, hai tay nâng lên đỉnh đầu. Thở ra, hai tay buông xuống trở về tư thế ban đầu. Làm động tác này 8 lần.
Thế cây cung (Dhanurasana)
Nằm sấp. Gấp hai chân lại để hai bắp chân sát vào đùi. Hướng hai tay lên trên lưng, nắm chặt cổ chân. Nâng cả người lên, dựa sức nặng trên vùng rốn. Kéo cổ và ngực lại sau càng xa càng tốt. Nhìn về phía trước. Hít vào khi nâng người lên và giữ nguyên trạng thái đó 8 giây. Trở về tư thế ban đầu khi thở ra. Tập asana tám lần như vậy.
Thế ngồi dậy khó (Ukata Pascimottanasana)
Nằm ngửa duỗi hai tay ngược lên, để chúng sát vào tai. Nâng người lên khi thở ra, và từ từ cúi người xuống đến lúc đặt sát mặt vào giữa hai đầu gối. Bảo đảm hai chân giữ thẳng. Nắm chặt hai ngón chân cái với hai bàn tay. Giữ ở trạng thái này 8 giây. Trở về tư thế ban đầu trong lúc hít vào. Tập 8 lần như vậy.
Thế đầu sát gối (Janushirasana)
Ép luân xa Muladhara với gót chân phải, đưa thẳng chân trái ra phía trước. Trong lúc thở ra cúi người chạm đầu gối trái với trán. Sau đó khoá các ngón tay chặt lại, nắm chặt bàn chân trái với cả hai tay. Phải thở ra hết khi trán chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong 8 giây. Thả hai tay ra và ngồi thẳng lên, đồng thời hít vào. Sau đó ép luân xa Muladhara với gót trái, và làm lại tuần tự như cách trên. Một hiệp bao gồm thực tập một lần với chân trái và một lần với chân phải. Tập 4 hiệp như vậy.
Thế con thỏ (Shashaungasana)
Quì xuống và nắm chặt hai gót chân. Khi thở ra đem đỉnh đầu tiếp xúc với sàn nhà trong tư thế cúi xuống. Trán nên chạm được với đầu gối, giữ tư thế này trong 8 giây, nín thở, hít vào khi nâng người lên. Thực tập 8 lần.

{tab=Lời khuyên}

Tập thể dục đặc biệt là các động tác cử động vùng cột sống cổ và vùng cột sống thắt lưng.  Tránh các tư thế đứng, ngồi khom lưng, khuân vác nặng, quá lâu khi làm việc để không gây áp lực lên cột sống.

Hạn chế khiêng vác nặng gây ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng, tránh đội những vật nặng trên đầu gây ảnh hưởng cột sống cổ. Tránh các chấn thương ở vùng cột sống do chơi thể thao hoặc tai nạn.

Khi bị gai cột sống nên dùng thuốc kết hợp với phương pháp châm cứu, vật lý trị liệu, tập thể dục hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng thường xuyên. Hạn chế làm việc nặng như bê vác hay nhảy cao. Các biện pháp mát xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt. Chế độ ăn nên hạn chế các chất béo để tránh tăng cân béo phì, nên ăn nhiều rau quả.

Nếu gai cột sống chèn ép hệ thần kinh:  Phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên trong trường hợp này phẫu thuật chỉ nhằm để giải quyết vấn đề chèn ép dây thần kinh hoặc tủy sống vì sau đó gai cột sống có thể mọc lại.

Khi nghi ngờ bị bệnh gai cột sống, tốt nhất người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế có uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Gai cột sống là một quá trình lão hóa tự nhiên theo thời gian, tuổi tác nên rất khó tránh khỏi. Tuy nhiên nhiều người có gai cột sống nhưng không đau và khỏe mạnh nhờ họ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, biết giữ cho cột sống khỏe.

{tab=Dinh dưỡng}

Để phòng ngừa và điều trị gai cột sống cần :

Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là các chất giàu canxi. Giảm cân nếu béo phì để giảm chịu lực của cột sống.

{/tabs}

Benhvathuoc