Bệnh phổi

890

Phổi là một bộ phận trong cơ thể với vai trò chính yếu là trao đổi các khí – đem ôxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, và điôxít cacbon từ động mạch phổi ra ngoài. Ngoài ra phổi cũng có một số khả năng thứ yếu khác, giúp chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Phổi cũng là một nơi lưu trữ máu.

{tab=Cơ thể học}

Trong con người, phổi gồm có hai buồng phổi nằm bên trong lồng ngực, được bao bọc bởi các xương sườn chung quanh, phía dưới có cơ hoành ngăn giữa phổi và các cơ quan trong bụng như gan, dạ dày, lá lách. Giữa hai buồng phổi là khí quản (1) – là ống dẫn khí chính. Khí quản phân ra hai nhánh phế quản chính (2) (3). Quả tim nằm giữa hai phổi (trung thất), hơi trệch về bên trái.

Buồng phổi bên trái có 2 thùy (trái-trên (5a), trái-dưới (5b)), bên phải có 3 thùy (phải-trên (4a), phải-giữa (4b) và phải-dưới (4c)). Mỗi buồng phổi có một phế quản chính, một động mạch (8) và hai tĩnh mạch – những ống dẫn này chia như nhánh cây chi chít từ lớn ở giữa ngực (trung thất) đến cực nhỏ phía ngoài cùng của buồng phổi – kèm theo là các dây thần kinh và mạch bạch huyết.

Những ống dẫn khí lớn hơn như khí quản và phế quản lớn được nhiều vành sụn giữ cho cứng và có ít cơ trơn. Bên trong các ống có lát màng tế bào tiêm mao và một lớp màng nhầy mỏng trên các tế bào này. Chất nhầy giữ bụi, hạt phấn và các chất bẩn khác. Qua chuyển động của tiêm mao, chất bẩn bám theo màng nhầy được đẩy lên và đưa vào thực quản nuốt xuống dạ dày theo nước miếng.

{tab=Hen phế quản}

Bệnh suyễn (Asthma) là bệnh về hệ hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng được kích thích bởi sự tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao, hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Sự rối loạn có tính mạn tính đường hô hấp tạo ra sự phản ứng với các kích thích khác nhau, xác định là sự phản ứng quá lố ở cuống phổi, viêm, gia tăng sự tạo đờm và sự nghẽn đường thở từng cơn. Triệu chứng của suyễn có thể xếp từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng, có thể điều chỉnh bằng sự kết hợp của nhiều lọai thuốc hay thay đổi lối sống.

Sự quan tâm cộng đồng trên thế giới đặc biệt tập trung vào bệnh suyễn vì sự phổ biến của nó, 1 trong 4 trẻ ở thành thị bị nhiễm.[1] Dễ bị nhiễm suyễn có thể giải thích bằng yếu tố di truyền, nhưng không có mẫu hình kế thừa nào được tìm thấy. Suyễn là một bệnh lý phức tạp ảnh hưởng đến nhiều yếu tố di truyền, phát triển và môi trường, tác động qua lại tạo nên một tình trạng tổng thể. Signs and symptoms

Giới chuyên môn phân ra làm hai dạng là hen mạn tính và hen cấp tính.

Dấu hiệu và triệu chứng

Tính trạng cấp tính trầm trọng của suyễn được dân gian gọi là lên cơn hen. Dấu hiệu đơn giản của 1 cơn hen suyễn là thở dồn dập, và thở khò khè, triệu chứng sau được xem là dấu hiệu thường thấy.[2] Ho từng cơn tạo ra đờm trong có thể là triệu chứng. Sự tấn công thường là bất chợt; có dấu hiệu thắt ngực, thở khó khăn và việc thở khò khè diễn ra (thường là cả lúc hít và thở).

Dấu hiệu của từng cơn hen là thở khò khè, thở gấp, thở ra nhiều, nhịp tim nhanh, tiếng từ trong cuống phổi, và sự thu hẹp quá lố của phổi. Trong một cơn hen suyễn nghiêm trọng, cần nhiều cơ hô hấp có thể được sử dụng, các mô giữa lồng ngực được kéo về hai bên và bên trên xương ức và xương đòn, và hiện diện của sự trái ngược của nhịp tim (tim đập yếu lúc hít vào và mạnh khi thở ra)[2] Trong một cơn nguy trọng, người bệnh suyễn có thể xanh xao vì thiếu oxy và có thể bị đau ngực hay mất tri giác. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và có thể dẫn đến cái chết. Mặc dù sự nghiêm trọng của các triệu chứng giữa từng cơn lên hen, giữa các cơn lên hen người mắc bệnh rất ít biểu hiện bệnh.

Chữa trị

Cách chữa trị hiệu quả nhất đối với suyễn là xác định kích thích dị ứng, như là thú nuôi hay là thuốc aspirin, và giới hạn hay ngăn ngừa sự tiếp xúc với chúng. Làm bớt nhạy cảm đã được thử, nhưng không tỏ ra có hiệu quả. Đối với các bệnh về hệ hô hấp, hút thuốc có ảnh hưởng đến suyễn ở khía cạnh nào đó, gồm cả sự tăng tính nghiêm trọng của triệu chứng, mau suy giảm chức năng phổi, giảm sự phản ứng với các thuốc ngăn ngừa.[3] Người mắc suyễn hút thuốc cần nhiều thuốc hơn để có thể điều khiễn căn bệnh của họ. Hơn nữa, sự tiếp xúc, của cả người không hút thuốc và người hút thuốc với người gián tiếp hút có dễn đến sự thiệt hai.[4] Ngừng hút hay tránh người hút được khuyến khích với người bệnh suyễn.
Các phương thuốc đặc trị khuyên dùng cho bệnh nhân suyễn phụ thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của căn bệnh và tần xuất của triệu chứng. Các cách đặc trị cho suyễn phân loại là các thuốc giảm, thuốc ngăn ngừa và thuốc trị trong trường hợp nguy cấp. Bản chuyên gia 2: Hướng dẫn cho chẩn đoán và quản lý suyễn (EPR-2)[5] của chương trình giáo dục và ngăn ngừa suyễn quốc gia Mỹ, và hướng dẫn của Anh về kiềm chế suyễn[6] sử dụng rộng rãi và được khuyến khích của các bác sĩ. Thuốc làm giãn cuống phổi được khuyến khích cho các điều trị tạm thời cho tất cả các bệnh nhân. Đối với bệnh nhân thỉnh thoảng lên cơn hen, không cần thuốc khác để trị. Với các bệnh nhân dai dẳng nhưng mang tính chất nhẹ (hơn 2 lần 1 tuần), glucocorticoids hít liều thấp – hay các thay thế,thuốc uống trị viêm, thuốc cân bằng tế bào hạch, Ancaloit trà – có thể được cung cấp. Với các bệnh nhân mắc bệnh thường ngày, glucocorticoid liều cao chung với β-2 tác dụng tế bào có thể được chỉ định; ancaloit trà và chất phụ trợ leukotriene có thể thay thế cho β-2. Trong cơn suyễn nguy cấp, glucocorticoids có thể thêm vào các cách xử lý trên trong khi lên cơn.

Với những người lên cơn suyễn trong khi vận động thể thao, hít thở khí lạnh khô có thể làm xấu thêm cơn suyễn. Với lý do trên, hoạt động mà bệnh nhân cần nhiều không khí lạnh, như trượt tuyết băng đồng, có thể làm xấu tình trạng suyễn, trái lại bơi trong nhà, hồ bơi ấm, với khí trời ấm và ẩm, thường ít gây ra phản ứng.

Các thuốc chuẩn để khống chế bệnh hen là chủ chủ vận beta và corticoid, dùng dưới dạng hít để giải phóng thuốc ở vị trí mong muốn

* Các thuốc beta làm giản cơ trơn ở phế quản do kích thích có chọn lọc các thụ thể beta2 gây tiết adrenalin, các thuốc chủ vận beta2 tác dụng ngắn như salbutamol hay terbutalin là những thuốc dùng ban đầu được lựa chọn. Ở dạng hít, thuốc có thể tác dụng giãn phế quản ngay lập tức. Các thuốc chú vận beta2 tác dụng kéo dài như salmeterolxinafoat dành cho bênh nhân đã có tiến bộ trong điều trị dự phòng chống viêm
* Các thuốc corticoid với tính chất chống viêm, có tác dụng làm giảm phản ứng dị ứng của phế quản và phải dùng đều đặn để có lợi ích tối đa như aminophylin, theophylin, ipatropium bromid, nedocromil, zafirlukast, zileuton

1.Đối với bệnh hen mạn tính:

Giới chuyên môn khuyên bệnh nhân tránh hút thuốc, tránh các dị ứng nguyên (như phấn hoa,…), và tránh dùng các thuốc co thắt phế quản, hoặc bệnh nhân bị hen do thuốc aspirin và thuốc chống viêm phi steroid gây nên thì phải tránh dùng các thuốc này. Các hướng dẫn của giới chuyên khoa Anh, Mỹ sớm dùng thuốc chống viêm và sau đó giảm dàn càng cách xa càng tốt

Cách điều trị bệnh hen mạn tính nên xem xét lại sau mỗi 3-6 tháng và nếu bệnh đã được kiểm soát, thì nên giảm dần việc điều trị

2.Đối với bệnh hen cấp tính:

Bệnh hen nặng cấp tính có thể đe dọa tính mạng nên điều trị càng sớm càng tốt và bắt buộc nhập viện, cách dùng thuốc như sau: – Trước tiên cần thở oxy với tốc độ lưu lượng cao – Dùng liều cao các thuốc chủ vận beta2 ở dạng hít (như salbutamol hoặc terbutalin) – Khi có nguy cơ đe doạ tính mạng, có thể dùng thêm các thuốc ipatropium bromid và aminophylin – Bệnh nhân ở tình trạng thờ thẫn, mất ý thức hay ngừng thở cần thông khí dưới áp suất từng đợt
Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh hen
* Khi dùng thuốc có tác dụng chọn lọc cường beta2 của khí quản có thể gây tác dụng không mong muốn như: đánh trống ngực làm tim đập nhanh và mạnh, run cơ, rối loạn tiêu hoá, quen thuốc
* Theophylin và dẫn xuất gây tác dụng không mong muốn như: mất ngủ, bồn chồn, đánh trống ngực
* Nedocromil mặc dù dễ dung nạp nhưng cũng có phản ứng phụ như: nhức đầu, buồn nôn, khó chịu ở bụng, đắng miệng
* Zafillukast dễ dung nạp nhưng cũng gây phản ứng phụ như: nhức đầu, rối loạn tiêu hoá, đau toàn thân, đau cơ, sốt
* Zileuton có thể làm tăng trị số của men gan, rối loạn ở dạ dày-ruột, đau đầu, mẫn ngứa

Ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi bị hen dị ứng không kiểm soát đầy đủ, sử dụng phối hợp kháng thể đơn dòng kháng IgE omalizumab (Xolair, Novartis) làm giảm đáng kể cơn hen về mặt lâm sàng và thuốc được dung nạp tốt.

* Omalizumab

{tab=Ung thư phổi}

Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 80%) và nó thường phát triển và lan chậm hơn. Có ba loại ung thư không phải tế bào nhỏ chủ yếu. Chúng được đặt tên theo loại tế bào từ đó ung thư phát triển: ung thư biểu mô tế bào vẩy (còn được gọi là ung thư dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.

Triệu chứng
* Ho không khỏi và ngày càng nặng hơn.
* Thường xuyên thấy đau ngực.
* Ho ra máu.
* Khó thở, ngạt mũi, khàn giọng.
* Viêm phổi và viêm phế quản tái đi tái lại.
* Phù nề vùng mặt và cổ.
* Mất cảm giác ngon miệng hoặc giảm cân.
* Mệt mỏi.

Những triệu chứng này có thể do ung thư phổi gây ra hoặc cũng có thể do các bệnh lý khác gây ra. Điều quan trọng là phải đến bác sĩ khám bệnh.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi bao gồm các tác nhân gây ung (như khói thuốc lá), bức xạ ion hoá, và nhiễm virus. Sự phơi nhiễm lâu dài với các yếu tố này gây tích tụ các thay đổi trong DNA của mô lát bên trong phế quản của phổi (tức biểu mô phế quản). Khi ngày càng nhiều mô bị tổn thương, cuối cùng sẽ dẫn đến ung thư.[1]

Khói thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi. Các chất độc hại, được gọi là những tác nhân gây ung thư, có trong thuốc lá làm tổn hại tới các tế bào ở trong phổi. Dần dần, những tế bào này có thể trở thành ung thư. Xác suất một người hút thuốc bị ung thư phổi phụ thuộc vào độ tuổi bắt đầu hút thuốc, thời gian hút thuốc, lượng thuốc lá hút trong một ngày và mức độ hít khói thuốc. Ngừng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Những người hút các loại thuốc lá khác và những người hút thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ tương tự.

Radon

Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon và ở một số vùng ở Mỹ người ta còn tìm thấy khí radon ở trong các ngôi nhà. Hút thuốc lá còn làm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi tăng lên cao hơn ở những người đã có nguy cơ mắc căn bệnh này do tiếp xúc với khí radon. Một bộ dụng cụ có bán ở các cửa hàng kim khí cho phép những người chủ nhà đo mức độ khí radon trong nhà của họ. Kiểm tra mức độ khí radon trong nhà là một công việc tương đối dễ dàng và ít tốn kém. Một khi vấn đề về khí radon đã được xử lý thì sự đe doạ của nó sẽ biến mất.
Amiăng
Amiăng (tiếng Pháp: amiante; tiếng Anh: asbestos) là tên gọi của một nhóm các chất khoáng, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Amiang có hai nhóm chính là nhóm amphibole và nhóm serpentine (chrysotile hay còn gọi là nhóm amiang trắng). Nhóm amphibole khi hấp thụ qua đường hô hấp và lưu lại trong phổi rất khó bị đào thải ra ngoài. Các sợi thuộc nhóm amphibole là nguyên nhân chính gây ra các bệnh như ung thư phổi, u trung biểu mô. Hiện nay, các mỏ amiang amphibole đã bị đóng cửa trên toàn thế giới, chỉ một lượng rất nhỏ các sản phẩm chứa nhóm sợi này còn được sử dụng trên thế giới. Nhóm serpentine (amiang trắng) là nhóm sợi khoáng amiang duy nhất được phép trao đổi buôn bán giữa các quốc gia. Amiang trắng khi đi vào phổi sau một thời gian từ 0.3 – 11 ngày sẽ bị phân rã và đào thải ra khỏi cơ thể. Do đó, loại sợi này không gây ra bất kỳ triệu chứng ung thư nào. Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có amiang trắng được phép đưa vào sản xuất.
Ô nhiễm
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi và sự phơi nhiễm với một số chất gây ô nhiễm không khí nhất định, ví dụ như các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hoá thạch khác. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.

Tiền sử bản thân

Một người đã mắc ung thư phổi một lần có nguy cơ mắc ung thư phổi lần hai cao hơn so với một người chưa bao giờ mắc bệnh ung thư phổi. Bỏ hút thuốc sau khi được chẩn đoán ung thư phổi có thể ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư phổi lần hai.

Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi và tìm kiếm những cách thức để phòng chống căn bệnh này. Chúng ta đã biết rằng cách tốt nhất để phòng chống ung thư phổi là bỏ hút thuốc lá (hoặc đừng bao giờ hút). Càng bỏ hút thuốc lá sớm thì càng tốt. Thậm chí nếu bạn đã hút thuóc lá trong nhiều năm thì việc bỏ hút thuốc cũng vẫn không bao giờ là quá muộn.

Chẩn đoán ung thư phổi

Để tìm ra nguyên nhân gây ra những triệu chứng, bác sĩ phải xem xét tiền sử của người bệnh, tiền sử hút thuốc, tiếp xúc với các chất ở môi trường tự nhiên và môi trường lao động, tiền sử ung thư của gia đình. Bác sĩ khám bệnh và có thể cho chụp X quang lồng ngực và làm các xét nghiệm khác. Nếu nghi ngờ ung thư phổi thì xét nghiệm tế bào trong đờm (quan sát dưới kính hiển vi những tế bào lấy từ mẫu dịch nhầy ở phổi khi ho) là một xét nghiệm đơn giản mà có thể có ích cho việc phát hiện ra bệnh ung thư. Để chẩn đoán xác định ung thư phổi, bác sĩ phải nghiên cứu mô phổi. Sinh thiết – việc lấy một mẫu mô nhỏ ở phổi để chuyên gia mô bệnh học quan sát dưới kính hiển vi – có thể cho biết một người có bị ung thư hay không. Một số thủ thuật được thực hiện để có thể lấy được mẫu bệnh nhẩm này:

* Nội soi phế quản. Bác sĩ đưa một ống soi phế quản (một ống nhỏ có nguồn sáng) vào miệng hoặc mũi và luồn xuống khí quản để quan sát các đường hô hấp. Qua ống này bác sĩ có thể lấy các mẫu tế bào hoặc mẫu mô nhỏ.
* Chọc hút bằng kim. Một mũi kim được đâm xuyên qua thành ngực vào khối u để lấy mẫu mô.
* Chọc dịch màng phổi. Dùng kim lấy mẫu dịch bao quanh phổi để tìm tế bào ung thư.
* Mở lồng ngực. Đôi khi cần phải tiến hành phẫu thuật mở lồng ngực để chẩn đoán ung thư phổi. Đây là một đại phẫu thuật được thực hiện ở bệnh viện.

{/tabs}

benhvathuoc.com