Bệnh nhiệt miệng (aphthous ulcer)

940

TỔNG QUAN VỀ NHIỆT MIỆNG


Nhiệt miệng là tên gọi theo dân gian , thực chất bệnh là viêm loét niêm mạc miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau , thường là loét áp – tơ ( aphthous ulcer ) .

Biểu hiện của bệnh là : trong niêm mạc miệng xuất hiện một hoặc nhiều đốm trắng to 1 – 2 mm , đốm trắng to dần hơi mọng nước , vài ngày sau đồng loạt vỡ ra tạo thành vết loét . Vết loét to dần , có khi tới 10 mm làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp . Nếu không có biến chứng vết loét tự lành sau 10 – 15 ngày rồi lại tái diễn đợt khác tương tự

Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 10 % dân số ở các mức độ khác nhau : Từ trong đời chỉ bị 1 – 2 lần , thỉnh thoảng bị một đợt kéo dài khoảng 1 tuần rồi khỏi , đến thường xuyên bị với thời gian khỏi rất lâu ( có khi hàng nửa tháng ) , trong tháng chi có một vài ngày miệng bình thường còn hầu như trong miệng lúc nào cũng có vết loét ở các cấp độ khác nhau làm ảnh hưởng đến ăn uống sinh hoạt và giao tiếp

Về điều trị :Có nhiều phương pháp chữa khác nhau :

– Theo kinh nghiệm dân gian : sử dụng các thực phẩm có tính mát như : chè đậu đen trà xanh , rau má , bột sắn dây ….

– Uống các thuốc thảo dược theo kinh nghiệm dân gian , súc miệng vệ sinh răng miệng bằng các thuốc sát khuẩn , kiêng ăn các thứ cho là nóng …

– Khám bệnh : các bác sỹ thường kê đơn kháng sinh , vi tamin PP . B2 ..

– Uống các thuốc chữa bệnh nhiệt miệng theo đông y :  an thảo , khẩu viêm thanh …Các phương pháp trên đôi khi có hiệu quả ở những trường hợp nhẹ , hoặc bệnh tự khỏi theo chu trình tiến triển , nhưng cũng có nhiều người đã sử dụng tất cả các phương pháp trên nhưng không hề thuyên giảm

-Phương pháp mới :Tạo màng ngăn cách vết loét với nước bọt và dịch thức ăn

Các vết loét trong miệng rất lâu lành là do thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn , phương pháp mới này đề ra là bôi thuốc tạo màng phủ kín lên vết loét để tạo điều kiện cho chóng lành vết thương ( tương tự như băng bó vết thương ở ngoài da )

Phương pháp này được đưa ra bởi bác sỹ Đỗ Hữu Thảnh (  03503926483  – 01674198250 Email : thanh.do52@gmail.com This e-mail address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it )

Cụ thể phương pháp  này là : Dùng thuốc bôi trực tiếp lên vết loét ( phối hợp 4 loại thuốc : Sulfamethoxazon , Trimethoprim , Serathiopeptit và hoạt chất tạo màng ngăn ) , thuốc là dạng bột nhưng vào trong miệng gặp nước bọt và huyết tương rỉ ra từ vết loét mà tạo thành màng đủ sức chịu được sự tấn công của nước bọt từ 6 – 8 giờ , cứ 6 – 7 giờ bôi thuốc 1 lần sẽ tạo được màng ngăn cách vết loét với dịch khoang miệng , đồng thời thuốc có tính cản khuẩn – tiêu viêm ( thuốc không có kháng sinh ) từ đó làm cho vết loét nhanh lành

Vết loét sau 2 – 3 ngày bôi thuốc được phủ kín bằng một màng ngăn làm cho việc ăn uống gần như bình thường không thấy xót và đau nữa . ở bên dưới là một lớp tổ chức tân tạo phủ gần kín vết loét làm lành tổn thương . Trong thuốc có thuốc kháng viêm phi steroit ( serathiopeptit ) , tác dụng của thuốc là kháng viêm tại chỗ đồng thời ngăn chặn phản ứng tự miễn là nguyên nhân gây nên ổ hoại tử rồi từ đó hình thành vết loét trong bệnh nhiệt miệng . Kết hợp điều trị bổ trợ bằng kháng sinh ( nếu thấy cần  thiết ) , uống vitamin , cải thiện tình trạng cơ thể , xem xét và điều chỉnh chế độ ăn uống – sinh hoạt – lao động …
Thực tế đã kiểm chứng : chỉ sau 6 – 7 lần bôi thuốc là đã thấy hiện tượng lành vết loét , đặc biệt sau 1 – 2 lần bôi thuốc là ăn mặn đã không xót ( do thuốc tạo màng ngăn ) . Tiếp tục điều trị khi bệnh tái phát ( do đặc tính của bệnh là tái diễn từng đợt , chỉ bôi thuốc  lúc bệnh có biểu hiện viêm loét ) thấy biểu hiện bệnh nhẹ và thưa dần rồi khỏi sau 4 – 5 đợt chữa toàn diện như trên .
Riêng các lần tái phát sau không bôi thuốc ngay khi mới thấy vết loét mà để 2 – 3 ngày sau , khi đó vết loét rõ hẳn mới bôi thuốc thì tác dụng ngừa tái phát tốt hơn , còn tác dụng nhanh lành vết loét không thay đổi

NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH

Hiện nay về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh “ nhiệt miệng ” chưa thực sự rõ ràng , chưa có nhiều nghiên cứu sâu về căn nguyên và cơ chế sinh bệnh cũng như liệu trình điều trị , cho nên có nhiều thuyết trình về nguyên nhân của bệnh theo các quan điểm khác nhau

Có thể tóm tắt như sau :

1- Theo quan điểm của y học cổ truyền :

– Y học phương đông cho rằng nhiệt miệng thuộc chứng “khẩu cam” , bệnh phát sinh do hoả độc, nhiệt độc,thấp nhiệt ở tỳ, vị, tâm, can, thận; hay gặp nhất là ở tỳ vị. Hoả độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ. từ đó : Phương pháp chữa trị nhiệt miệng theo Đông Y là thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm, lương huyết. Các bài thuốc cổ phương như Thanh vị tán, Cẩm liên xích đạo thang, Địa hoàng cốt bì thang,…là những bài thuốc chữa trị và ngăn ngừa tái phát bệnh nhiệt miệng. Các bài thuốc này phối hợp các vị thuốc theo nguyên lý Y học cổ truyền như: Hoàng liên, Sinh địa, Bạch mao căn, Đương qui, Đan bì,… có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, chữa viêm loét miệng, lưỡi, nhiệt miệng, viêm lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng, phòng bệnh tái phát. Kháng sinh thực vật chứa trong Hoàng liên ; Đương qui, Sinh địa cung cấp các vitamin khoáng chất thường bị thiếu trong bệnh nhiệt miệng, giúp cho sự tái tạo niêm mạc miệng nhanh chóng. – Phối hợp với các phương pháp chữa trị trên, cần hạn chế các đồ cay, nóng như gừng, ớt,…

2- Theo y học hiện đại :

– Người ta nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh bệnh như: áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm ; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng

– Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan , các chất độc ( chủ yếu là kim loại nặng như Asen , chì … ) tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa ( chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét ( nhiệt miệng )

– Bệnh có nhiều liên quan đến hệ thống miễn dịch của cơ thể , bệnh mang tính chất tự miễn , tức là tự cơ thể hình thành dị nguyên ( có một số trường hợp liên quan đến độc tố tồn tại nhiều trong máu , chức năng khử độc của gan kém ) , rồi cơ thể lại phải tự sinh ra kháng thể để dung giải chất độc đó đi , phản ứng này sinh ra ổ hoại tử , từ đó vỡ ra hình thành nên vết loét , đồng thời vết loét lại thường xuyên bị ướt do nước bọt cộng với dịch thức ăn phức tạp cho nên rất lâu lành

– Nhiễm khuẩn: Do mất cân bằng sinh học của tạp khuẩn trong miệng bao gồm: các vi khuẩn ái khí, kỵ khí và nấm cộng sinh.

– Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị áp-tơ ( nhiệt miệng ) trong thời kỳ sau đẻ, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.

– Một số yếu tố nguy cơ: Thiếu hụt các chất tạo máu: iron, folic acid, vitamin B12. – Bất thường miễn dịch.

– Nhiễm khuẩn: herpes simplex virus (HSV), human herpesvirus (HHV), varicella-zoster virus (VZV), cytomegalovirus (CMV), Streptococcus sanguis, Helicobacter pylori,…

Tóm lại :

Nhiệt miệng có liên quan đến tính tự miễn và rối loạn thể dịch do ( Hàm lượng các chất trong máu thay đổi , các chất có hại trong máu nhiều … ) Hiện tượng này lại là hệ quả của một số bệnh toàn thân khác như chức năng khử độc của gan – thận , chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt …, tâm lý căng thẳng( stress ) , Thay đổi đột ngột chế độ ăn uống sinh hoạt , môi trường sống ( chủ yếu là nguồn nước ) có nhiều độc chất kim loại nặng , nghề nghiệp độc hại …

benhvathuoc.com