Bệnh tim

996

Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2.

{tab=Bệnh học}

Cấu tạo của tim

  • Tim động vật có cấu tạo phức tạp tăng dần theo mức độ tiến hóa của loài. Từ loài bậc thấp có tim 1 ngăn ( như giun đốt ), rồi đến 2 ngăn ở lớp cá, 3 ngăn ở bò sát, 3 ngăn có vách hụt ở bò sát, 4 ngăn ở chim và thú. Kể từ lớp cá, tim có các van tim ngăn giữa các ngăn để giúp máu chảy theo 1 chiều duy nhất.
  • Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim).
  • Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động.

Tim người

im người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi, dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung thất, trước là xương ức, sau là cột xương sống. Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên và 2 tâm thất phía dưới. Cơ tim của tâm thất dày hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi.

Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất phải, tâm thất trái co dồn máu vào động mạch chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch phổi. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ. Van này ở bên phải có ba lá (van ba lá) và bên trái có hai lá (van hai lá). Ở gốc động mạch với tâm thất có van bán nguyệt (do có hình bán nguyệt), còn gọi là van tổ chim giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất.

Tim co dãn theo chu kì, mỗi chu kì gồm ba pha: pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây) và pha dãn chung(0,4 giây)

Bệnh tim là một thuật ngữ chung chỉ các loại bệnh khác nhau liên quan đến tim. Đến năm 2007, bệnh này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các ca tử vong ở Hoa Kỳ, Anh, Canada và Wales,] chiếm 25,4% trong tổng số các ca tử vong ở Hoa Kỳ.

4 dấu hiệu cơ bản của bệnh tim
1. Tiêu hoá kém

Nếu hệ tiêu hoá có sự thay đổi bất thường như thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, kèm theo cảm giác nóng ruột, bực bội, khó chịu, hãy nghĩ ngay tới những vấn đề về tim.

Những rối loạn trong hoạt động của tim là nhuyên nhân làm cho khả năng tiêu hoá của dạ dày giảm đi đáng kể.

2. Đau ngực

Đây là biểu hiện rõ nhất của căn bệnh nhồi máu cơ tim hoặc thiểu năng mạch vành. Những cơn đau ngực bất chợt nhưng kéo dài xảy ra do cơ tim không được cung cấp đủ máu bởi động mạch vành tim.

Triệu trứng đau ngực thường kèm với các hiện tượng:

– Đau vùng giữa ngực hoặc đau bên ngực trái.

– Cơn đau thường kéo dài khoảng 15 phút. Cảm giác đau nhói, hoặc đau râm ran, rất khó chịu.

– Cơn đau có thể lan ra cả vùng cánh tay, đặc biệt là tay trái.
3. Mệt mỏi
Quá trình lưu thông máu qua tim gặp “trục trặc” đã ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút nghiêm trọng làm tăng cảm giác mệt mỏi.

Kết quả là ngay cả khi không làm gì, bạn vẫn cảm thấy mệt. Mệt mỏi tăng lên kèm theo cảm giác đau ngực, buồn nôn khi bạn vận động nhiều. Đây là triệu chứng cơ bản của bệnh suy tim.

4. Khó thở

Sự rối loạn co bóp của tim ảnh hưởng tới phổi, gây ra khó thở. Đây còn là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hẹp van tim và suy tim.

Hiện tượng khó thở thường xuất hiện về đêm, khi làm việc nặng, căng thẳng đầu óc hoặc khi nằm gối quá thấp.

{tab=Các loại bệnh tim}

Bệnh tim mạch vành

Bệnh tim mạch vành là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn đưa đến tình trạng cơ tim và các tế bào xung quanh bị thiếu dưỡng khí. Các tên gọi khác của bênh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ. Loại bệnh phổ biến nhất trong nhóm này là bệnh động mạch vành, mặc dù bệnh tinh mạch vành có thể do nhiều nguyên nhân khác, như xơ vữa động mạch.

Hơn 459.000 người Mỹ chết vì bệnh tim mạch vành mỗi năm. Ở Vương quốc Anh, có 101.000 ca tử vong hàng năm liên quan đến bệnh tim mạch vành.

Nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là “đau tim” (angina).

rước khi có máy ghi điện tim, không thể nào chẩn đoán chính xác được chứng nhồi máu cơ tim. Năm 1772, bác sỹ William Heberden có viết về chứng “đau ngực” nhưng chảng mấy ai hiểu về căn bản nguyên nhân cùa loại bệnh tim mạch này

Năm 1912 James Herrick miêu tả căn bệnh về tim và là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về huyết khối làm nghẽn mạch vành tim. Sau đó mới có khám phá về nguyên nhân chính (màng xơ vữa bị nứt gây tụ máu).

Năm 1956 các cuộc khảo cứu (của nhóm y sĩ Anh) khám phá về các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch – nhất là tác hại của thuốc lá.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành, khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra (thường xảy ra trên nền của bệnh cảnh động mạch vành bị hẹp do mỡ tụ trong thành mạch máu và xơ vữa từ trước). Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.

Triệu chứng

Triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là:

  • Đau ngực: với cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, diễn ra trong khoảng 5–15 phút (khác về thời hạn và độ đau với cơn đau ngực thông thường), thường không quá 1 giờ.
  • Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm hoặc lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái.
  • Các triệu chứng phụ như: vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh.

Nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim lại có biểu hiện không rõ ràng như tiêu chảy, đau bụng, hoặc chẳng hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng – thấy nhiều trong các bệnh nhân đái tháo đường), hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng hôn mê, rối loạn nhịp tim, ngừng tim hay chết bất ngờ …

Chẩn đoán

Vì nhồi máu cơ tim nguy hiểm đến tính mạng và diễn biến nhanh chóng, phương châm chẩn bệnh là tuyệt đối tránh bỏ sót. Bất cứ bệnh nhân nào tuổi trên 45, bị đau ngực (nhất là bên trái) hay khó thở và nhất là có các yếu tố nguy cơ trên, cần phải chứng minh không bị nhồi máu cơ tim trước khi nghĩ đến căn bệnh gì khác. Thường nên đưa vào bệnh viện để theo dõi.

Điện tâm đồ. Đoạn ST nâng lên trong phần II,III, AVF. Nhồi máu phần dưới cơ tim.

Chẩn đoán nhồi máu cơ tim:

  • Bệnh sử: đặc điểm của đau ngực
  • Kiểm tra: các biến đổi trên điện tâm đồ: Nhồi máu cơ tim thường làm ST chênh lên và thay đổi sóng T. Sau khi cơ tim bị hủy thành sẹo, thường có biến đổi sóng Q. Điều cần biết là đôi khi bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng điện tâm đồ vẫn hoàn toàn bình thường. Dựa theo thay đổi của phần nào của điện tâm đồ có thể biết phần nào của tim bị nhồi máu (Zimetbaum & Josephson, 2003):
  1. Vách tim trước (I21.0): V1-V4
  2. Vách tim dưới (I21.1): II, III, F
  3. Vách tim bên (I21.2): I, F, V5, V6
  4. Vách tim sau (I21.2): V1, V2
  • Kiểm tra: các thay đổi về nồng độ men tim và troponin. Khi cơ tim bị thiếu oxygen, màng tế bào của cơ bị rạn nứt và các chất bên trong bị phóng thích vào máu. Nồng lượng trong máu của số chất đặc biệt của cơ tim (“men tim” Creatinine kinase (CK) và Troponin – dạng I hay T) có thể được dùng để chẩn đoán sự hủy hoại cơ tim. Điều cần biết là đôi khi mặc dầu bệnh nhân đang bị nhồi máu cơ tim nồng độ men tim có thể vẫn bình thường trong vài giờ đầu. Do đó, trong khi bệnh nhân nằm tại bệnh viện để theo dõi, điện tâm đồ và nồng độ men tim phải được lập lại sau 6–8 tiếng để xác định bệnh.
  • Kiểm tra: chụp động mạch vành (coronary angiogram) sẽ xác định được mạch nào bị nghẽn. Đây là cách chắc chắn nhất để xác định, định dạng và quyết định phương thức điều trị nhồi máu cơ tim. Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO chẩn đoán xác định bệnh nhồi máu cơ tim phải có hai trong ba tiêu chuẩn sau:
  1. Đau ngực thắt (như trên) trên 20 phút
  2. Thay đổi trên một loạt 2 (hoặc 3) điện tâm đồ (cách nhau vài tiếng)
  3. Men tim tăng (rồi giảm)

Điều trị

Nguyên tắc chính của điều trị là đưa oxygen tới phần cơ tim đang bị tiêu hủy vì mạch nghẽn.

Cấp cứu

Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực[2] cần được điều trị trong phòng cấp cứu.

  • Dưỡng khí oxygen
  • Điện tâm đồ
  • Aspirin: thuốc này có cộng dụng làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.
  • Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân – có nhiều tác dụng: làm thư giãn mạch máu (tăng đường kính mạch máu dễ cho máu đi qua chỗ nghẽn, giảm lượng máu trở về tim phải (bớt công việc cho tim – preload), giảm huyết áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra – afterload)
  • Chống đau: morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)
  • Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp.[3]

Làm thông động mạch vành tim

  • huốc làm tan cục máu đông (thrombolysis)
  • Thò ống thông vào động mạch vành tim, làm nông mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có thể nhét ống căng mạch (cardiac catherization & angioplasty +/- stent).

Giải phẫu ghép động mạch tim

Mục đích của phẫu thuật này tiếp tế máu cho phần tim đang bị khủng hoảng do động mạch khu vực bị nghẽn

Tĩnh mạch từ chân bệnh nhân được cắt lấy và đem lên nối từ động mạch chủ vào phần động mạch phía sau khúc bị nghẽn

Theo dõi

Sau khi qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần nằm một thời gian (2–3 ngày) trong đơn vị điều trị tim hoặc đơn vị điều trị tăng cấp đề phòng để chữa kịp thời những biến chứng như loạn nhịp tim.

Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá sức (thí dụ giao hợp) khoảng một vài tháng. Nhiều địa phương cấm lái xe vài tuần.

Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm.

Phòng ngừa biến chứng khác

Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.

  • aspirin
  • clopidogrel
  • Thuốc ngăn β
  • Thuốc ngăn ACE
  • Thuốc giảm mỡ máu

Viêm cơ tim

Viêm cơ tim là tình trạng viêm, hoại tử hoặc ly giải của tế bào cơ tim gây nên do nhiễm trùng, do bệnh mô liên kết, do nhiễm độc hoặc không rõ nguyên nhân. Các quá trình bệnh lý này ảnh hưởng đến cơ tim kèm hoặc không kèm theo triệu chứng toàn thân. Những biểu hiện thường gặp nhất là suy tim, tuy nhiên đôi khi rối loạn nhịp hoặc đột tử là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Nhiễm virus là nguyên nhân thường gặp nhất của viêm cơ tim.

Nguyên nhân và dịch tễ

Tỷ lệ mắc bệnh của viêm cơ tim không được biết rõ do có nhiều trường hợp viêm cơ tim nhẹ nhàng tự khỏi nên người bệnh và gia đình không nhận thấy. Viêm cơ tim do virus thường xảy ra rải rác, tuy nhiên đôi khi cũng xảy thành dịch. Ở trẻ bú mẹ, viêm cơ tim do virus thường biểu hiện bằng viêm cơ tim cấp tính và rất trầm trọng. Ở trẻ nhỏ (2 đến 5 tuổi) bệnh cũng thường khởi đầu bằng viêm cơ tim cấp nhưng ít nặng nề hơn. Ở trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, bệnh thường không có triệu chứng và trẻ thường đến phòng khám khi đã có biểu hiện bệnh cơ tim giãn, thường là hậu quả của viêm cơ tim virus tiềm tàng trước đó. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất của viêm cơ tim là adenovirus và Coxsackie virus B cùng nhiều loại virus khác nữa.

Sinh lý bệnh

Viêm cơ tim do virus có thể biểu hiện bằng một tình trạng viêm rất đột ngột đặc trưng bằng sự tẩm nhuận tế bào viêm, thoái hóa và hoại tử tế bào cơ tim, sau đó là quá trình xơ hóa của cơ tim. Một hình thức khác của viêm cơ tim do virus là ARN hoặc ADN, vật chất di truyền của virus, có thể tồn tại lâu dài trong cơ tim. Cơ thể chống lại tình trạng này bằng những phản ứng miễn dịch thông qua sự hoạt hóa các tế bào lympho độc tế bào (cytotoxic lymphocytes) và tế bào giết tự nhiên (natural killer cells). Tuy nhiên những phản ứng miễn dịch này cùng với sự phát triển không bình thường của virus lại làm suy giảm chức năng cơ tim mà không có sự tiêu tế bào rõ rệt. Ngoài ra, sự tồn tại của virus có thể làm thay đổi sự biểu hiện kháng nguyên của phức hợp hòa hợp tổ chức chính (major histocompatibility complex) tạo nên sự phơi nhiễm của hệ miễn dịch với những kháng nguyên tân tạo. Sự giải phóng các cytokine như yếu tố ly giải khối u alpha (TNF alpha) và interleukin 1 cũng khởi động những thay đổi bất thường về đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Hậu quả cuối cùng của các quá trình bệnh lý phức tạp trên thường là bệnh cơ tim giãn.

Biểu hiện lâm sàng

Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào lứa tuổi trẻ bị bệnh và vào bản chất cấp tính hay mạn tính của tình trạng nhiễm virus.

  • Trẻ sơ sinh thường biểu hiện bệnh bằng sốt, suy tim nặng, suy hô hấp, tím, tiếng tim nghe xa xăm, mạch yếu, nhịp nhanh, hở van hai lá do vòng van bị giãn rộng, nhịp ngựa phi, nhiễm toan và sốc. Các biểu hiện đi kèm có thể là viêm gan virus, viêm màng não nước trong, và nổi ban. Ở thể tối cấp, trẻ có thể tử vong trong vòng 1 đến 7 ngày kể từ khi khởi bệnh. X quang lồng ngực thường cho thấy tim to một cách bất thường, phù phổi. Đo điện tim có thể thấy nhịp nhanh xoang, điện thế phức hợp QRS giảm, bất thường về đoạn ST cũng như sóng T. Đôi khi rối loạn nhịp là biểu hiển đầu tiên của bệnh. Lúc này các triệu chứng như sốt và tim to gợi ý viêm cơ tim cấp.
  • Ở trẻ lớn hơn viêm cơ tim cấp cũng có thể biểu hiện bằng suy tim xung huyết cấp nhưng thường gặp hơn là suy tim có tiến triển từ từ hoặc tình trạng nhịp nhanh thất xảy ra đột ngột. Ở những bệnh nhân này, tình trạng nhiễm virus cấp tính đã qua và thường đã có tình trạng bệnh cơ tim giãn.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  1. Tốc độ lắng máu là một trong những xét nghiệm phát hiện phản ứng viêm có thể tăng trong viêm cơ tim. Tuy nhiên tốc độ lắng máu có thể tăng trong rất nhiều tình trạng viêm và không do viêm khác. Đây là một xét nghiệm không đặc hiệu.
  2. Các men tim như creatine phosphokinase, lactate dehydrogenase, troponine T, CK-MB, SGOT (AST), SGPT (ALT) có thể tăng trong viêm cơ tim cấp và mạn tính. Tuy nhiên nếu các men này âm tính cũng không loại trừ được tình trạng viêm cơ tim.
  3. Kỹ thuật khuyếch đại chuỗi polymerase (PCR: Polymerase Chain Reaction) có thể phát hiện được bộ gien của virus trong tế bào cơ tim nhưng không phát hiện được ở máu ngoại vi. Kỹ thuật này xác định được loại virus nào gây bệnh. Tuy nhiên đây là kỹ thuật đắt tiền không phải có sẵn ở các cơ sở y tế.
  4. Siêu âm tim phát hiện chức năng co bóp của cơ tim giảm rõ và thường có tràn dịch màng ngoài tim, hở van hai lá và không có tổn thương của mạch vành cũng như các bất thường bẩm sinh khác.
  5. Viêm cơ tim có thể phát hiện được bằng sinh thiết nội tâm mạc. Kỹ thuật này thường đựoc thực hiện bằng thông tim. Sinh thiết nội tâm mạc cũng cho biết các nguyên nhân khác của bệnh cơ tim như bệnh tích trữ, khiếm khuyết ty lạp thể.

Chẩn đoán phân biệt

Các bệnh có thể có biểu hiện giống viêm cơ tim cấp là thiếu hụt carnitine, khiếm khuyết ty lạp thể do di truyền, bệnh cơ tim giãn vô căn, viêm ngoại tâm mạc, xơ chun hóa nội tâm mạc, các bất thường về động mạch vành.

Điều trị

  1. Điều trị viêm cơ tim cấp liên quan đến những biện pháp hỗ trợ trong suy tim nặng. Nếu chức năng co bóp của cơ tim giảm cùng với hạ huyết áp hệ thống thì có thể dùng dopamine hoặc epinephrine. Tuy nhiên tất cả các thuốc gây co bóp tim, kể cả digoxin, đều phải được dùng hết sức thận trọng vì bệnh nhân viêm cơ tim dễ có khuynh hướng bị loạn nhịp với các thuốc này. Digoxin thường chỉ bắt đầu bằng một nửa liều thông thường.
  2. Nếu có tràn dịch màng ngoài tim gây chèn ép tim thì có thể phải chọc tháo dịch.
  3. Thuốc chống loạn nhịp đôi khi phải dùng tương đối mạnh thậm chí có thể phải dùng đến amiodarone đường tĩnh mạch. Ở trẻ lớn có thể đặt dụng cụ tạo nhịp hỗ trợ.
  4. vai trò của corticosteroid trong viêm cơ tim cấp chưa thống nhất. Đôi khi có thể dùng đến thuốc ức chế miễn dịch.
  5. Hiện tại các nghiên cứu về tác dụng của globuline miễn dịch trong điều trị viêm cơ tim cấp đang được tiến hành.

Tiên lượng

Tiên lượng của viêm cơ tim cấp do virus ở trẻ sơ sinh còn rất đen tối: tỷ lệ tử vong lên đến 75%. Những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ nhàng hơn có thể có tiên lượng tốt hơn và y văn cũng đã miêu tả những trường hợp hồi phục hoàn toàn. Tiên lượng của trẻ lớn bị bệnh cơ tim giãn do nguyên nhân virus cũng không khả quan lắm. Những bệnh nhân này tiếp tục có biểu hiện cơ tim giãn, xơ hóa và suy biến chức năng của cơ tim. Ở người lớn có từ 5 đến 10% bệnh nhân tự lui bệnh. Tuy nhiên có đến 50% bệnh nhân chết trong vòng 2 năm và 80% bệnh nhân chết trong vòng 8 năm nếu không được thay tim.

Suy tim

Suy tim ứ huyết (còn gọi tắt là suy tim) là tình trạng tim mất khả năng bơm đủ lượng máu nuôi cơ thể, hoặc cần áp suất làm đầy cao để bơm máu hữu hiệu.

Có nhiều cách phân loại suy tim: theo vùng tim bị ảnh hưởng (suy tim trái, suy tim phải), theo bất thường do co thắt hay dãn nở của tim (suy tim tâm thu, suy tim tâm trương).

Bệnh tim ở phụ nữ

{/tabs}

benhvathuoc.com