Bệnh Lao

1338

Lao là tình trạng nhiễm vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, thường gặp nhất ở phổi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương (lao màng não), hệ bạch huyết, hệ tuần hoàn (lao kê), hệ niệu dục, xương và khớp.

 

{tab=Khái niệm}

Hiện nay lao là bệnh nhiễm khuẩn chính và thường gặp nhất, ảnh hưởng đến 2 tỉ người tức 1/3 dân số, với 9 triệu ca mới mỗi năm, gây 2 triệu người tử vong, hầu hết ở các nước đang phát triển.

Hầu hết (90%) các trường hợp nhiễm khuẩn lao là tiềm ẩn không triệu chứng. 10% những người này trong cuộc đời họ sẽ tiến triển thành bệnh lao có triệu chứng, và nếu không điều trị, nó sẽ giết 50% số nạn nhân. Lao là một trong 3 bệnh truyền nhiễm gây tử vong cao nhất trên thế giới: HIV/AIDS giết 3 triệu người mỗi năm, lao giết 2 triệu, và sốt rét giết 1 triệu.

Sự sao lãng trong các chương trình kiểm soát lao, sự bùng phát của đại dịch HIV/AIDS và việc di dân đã khiến lao trỗi dậy. Các chủng lao kháng đa thuốc (MDR, multiple drug resistant) đang tăng. Năm 1993, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu đối với lao.
Vi khuẩn
Tác nhân gây bệnh lao, Mycobacterium tuberculosis (MTB), là vi khuẩn hiếu khí. Vi khuẩn này phân chia mỗi 16 đến 20 giờ, rất chậm so với thời gian phân chia tính bằng phút của các vi khuẩn khác (trong số các vi khuẩn phân chia nhanh nhất là một chủng E. coli, có thể phân chia mỗi 20 phút). MTB không được phân loại Gram dương hay Gram âm vì chúng không có đặc tính hoá học này, mặc dù thành tế bào có chứa peptidoglycan. Trên mẫu nhuộm Gram, nó nhuộm Gram dương rất yếu hoặc là không biểu hiện gì cả. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô trong nhiều tuần nhưng, trong điều kiện tự nhiên, chỉ có thể phát triển trong sinh vật ký chủ (cấy M. tuberculosis in vitro cần thời gian dài để lấy có kết quả, nhưng ngày nay là công việc bình thường ở phòng xét nghiệm).

Trực khuẩn lao được xác định dưới kính hiển vi bằng đặc tính nhuộm của nó: nó vẫn giữ màu nhuộm sau khi bị xử lý với dung dịch acid, vì vậy nó được phân loại là “trực khuẩn kháng acid” (acid-fast bacillus, viết tắt là AFB). Với kỹ thuật nhuộm thông thường nhất là nhuộm Ziehl-Neelsen, AFB có màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh. Trực khuẩn kháng acid cũng có thể được xem bằng kính hiển vi huỳnh quang và phép nhuộm auramine-rhodamine.

Phức hợp M. tuberculosis gồm 3 loài mycobacterium khác có khả năng gây lao: M. bovis, M. africanum và M. microti. Hai loài đầu rất hiếm gây bệnh và loài thứ 3 không gây bệnh ở người.

{tab=Lây truyền}

Lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết khi ho, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn hoạt động. Tiếp xúc gần gũi (kéo dài, thường xuyên, thân mật) là nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất (khoảng 22%, nhưng có thể đến 100%). Người mắc lao hoạt động không điều trị có thể lây sang 20 người khác mỗi năm. Các nguy cơ khác bao gồm ra đời ở vùng lao phổ biến, bệnh nhân rối loạn miễn dịch (như HIV/AIDS), cư dân hoặc làm việc ở nơi đông người nguy cơ cao, nhân viên chăm sóc sức khoẻ phục vụ đối tượng có nguy cơ cao, nơi thu nhập kém, thiếu vắng dịch vụ y tế, dân thiểu số nguy cơ cao, trẻ em phơi nhiễm với người lớn thuộc nhóm nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý.

Lây truyền chỉ xảy ra ở người mắc bệnh lao hoạt động (không phải lao tiềm ẩn).

Khả năng lây truyền phụ thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn của người mắc lao (số lượng tống xuất), môi trường phơi nhiễm, thời gian phơi nhiễm và độc lực của vi khuẩn.

Chuỗi lây truyền có thể được chấm dứt bằng cách cách ly người bệnh ở giai đoạn bệnh hoạt động và áp dụng biện pháp điều trị kháng lao hữu hiệu.
Bệnh sinh
Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển đến bệnh lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị.

Nhiễm lao bắt đầu khi trực khuẩn lao vào đến phế nang, xâm nhiễm vào đại thực bào phế nang và sinh sôi theo cấp số mũ. Vi khuẩn bị tế bào đuôi gai bắt giữ và mang đến hạch lympho vùng ở trung thất, sau đó theo dòng máu đến các mô và cơ quan xa, nơi mà bệnh lao có khả năng phát triển: đỉnh phổi, hạch lympho ngoại biên, thận, não và xương.

Lao được phân loại là trình trạng viêm u hạt. Đại thực bào, lympho bào T, lympho bào B và nguyên bào sợi là các tế bào kết tập lại tạo u hạt, với các lympho bào vây quanh đại thực bào. Chức năng của u hạt không chỉ ngăn cản sự lan toả của mycobacteria, mà còn tạo môi trường tại chỗ cho các tế bào của hệ miễn dịch trao đổi thông tin. Bên trong u hạt, lympho bào T tiết cytokine, như interferon gamma, hoạt hoá đại thực bào và khiến chúng chống nhiễm khuẩn tôt hơn. Lympho T cũng giết trực tiếp các tế bào bị nhiễm.

Điều quan trọng là vi khuẩn không bị u hạt loại trừ hoàn toàn, mà trở nên bất hoạt, tạo dạng nhiễm khuẩn tiềm ẩn. Nhiễm khuẩn tiềm ẩn chỉ có thể được phát hiện với thử nghiệm da tuberculin – người nhiễm lao sẽ có đáp ứng quá mẫn muộn đối với dẫn xuất protein tinh khiết từ M. tuberculosis.

Một đặc điểm nữa của u hạt ở lao người là diễn tiến đến chết tế bào, còn gọi là hoại tử, ở trung tâm của củ lao. Nhìn bằng mắt thường, củ lao có dạng pho mát trắng mềm và được gọi là hoại tử bã đậu.

Nếu vi khuẩn lao xâm nhập vào dòng máu và lan toả khắp cơ thể, chúng tạo vô số ổ nhiễm, với biểu hiện là các củ lao màu trắng ở mô. Trường hợp này được gọi là lao kê và có tiên lượng nặng.

Ở nhiều bệnh nhân nhiễm khuẩn lúc tăng lúc giảm. Mô hoại tử xơ hoá, tạo sẹo và các khoang chứa chất hoại tử bã đậu. Trong giai đoạn bệnh hoạt động, một số khoang này thông với phế quản và chất hoại tử có thể bị ho ra ngoài, chứa vi khuẩn sống và lây nhiễm sang người khác.

Điều trị với kháng sinh thích hợp có thể tiêu diệt được vi khuẩn và lành bệnh. Vùng bị ảnh hưởng được thay thế bằng mô sẹo.

{tab=Triệu chứng}

Triệu chứng toàn thân: Cho dù bệnh lao có thể chỉ khu trú ở một bộ phận nào đó của cơ thể, gây ra những thể lao khác nhau và mỗi thể lao đều có những triệu trứng riêng, điển hình. Tuy nhiên, ngoài những biểu hiện riêng của từng thể lao, độc tố của vi trùng lao có thể gây nên các triệu chứng toàn thân như: sốt (thường là sốt nhẹ về chiều hoặc đêm), kèm theo là mệt mỏi, kém ăn, gầy sút cân, da xanh, thiếu máu…

Triệu chứng tại chỗ: Tuỳ theo vị trí hay cơ quan bị bệnh lao mà biểu hiện các triệu chứng tại chỗ khác nhau, ví dụ:

– Bệnh lao phổi thường có các biểu hiện: Ho khạc kéo dài trên 2 tuần, tức ngực, khó thở, ho ra máu, có đờm…

– Bệnh lao hạch: Người bị lao hạch thường xuất hiện hạch to dính với nhau thành từng khối chắc nổi rõ trên da, trong đó, có tới 95% bị hạch là lao hạch cổ. Khi ấn vào những khối hạch này bệnh nhân không thấy bị đau. Đây là lý do khiến người bệnh chủ quan, không nghĩ đến nguy cơ bị mắc bệnh lao hạch.

– Bệnh lao xương khớp: Triệu chứng điển hình là đau tại chỗ bị bệnh, hạn chế vận động, nếu bệnh diễn biến lâu ngày không điều trị có thể gây rò mủ tại chỗ, nếu bị lao cột sống có thể gây gù, vẹo cột sống, liệt vận động…

– Bệnh lao màng não: Có các biểu hiện dấu hiệu thần kinh như: đau đầu, nôn, táo bón, nặng có thể hôn mê, co giật…

{tab=Một Số Bài Thuốc}

+ Ích Tỳ Dưỡng Phế Thang (Vân Nam Trung Y Tạp Chí (4) 1981): Hoàng kỳ 18g, Nhân sâm 4g, (hoặc Thái tử sâm 18g), Bạch truật, Phục linh đều 18g, Trần bì 9g, Mộc hương 3g, Ô mai 6g, Đại táo 10 trái. Sắc uống.

TD: Ích khí kiện Tỳ, bồi thổ sinh kim. Trị lao phổi (Khí hư Tỳ nhược).

Lâm sàng ứng dụng đạt kết quả khả quan.

+ Nhị Bách Chỉ Huyết Thang (Thực Dụng Trung Y Nội Khoa Tạp Chí (1) 1990): Bách bộ 15g, Bách hợp, Bạch cập đều 30g, Hoàng kỳ, Chi tử đều 9g, Bắc sa sâm, Mạch môn, Ngọc trúc, Sơn dược đều 15g, Sinh địa, Huyền sâm đều 12g, Đan sâm 15g, Đơn bì 12g, Đại hoàng (tẩm rượu) 9g, Hoa nhuỵ thạch 15g, Tam thất 3g (tán bột, hoà nước thuốc uống).

TD: Dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết chỉ huyết. Trị lao phổi ho ra máu.

Đã tri 86 ca (ho ra máu vừa và nặng 11 ca), khỏi hoàn toàn 100%. Uống ít nhất 3 thang, nhiều nhất 9 thang là cầm máu, sau đó uống tiếp 30 thang để củng cố kết quả.

Châm Cứu Trị Lao Phổi

+ Phế Táo Âm Hư: Nhuận Phế, dưỡng âm, ích khí, kháng lao. Dùng huyệt của kinh thủ và túc Thái âm, túc Dương minh và bối du huyệt làm chính.

Thái uyên, Phế du, Cao hoàng du, Tam âm giao, Thái khê, Túc tam lý.

(Thái uyên là huyệt Nguyên, huyệt Du của kinh Phế, phối hợp với Phế du để bổ Phế khí, tư dưỡng Phế âm để bổ Thổ sinh Kim; Cao hoang du ở vùng Phế, là huyệt chủ yếu trị lao, có tác dụng lý Phế, sát trùng, bồi trung, cố bản, phù chính, khứ tà; Tam âm giao là huyệt hội của 3 kinh Tỳ, Thận và Can, có tác dụng kiện Tỳ, thư Can, ích Thận, có khả năng ích mẫu, dưỡng tử, ức mộc hỗ trợ cho kim, hợp với Thái uyên để tư thuỷ, nhuận Phế).

+ Âm Hư Hoả Vượng: Tư âm, giáng hoả, nhuận Phế, ích Thận. Chọn huyệt ở kinh thủ túc Thái âm, thủ túc Thiếu âm và Bối du huyệt làm chính.

Xích trạch, Phế du, Tam âm giao, Cao hoang du, Thái khê, Thận du, Âm khích, Dũng tuyền.

(Xích trạch là huyệt Hợp của kinh Phế, hợp với Phế du để tư âm, giáng hoả, thanh Phế; Cao hoang du ở vùng Phế, là huyệt chủ yếu trị lao, có tác dụng lý Phế, sát trùng, bồi trung, cố bản, phù chính, khứ tà; Âm khích là huyệt khích của kinh Tâm để thanh tiết hư nhiệt bốc lên bên trên để trị tiêu (ngọn), hợp với Tam âm giao, Thái khê, Dũng tuyền, Thận du để tư âm, giáng hoả).

+ Khí Âm Suy Tổn: Ích khí, dưỡng âm, Phế Tỳ đồng trị. Dùng huyệt ở kinh thủ túc Thái âm, túc Dương minh và Nhâm mạch làm chính.

Thái uyên, Túc tam lý, Trung phủ, Khí hải, Tỳ du, Trung quản, Cao hoang du.

(Trung phủ là huyệt Mộ của đường kinh Phế, dùng để trị bệnh ở Phế, hợp với Thía uyên là huyệt Nguyên của kinh Phế, theo cách phối hợp Nguyên – Mộ để tăng Thổ sinh Kim, bổ ích Phế khí, tuyên Phế, hoá đờm; Cao hoang du bổ hư, kháng lao; Túc tam lý là huyệt để làm mạnh cơ thể, hợp với Tỳ du, có tác dụng bổ trung khí là nguồn vận hoá, giúp tăng chức năng kiện vận; Khí hải, Trung quản bổ ích chính khí, phù chính, khứ tà).

+ Âm Dương Đều Hư: Tư âm, bổ dương, bồi nguyên, cố bản. Chọn huyệt của đường kinh túc Dương minh, túc Thái âm, Nhâm mạch và Bối du huyệt.

Đại chuỳ, Phế du, Cao hoang du, Quan nguyên, Túc tam lý, Mệnh môn.

(Đại chuỳ là nơi hội của các đường kinh dương, có tác dụng ích khí, trợ dương; Quan nguyên, Mệnh môn phối hợp huyệt trước và sau (cơ thể) để khí hoá, sinh tinh; Phế du bổ Phế khí; Túc tam lý bổ trung ích khí; Cao hoang du phù chính, kháng lao).

Hiện nay đã có thuốc đặc hiệu chống lao nên chứng lao không còn là tứ chứng nan y như trước, nhưng dùng thuốc chống lao có kết hợp trị theo biện chứng luận trị, chứng lao phổi vẫn có lợi giúp sức khoẻ người bệnh chóng hồi phục và giảm được biến chứng do thuốc chống lao gây ra.

Ngoài ra trị bệnh lao rất cần chế độ sinh hoạt điều độ, tinh thần thoải mái và chế độ ăn uống bổ dưỡng tốt, kiêng rượu, thuốc lá và những thức ăn cay nóng có hại đến tân dịch của cơ thể.

 

benhvathuoc.com

{/tabs}

Những loại lao thường gặp

{tab=Lao phổi}

Đại Cương

Lao phổi là một chứng bệnh hư nhược mạn tính có tính lây truyền và rất nguy hiểm, chữa trị khó, vì vậy ngày xưa, chứng này đã được quy vào ‘tứ chứng nan y’ là Phong, Lao, Cổ, Lại.

Trên toàn thế giới, năm 1997 có 16.300.00 bệnh nhân bị lao trong đó 7.250.000 mới bị và 7.250.000 mới mắc và 2.910.000 người chết vì lao.

Đây là loại bệnh giết người nhiều thứ tư của thế giới (sau Nhồi máu cơ tim 7,2 triệu chết, Tai biến mạch máu não 4,6 triệu chết, Viêm phổi cấp làm chết 3,9 triệu).

Ngày 24.12.1882, Robert Koch tìm ra vi trùng lao người ta lạc quan cho rằng có thể nhanh chóng khống chế được loại bệnh lao nhưng hơn 100 năm qua bệnh vẫn còn ám ảnh toàn thể nhân loại.

Là một bệnh xã hội lây lan được bộ y tế chú tâm, được điều trị miễn phí cho đến khi khỏi bệnh.

Theo các y văn cổ thì chứng lao trái và hư lao đều là chứng hư nhược. Hư lao phần lớn bắt đầu từ Tỳ Thận hư dẫn đến Phế hư, còn chứng lao phổi phần nhiều bắt đầu từ Tâm Phế hư mà gây nên Tỳ Thận hư. Ngoài ra hư lao phần nhiều do sinh hoạt thiếu điều độ, phòng dục quá độ gây tổn thương Thận, lao lực quá sức tổn thương Tỳ mà sinh bệnh còn lao phổi do truyền nhiễm từ người này sang người khác, hộ này sang hộ khác cho nên cũng gọi là ‘Truyền Thi Lao’ hay ‘Quỷ Chú ‘, ‘Phế Kết Hạch’, Lao Trái, Phế Lao.

Thuộc phạm vi chứng Hư lao của Đông Y.

Nguyên Nhân Bệnh Lý

YHHĐ cho rằng do vi khuẩn Mycobacterium và được gọi là vi khuẩn Kock theo tên của người đã tìm ra nó.

Đông Y cho rằng do:

+ Cơ thể suy yếu, tinh khí huyết bất túc, nguyên khí suy giảm không đủ sức để chống đỡ với tà khí bên ngoài xâm nhập như sách ‘Nội Kinh” đã viết: “Tà khí xâm nhập cơ thể gây bệnh được là vì chính khí hư suy”.

+ Trùng lao (trái trùng) xâm nhập cơ thể gây bệnh. Do cảm nhiễm trùng lao lâu ngày tinh huyết hư tổn mà sinh lao trái.

Nhiều sách cổ đã sớm nhận thức về tính chất lây lan và nguy hiểm của chứng lao trái như sách ‘Trửu Hậu Phương’ viết: “Bêïnh lâu ngày gây suy mòn dần, truyền cho người gần gũi rồi chết cả nhà “. Sách ‘Ngoại Đài Bí Yếu’ viết: ‘Bất kể người lớn trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh “. Sách ‘Tế Sinh Phương ‘ ghi: “Bệnh lao trái là tai hoạ lớn của nhân loại “.

Triệu Chứng

Các nhà chuyên môn về Lao nêu lên các triệu chứng báo hiệu nhiễm lao như sau:

. Ho dai dẳng trên 3 tuần lễ.

. Cơ thể suy yếu và cảm thấy đau ran vùng ngực.

. Sụt cân.

. Ăn mất ngon miệng.

. Ho ra máu.

. Hơi thở ngắn, thở gấp, lao động mau mệt.

. Sốt và ra mồ hôi về đêm.

Chẩn Đoán

Cần làm một số xét nghiệm:

. Tìm trùng trực tiếp trong đờm.

. Xét nghiệm máu.

. Chụp phim (X quang phổi².

Biện Chứng Luận Trị

Đặc điểm lâm sàng của triệu chứng bệnh là: Ho, ho ra máu, đau ngực, sốt về chiều (triều nhiệt), nóng trong xương (Cốt chưng), mồ hôi trộm (đạo hãn), gầy sút cân.

Chứng bệnh phần lớn thuộc âm hư, có thể biện chứng luận trị như sau:

Âm Hư Phế Tổn: Người da khô cứng, lòng bàn chân tay nóng, ho khan, ít đờm hoặc trong đờm có máu, sốt chiều hoặc về đêm, ra mồ hôi trộm, má đỏ, miệng khô, họng khô, lưỡi thon đỏ, mạch Tế Sác.

Điều trị: Dưỡng âm, nhuận Phế chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Bách Hợp Cố Kim Thang gia giảm.

(Trong bài, Sinh địa, Sa sâm, Mạch môn, Bách hợp tư âm, nhuận Phế; Bách bộ, Cát cánh, Bối mẫu, Cam thảo, chỉ khái, hoá đờm).

Trường hợp ho ra máu thêm Thiến thảo căn, Trắc bá diệp (sao). Mồ hôi nhiều thêm Lá dâu, Ngũ vị tử, Mẫu lệ. Âm hư hoả vượng thêm Địa cốt bì, Tri mẫu, Thạch cao để tư âm giáng hoả.

Tỳ Phế Khí Hư: Mệt mỏi, ít thích hoạt động, ăn kém, hơi thở ngắn, ho có đờm, ngực tức, giọng nói nhỏ, sắc mặt xanh tái, sợ lạnh, rêu lưỡi dày nhớt, mạch Tế Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích Phế, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Lục Quân Tử Thang gia giảm.

(Trong bài, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo bổ Tỳ Phế khí; Trần bì, Khương chế Bán hạ, thêm Xuyên bối mẫu (tán bột uống) chỉ khái, hoá đờm).

Ra mồ hôi trộm thêm Lá dâu, Hoàng kỳ để bổ khí, liễm hãn. Ho ra máu thêm Bách bộ, Trắc bá diệp (sao cháy) để chỉ khái huyết.

Khí Âm Lưỡng Hư: Mệt mỏi, ít hoạt động, ho ít, đờm có tia máu, má đỏ, da nóng, ra mồ hôi ít, ăn kém, môi khô, lưỡi đỏ, rêu mỏng vàng, mạch nhỏ Sác.

Điều trị: Ích khí, dưỡng âm, chỉ khái, hoá đờm. Dùng bài Sinh Mạch Tán gia vị.

(Trong bài, Nhân sâm thêm Bạch truật bổ khí; Mạch môn, Ngũ vị thêm Hoàng tinh, Bách hợp để dưỡng âm; Bách hợp, Mạch môn thêm Bách bộ, Qua lâu nhân, Bối mẫu để nhuận Phế, chỉ khái, hoá đờm).

Ho có máu, thêm Sâm tam thất, Trắc bá diệp sao cháy để cầm máu.

{tab=Lao hạch bạch huyết}

Lao hạch chính là bệnh lao xảy ra tại các hạch bạch huyết. Trực khuẩn lao đã di chuyển đến hạch rồi phát triển gây bệnh tại hạch. Mạch bạch huyết dẫn lưu bạch huyết từ khắp cơ thể về lại máu. Mạch bạch huyết có ở mọi chỗ. Hạch là các cấu trúc nằm trên đường đi của mạch bạch huyết. Thường thì ta không sờ thấy hạch bạch huyết.

Lao hạch thường gặp ở vùng cổ, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào khác (như: hạch trong bụng, hạch bẹn, nách, hạch trong lồng ngực). Hạch lao ở vùng cổ có thể có ở một hay cả hai bên, có thể có nhiều hạch. Hạch lao sờ thấy chắc, nhiều hạch ở gần nhau dính chùm lại với nhau, kích thước thay đổi từ hạt đậu, hay rất to làm thay đổi hình dáng cơ thể.

Lúc đầu hạch có thể sờ đau, nếu không chữa có thể xì mủ ra da, về sau để lại sẹo co kéo rất đặc biệt. Thường ít có biểu hiện toàn thân, bệnh nhân gần như bình thường trong nhiều năm với hạch to. Nhưng lưu ý là, lao hạch có thể đi kèm lao phổi, khi đó bệnh nhân sẽ có sốt, ho, khạc, là những triệu chứng của lao phổi.

Lao màng phổi

Lao màng phổi đứng hàng đầu trong các bệnh lao ngoài phổi và thường thứ phát sau lao phổi hoặc phối hợp với lao phổi, gây nên bệnh cảnh lao phổi màng phổi. Đặc biệt hơn nữa có thể mắc đồng thời với lao màng bụng, lao màng tim gọi là lao đa màng. Bệnh lao này gặp ở tuổi trẻ nhiều hơn các lứa tuổi khác.

Lao màng phổi có thể khởi phát với các triệu chứng cấp tính như: đau ngực nhiều, sốt cao 39o-40o, ho khan và khó thở. Bệnh cũng có thể xuất hiện từ từ với các dấu hiệu: sốt nhẹ về chiều, đau ngực ít hơn, ho khan và khó thở tăng dần.

Để chẩn đoán lao màng phổi trước tiên phải xác định xem ổ màng phổi có dịch hay không bằng thăm khám và chụp Xquang phổi. Khó khăn hơn phải siêu âm để xác định được các ổ dịch khu trú ở trên cơ hoành, vùng nách hay ở rãnh liên thùy…, phải hút dịch màng phổi để tìm vi khuẩn lao. Tuy nhiên phát hiện được vi khuẩn lao trong dịch màng phổi bằng kỹ thuật trực tiếp tỷ lệ thấp nên cần được tìm bằng các kỹ thuật khác như nuôi cấy hoặc phản ứng trùng hợp chuỗi (PCR). Ngoài ra còn phải phân tích các thay đổi về tế bào và sinh hóa. Hơn nữa có thể sinh thiết màng phổi qua thành ngực hoặc nội soi màng phổi để vừa quan sát rõ vừa sinh thiết chính xác được tổn thương. Các xét nghiệm kinh điển khác như phản ứng Mantoux, kháng thể kháng lao nói lên có sự hiện diện của vi khuẩn lao trong cơ thể hoặc tăng lympho trong công thức máu và tăng tốc độ lắng máu cũng góp phần cho chẩn đoán xác định.

Dịch màng phổi trong lao màng phổi thường có màu vàng chanh, màu đỏ (máu) hoặc màu trắng đục như sữa (dưỡng chấp) nên có thể nhầm lẫn với các bệnh: ung thư màng phổi nguyên phát hoặc thứ phát sau ung thư phổi hoặc ung thư ở các cơ quan khác di căn đến, bệnh u lympho, viêm màng phổi do siêu vi khuẩn, tràn dịch dưỡng chấp màng phổi do giun chỉ… Có thể còn nhầm lẫn cả với những trường hợp dịch thấm màng phổi do suy tim, thận nhiễm mỡ, xơ gan… Chính vậy mà việc chẩn đoán lao màng phổi cần rất thận trọng.

Để điều trị khỏi bệnh lao phổi, việc dùng thuốc chống lao theo đường toàn thân đúng nguyên tắc là trên hết. Hãy cẩn thận với những trường hợp được dùng thuốc chống lao rồi mà vài tháng sau dịch vẫn còn: có thể nguyên nhân không phải là lao. Ngược lại có trường hợp đúng là bệnh lao nhưng cứ có dịch dai dẳng. Lao màng phổi thường dẫn đến dày dính màng phổi làm cho người bệnh đau nhiều hơn và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Để hạn chế dày dính màng phổi, ngoài cần phải chọc hút dịch tích cực cho đến hết để tránh lắng đọng fibrin còn phải tăng cường hô hấp để giúp cho màng phổi không dính và hồi phục bằng cách luyện thở: thở sâu, thở bụng, thở ra chủ động… và thổi bóng. Cần lưu ý khi chọc hút dịch màng phổi phải bảo đảm thật sự vô trùng và dẫn lưu kín để tránh tràn khí và nhiễm khuẩn thứ phát trở thành viêm mủ màng phổi, mà hậu quả dẫn đến ổ cặn màng phổi thì việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn và phải nhờ sự can thiệp của ngoại khoa. BS. Tâm Trang

{tab=Lao xương – khớp}

Lao xương – khớp là một trong những thể lao hay gặp nhất sau lao phổi. Trong bệnh lao xương – khớp, vi khuẩn lao (BK) xuất phát từ tổn thương lao phổi hoặc lao hạch rồi lan theo đường máu đến khu trú và gây bệnh ở các đốt sống, các khớp háng, gối, cổ chân, khuỷu tay và cổ tay. Lao khớp thường chỉ khu trú ở một khớp đơn độc.
Lao đốt sống – đĩa đệm (bệnh Pott)
Ngày nay bệnh này đã ít gặp hơn trước. Bệnh nhân thường là người có tiền sử lao: lao sơ nhiễm nặng, mới mắc lao một cơ quan nào đó (phổi, hạch…). Tổn thương lao hay gặp ở cột sống lưng và cột sống thắt lưng. Cột sống cổ và vùng bản lề cổ – chẩm ít bị lao hơn.
Ðặc điểm của bệnh là các biểu hiện bệnh lý chỉ mờ nhạt, không rầm rộ. Trong một thời gian dài bệnh nhân chỉ thấy đau ít ở cột sống. Nhiều khi bệnh chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng: áp-xe lạnh (là loại áp-xe không kèm phản ứng viêm và hình thành chậm), chèn ép tủy. Các tổn thương Xquang xuất hiện chậm: hẹp khe đĩa đệm, ổ phá hủy lớn ở thân các đốt sống, gù, hình ảnh con thoi cạnh đốt sống, biểu hiện của áp- xe lạnh.
Các xét nghiệm sinh học sẽ khẳng định chẩn đoán: test tuberculin trong da bao giờ cũng dương tính rất mạnh, có khi mọng nước (nếu test âm tính, có thể loại trừ được bệnh Pott). Các xét nghiệm tìm BK trong đờm, trong nước tiểu, nếu dương tính sẽ quyết định chẩn đoán, mặt khác cũng chứng tỏ người bệnh còn bị lao ở những cơ quan khác nữa.
Lao khớp háng
Bệnh hay gặp, biểu hiện bằng đau ở bẹn hoặc ở mông, lan xuống đầu gối làm cho bệnh nhân đi lại khập khiễng, teo cơ từ đầu đùi. Sốt, gầy sút, chán ăn. Các tổn thương Xquang xuất hiện chậm: đầu tiên là hình ảnh loãng xương, về sau là hình hẹp khe khớp. Chụp cắt lớp thấy những ổ phá hủy dưới sụn hoặc những ổ viêm xương. Nếu không được điều trị, khớp sẽ bị phá hủy làm hạn chế vận động, các triệu chứng toàn thân nặng lên, xuất hiện các áp-xe lạnh, đặc biệt là ở vùng bẹn.
Lao khớp gối
Biểu hiện bệnh là một u trắng ở đầu gối giống như khi bị viêm một khớp đơn độc mạn tính, kèm theo những dấu hiệu viêm tại chỗ, tràn dịch ổ khớp với dấu hiệu chạm xương bánh chè, dầy màng hoạt dịch.
Lúc đầu, chụp Xquang khớp gối chưa thấy gì bất thường, về sau mới xuất hiện các tổn thương sụn và xương. Cấy nước màng hoạt dịch thường tìm được BK. Nhiều khi phải sinh thiết màng hoạt dịch bằng kim to hoặc trong khi nội soi khớp để tìm những tổn thương mô bệnh học điển hình.
Ðiều trị
Ðiều trị bệnh lao xương – khớp cần phải tiến hành sớm và kéo dài ít nhất là 18 tháng. Ba nội dung điều trị là:
– Ðiều trị nội khoa
Dùng thuốc chống lao: trong 2 tháng đầu, dùng phối hợp bốn loại thuốc rimifon, rifampicine, pyrazinamide, ethambutol. Những tháng sau dùng hai loại rimifon và rifampicine. Cần điều chỉnh thuốc dựa theo kết quả kháng sinh đồ.
– Cố định khớp
Cố định khớp bằng cách sử dụng các giường bột (cho cột sống) và máng bột (cho các chi), thời gian cố định từ 3 đến 6 tháng. Với những trường hợp nhẹ, được chẩn đoán sớm, chỉ cần nằm nhiều, tránh vận động, mang vác nặng, không cần cố định bằng bột.
– Ðiều trị ngoại khoa
Khi có chỉ định mổ thì tùy từng trường hợp cụ thể mà áp dụng các phương pháp cắt bỏ màng hoạt dịnh, lấy ổ áp-xe, lấy mảnh xương chết, cắt đầu xương, làm cứng khớp, giải phóng chèn ép tủy.
Tác giả: GS. Phạm Gia Cường

 

{/tabs}

Tham khảo thêm: