Bệnh Ho

1043

BỆNH HO

Benh va thuoc – Những người khỏe mạnh rất ít ho. Ho không phải là hiên tượng bình thường mặc dầu nó là một phản xạ để bảo vệ cơ thể giúp khí quản loại đi những phân tiết quá nhiều và các vật nhỏ được hít vào bộ hô hấp ; thường thường , các phân tiết được các lông nhỏ trên màng nhầy cuống phổi đưa ngược lên và được nuốt lại vào bao tử.


Ho là một triệu-chứng rất thông thường . Sự thịnh hành của chứng ho kinh niên đối với người lớn không hút thuốc lá từ 14 đến 23%. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rằng trong mùa đông phần lớn số người đi khám Bác sĩ là do chứng ho. Ho kinh niên là nguyên nhân thứ năm của những cuộc khám ngoại chẩn và ghi nhận tới mức 30 triệu lần đi khám bệnh mỗi năm . Người bệnh thường đi khám vì nhiều lý do như mệt vì ho quá nhiều làm mất ngủ, ảnh hưởng tới đời sống trong xã hội, sợ bị ung thư, sợ bị lao phổi hoặc bị bệnh AIDS.

Phản xạ ho

Phản xạ ho và những yếu tố gây nên ho có thể giải thích như sau

Ở trong mũi, yết hầu, thanh quản, khí quản và cuống phổi lớn cho tới cuống phổi nhỏ có những nơi tiếp nhận ho ( cough receptors), ngoài ra còn có một số tiếp nhận khác trong các xoang cạnh mũi, màng phổi, hoành cách mô, trong lỗ tai và màng nhĩ . Sự kích thích các nơi tiếp nhận đó không những gây nên cơn ho mà còn làm co cuống phổi, co thanh quản, làm khó thở và gia tăng các phân tiết . Sự tiếp nhận các nơi tiếp nhận trong mũi làm hắt hơi (nhảy mũi). Những thay đổi về cơ chế, hóa học, nhiệt độ và thẩm thấu cũng có thể làm kích thích những nơi tiếp nhận trên.

Sự kích thích những nơi tiếp nhận ho gây nên những động lực thâu nhận (afferent impulses) đi theo giây thần kinh đầu (cranial nerves) số IX và số X vào não tủy( medulla). Những động lực đó có thể theo giây thần kinh số V, giây thần kinh thuộc hoành cách mô( phrenic nerve ) và giây thần kinh thanh quản phía trên ( superior laryngeal nerve ) đến trung tâm ho trung ương nằm gần trung tâm hô hấp trong cuống não ( brain stem). Sự tiếp giây thần kinh từ vỏ não tới trung tâm hô hấp cho phép thay đổi phản xạ ho. Những động lực phát xuất ( efferent impulses ) được đưa từ cuống não xuống cơ quan tác dụng (effectors ) bằng giây thần kinh số X( vagus) , giây thần kinh thuộc hoành cách mô, giây thần kinh giữa xương sườn , giây thần kinh số V, giây thần kinh mặt giây thần kinh dưới lưỡi ( hypoglossal nerve) và những giây thần kinh phụ thuộc . Những động lực đó phối hợp các bắp thịt trong thanh quản, khí quản, cuống phổi, hoành cách mô, giữa xương sườn , vách bụng và các bắp thịt hô hấp phụ thuộc tạo nên ho.

Nguyên nhân

Chứng ho kéo dài dưới ba tuần là ho cấp tính. Nó thường là triệu-chứng của một bệnh viêm như cảm, thanh quản viêm, khí quản viêm, sưng cuống phổi và sưng phổi . Ho kinh niên thường kéo dài trên ba tuần .

Đối với những ngưới hút thuốc , nguyên nhân ho thông thường nhất là do khói thuốc lá . Hai mươi lăm phần trăm những người hút nửa bao một ngày thường bị ho, 50% những người hút một bao mỗi ngày thường bị ho và gần như 100% những người hút 2 bao mỗi ngày bị ho kinh niên . Những người ho vì hút thuốc ít khi đi khám bệnh ; ho. chỉ tới Bác-sĩ khi chứng ho thay đổi và những trường hợp đó đòi hỏi khám kỹ càng .

Đối với những người không hút thuốc , nguyên nhân ho thông thường nhất là vì nước từ mũi chảy xuống cuống họng. Ho thường xảy ra khi người bệnh cảm thấy có gì nhiễu xuống cuống họng , cần luôn luôn làm thông họng và bị chảy nước mũi thường xuyên . Ho thường là kết quả của xoang viêm kinh niên , viêm mũi kinh niên vì dị ứng( chronic sinusitis, chronic allergic rhinitis ) .

Một nguyên nhân khác nữa ho là do bệnh hen suyễn . Đôi khi ho là triệu-chứng duy nhất của bệnh suyễn . Với những bệnh nhân bị hen suyễn , cơn ho có thể được gây nên bởi những chất kích thích như mùi, khói thuốc la, hơi lạnh và không khí khô . Ho sau khi bị nhiễm trùng cơ quan hô hấp phía trên có thể kéo dài từ sáu tới tám tuần .

Ngoài ra, với những người không hút thuốc, ho có thể là do sự lưu hồi chất chua từ bao tử lên thực quản.

Cơ chế

Cơ chế gây ho có thể do:

     

  1. Chất acit từ bao tử chạy ngược lên có thể làm tổn thương màng nhày thực quản và gây nên cơn ho bằng cách kích thích giây thần kinh số X . Chất acit không phải là chất duy nhất gây nên cơn ho, các diếu-tố giải protein (proteolytic enzymes) như pepsin và trypsin cũng có thể gâïy nên cơn ho .
  2. Chất lỏng trong bao tử trở lên yết hầu và thanh quản , kích thích các nơi tiếp nhận ho tại vùng này và gây nên cơn ho .
  3. Sự thấm hút các chất từ bao tử vào trong khí quản và cuống phổi gây nên cơn ho .
  4.  

     

Môt cơn ho bất thường có thể do:

Các nơi tiếp nhận ho bị kíck thích trựïc tiếp bởi những phân tiết trong khí quản và những vật từ ngoài và bướu trong cuống phổi .

Sự gia tăng mẫn cảm của các nơi tiếp nhận ho đưa tới cơn ho liên tục và sự giảm sút thềm của ho (cough threshold ) vì nhiễm trùng do vi khuẩn, do dược phẩm, vì sự lưu hồi chất chua từ bao tử lên thực quản và ho vì suyễn .

Nói tóm lại , ho kinh niên đối với người không hút thuốc và có hình phổi bình thường có thể do nước mũi chảy xuống cuống họng , do bệnh hen suyễn hoặc do bệnh chất acit từ bao tử lưu hồi lên thực quản hoặc sự phối hợp của cả ba nguyên nhân gây nên trong 99% các trường hợp. Những nguyên nhân hiếm hơn là do sự kích thích những nơi tiếp nhận trong màng phổi, màng tim, trong lỗ tai có nhiều dáy tai, những nguyên nhân tâm lý, vì bệnh nở cuống phổi( bronchiectasis), vì dược-phẩm, vì suy tâm thất trái hoặc bệnh phổi (như sarcoidosis), sưng phổi hoặc ung thư phổi. Gần đây bệnh ho gà của người lớn ( adult pertussis or whooping cough )là một nguyên nhân gây nên ho kinh niên thông thường ít khi được phát giác.

Điều-trị

1) Ho do nước từ mũi chảy xuống cuống họng : Bác sĩ thường dùng phối hợp thuốc làm giảm sự sưng và thuốc kháng histamine (combination decongestant-antihiatamine ). Nếu người bệnh buồn ngủ vì thuốc thì có loại kháng histamine không làm buồn ngủ như astemizole ( Hismanal ), terfenadine( Seldane ), loratadine (Claritin) và fexofenadine (Allegra) cùng với pseudoephedrine (Sudafed) . Nếu người bệnh bị mất ngủ hoăïc bứt rứùt hoặc khó tiểu tiện , thì người bệnh được khuyên ngưng dùng pseudoephedrine và dùng loại thuốc steroid bơm vào mũi trong ban ngày. Thuốc ipatropium bơm mũi(Atrovent) dùng khi bị viêm mũi vì nở mạch quản ( vasomotor rhinitis ) và cromolyn bơm mũi được dùng trong bệnh viêm mũi vì dị ứng .

2) Ho vì chất acit từ bao tử lưu hồi lên thực quản : Bác sĩ thường dùng phương pháp tiết chế ẩm thực cũng như dùng thuốc . Aên những thực phẩm nhiều protein và ít chất béo không quá ngày 3 lần . Tránh dùng những đồ ăn thức ướng làm rãn cơ khoanh phía dưới thực quản ( lower esophageal sphincter ) như caffeine, các hạt rẽ, chocolate ; tránh ăn từ 2 tới 3 giờ trước khi đi ngủ và kê cao đầu giường lên. Những thuốc kháng histamine loại 2 như cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), nizatidine (Axid ) và famotidine (Pepcid ) cũng thường được dùng .

3) Ho vì hen suyễn : dùng thuốc loại thuận Beta ( Beta-agonist ) . Thuốc này rất công hiệu để trị ho kinh niên do suyễn khi được dùng dưới hình thức thuốc hít đo từng liều ( metered dose inhaler ). Đôi khi phải dùng thuốc viên nếu thuốc hít gây nên cơn ho. Thuốc hít có steroid , cromolyn sodium và nedocromil cũng hữu hiệu trong sự điều trị bệnh hen suyễn và có tác dụng làm quân bình khí quản dễ bị kích thích.

4) Thuốc trị ho

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị ho. Những thuốc này có tác dụng làm tê nơi tiếp nhận ho ngoại biên hoặc tăng thềm của trung tâm ho ( threshold of cough center) .

Benzonate ( Tessalon perles ) chận cơn ho vì tác dụng trên những nơi tiếp nhận làm rãn (stretch receptors ) trong phổi. Dextromethorphan là thuốc công hiệu nhất trên trung tâm ho không có ma túy . Nó có hoạt tính làm êm dịu và giảm đau nhẹ và là tha`nh phần trong 75% thuốc ho trên nước Mỹ . Codeine là thuốc có hoạt tính trên trung tâm ho . Morphine và các hóa chất như hydrocodoneoxycodone là những thuốc ho rất công hiệu nhưng chúng có tính cách làm nghiện và làm buồn ngủ nên phải cẩn thận khi dùng.

Ho gà

Ho gà (tiếng Anh: Whooping cough) là một trong các bệnh rất hay lây làm chết nhiều người nhất trong các loại bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Mỗi năm có khoảng 30 – 50 triệu bệnh nhân ho gà và 300 ngàn tử vong (theo thống kê của WHO). Đa số tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Hơn 90% căn bệnh xảy ra tại các nước chậm tiến.

Bệnh do vi trùng Bordetella pertussis gây ra; một chứng ho tương tự nhưng nhẹ hơn do Bordetella parapertussis.[1]

Sử từ thời thế kỷ 12 đã có mô tả chứng bệnh ho gà, đến năm 1578 Guillaume de Baillou liệt kê về căn bệnh rõ ràng hơn. [2]

Vi trùng B. pertussis được Jules Bordet và Octave Gengou tìm ra năm 1906 và sau đó họ bào chế được vắc-xin ngừa hệnh ho gà.

Toàn bộ genome của B. pertussis (gồm 4.086.186 cặp base) được xác định năm 2002.

Nguyên nhân

Sau 7 – 10 ngày ủ bệnh, trẻ bị ho gà thường nhảy mũi, ho nhẹ rồi nước mũi chảy ra nhiều. Một hai tuần sau, ho nhiều, dài hơn, và đến thành từng cơn ho sặc sụa. Vì ho nhiều không đủ thời giờ hít hơi vào, trẻ thường ráng hít mạnh sau cơn ho, không khí vào nhanh, qua đường hô hấp có nhiều chất nhấy tạo âm thanh rít như tiếng rù cổ của gà. Cơn ho dữ dội và lâu sẽ làm trẻ nôn ói, mệt và dần dần khó thở. Khi nôn ói nhiều quá trẻ dễ bị thiếu dinh dưỡng. Cơn ho có thể tự phát hay do cười, nói, ngáp. Sau 1 -2 tháng, cơn ho bớt dần và người bệnh hồi phục.

Ho gà có thể làm người bệnh suy yếu và dễ bị biến chứng như thiếu dinh dưỡng, viêm phổi, viêm não, tăng áp phổi, nhiễm trùng cơ hội .[3]

Vì kháng thể chống ho gà thiếu hiệu lực vĩnh viễn, nhiều người bị ho gà lần nữa khi lớn lên.[4]. Vắc-xin chống ho gà cũng không có liệu lực lâu dài. Phần lớn những người lớn bị ho gà đã từng có tiêm chủng phòng ngừa bệnh này khi còn bé. Tuy những người này có thể triệu chứng không nặng, họ vẫn lây truyền bệnh cho người thiếu miễn nhiễm chung quanh. Vi trùng ho gà có nhiều trong nước dãi từ mũi hay họng của người bệnh, tung ra ngoài ho hay nhảy mũi và theo không khí bay vào hệ hô hấp của người khác.[5] Vì trong thời gian đầu triệu chứng ho gà không khác gì những chứng bệnh cảm thông thường, người mang bệnh ho gà tiếp tục sinh hoạt trong công chúng và lây bệnh cho nhiều người khác.

Điều trị

Bệnh nhân trưởng thành thường chỉ đến khám bệnh khi ho nhiều tuần lễ không khỏi. Ở trẻ em, cha mẹ lo ngại vì trẻ ho lâu, khó thở hoặc sụt kí. Một số trẻ ho liên tục đến độ mệt xỉu, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, cần chăm sóc trong bệnh viện.

Phương pháp chẩn đoán dựa vào phép cấy vi trùng, xét nghiệm PCR nước dãi hút lấy từ sau mũi họng. Vì vi trùng ho gà chỉ có trong cơ thể trong 3 tuần đầu tiên của bệnh, xét nghiệm cấy và PCR sau thời gian này không có ích trong chẩn đoán. Trong trường hợp người trưởng thành bị ho lâu ngày không khỏi, xét nghiệm máu có thể cho thông tin về kháng thể chống ho gà.

Vì lý do nêu trên, bệnh nhân ho gà thường bắt đầu dùng thuốc kháng sinh (thí dụ: erythromycin, azithromycin, co-trimoxazole) 3-4 tuần sau khi nhiễm bệnh. Vì sử dụng quá trễ, thuốc có thể làm giảm khả năng lây bệnh sang người khác nhưng có lẽ không thay đổi mấy thời gian bị bệnh. Những người ở gần người bị ho gà (thí dụ: sống chung gia đình, làm việc chung văn phòng v.v…) nếu kịp uống thuốc kháng sinh phòng ngừa trong một hai tuần khi mới nhiễm bệnh có thể tránh được các triệu chứng nặng của ho gà.

Vắc-xin

Vắc-xin cho vi trùng B. pertussis được bào chế lần đầu tiên năm 1926 – do Dr. Louis W. Sauer [6]. Vắc-xin lúc đó có toàn thể tế bào vi trùng. Ngày nay, vắc-xin không có màng tế bào, hiệu lực cao và ít có tác dụng phụ. Tuy nhiên, miễn nhiễm ho gà không được lâu dài như những vắc-xin khác. Do đó các cơ quan chủng ngừa đề nghị tiêm chủng trẻ em càng sớm càng tốt, và tiêm nhiều đợt, suốt các tuổi từ 2 tháng đến 15 tuổi. [7]. Vắc-xin ho gà thường được cho chung vào một liều với vắc-xin phong đòn gánh, bạch hầu, viêm gan siêu vi B, Haemophilus influenzae, Polio – goi chung là Infanrix Hexa – 6 món trong 1 mũi chích).

Trước khi có loại vắc-xin không màng bào, cơ quan tiêm chủng không khuyên chủng ngừa trên tuổi 7, vì ngại phản ứng phụ như động kinh hay bại xụi. Ngày nay, vắc-xin được bào chế không mang màng bào và có thể dùng cho người trưởng thành.[8] . Tuy nhiên không nên tiêm chủng những người đã từng có phản ứng phụ trầm trọng.

Lịch trình chủng ngừa tại Úc

 

Benh va thuoc