Bệnh viêm đường tiết niệu

1494

Bệnh viêm đường tiết niệu

 

{tab=Khái niệm}
Viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn gây viêm nhiễm được gọi là UTI (urinary tract infection). Sự viêm nhiễm này không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của bạn lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu.

Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Triệu chứng:
– Thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu
– Có cảm giác đau buốt khi đi tiểu
– Đau ở bụng dưới và lưng.
Khi sự viêm nhiễm phát triển mạnh thì sẽ tan toả đến thận và dạ con khiến bệnh nhân có các triệu chứng như đau lưng, ớn lạnh, sốt, buồn nôn và nôn.
Để chẩn đoán có phải bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu hay không bạn cần phải làm test kiểm tra. Cách điều trị thông thường đối với bệnh này là sử dụng kháng sinh diệt vi khuẩn. Đặc biệt là cần phải chữa trị dứt điểm và vệ sinh đúng cách nếu không bệnh tái phát lại sẽ nặng hơn và khó chữa hơn.
Để phòng chống bệnh này, bạn có thể kết hợp dùng thảo dược và vệ sinh sạch sẽ để ngăn chặn vi khuẩn viêm nhiễm. Nhà vệ sinh sạch cũng là một nhân tố quan trọng để tránh mắc bệnh UTI. Cần uống nhiều nước mỗi ngày nhưng không được nhịn tiểu bạn nhé.

Nguyên nhân

Viêm đường tiết niệu là căn bệnh phổ biến của người cao tuổi. Bệnh không đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân lúc đầu nhưng có thể nó sẽ gây đau rát và khó chịu. Đặc biệt khi vi khuẩn kháng lại các thuốc thông thường thì tình trạng đau đớn, khó chịu sẽ càng khó chữa hơn. Thường thì phụ nữ gặp vấn đề viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ dùng để chỉ bệnh lý viêm nhiễm xảy ra trên đường tiết niệu. Đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản, bàng quang, và niệu đạo

Bình thường, nước tiểu là vô khuẩn. Nước tiểu không có vi khuẩn, vi rút, không có nấm, nước tiểu chỉ có nước, muối và các chất thải khác. Viêm nhiễm xuất hiện khi một sinh vật bé xíu, thường là vi khuẩn từ đường tiêu hoá, bám vào lỗ niệu đạo và bắt đầu sinh sôi nảy nở. Niệu đạo là một ống mang nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Phần lớn các nhiễm trùng do một loại vi khuẩn, là Escherichia coli (E. coli), thường sống trong ruột.
Trong rất nhiều trường hợp, mới đầu vi khẩn di chuyển vào niệu đạo, khi vi khuẩn sinh sôi nảy nở – nhân lên bội lần, nhiễm trùng bắt đầu xuất hiện. Nếu nhiễm trùng chỉ hạn chế trong niệu đạo thì gọi là viêm niệu đạo. Khi vi khuẩn di chuyển đến bàng quang và sinh sôi ở đó, làm bàng quang bị nhiễm khuẩn, gọi là viêm bàng quang. Nếu viêm nhiễm này không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn có thể di chuyển lên cao hơn, vào niệu quản và sinh sôi tại đó, khi thận bị nhiễm khuẩn thì gọi là viêm thận.

E. coli

Những vi sinh vật dị thường tên là Chlamydia và Mycoplasma cũng có thể gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở cả nam và nữ, nhưng những nhiễm khuẩn này thường chỉ hạn chế ở niệu đạo và cơ quan sinh sản. Không như E. coli, Chlamydia và Mycoplasma có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, và việc chữa trị viêm nhiễm phải được chữa ở cả 2 người.

Hệ thống tiết niệu được cấu tạo để giúp loại bỏ các chất độc hại và gây viêm nhiễm. Niệu quản và bàng quang thường ngăn nước tiểu chảy ngược vào thận, dòng nước tiểu từ bàng quang giúp rửa sạch vi khuẩn khỏi cơ thể. Ở nam giới, tuyến tiền liệt thường sản xuất ra một chất làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Ở cả hai giới nam và nữ, hệ thống miễn dịch cũng có chức năng ngăn chặn viêm nhiễm. Tuy nhiên, dù có hệ thống miễn dịch như vậy nhưng viêm nhiễm vẫn có lúc xảy ra.

Các yếu tố thuận lợi cho viêm đường tiết niệu xảy ra là: sỏi đường tiết niệu, ứ trệ nước tiểu do u, phì đại tuyến tiền liệt, sinh hoạt tình dục với người bị bệnh đường sinh dục – tiết niệu mà không dùng phương pháp bảo vệ; những người bị mắc các bệnh như: đái tháo đường, suy giảm miễn dịch; người già yếu, suy kiệt…..

Viêm đường tiết niệu rất dễ bị tái phát nếu không điều trị dứt điểm và tận gốc, vì vậy phải tuân thủ điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.

Dược sỹ Thu Giang

{tab=Viêm tiết niệu ở trẻ em}

Viêm tiết niệu ở trẻ em Trẻ viêm tiết niệu có thể biểu hiện sốt nhẹ, hoặc sốt kéo dài, đôi khi sốt cao. Có khoảng 10-15% số trẻ không sốt mà thân nhiệt lại giảm; trẻ biếng ăn, bỏ chơi, nôn hoặc tiêu chảy…
Nguyên nhân

Ở bé gái do cấu tạo sinh lý là niệu đạo ngắn, lỗ tiểu lại gần với hậu môn cho nên rất dễ bị lây nhiễm bởi các vi sinh vật từ phân lây sang. Ở bé trai có một số do dị dạng ở đường tiểu, nhất là hiện tượng hẹp bao quy đầu làm cho nước tiểu thường xuyên bị ứ lại, gây viêm đường tiết niệu ngược dòng. Một số trẻ không mặc quần hoặc mặc quần thủng đít, hoặc lăn lê trên mặt đất cũng rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Sử dụng bỉm không đúng quy cách, nhất là mỗi khi cả phân và nước tiểu lẫn lộn với nhau cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu rửa hoặc lau hậu môn cho trẻ mà rửa từ sau ra trước thì vô tình sẽ đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các trẻ em gái.

Căn nguyên gây viêm đường tiết niệu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn E.coli. Vi khuẩn này có nhiều trong phân của người, động vật, phân bố khắp nơi và rất dễ lây nhiễm cho con người nếu vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân chưa tốt.
Phòng tránh

Mỗi khi thấy con mình sốt (dù là sốt nhẹ) các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan và xem thường. Khi trẻ sốt kéo dài không rõ nguyên nhân; ăn, ngủ, chơi kém thì cần cho trẻ đi khám bệnh, bởi có thể do viêm đường tiết niệu. Không nên đóng bỉm một thời gian dài mới thay và luôn kiểm tra bỉm của trẻ, đề phòng trẻ vừa tiểu vừa đi ngoài làm lây lan vi khuẩn gây bệnh sang đường tiết niệu.

Hằng ngày, nếu thấy trẻ hay sờ tay vào chỗ kín hoặc bé trai đi tiểu bị phồng ở bao quy đầu thì phải cho trẻ đi khám xem có bị hẹp bao quy đầu hay không; bởi vì hẹp bao quy đầu rất dễ bị viêm đường tiết niệu. Cần tập thói quen cho trẻ đi tiểu tự chủ và không để trẻ đái dầm bằng cách trước khi trẻ đi ngủ cần cho đi tiểu. Mỗi lần vệ sinh cho trẻ sau khi đi ngoài hay đi tiểu cần lau giấy vệ sinh hoặc rửa nước từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn vào lỗ tiểu, nhất là các bé gái.

Cần cho trẻ uống đủ nước hằng ngày, ăn thêm rau, hoa quả để tăng lượng nước giúp cho hệ thống bài tiết nước tiểu của trẻ tốt hơn. Khi nghi ngờ trẻ bị viêm đường tiết niệu, cần cho trẻ đi khám để trẻ được điều trị nhằm tránh biến chứng như nhiễm trùng huyết hoặc viêm thận dẫn đến suy thận.

BS Bùi Khắc Hậu

{tab=Thuốc chữa bệnh}

+ Cần uống nhiều nước, khoảng hai lít mỗi ngày, để làm tăng lượng nước tiểu giúp thải vi khuẩn ra khỏi đường niệu. Cũng có thể uống nước sắc râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, tua rễ đa, nước rau cải… là các chất gây lợi tiểu nhẹ. Nếu viêm đường tiết niệu chỉ ở mức độ nhẹ (đi tiểu 5 lần một ngày, ít buốt, mới bị 1-2 ngày) có thể chỉ uống nhiều nước cũng khỏi được.

+ Sử dụng kháng sinh loại đào thải chủ yếu qua thận, nên chọn kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gram âm, chẳng hạn có thể uống một trong hai loại thuốc sau: trimethoprim với liều dùng cho người lớn (trên 16 tuổi) là 100mg/ngày, chia làm hai lần uống. Hoặc ofloxaxin viên 400mg, mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần. Không dùng ofloxaxin cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc gây chậm phát triển sụn.

+ Nếu đái buốt nhiều thì có thể uống thêm các thuốc làm giãn cơ trơn như nospa viên 40mg, mỗi ngày uống 4 viên chia làm hai lần.

Các thuốc trên uống trong khoảng 5-7 ngày, nên uống lúc đói để thuốc được hấp thu tốt hơn. Điều quan trọng nữa là cháu cần đề phòng bệnh tái nhiễm. Vì lỗ niệu đạo rất gần hậu môn, nên các vi khuẩn từ đường tiêu hóa dễ xâm nhập vào niệu đạo. Niệu đạo phụ nữ ngắn và thẳng hơn nam giới, nên vi khuẩn dễ xâm nhập hơn, vì thế hay gặp viêm đường tiết niệu ở phụ nữ hơn là nam giới. Để đề phòng bệnh, cần giữ vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn (đoạn giữa hậu môn và cơ quan sinh dục) bằng cách rửa bằng xà phòng mỗi ngày một lần. Với phụ nữ, khi rửa nên phun nước từ phía trước ra phía sau, đồng thời cần uống đủ nước theo nhu cầu hằng ngày.

Một số loại quả quen thuộc giúp bạn phòng và chữa căn bệnh này:
1. Nước ép trái cây nam việt quất rất giàu các loại vitamin và chất chống oxi hoá sẽ chống lại sự viêm nhiễm ở đường tiết niệu. Người bệnh nên uống 3-4 cốc nước ép nguyên chất (không pha loãng) trong vài ngày sẽ thấy có tác dụng cải thiện ngay.
2. Nước cam cũng rất giàu vitamin C. Trộn nước cam với nước dừa non sẽ rất lợi tiểu trong trường hợp bạn ít đi tiểu, viêm nhiễm đường tiết niệu và các chứng đau khác do viêm nhiễm gây ra. Uống ngày hai lần sẽ rất tốt cho bạn.
3. Nước chanh pha với chút đường và muối cũng có tác dụng tương tự vì loại quả này rất giàu vitamin C.
4. Nho tươi giàu oxalic, recemic, axit malic, tartaric và chất ozolize. Ăn nhiều nho thường xuyên giúp bạn chống lại sự hình thành sỏi thận trong bàng quang, ngăn cản axit trong nước tiểu và đi tiểu ít. Khoảng 30g nước lá nho kết hợp với một lượng tương đương nước cà rốt uống hàng ngày sẽ ngăn cản sỏi thận.
5. Một quả chuối mỗi ngày sẽ giúp bạn tránh bí tiểu, viêm bàng quang, viêm thận… Tuy nhiên chuối không chữa trong trường hợp thận hư vì nó chứa hàm lượng kali cao.
6. Hạt dưa hấu, phương thuốc cổ truyền Ấn Độ, có chứa glucozit được gọi là Cucurbotrine, có tác dụng trị tiểu ít, đi tiểu buốt, đau…. Chế biến bằng cách xay nghiền hạt và lọc lấy nước, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 thìa.
Ngay cả trong việc sử dụng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoathì việc kết hợp với cách sử dụng các loại quả trên cũng sẽ giúp đạt được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. Đồng thời các loại quả này cũng giúp loại bỏ độc tố do kháng sinh gây ra.

Thuốc trị nhiễm khuẩn niệu trẻ em

Nhiễm khuẩn niệu trẻ em chiếm khoảng 7% ở bé gái và 2% ở bé trai dưới 6 tuổi. Đa số do vi khuẩn ngược dòng với nước tiểu. Đối với trẻ dưới 12 tháng, đa số do vi khuẩn từ đường máu. Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu thường là Escherichia Coli (60 – 80%), kế đến là Proteus (gặp ở bé trai hoặc ở bệnh nhi có sỏi thận), Klebsiela, Enterococcus và các Staphylococcus. Táo bón mạn, bàng quang không ổn định làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu trẻ em…

Thuốc điều trị thường dùng

Nhiễm khuẩn niệu thường do bội nhiễm nhiều loại khuẩn. Trong lúc chờ kết quả cấy nước tiểu, cấy máu (để xác định khuẩn), dùng kháng sinh phổ rộng. Sau khi có kết quả kháng sinh đồ, dùng kháng sinh tùy theo sự đáp ứng. Nếu sau 2 ngày dùng, triệu chứng không cải thiện thì cấy lại máu, làm thêm xét nghiệm hình ảnh. Dùng kháng sinh ngắn ngày (3 – 5 ngày) cho hiệu quả như dùng kháng sinh dài ngày (7 – 14 ngày). Sau đợt dùng kháng sinh, không cần cấy lại nước tiểu (vì đa số trường hợp đều âm tính). Có thể chọn một trong các kháng sinh dưới đây với liều khuyến cáo:

– Amoxicilin: Có phổ kháng khuẩn rộng, mạnh và vững bền hơn penicillin, ampicilin trong đó có tác dụng mạnh trên Escherichia Coli, Proteus, Enterococcus, nên dùng trong nhiễm khuẩn niệu, đặc biệt là cho trẻ dưới 2 tuổi.

– Các cephalosporin: Là kháng sinh phổ rộng. Tùy theo sự đáp ứng mà chọn một trong các loại: cephalexin, cefprozil, cefpodoxim, cefixim…

– Loracarbef (lorabid): Là kháng sinh tổng hợp thuộc nhóm betalactam gọi là carbacephem, đôi khi xếp vào nhóm cephalosporin, có tác dụng trên Escherichia Coli và các Staphylococcus (aureus, pneumoniae, pyogenes) nên dùng trong nhiễm khuẩn niệu (và cả trong nhiễm khuẩn hô hấp); tương tự như cefaclo nhưng ổn định hơn về mặt hóa học. Thuốc có thể gây dị ứng, có khi gây sốc phản vệ, tiêu chảy (hay gặp ở trẻ dưới 12 tuổi), làm thay đổi vi khuẩn ở đại tràng, tăng vi khuẩn C. dificile , gây viêm đại tràng giả mạc dẫn đến tiêu chảy, sốt, thậm chí gây sốc; ngoài ra còn gây buồn nôn, đau bụng, phát ban, xét nghiệm gan có bất thường, đau đầu, chóng mặt.

– Sulfisoxazol (tên khác sulfafurazol): Là sulfamid có nhóm thế oxazol, kháng các khuẩn gram âm và dương, dùng trong nhiễm khuẩn niệu. Không dùng với người mẫn cảm với sulfamid, trẻ dưới 2 tuần tuổi, trẻ đẻ non dưới 2 tháng tuổi.
Thuốc dự phòng tái phát

Tỷ lệ tái phát ở trẻ dưới 5 tuổi khoảng 12%, riêng trẻ dưới 6 tháng tuổi là 18,6%. Dùng kháng sinh dự phòng có thể giảm sự tái phát. Chọn một trong các kháng sinh dưới đây, dùng theo liều khuyến cáo (thường thấp hơn liều trong điều trị).

– Acid nalidixic (negram): Là kháng sinh quinolon thế hệ đầu tiên, có phổ kháng khuẩn rộng, song chủ yếu trên các gram âm Escherichia Coli, Proteus, Klebsiela nhưng kháng với các gram âm (Enterococcus, Staphylococcus) nên dùng trong nhiễm khuẩn niệu do vi khuẩn gram âm. Không làm mất cân bằng sinh thái vi khuẩn đường ruột (ưu điểm hơn loracarbef nói trên). Thuốc bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa không hoạt tính (80 – 90%) nhưng còn dạng không biến đổi và dạng biến đổi có hoạt tính vẫn có nồng độ 25 – 250microgam/ml (sau khi uống 1gam), đủ sức để ức chế các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn niệu (nồng độ cần thiết gây ức chế là 16 microgam/ml). Thuốc có thể gây tích lũy, đặc biệt ở người suy chức năng gan, thận, thiếu men G6PD; nghi ngờ gây hỏng sụn khớp của trẻ nhỏ, vì vậy không dùng cho trẻ suy chức năng gan thận, thiếu men G6PD, dưới 3 tuổi. Ở liều điều trị, ít khi gây tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng quá liều thì có thể gây loạn tâm thần nhiễm độc, co giật, tăng áp lực nội sọ, tăng acid chuyển hóa, nôn, buồn nôn.

– Nitrofurantoin: Kháng và sát khuẩn đường niệu có thể gây ra rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, ăn kém ngon (nhất là dùng lúc đói), sốt, đau cơ, nhức đầu, khô miệng, chóng mặt, tăng bạch cầu, khó thở, có triệu chứng giống hen, rụng tóc, ban đỏ toàn thân. Dùng kéo dài có thể gây các phản ứng cấp mạn ở phổi (viêm kẽ phổi lan tỏa, xơ hóa phổi), bị viêm gan (nếu dùng nhiều năm), bị thiếu máu, tan máu (khi thiếu enzym G6PD). Hiện ít dùng do có các thuốc tốt và an toàn hơn.

– Methenamin (hexaminum): Là chất dị vòng có tính sát khuẩn (do sinh ra formaldehyt). Dùng dưới dạng hipurat hay mandelat trong nhiễm khuẩn niệu. Có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, ban đỏ, protein hay huyết – niệu. Không dùng cho người viêm thận.

Lưu ý: Nếu trước đó, trẻ có dùng kháng sinh (do dùng trong bệnh khác), sự phơi nhiễm kháng sinh càng gần (trong vòng 60 ngày) thì khi nhiễm khuẩn niệu lần đầu thường dễ có phát sinh sự kháng thuốc. Nếu bị phơi nhiễm amoxicilin trước đó 30 ngày thì sẽ phát sinh sự kháng amoxicilin+ clavulanat, trước đó 30 – 60 ngày thì sẽ phát sinh sự kháng ampicilin. Vì vậy, khi gặp nhiễm khuẩn niệu trẻ em lần đầu, cần xem lại việc dùng kháng sinh trước đó, chọn kháng sinh thích hợp nhằm tránh sự phát triển kháng thuốc.

Việc chẩn đoán xét nghiệm có nhiều cải tiến (thuận lợi, tiết kiệm), ngoại trừ một số kháng sinh cũ có tính độc, bị vi khuẩn kháng ít dùng (nói trên), các kháng sinh đang dùng như amoxicillin, cephaalosporin, loracarbef, acid nalidixic đều là thuốc gốc (dễ kiếm, giá thành hạ); do đó việc điều trị và dự phòng tái phát nhiễm khuẩn niệu có thể thực hiện thuận lợi ở các tuyến.

DS. Bùi Văn Uy

{tab=Địa chỉ khám bệnh}

Gia đình ông Lê Trọng Lịnh, ngụ tại thôn Vĩnh Phú xã Hòa An, Huyện Phú hòa, tỉnh Phú Yên, có bài thuốc gia truyền chuyên chữa bệnh sỏi thận và viêm đường tiết niệu mạn tính, bảo đảm cắt bệnh tận gốc. Bài thuốc được tạo ra từ 3 loại thảo mộc chính chỉ có ở khu vực nam trung bộ qua cách sao và tẩm thực đặc biệt.
Những ai bị sỏi thận và viêm đường tiết niệu mạn tính đã chữa nhiều nơi nhưng không khỏi hẳn, tái phát nhiều lần, xin liên hệ theo địa chỉ sau để được điều trị:
Ông Lê Trọng Lịnh, thôn Vĩnh Phú Xã Hòa An, huyện Phú Hòa, Tĩnh Phú Yên.
Điện thoại:0935059796 (gặp trực tiếp), hoặc 057.3890634

{/tabs}