Bệnh huyết trắng

2038

Bệnh huyết trắng

 

{tab=Bệnh lý}

Khí hư là từ tạm dịch chữ leucorrhoea – chất trắng chảy ra.  Đây là một triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ.  Bệnh nhân thường thấy khó chịu, ngứa vì trong âm đạo có nhiều chất lỏng chảy ra.  Khí hư thường có màu trắng đục; có khi lợn cợn và có mùi hôi tùy theo nguyên nhân gây bệnh, sẽ đề cập đến ở phần sau.

Vì chất tiết có màu trắng, nên người ta thường gọi là huyết trắng.  Danh từ này không được đúng lắm, vì trong Khí hư không có máu (ngoại trừ trường hợp ở trẻ sơ sinh).

Bình thường:
Niêm mạc cơ quan sinh dục phụ nữ từ tử cung, âm đạo đều có những tuyến ngoại tiết nhỏ.  Nhiệm vụ những tuyến ngoại tiết này là làm cho niêm mạc được trơn ướt.  Vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, lúc rụng trứng, đặc biệt các tuyến ở cổ tử cung hoạt đng mạnh nhất.  Chất tiết trở nên lỏng hơn, biến thành môi trường sinh thái cho tinh trùng, giúp tinh trùng sống còn trong lúc vượt qua được cổ tử cung để thụ tinh trong vòi trứng.

Do đó chúng ta không nên lầm lẫn Khí hư với chất tiết bình thường của người phụ nữ vốn thay đỗi rất nhiều tùy mỗi cơ thể.

Bệnh lý:
Khi lượng chất tiết bình thường đã nói ở trên quá nhiều, không còn rõ nét thay đỗi theo chu kỳ buồng trứng nữ.  Người phụ nữ cảm thấy khó chịu, bứt rức, ngứa, đau và hôi…Lúc đó cơ quan sinh dục người phụ nữ thường là đã bị tác nhân gây bệnh xâm nhập.  Các triệu chứng trên là do phản ứng viêm mà ra:  Chất khí hư ra nhiều, có màu trắng đục vì ngoài phần chất tiết bình thường như đã nói trên, nay lại thêm xác của những tế bào bị hủy hoại, bạch cầu, vi trùng, huyết thanh…
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh Khí hư.  Sau đây chỉ sơ lược những chứng thường gặp nhất và những triệu chứng tiêu biểu của mỗi loại.  Muốn biết cách chi tiết hơn, xin quý vị hãy tìm gặp Bác sĩ gia đình để được giải thích tường tận thêm.

1. Ký sinh trùng Trichomonas Vaginalis:
Ký sinh trùng này to bằng hai con bạch cầu khi soi trên kính hiển vi.  Đây là mt bệnh truyền nhiễm chiếm 30% các trường hợp khí hư.
Chất khí thường lỏng, trắng đục, có bọt.  Bệnh nhân cảm thấy rất ngứa và khó chịu.

Chữa trị:  Chữa bệnh nhân và cả người phối ngẫu.  Metronidazole hay Tinidazole.

2. Nấm Candida:
Rất thông thường ở bệnh nhân bị tiểu đường, ở người dùng quá nhiều trụ sinh mạnh hay lúc mang thai.  Chất khí hư thường từ lợn cợn cho đến đặc – bệnh nhân cũng cảm thấy rất ngứa.  Trong âm đạo, cổ tử cung thường có dấu hiệu viêm rất rõ.
Chữa trị:  Nếu đang dùng trụ sinh, thì nên tìm cách ngưng lại càng sớm càng tốt.  Nystatin vaginal suppository trong hai tuần lễ.

3. Vi trùng Haemophilus Vaginalis:
Chất khí hư loãng hơn, có mùi tanh như cá ươn hoặc hôi.

Chữa trị:  Metronidazole ít nhất bảy ngày liền.  Năng vệ sinh cá nhân với thuốc rửa như Isodine V.C. Kit, sẽ mau khỏi hơn đối với loại vi trùng yếm khí này.

Ba nguyên nhân trên chiếm tới 70% – 80% tổng số trường hợp Khí hư. Những nguyên nhân khác có thể gồm những vi trùng, siêu vi trùng lây trong lúc quan hệ sinh lý (Sexually Transmitted Diseases) như giang mai, lậu, herpes, chlamydia, siêu vi mụt cóc (Human Papilloma Virus).

Lúc mãn kinh, niêm mạc âm đạo của người phụ nữ bị mỏng đi, môi trường acid trong âm đạo không còn đủ để ngăn cản sự phát triển của những vi trùng thông thường như Staphylococcus, Streptococcus, Coliform bacilli, Diphtheroids… ở lớp tuổi này thường thấy chứng viêm âm đạo ở tuổi già (senile vaginosis).

Ở tuổi trung niên các tuyến ngoại tiết ở cổ tử cung thường phát triển mạnh, có khi các tuyến này lan tràn ra phần ngoài cửa cổ tử cung cách tự nhiên, hoặc có khi trong lúc sinh nở, cổ tử cung bị rách rồi thành sẹo, sau đó chính mô sẹo này lại làm cho phần tuyến ở trong cổ tử cung l ra ngoài.  Cả hai trường hợp trên đều làm cho chất tiết trong âm đạo tăng lên rất nhiều.

Khí hư cũng có khi lỏng như nước với số lượng khá nhiều.  Trường hợp này có thể do sự eo hẹp của cổ tử cung.  Đây có thể là triệu chứng tiên khởi của ung thư phần trên cơ quan sinh dục phụ nữ hoặc do phản ứng của cơ thể khi bị chữa trị bằng quang tuyến.  Và đặc biệt bất cứ loại khí hư nào mà có lẫn chút máu hồng cũng đều phải nghi ngờ có ung thư của tử cung và quý vị cần phải đi kham Bác sĩ để được định bệnh rõ ràng.

Tóm tắt:
Khí hư là mt triệu chứng rất thông thường ở phụ nữ.  Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi như chúng ta đã biết, cơ thể học và chức năng của cơ quan sinh dục phụ nữ làm cho người phụ nữ bình thường bao giờ niêm mạc âm đạo cũng có mt đ ẩm cần thiết; có người nói không ẩm ướt không phải là phụ nữ!!  Điều quan trọn là quý bà nên để ý mt chút đến cơ thể của mình xem bình thường cơ thể chúng ta thuc loại nào để đến khi thấy có triệu chứng khác lạ, chúng ta dễ phát hiện mà đi chữa trị sớm.

{tab=Điều trị}

Việc nhiễm một số bệnh như vi nấm hạt men (Candida albicans), trùng roi (Trichomonas), tạp trùng… sẽ gây huyết trắng bệnh lý:

Huyết trắng do Candida albicans: Màu trắng đục, dính từng mảng, có lúc có mùi hôi, kèm theo triệu chứng ngứa ở âm hộ. Điều trị bằng cách đặt âm đạo bằng thuốc Miconazole hay Clotrimazole viên 100 mg, đặt từ 3 đến 7 đêm. Uống Fluconazole 150 mg, liều duy nhất (1 viên)

Huyết trắng do nhiễm Trichomonas Vaginalis: Màu vàng-xanh, loãng, có bọt, với số lượng nhiều, kèm theo triệu chứng ngứa rát âm hộ. Điều trị: Fasigyl (Tinidazole ) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất, với trẻ em dùng liều 50-70 mg/ kg cân nặng, uống liều duy nhất. Hoặc Flagentyl (Secnidazole) uống 2 g (4 viên) liều duy nhất.

Huyết trắng do tạp trùng: Màu vàng hoặc xám, loãng, tráng đều thành âm đạo, có mùi hôi. Điều trị: Metronidazol 500 mg uống 2 lần/ngày, uống trong 7 ngày. Hoặc uống Metronidazole 2 g liều duy nhất.

{tab=Lời khuyên}

Đừng mặc gì cả khi ngủ: Loại vi khuẩn candida albicans sinh sản mau lẹ trong môi trường ẩm ướt. Đừng tạo điều kiện cho chúng; ít nhất bạn có thể làm điều này trong khi ngủ. Nếu bạn không quen, có thể mặc một chiếc áo ngủ bên ngoài, và đừng mặc đồ lót. Cố giữ cho âm đạo càng mát mẻ, khô ráo càng tốt.

Ban ngày cũng vậy, bạn nên tránh mặc đồ lót trừ khi cần thiết. Quần áo nên rộng rãi, mát mẻ. Quần bó sát như jean thường dễ làm bạn bị nhiễm bệnh hơn. Đối với đồ lót, tốt nhất nên chọn loại bằng vải cotton. Loại bằng nylon thường làm âm đạo bị ẩm ướt và nóng hơn.

Cẩn thận khi dùng bột thơm: Một số phụ nữ có thói quen rải bột thơm lên người sau khi tắm. Thói quen này không có hại. Nhưng nếu bạn bị bệnh bạch huyết, cần cố giữ cho bột này không dính vào cửa mình. Bột là môi trường lý tưởng cho sự sinh sản của các nấm mốc.

Nếu bạn dùng dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục, nên xem kỹ công thức. Thường chúng có hóa chất ăn mòn thành tử cung. Nếu bị huyết trắng, bạn nên chuyển sang dùng nước, lòng trắng trứng, dầu khoáng, hoặc petroleum jelly để làm trơn âm đạo. Nhớ đừng dùng bao cao su chung với petroleunl jelly vì chất này sẽ làm thủng bao.

Một số bao cao su được bôi sẵn thuốc sát trùng và dầu trơn trên đó (spermicides hoặc lubricated condom), tránh dùng các loại này.

Băng vệ sinh và giấy toilet: Khi bị huyết trắng, bạn chỉ nên dùng các loại băng hay giấy không có mùi thơm. Các mùi này thường được tẩm vào bằng hóa chất, không tốt cho thành tử cung. Đối với băng vệ sinh, nên dùng loại miếng lót thay vì “tampon” để tránh sự cọ sát bên trong tử cung. Khi dùng giấy toilet, nên lau từ trước ra sau để tránh mang các vi khuẩn từ hậu môn vào tử cung.

Tránh quan hệ tình dục: Nếu bạn đang bị huyết trắng, việc quan hệ có thể làm bệnh này nặng hơn và lâu khỏi hơn. Nên kiêng cữ trong những ngày bị bệnh. Trường hợp bất khả kháng, nên dùng bao cao su loại trơn và không có dầu (thoa lòng trắng trứng làm trơn bao). Việc dùng bao cao su trong lúc bị huyết trắng giữ cho vi khuẩn không bám vào người đàn ông, để rồi sau đó lại xâm nhập trở lại vào bạn.

Nên đi tiểu trước và sau khi làm tình để tống ra những vi khuẩn còn sót lại trong âm đạo. Nếu muốn rửa âm đạo, chỉ dùng nước thường là đủ, không nên dùng xà bông hoặc các hóa chất làm sạch. Nếu thích, bạn có thể pha một muỗng canh giấm ăn trong nửa lít nước để sát trùng.

Đừng ăn đường nhiều: Việc tiêu thụ đường nhiều dễ làm bạn bị chứng huyết trắng hơn. Đường là thực phẩm của loại vi khuẩn tạo bệnh huyết trắng. Đây cũng là lý do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị bệnh huyết trắng hơn. Nếu bạn bị cả hai bệnh này, nên cẩn thận đo mức đường trong máu mỗi ngày.

Nhiều người ngăn ngừa bệnh huyết trắng bằng cách sát trùng đồ lót của họ. Có nhiều cách sát trùng: ngâm nước chlorine một ngày trước khi giặt; bỏ đồ lót vào đun sôi trong 5 phút; dùng bàn ủi nóng đè mạnh trên chỗ đồ lót tiếp xúc với tử cung và chung quanh đó.

{tab=Dinh dưỡng}

Thịt trai nấu lá hẹ

Thịt trai 15 g, lá hẹ 15 g, rượu vừa đủ dùng. Lấy rượu rửa sạch thịt trai, cho vào cùng lá hẹ nấu chín. Uống nước ăn rau, thịt trai, ngày 1 lần. Cần ăn thường xuyên sẽ cải thiện đáng kể việc ra nhiều khí hư.

Canh tủy sống bò, dấm

Tủy bò sống 250 g cho vào nồi nước đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ lửa hầm trong 1-2 giờ, khi sắp bắc xuống thì cho 10 g giấm. Cần ăn thường xuyên.

Đậu ván trắng hầm dạ dày lợn

Đậu ván trắng 100 g cho vào trong một cái dạ dày lợn, hầm nhừ và ăn. Cần ăn thường xuyên.

Bạch quả, sữa đậu nành

Bạch quả 10 quả, bóc bỏ vỏ lấy nhân, giã nát, sau đó cho vào một bát sữa đậu nành đun sôi rồi uống. Mỗi ngày uống 1 lần.

Canh trứng, sọ hoa cúc

Sọ hoa cúc 200 g, trứng gà 1 quả. Nấu canh ăn, nên ăn thường xuyên một thời gian.

{/tabs}