Bệnh Hen suyễn

1107

Đại cương về hen suyễn

Định nghĩa: Hen suyễn là bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản), trong đó giữ vai trò là nhiều tế bào và nhiều thành phần của tế bào. Viêm mạn tính đi kèm với sự quá nhạy cảm của đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn tái đi tái lại của các triệu chứng khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, đặc biệt xảy ra vào ban đêm hay sáng sớm. Các cơn suyễn đi kèm với việc lan rộng – nhưng rất thay đổi – của sự tắc nghẽn đường dẫn khí bên trong phổi mà thường là hồi phục tự nhiên hay do điều trị.

Hen suyễn là một bệnh lý mạn tính trên đường dẫn khí ở phổi. Các đường dẫn khí này cũng được gọi là các phế quản (ngày xưa gọi là cuống phổi). Hen suyễn là một bệnh mạn tính – bệnh mạn tính có nghĩa là nó không bao giờ mất đi cả.

Hen suyễn có thể rất trầm trọng. Lấy ví dụ tại Mỹ, mỗi năm hen suyễn gây ra khoảng 5.000 ca tử vong, 2 triệu lần phải cấp cứu, và 500.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Hơn nữa, có bằng chứng ngày càng gia tăng là nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách, hen suyễn có thể gây suy giảm dài hạn chức năng phổi (suy hô hấp mạn tính).

Hen suyễn là một bệnh lý có hai vấn đề chủ yếu xảy ra sâu bên trong đường dẫn khí của phổi.

* Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.

* Viêm đường dẫn khí Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.

Sự co thắt và viêm đường dẫn khí đồng thời gây thu hẹp đường dẫn khí, có thể làm thở khò khè, co kéo – cò cữ, thắt chặt lồng ngực, hoặc thở hổn hển. Ở người bị hen suyễn, đường dẫn khí bị viêm ngay cả khi không có những triệu chứng. Trong hình bên dưới, hình bên trái thể hiện phế quản bình thường – lòng phế quản thông thoáng – khí thở lưu thông dễ dàng; hình bên phải thể hiện phế quản bị suyễn – lòng phế quản hẹp – khí thở lưu thông khó khăn.

Nói chung, có hai loại thuốc để điều trị bệnh suyễn – thuốc dự phòng và thuốc cắt cơn nhanh (cũng còn gọi là “thuốc cấp cứu”). Các thuốc dự phòng, như corticosteroid dạng hít, được sử dụng hàng ngày để giảm viêm và ngăn chặn những triệu chứng xảy ra. Các thuốc cắt cơn nhanh được sử dụng để giảm co thắt các cơ đường hô hấp trong cơn hen suyễn. Để tìm hiểu thêm về một sản phẩm thuốc đều trị bệnh suyễn có thể điều trị cả co thắt và viêm đường dẫn khí.

Các tác nhân gây hen suyễn

Các tác nhân gây ra cơn hen suyễn bao gồm dị ứng nguyên và các chất gây kích ứng trong môi trường có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn hay các cơn hen suyễn. Có nhiều tác nhân gây hen suyễn có thể làm trầm trọng hơn triệu chứng hen suyễn, và thường khác nhau cho từng người. Vì thế, không thể đem “kinh nghiệm” của người này “truyền” cho người khác.

Bạn có thể góp phần ngăn chặn các triệu chứng hen suyễn qua việc xác định và tránh xa các tác nhân gây hen suyễn đã được biết đối với chính mình. Trong thực tế, việc xác định và tránh các tác nhân gây hen suyễn nên là một phần của một kế hoạch chi tiết để giúp kiểm soát thành công bệnh hen suyễn của bạn.

Có thể không hoàn toàn loại trừ được hết tất cả các tác nhân gây cơn hen suyễn, nhưng bạn vẫn nên cố gắng loại bỏ càng nhiều càng tốt các tác nhân gây hen suyễn ở nhà và nơi làm việc của mình. Điều này có thể giúp bạn tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh hơn với các triệu chứng ít hơn và các cơn hen suyễn ít xảy ra hơn. Các tác nhân dưới đây thường là các tác nhân gây hen suyễn, hãy tìm hiểu xem bạn có thể làm thế nào để tránh chúng:

* Thuốc lá́
* Bụi
* Thú nuôi trong nhà
* Nấm mốc trong nhà
* Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước
* Phấn hoa hoặc nấm mốc ngoài trời
* Vận động thể lực
* Thời tiết
* Một số loại thực phẩm: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …
* Các tác nhân khác như: rượu, một số thuốc uống như thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa đau khớp, …

Hút thuốc

Không cho phép hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói. Để biết thêm về hen suyễn và hút thuốc, nhấp chuột vào đây.

Vi sinh vật trong bụi bặm

Vi sinh vật trong bụi bặm là những vi trùng/siêu vi trùng bé xíu không thể nhìn thấy được sống trong vải và khăn thảm.

* Hãy bọc che nệm và gối trong bao không dính bụi.
* Xem xét thay bỏ các gối cũ.
* Giặt vải giường và chăn mỗi tuần trong nước nóng. Nước phải nóng trên 55oC (để tiêu diệt vi trùng trong bụi).
* Không để thú nhồi bông trong giường và giặt chúng định kỳ trong nước nóng.
* Giảm độ ẩm dưới 50%.
* Nếu đã làm tất cả những điều này mà vẫn còn bị hen suyễn, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Thú nuôi trong nhà

Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ.

* Hãy tìm một nơi ở mới cho con thú của bạn hay để chúng ở bên ngoài nhà. Điều này có thể khó thực hiện nhưng có thể sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát hen suyễn nếu bạn bị dị ứng với thú vật.
* Nếu không thể nuôi các con thú ở ngoài nhà, hãy đưa chúng tránh phòng ngủ và đóng cửa phòng ngủ.
* Xem xét đến việc đạt máy lọc không khí cho phòng ngủ của bạn.
* Bỏ thảm hay các khăn che bàn ghế bằng vải trong nhà. Nếu không thể làm như vậy, không cho các con thú đi vào phòng có những thứ này.

Để biết thêm về thú nuôi trong nhà, hãy nhập chuột vào đây.

Gián

Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián.

* Không để thức ăn trong phòng ngủ
* Để thức ăn và rác trong các vật chứa có nắp đậy (không nên để thức ăn không được đậy đệm cần thận)
* Dùng bả hay đánh bẫy gián
* Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi

Nấm mốc trong nhà

* Hãy sửa chữa các vòi nước, ống nước bị rò rỉ và các nguyên nhân khác gây đổ/chảy nước
* Lau nấm mốc trên các bề mặt bằng khăn lau có tẩm thuốc tẩy
* Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc
* Giảm độ ẩm của phòng dưới 50%

Khói, mùi nặng và các dạng bụi nước

* Nếu có thể, không dung lò nấu củi hay dầu hôi
* Có gắng tránh xa các mùi nặng như nước hoa, phấn rôm (talc), xịt tóc và bình phun sơn.

Phấn hoa hoặc mốc ngoài trời

Trong mùa bạn bị dị ứng, nên:

* Cố gắng đóng kín cửa sổ
* Ở trong nhà đóng cửa sổ vào buổi trưa, nếu có thể, do lượng phấn hoa và một số nấm mốc lên cao nhất vào thời điểm này.
* Hỏi bác sĩ nếu cần phải điều chỉnh chế độ điều trị hen suyễn hiện tại của bạn trước khi mùa dị ứng bắt đầu.

Vận động thể lực

Nếu bạn kiểm soát tốt bệnh hen suyễn của mình, bạn vẫn có thể hoạt động tích cực. Còn nếu bạn bị các triệu chứng hen suyễn khi vận động tích cưc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

* Làm nóng khoảng 6 đến 10 phút trước khi tập thể dục bằng cách co duỗi tay chân hay đi bộ
* Không cố thử làm việc hay chơi thể thao ngoài trời khi ô nhiễm không khí hoặc khi nồng độ phấn hoa (nếu bạn dị ứng với phấn hoa) trong không khí cao

Để biết thêm về vận động thể lực, nhấp chuột vào đây.

Cảm lạnh và nhiễm khuẩn

Nếu cảm lạnh và nhiễm khuẩn làm bùng phát hen phế quản, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc triển khai một kế hoạch điều trị để thực hiện khi bắt đầu cảm thấy mệt. Cũng nên xem xét đến các việc sau:

* Tiêm ngừa cúm hàng năm
* Cố gắng thực hiện một lối sống khoẻ mạnh qua việc nghỉ ngơi nhiều, ăn một chế độ ăn cân bằng, tập thể dục đều đặn, uống nhiều nước, và tránh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hay bị cúm.

Thời tiết

* Che mũi và miệng của bạn bằng một chiếc khăn choàng khi ra ngoài vào những ngày mùa đông lạnh lẽo
* Tránh đi ra ngoài lúc nồng độ phấn hoa hay nấm mốc lên cao nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa hay nấm mốc.

Các tác nhân gây cơn hen suyễn khác

Dị ứng thức ăn: một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn như: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …Và sulfite trong thức ăn như đồ khô, cà chua chế biến hoặc các thức ăn đóng hộp kháccũng có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn.

Một số thuốc: Cho bác sĩ của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả những loại thuốc bán không cần toa như aspirin, thuốc cảm, các thuốc không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt.
Các loại hen suyễn

Bệnh suyễn được xếp chung nhóm với các bệnh do “tác nhân gây bùng phát” gây ra các triệu chứng hen suyễn hay cơn hen suyễn. Bất kể bạn bị loại hen suyễn nào, điều trị đúng cách có thể góp phần kiểm soát được căn bệnh. Hen suyễn gồm có các loại sau:

Hen suyễn dị ứng:

Hen suyễn dị ứng bị gây ra do phản ứng dị ứng với các dị ứng nguyên như phấn hoa hay vảy da của thú vật. Một cách điển hình, người bị loại hen suyễn này có tiền sử cá nhân hay tiền sử gia đình bị bệnh về dị ứng, như viêm mũi dị ứng hay sốt cỏ khô, và/hoặc chàm (những bệnh da gây ngứa, nổi ban đỏ và đôi khi có bong nước nhỏ).

Hen suyễn theo mùa, một dạng của hen suyễn dị ứng, có thể bị gây bùng phát bởi cây cỏ, hoặc hoa phóng thích phấn hoa vào không khí. Ví dụ như, một số người thấy rằng bệnh hen suyễn của họ thường trở nên tệ hại hơn vào mùa xuân khi cây cỏ nở hoa. Một số người khác lại thấy rằng họ bị nặng hơn vào cuối mùa hạ hay đầu mùa thu khi cúc dại (cỏ phấn hương) và nấm mốc từ lá cây có thể là nguyên nhân gây cơn hen suyễn.

Hen suyễn không thuộc dạng dị ứng

Những người này xảy ra cơn hen suyễn không đi kèm với dị ứng. Mặc dù những người này bị cùng những triệu chứng và các thay đổi tương tự trên đường dẫn khí cũng như những đối tượng bị hen suyễn dị ứng, cơn hen suyễn của những người này không bị gây ra bởi các dị ứng nguyên. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ người bị bệnh suyễn nào, các cơn hen suyễn có thể bị gây bùng phát hay nặng hơn khi có một hay nhiều hơn các tác nhân gây cơn không thuộc loại dị ứng bao gồm những chất (chất kích ứng) trong không khí bạn thở, như khói thuốc lá, khói đốt gỗ, những chất khử mùi dùng cho phòng ở, mùi ống dẫn gas, mùi sơn mới, các sản phẩm lau nhà, mùi nấu ăn, nước hoa và ô nhiễm không khí bên ngoài. Các viêm nhiễm đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm hay nhiễm khuẩn mũi xoang cũng có thể gây ra các triệu chứng. Cuối cùng là vận động thể lực nặng, không khí lạnh, thay đổi đột ngột nhiệt độ không khí, và thậm chí hồi lưu thực quản dạ dày (ợ nóng) có thể là các tác nhân gây cơ hen suyễn đối với những bệnh nhân hen suyễn dị ứng hoặc không do dị ứng.

Hen suyễn do vận động thể lực

Hen suyễn do vận động thể lực, đơn giản nói về các triệu chứng hen suyễn bị kích phát do vận động thể lực hoặc các hoạt động gắng sức. Các triệu chứng này thường được ghi nhận trong hay ngay sau khi vận động. Vận động ngoài trời vào mùa đông dường như là đặc biệt tệ hại đối với những bệnh nhân bị loại hen suyễn này. Tuy nhiên, vận động cũng có thể gây ra các triệu chứng ở những người bị các loại hen suyễn khác.

Hen suyễn về đêm

Hen suyễn về đêm có thể xảy ra ở bệnh nhân mắc bất kỳ loại hen suyễn nào. Loại hen suyễn này là các triệu chứng hen suyễn dường như trở nên tồi tệ hơn vào giữa đêm, điển hình là giữa 2-4 giờ sáng.

Tác nhân gây triệu chứng hen suyễn trở nên nặng hơn vào ban đêm có thể bao gồm nhiễm khuẩn xoang hay chảy mũi sau gây ra bởi các dị ứng nguyên như vi trùng trong bụi bặm hay vảy ra của thú vật. Đồng hồ sinh học của bạn có thể cũng sẽ giữ một vai trò nào đó: nồng độ của các chất mà cơ thể bạn sinh ra như adrenaline và corsticosteroid, cả hai chất này đều bảo vệ cơ thể chống lại bệnh suyễn, là thấp nhất trong khoảng thời gian từ nửa đêm đến 4 giờ sáng làm cho người bị hen suyễn dễ xảy ra các triệu chứng trong lúc này.

Hen suyễn trong thai kỳ

Phụ nữ có thai bị hen suyễn có tỷ lệ biến chứng liên quan đến thai kỳ cao hơn. Trong số những bệnh nhân có thai bị hen suyễn, một phần ba sẽ thấy có cải thiện chứng hen suyễn, một phần ba vẫn duy trì tình trạng cũ, và một phần ba sẽ bị hen suyễn nặng hơn. Cải thiện việc kiểm soát hen suyễn trong thai kỳ đi kèm với tỷ lệ thấp hơn các biến chứng liên quan đến thai kỳ.

Hen suyễn do nghề nghiệp

Người bị hen suyễn nhạy cảm với các cơn bùng phát bệnh khi tiếp xúc với hơi khói hay bụi gây kích ứng trong mội trường làm việc. Tuy nhiên, bệnh suyễn do nghề nghiệp là nói về chứng hen suyễn mới mắc gây ra bởi sự tiếp xúc với một chất (như hóa chất, protein động vật, …) tại nơi làm việc. Giảm nồng độ trong không khí của các tác nhân gây kích ứng qua việc kiểm soát tốt hơn bụi bặm có thể giảm thiểu được tỷ lệ cơn hen suyễn và giảm bớt sự nhạy cảm.

Hãy thảo luận về chứng hen suyễn của bạn với bác sĩ để xác định loại hen suyễn bạn có thể đang bị. Một lần nữa xin nhắc rằng, dù bạn bị bất kỳ loại hen suyễn nào, điều trị đúng cách có thể kiểm soát được chúng.

Triệu chứng của hen suyễn

Điều gì sẽ xảy ra đối với người bị bệnh suyễn không được kiểm soát? Tiếng rít nghe được khi thở? Căng lồng ngực? Đa số những người bị hen suyễn có một hay nhiều hơn những triệu chứng sau:

* Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
* Ho: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn suyễn ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen suyễn được chẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao. Một số bệnh nhân bị hen suyễn chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.
* Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặc.
* Khó thở: thở thấy khó khăn, đặc biệt là thở ra.

Các triệu chứng này có thể xảy ra nếu bạn không điều trị hay điều trị không đúng bệnh hen suyễn của bạn, hoặc khi bạn tiếp xúc với chất kích ứng gây ra cơn hen suyễn của bạn. Hai yếu tố xảy ra trong đường dẫn khí của bạn để gây ra cơn hen suyễn là:

* Co thắt đường dẫn khí Các cơ quanh đường dẫn khí siết chặt hay thắt chặt lại với nhau. Sự co thắt này cũng còn gọi là “co thắt phế quản”, và có thể gây cản trở không cho không khí được hít vào hay thở ra tại phổi.

* Viêm đường dẫn khí Nếu bị bệnh suyễn đường dẫn khí ở phổi luôn luôn bị viêm, và trở nên sưng nhiều hơn và kích ứng khi bắt đầu có hen suyễn. Bác sĩ của bạn có thể gọi sự sưng này là “viêm”. Viêm có thể làm giảm lượng không khí mà bạn có thể hít vào hay thở ra khỏi phổi của bạn. Trong một số trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết quá nhiều chất nhày đặc, và hệ quả là làm tắt nghẽn đường dẫn khí. Lúc này bạn có cảm giác ngộp thở dù bạn đang ở nơi đầy không khí.

Điểm cốt yếu của hen suyễn là đây: ngay cả khi bạn không để ý đến nó, viêm đường dẫn khí luôn đồng hành cùng bạn. Đường dẫn khí của bạn bị viêm dù bạn đang có triệu chứng hen suyễn hay không có triệu chứng hen suyễn. Đó là lý do hết sức quan trọng là tại sao bạn phải điều trị hen suyễn mỗi ngày – ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe – do ngày càng có nhiều bằng chứng chứng minh rằng – nếu không được điều trị, hen suyễn có thể gây suy hô hấp mạn tính.

Đặc điểm người bị hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh lý thay đổi và không đoán trước được. Các cơn hen suyễn có thể xảy ra với rất ít triệu chứng báo trước. Mức độ trầm trọng thay đổi qua từng giai đoạn. Người sống chung với bệnh này hàng ngày thì mới có thể hiểu được nỗi sợ hãi, stress và khó chịu do một cơn hen suyễn.

Tuy nhiên, nhiều người bị bệnh hen suyễn đã học được cách xoay sở với căn bệnh của họ. Họ là những bằng chứng cho thấy rằng thăm khám bác sĩ đều đặn, có thông tin và kế hoạch điều trị đúng đắn, có thể góp phần hướng căn bệnh của bạn theo chiều hướng mong đợi.

Tuy nhiên hãy nhớ rằng, thông tin được trình bày ở đây không thể thay thế cho lời khuyên từ bác sĩ của bạn. Bất kỳ khi nào bạn có câu hỏi hay mối quan tâm nào về chứng hen suyễn của mình và cách kiểm soát nó, hãy nói chuyện với bác sĩ.

benhvathuoc