Bệnh mất ngủ

991

Mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân. Vì vậy muốn chữa tận gốc nguyên nhân sinh bệnh thì phải được các thầy thuốc xác định thì chữa mới có hiệu quả. Ắn uống những thứ sau đây chỉ giúp thúc đẩy quá trình lui bệnh. Dĩ nhiên các thức ăn này lại là những vị thuốc nam mà các lương y vẫn dùng để chữa các chứng mất ngủ.


{tab=Bệnh lý}

Theo Đông y, khi lao tâm quá đã làm cho tâm huyết hao tổn, nên tâm không giữ được thần, hỏa không hãm xuống dưới, mà thủy không thể lên trên khiến cho tâm thần bất giao, tinh thần rất kết làm can, đơn hỏa vượng, tì, vị bất hòa gây nên chứng mất ngủ.

Ở tuổi trẻ khí huyết thịnh, cơ nhục trơn chu, kinh mạch thông sướng, hai khí doanh vệ cận hành đúng quy luật nên ban ngày sảng khoái ban đêm ngủ ngon, người ta thường độ tuổi trên 50 khí huyết bắt đầu suy nhược, cơ nhục khô héo, kinh mạch trì trệ, hai khí doanh vệ bắt đầu vận hành lệch lạc do đó làm cho khó ngủ về đêm nên ngày mệt mỏi.

Mất ngủ có thể chia làm hai loại: hư chứng và thực chứng vì vậy phép chữa trị cũng có khác nhau. Đối với hư chứng, cần bổ khí, dưỡng huyết, tư âm giáng hỏa – còn thực chứng lại thanh tiết hỏa ở can, đơn kiện tỳ, hỏa đàm, tiêu trợ.- Chứng mất ngủ còn là một triệu chứng để định bệnh buồn nản.

– Chứng mất ngủ ở người lớn tuổi, nếu kéo dài quá một năm sẽ có 40% nguy cơ gây ra bệnh buồn nản.

– Chứng mất ngủ dễ xảy ra cho phụ nữ, có lẽ ở phụ nữ bệnh chán nản và bệnh lo sợ thường dễ xảy ra. Vào tuổi mất kinh, phụ nữ bị bệnh mất ngủ tăng gấp 5 lần (triệu chứng là nóng nhiệt, khó chịu và khi ngủ thở khó khăn).

– Bệnh mất ngủ dễ xảy ra cho những người lạm dụng quá độ về rượu, thuốc lá, thuốc phiện, cần sa…

– Ở người già, sự trùng hợp của chứng mất ngủ và bệnh buồn chán xảy ra thường hơn.

– Chứng mất ngủ và bệnh khủng hoảng tâm thần (Post traumatic stress disorder) thường gây ra những cơn ác mộng, xảy ra rất thường xuyên (như mơ thấy bị trói, bị xử bắn, tỉnh dậy không ngủ lại được).

Những loại thuốc chữa bệnh cũng có thể ảnh hưởng giấc ngủ. (Bài viết không đề cập đến thuốc, vì đó là phạm vi chuyên môn của mỗi y sĩ, quí vị tham khảo với các y sĩ về thuốc).

– Một số thuốc gây ra mất ngủ (Thí dụ: một loại thuốc có thể làm cho người bệnh bị khó thở vào ban đêm nên bị mất ngủ, thức giấc.)

– Sinh hoạt thường ngày không chừng mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.

– Thường với người bị bệnh mất ngủ kinh niên, nguyên do chính là do yếu tố tâm lý (lo sợ, ghen tuông…)

– Bệnh mất ngủ thường gặp ở người bị bệnh thân thể như bị stroke, bệnh tim, bệnh hô hấp, bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Cộng thêm bệnh tinh thần như lo lắng, sợ chết, lo con còn nhỏ… dẫn đến mất ngủ.

– Ðể định bệnh mất ngủ, các y sĩ cần được người bệnh nói về giấc ngủ, nói về các bệnh đang được chữa trị, các thuốc đang sử dụng, những thói quen liên quan đến giấc ngủ, cách sinh sống, nghề nghiệp, phương cách giải trí (thuốc lá, cà phê, cần sa, nhảy đầm, rượu…)

– Nếu người bệnh viết lại về giấc ngủ, đó là một tài liệu rất tốt cho y sĩ. Thường khi gặp y sĩ, bệnh nhân không nhớ để nói lại mạch lạc, tỉ mỉ về chứng mất ngủ.

Mất ngủ ở người già

Đây là một rối loạn thường gặp ở người cao tuổi, do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Để tìm lại giấc ngủ ngon, người bệnh và thầy thuốc cần tìm hiểu và điều trị các nguyên nhân trực tiếp gây mất ngủ. Điều quan trọng nhất là phải tạo được môi trường dễ chịu và phù hợp cho giấc ngủ.

Các yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng hồi phục các chức năng khi cơ thể bị lão hóa, các bệnh lý (sa sút trí tuệ, tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp, đau xương khớp, trầm cảm…). Nhìn chung, các nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi được chia thành 4 nhóm:

– Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.

– Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Nổi bật nhất là chứng đau do các bệnh cơ xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương…). Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).

– Các bệnh lý tâm thần kinh: Bệnh trầm cảm là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ. Theo ước tính, khoảng 30% người cao tuổi trong cộng đồng và 50% người cao tuổi trong các viện dưỡng lão có triệu chứng trầm cảm. Các rối loạn tâm thần khác có khả năng gây mất ngủ là lo âu quá mức (sợ mất uy tín, mất sự tín nhiệm khi nghỉ hưu, lo lắng về tai nạn của anh em, bạn bè hoặc về tài chính…), sa sút trí tuệ.

Dược phẩm: Đó là thuốc loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị bệnh thần kinh hoặc trầm cảm, các thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc hạ huyết áp Methyldopa… Một số dược phẩm được coi là thuốc ngủ như benzodiazepine (Seduxen) lại có tác dụng phụ là gây buồn ngủ, khiến người già ngủ nhiều hơn vào ban ngày và tỉnh táo vào ban đêm.

Cách điều trị mất ngủ tốt nhất là áp dụng các biện pháp không dùng thuốc (nhất là với trường hợp mất ngủ do rối loạn tâm lý kéo dài) nhằm xóa bỏ hoặc làm giảm các yếu tố gây mất ngủ. Cụ thể là:

– Hằng ngày nên tập thể dục đều đặn (nhưng không nên tập nhiều sau 6 giờ chiều), học cách thư giãn để có cảm giác thư thái cả về thể chất lẫn tinh thần. Không nên sử dụng đồ ăn thức uống hoặc các thuốc có chất kích thích. Không nên ngủ ngày nhiều. Nếu bạn buồn ngủ nhiều vào ban ngày, hãy tạo môi trường làm việc có đủ ánh sáng và sự kích thích để tránh cảm giác đó.

– Tạo một môi trường thư giãn và yên tĩnh khi đi ngủ, bao gồm các điều kiện tối ưu về ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… Phòng ngủ không nên dùng cho các công việc khác; khi đã vào phòng này thì không nên đọc sách hoặc xem tivi. Tránh tối đa hiện tượng môi trường phòng ngủ không thoải mái (vợ chồng cãi nhau, gọi điện thoại trao đổi công việc, thuyết phục khách hàng…).

– Tránh uống cà phê, rượu hoặc hút thuốc lá vào buổi chiều tối. Không nên ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 giờ trước khi đi ngủ. Ban đêm, không nên nhìn vào đồng hồ.

– Vào mỗi buổi tối, nên dành một khoảng thời gian để suy nghĩ, tìm cách giải quyết những vấn đề mình còn quan tâm, lo lắng. Tránh căng thẳng hoặc xúc cảm trước khi đi ngủ. Chỉ đi ngủ khi đã cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng cho việc này. Trước đó, nên tắm nước ấm để làm tăng nhiệt độ cơ thể, giúp giấc ngủ bắt đầu dễ dàng hơn.

– Cố gắng tạo thói quen về trình tự giờ giấc, các bước đi vào giấc ngủ. Không nên quá lo lắng nếu bị mất ngủ.

– Khi tỉnh dậy buổi sáng, không nên nằm nán lại trên giường quá lâu.

Người bị mất ngủ có thể phải dùng thuốc trong các trường hợp sau:

– Điều trị các bệnh là nguyên nhân gây mất ngủ: Ví dụ, những người bị mất ngủ do đau xương khớp được cho dùng thuốc chữa thoái hóa khớp hoặc thuốc giảm đau. Việc điều trị tốt sẽ giúp bệnh nhân có lại được giấc ngủ bình thường.

Mất ngủ kéo dài không rõ nguyên nhân: Những người này được dùng thuốc gây ngủ. Nhóm thuốc benzodiazepine (Seduxen, Valium) có tác dụng phụ là gây buồn ngủ ban ngày, người cao tuổi dùng nó dễ bị ngã. Vì vậy, tốt nhất là dùng nhóm khác, chẳng hạn như zolpidem (Stilnox). Tốt nhất là kết hợp dùng thuốc và thực hiện các biện pháp không dùng thuốc đã nêu trên.

{tab=Bài thuốc}

Một số bài thuốc chữa Bệnh mất ngủ gốc thảo dược :

1: Dân gian thường dùng:

– Lá vông nấu canh

– Tâm sen 8g

Cách dùng: đun uống

2:– Phục thần 8g

– Táo nhân xao 12g

– Đan sâm 12g

– Đương qui 12g

Cách dùng: sắc uống.

3:– Liên tâm 8g

– Sinh thảo quyết minh 20g

– Hoè hoa 12g

Cách dùng: sắc uống.

4: Táo chua

– Dùng 50g hạt táo chua, giã nhỏ. Đun sôi kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Dùng nước này uống hàng ngày trước khi đi ngủ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn.

-Tinh dầu có trong hạt táo có tác dụng dưỡng não, an thần.

5: Quả nhãn

– Lấy 100g cùi nhãn tươi với 200ml nước, nấu thành canh, để nguội. Dùng hàng ngày, trước khi đi ngủ 30phút.

– Canh từ cùi nhãn tươi giúp cho việc lưu thông máu lên não trở nên dễ dàng, tránh suy nhược thần kinh, giúp giảm căng thẳng và đau đầu.

6: Hoa bách hợp (hoa loa kèn)

– Hấp chín 200gram hoa bách hợp. Cho thêm 1 lòng đỏ trứng gà và 50 gram đường phèn rồi trộn đều.Sau đó tiếp tục hấp cách thuỷ trong vòng 10 phút. Nên dùng nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng.

– Hoa bách hợp có tính hàn, giúp ngủ ngon và điều hoà hoạt động của hệ thần kinh. Dùng thường xuyên có thể tránh được các bệnh như: đau đầu, suy nhược thần kinh, giảm trí nhớ…

7: Táo đỏ

– Dùng 200 gram táo đỏ tươi và 500ml nước, sắc lấy nước. có thể dùng nước này thay nước uống hàng, giúp bổ thận, mát gan, tinh thần thoải mái.

8: Quế

– Lấy 10gram quế khô trộn với 100 gram hạt sen tươi và 300ml nước. Nấu kĩ thành canh. Có thể cho thêm một chút đường phèn.

Quế và hạt sen có tác dụng an thần, ngủ ngon, dưỡng sắc. Người già, phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh nên thường xuyên dùng loại canh này.

9: Đậu xanh

– Dùng 50gram đậu xanh và 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Dùng khi còn nóng. Khi dùng có thể cho thêm chút sữa.

Món canh này thích hợp với mọi người, nhất là những người mất ngủ lâu ngày, hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

10: Mắc cỡ (trinh nữ)

– Tên khoa học là Mimosa pudica, họ Mimosaceae, mọc hoang khắp nơi. Theo tài liệu cổ, mắc cỡ có vị ngọt, se, tính hơi hàn, ít độc, tác dụng an thần, làm dịu thần kinh, giảm đau, long đàm, chống ho, hạ nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu. Toàn cây chứa ancaloit là mimosin và crocetin, flavonosit. Trong lá và rễ đều có selen nên chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Dân gian thường dùng nước sắc của mắc cỡ hoặc phối hợp với một số vị khác chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ. Mỗi ngày dùng 20 gam sắc lấy khoảng 100ml uống mỗi tối trước khi đi ngủ.

11: Lạc tiên

– Còn được gọi là dây nhãn lồng, chùm bao, tên khoa học là Passiflora foetida. Dân gian tin rằng dùng đọt lá luộc chín làm rau trị mất ngủ rất hiệu quả. Trong lạc tiên có chứa cyanohydrin glycoside, sulphate ester, tetraphylline A, B, deidaclin, volkenin, passiflorin. Nhiều nước châu Âu đã ly trích chất passiflorin từ lạc tiên để bào chế thành một loại thuốc an thần nhẹ, giúp những người lớn tuổi dễ ngủ.

12: Hoa nhài

– Là cây thân gỗ, thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây.

– Nếu bạn bị mất ngủ kéo dài, hãy lấy rễ hoa nhài 100-200 g, ngâm trong 1 lít rượu trắng 35-40 độ. Mỗi ngày uống 10-20 ml trước khi đi ngủ. Nếu không uống được rượu, có thể dùng rễ nhài hãm uống thay trà.

13. Rau nhút: Đông y gọi là quyết thái. Nấu canh rau nhút non, lá vông nem, khoai sọ, củ súng, củ sen, tôm hoặc thịt lợn nạc băm hay xay, giã ăn ngon vừa bổ dưỡng lại chữa mất ngủ

14.Củ súng: Vị ngọt nhạt, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, tì, thận làm dưỡng tâm, bổ tì, ích thận, cố tinh – chữa chứng mất ngủ, suy nhược lấy củ súng nấu canh ăn.

15.Toan tảo nhân: Là nhân trong hột táo chua, tính an thần rất mạnh liều dùng 1g-2g. Không quá liều vì độc, cần lưu ý: nếu sao vàng sắc uống chữa mất ngủ. Để sống (không sao) lại làm cho không ngủ

16.Bá tử nhân: Tức nhân trong hạt cây trắc bá, vị cay, tính bình tác dụng vào các kinh tâm, can, thận – dưỡng tâm, an thần, nhuận tràng, thông tiện, thường dùng trong các trường hợp mất ngủ do tâm thận bất giao, lo sợ, hồi hộp. Liều 4g-24g mỗi ngày.17.Nước ép quả cà chua: pha thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý, uống vào đêm lúc đi ngủ sẽ ngon giấc.

18. Bí đỏ

Trong số các loại quả, bí đỏ là nhà vô địch về hàm lượng sắt, giàu vitamin, muối khoáng cũng như các axit hữu cơ. Axit ascorbin có trong bí đỏ giúp tránh cảm, vitamin nhóm B giúp giảm mệt mỏi, cáu giận và mất ngủ, củng cố tóc và móng chân, tay.

Bí đỏ có nhiều tính năng chữa bệnh. Khi bị bệnh về gan, nên ăn càng nhiều cùi bí đỏ sống càng tốt. Còn nếu bạn cảm thấy bí đỏ sống không ngon, có thể ăn cháo bí đỏ nấu với gạo. Khi bị mất ngủ, buổi tối bạn nên dùng nước ép bí đỏ hoặc nước nấu bí đỏ với mật ong.

-Ngoài ra còn có thể dùng các loại thuốc như thần sa ha chu sa hoặc các loại tân dược nhưng cần có sự chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ hầu hết các loại thuốc này đều độc gây chết người hoặc gây nghiện

– Hoa nhài 10 g, tâm sen 10 g, hạt muồng (quyết minh tử) 12 g (sao đen). Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống 3-5 ngày liên tục.

{tab=Lời khuyên}

Ðể có giấc ngủ tốt

– Tránh uống cà phê ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ.

– Tránh uống rượu với mục đích giúp ngủ (tuy rượu là thuốc mê nhưng rượu thường làm thức giấc vào nửa sau của giấc ngủ).

– Uống nước nhiều quá vào xế chiều có thể làm thức giấc vì nhu cầu cần đi tiểu.

– Ăn nhiều hoặc để bụng đói đều làm khó ngủ.

– Không nên hút thuốc lá. Nicotine ở thuốc lá là thuốc kích thích làm khó ngủ.

– Thể dục, vận động làm cho dễ ngủ, nhất là thể dục vào xế chiều.

– Làm nóng thân thể (ngâm sauna, bồn nước) vào lúc xế chiều giúp ngủ say.

– Phòng ngủ mát mẻ giúp ngủ ngon vì nhiệt độ cơ thể giảm xuống vào ban đêm, phòng nóng nức sẽ làm thức giấc.

– Ánh sáng giảm giấc ngủ. Tránh quá sáng vào lúc xế chiều. Khi tỉnh giấc đừng bật đèn quá sáng lúc ban đêm. Nên dùng màn cửa và mặt nạ che mắt.

– Giường ngủ cần thoải mái, kích thước lớn đủ.

– Qui định một thời gian cố định để thức giấc và đừng nên thay đổi.

– Giữ thời gian đi ngủ một cách cố định, tuy nhiên chỉ đi ngủ khi mệt nhọc.

– Ðừng xem đồng hồ vào ban đêm.

– Ðừng đánh giặc với giấc ngủ.

– Khi bị khó ngủ thường xuyên, không nên ngủ ngày.

– Trước khi đi ngủ, nên tạo một khoảng thời gian thanh thản.

Tất cả các y sĩ đều muốn chữa bệnh từ nguồn gốc chính gây ra mất ngủ. Thuốc ngủ chỉ chữa được phần ngọn, nhất thời, để giúp cho lúc ban đầu. Các y sĩ không muốn dùng thuốc lâu, thuốc ngủ chỉ được dùng khi cần thiết, và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Thuốc ngủ có thể mang lại được gì? Đặc biệt với người bị chứng mất ngủ, nó có khả năng thúc đẩy nhanh giai đoạn khởi động của giấc ngủ trong vòng 5-20 phút, làm giảm lượng thời gian thức tỉnh trong đêm và có thể làm tăng tổng số thời gian ngủ. Nếu cần hồi phục sau những sang chấn tinh thần nặng nề như cái chết của người thân, một bước ngoặt lớn của cuộc đời hoặc sự khởi đầu căng thẳng của công việc mới…, thuốc ngủ có thể thích hợp trong một thời gian ngắn để trợ giúp người ta vượt qua những stress và tránh các hậu quả về mặt tâm lý sau một đêm không ngủ. Tuy nhiên, về lâu dài, chỉ dựa vào những viên thuốc ngủ thì có thể sẽ kết thúc giấc ngủ ngắn hơn và cảm thấy thất vọng nhiều hơn vì không thể đạt được giấc ngủ sảng khoái, thư giãn.

Về mặt dược động học, thuốc ngủ tồn tại trong cơ thể lâu hơn nhiều so với thời gian gây ngủ; hoặc thuốc ngủ được chuyển hóa ở gan và được bài tiết qua thận nên nếu chức năng gan, thận bị suy yếu, thuốc ngủ sẽ tồn tại trong cơ thể lâu dài hơn. Đó là lý do tại sao những người bị bệnh gan, thận, người cao tuổi càng hạn chế dùng thuốc ngủ càng tốt. Không được dùng thuốc ngủ sau khi uống rượu hoặc khi mang thai. Tương tự như vậy, những người bị bệnh đường hô hấp cũng không nên dùng thuốc ngủ vì nó ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng thở ở não.

Thực tế ở nước ta khi mất ngủ, mọi người thường tự đi mua thuốc ngủ hoặc xin đơn mua thuốc ngủ. Việc này không hề có gì khó khăn. Nhiều thầy thuốc kê đơn thuốc ngủ giống như kiểu phản xạ tự động đầu tiên khi nghe bệnh nhân than phiền về rối loạn giấc ngủ hoặc để đề phòng trước chứng mất ngủ có thể xảy ra. Một thống kê gần đây cho thấy khoảng 50% bác sĩ ở tất cả các bệnh viện kê đơn có thuốc ngủ là do thói quen hơn là do nhu cầu của bệnh lý và khoảng 20% số bệnh nhân đó sau này sẽ trở nên phụ thuộc vào thuốc ngủ. Hơn nữa, khoảng 50% số bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ đã xuất hiện những rối loạn tồi tệ hơn trước khi dùng thuốc.

{tab=Dinh dưỡng}

Dinh dưỡng cho người mất ngủMất ngủ là chứng bệnh gây suy giảm sức khỏe cho nhiều người. Mất ngủ có nhiều dạng: khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ… Ngoài việc có thể dùng thuốc (theo chỉ định của bác sĩ) hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng.

Những thực phẩm nên dùng:

– Thực phẩm nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12…): Vitamin nhóm B giúp chuyển hóa các chất bột, đường thành năng lượng và giúp các dây thần kinh hoạt động tốt, làm cho cơ thể thoải mái. Ở những người mất ngủ, nồng độ vitamin nhóm B trong máu thường thấp. Do đó, nên ăn những thức ăn giàu vitamin nhóm B như gạo lức, thịt, cá, gà, sữa bơ, trứng, ngũ cốc, rau xanh…

– Thực phẩm giàu magiê: Mất ngủ là dấu hiệu của tình trạng thiếu magiê vì chất này có chức năng làm thư giãn cơ bắp tự nhiên… Những thức ăn giàu magiê là: rau mồng tơi, rau muống, rau dền, trái bơ, hạnh nhân, hạt bí…

Tăng cường thực phẩm nhiều tryptophan: Khi cơ thể thiếu tryptophan ảnh hưởng lớn đến tinh thần, suy giảm trí nhớ, dễ cáu giận và gây mất ngủ. Tryptophan giúp làm dịu thần kinh, gây buồn ngủ do làm tăng nồng độ serotonin trong não. Các thực phẩm giàu tryptophan là chuối, đậu phộng, hạt sen, gạo, thịt gà, bí đỏ…

Thực phẩm nên tránh:

Chất béo như bơ, các món xào, chiên nhiều dầu mỡ, thịt xông khói, bánh kem… (vì đây là những thực phẩm cản trở tiến trình tổng hợp tryptophan); Không dùng cà phê và các loại nước ngọt chứa cafein như pepsi, coca…; Không hút thuốc lá…

Ngoài chế độ ăn hợp lý việc tập luyện dưỡng sinh, đi bộ, tránh công việc căng thẳng…là quan trọng vì đây là nhân tố giúp ngủ sâu và ngon giấc hơn.

{/tabs}

benhvathuoc.com