Bệnh Xoang

783

VIÊM XOANG

{tab=Khái niệm}

VIÊM XOANG CẤP TÍNH VÀ MẠN TÍNH

Viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở Việt Nam, phân loại viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính đối với thầy thuốc thực chất là phân biệt cách xử trí viêm xoang cấp tính thường điều trị nội khoa, còn viêm xoang mạn tính nhiều trường hợp cần điều trị ngoại khoa.

Viêm xoang cấp tính theo thứ tự thường gặp là viêm xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm đôi khi xảy ra viieem nhiều xoang cùng một lúc.

Nguyên nhân phổ biến nhất là viêm mũi, do cảm, cúm, đôi khi do viêm họng. Viêm xoang do răng đối với xoang hàm chiếm khoảng 10%, do apxe quanh cuống răng, apxe quanh dây chằng ổ răng… ngoài ra có thể do tắm do chấn thương, do áp lực thay đổi đột ngột khi đi máy bay, do dị vật ở mũi… các bệnh cúm, sởi, ho gà thường có biến chứng viêm xoang. Viêm phổi do phế cầu khuẩn hay kèm theo viêm xoang, trong trường hợp này khó phân biệt đâu là bệnh nguyên phát, đâu là bệnh biến chứng.

Nhân tố thuận lợi cho viêm xoang phát triển là môi trường ô nhiễm, ăn ở kém vệ sinh, vách ngăn mũi bị vẹo, dị ứng, u lànhm u độc ở mũi, tình trạng của phổi – phế quản, viêm xoang – giãn phế quản, kết hợp viêm xoang – giãn phế quản với tật tim sang phải.

Vi sinh vật gây viêm xoang cũng là những vi sinh vật gây viêm nhiễm cấp tính đường hô hấp trên.

Bệnh lí của viêm xoang cấp tính: cũng giống như bệnh lí của mọi loại viêm cấp, nghĩa là có xung huyết, phù nề tại chỗm thoát dịch và bạch cầu đa nhân. Niêm mạc xoang có nhiều khả năng trở lại bình thường nếu các dịch tiết được thoát ra ngoài. Viêm xoang có tính chất tiết dịch hoặc viêm mủ hoặc phối hợp cả 2 thể, trường hơn phù nề nhiều thì niêm mạc có thể quá phát dày thêm, phần lớn tiết dịch dựa trên cơ sở dị ứng khó phân biệt được dị ứng hay nhiễm khuẩn, nhân tố nào đống vai trò hang đầu, trường hợp nào phù nề nhiều hơn và khó thuyên giảm hơn, trong nhiều trường hợp, lỗ thông xoang bị bít tắc hoang toàn, một số trường hợp, lỗ thông này được thông khi xỉ mũi mạnh, rất ít trường hợp thông thoáng.
Các thể viêm xoang cấp tính

Viêm xoang trán cấp: ít khi đơn thuần, thường phối hợp với viêm xoang sàng trước, nếu kèm với viêm xoang hàn thì gọi là viêm xoang trước. Khởi đầu như một sổ mũi thông thường kéo dài 5-6 ngày rồi xuất hiện những cơn đau đặc biệt của viêm xoang trán. Cơn đau phía trên ổ mắt, một bên và có hai chu kì mối ngày rất đặc biệt, cơn đau tăng dần từ sáng đến quá trưa thì đạt mức tối ssa. Lức đó mũi chảu nhiều mủ, xoang vơi đi và cơn đau dịu xuống. Đến chiều lại tái diễn cơn đau đó, giữa hai đợt dẫn lưu mủ, nước mũi ít chảy, đôi khi kèm theo triệu chứng như chảy nước mắt, mắt đưa đi đưa lại cũng đau. Ấn dây thần kinh trên hố mắt ở góc trên – trong ổ mắt, gây đau nhói. Soi mũi trước thấy niêm mạc xung huyết, thấy mủ chảy từ khe mũi ra, diễn biến thuận lợi bệnh khỏi trong vòng 10 ngày.

Viêm xoang hàm cấp: Bắt đầu như sổ mũi thông thường nhưng kéo dài kéo dài rồi xuất hiện cơn đau ở vùng dưới ổ mắt,một bên, đau xuyên về phía hàm răng. Đau tăng lên khi gắng sức, khi nhai, khi nằm. Cũng như trong viêm xoang trán cấp đau có khi hai chu kì, nhưng không rõ rệt, có điểm đau rõ dưới ổ mắt, hốc mũi sung huyết, sau khi làm co niêm mạc, thẩy mũi chảy mủ, không có mùi thối, có thể lẫn máu, thường tiến triển tố trong 10 ngày.

Viêm xoang sàng cấp ở trẻ em: Vì xoang sàng đã có từ lúc mới sinh và phát triểnnhanh nên trong thời kì 2-4 tuổi có thể bị viêm. Do vị trí ở sát kề ổ mắt nên triệu chứng biểu hiện chủ yếu là ở mắt. Trẻ 2-4 tổi khi bị sổ mũi, sáng dậy thấy mí mắt trên và dưới nề đỏ sưng húp, không mở được mắt. Nhiệt độ không cao vạch mí mắt ra thấy không có tổn thương nhãn cầu. Soi mũi không phát hiện được tổn thương, triệu chứng nghèo nàn, hốc mũi sung huyết, có ít nhầy mủ trên các vòm cuốn. Sờ góc trong của mắt có thể phát hiện điểm đau, nhưng rất khó tìm lúc trẻ đang sợ hãi. Mi mắt mọng đỏ, rất đặc trưng cho viêm xoang cấp ở trẻ, cần tiến hành điều trị ngay.

Viêm xoang mạn tính: viêm xoang mạn tính là do ổ viêm xương ở thành xoang như viêm xoang do răng, mạn tính liên quan đến biến đổi không phục hồi của niêm mạc. Nguyên nhân do vi sinh vật gây bệnh, các nhân tố viêm xoang tương tự như trường hợp cấp tính. Biến đổi niêm mạc lfa bệnh lí quan trọng viêm xoang mạn tính. Niêm mạc có thể dày lên, quá sản, dị sản biến thành polit hoặc xơ hóa và teo.

Viêm xoang hàm mạn tính: Có thể đơn độc, hoàn toàn riêng biệt hoặc có kèm theo viêm xoang sàng, có khi cả xoang trán làm thành viêm đa xoang.

Trong viêm xoang do răng, chi viêm một bên, mũi chảy mủ thường xuyên và rất thối . Khám soi mũi thấy niêm mạc viêm, khe giữa có mủ, nếu không thấy mủ, khi người bệnh cúi đầu xuống giữa hai đầu gối trong một vài phút rồi lại ngẩng đầu lên, mủ sẽ chảy ra, cần khám lại lợi và vùng trâm thăm dò nhẹ nhàng, sẽ phát hiện lỗ thông tiền miệng vơi xoang.

Viêm xoang sàng mạn tính: Ít đơn độc, thường kết hợp với các xoang khác, do đó không có biểu hiện lâm sàng riêng biệt. Có những thể bệnh chỉ quá phát, phù nề chứ không viêm mủ, nhưng vẫn gây ra nhức đầu vùng trán, liên tục kiểu nặng đầu nhưng vẫn gây ra nhức đầu vùng trán liên tục kiểu nặng đầu ở vùng trên ổ mắt hoặc sau ổ mắt. Soi mũi thấy niêm mạc cuốn giữa sung huyết, cuốn bị chèn ép do vẹo vách ngăn cao.

Viêm xoang trán mạn tính: Ít gặp, nhưng nặng vì có thể gây ra biến chứng sọ não. Viêm xoang trán mạn tính gây chảy mủ một bên mũi và đau với mức độ khác nhau. Người bệnh cảm thấy nặng đầu hoặc đau tái diễn ở góc trong mắt, hoặc những cơn đau dữ dội khi có đợt hồi viêm. Soi mũi trước có thể thấy mủ ở khe giữa, vách ngăn mũi vẹo ở phần cao.

Điều trị viêm xoang mạn tính: Khi điều trị viêm xoang cấp tính cần chú ý tình tràng nhiễm khuẩn và kết quả đạt được là sự phục hồi toàn vẹn của niêm mạc lót xoang. Viêm xoang mạn tính có thể diễn biến khác, điều trị tùy thuộc niêm mạc lót bị tổn thương có hồi phục hay không. Nếu hồi phục thì được thì không loại trừ điều trị ngoại khoa, điều khó nhất là phân biệt rõ rệt hai loại phục hồi và không phục hồi. Khi các biện pháp điều trị bảo tồn không có kết quả, nên coi là tổn thương không phục hồi.

Bốn triệu chứng chính của bệnh viêm xoang

Viêm xoang gây đau nhức, chảy dịch, nghẹt mũi, điếc mũi. Viêm xoang nhẹ khó phát hiện: chỉ có một triệu chứng đơn độc mà thôi. Viêm xoang năng dễ phát hiện: có ít nhất 3 triệu chứng trên. (Cần phân biệt viêm xoang với với bệnh viêm mũi dị ứng. Bệnh viêm mũi dị ứng thường gây ra các triệu chứng: Ngứa mũi, hắt hơi liên tục thành tràng dài vào buổi sáng hoặc khoảng 10h tối, thường có chảy dịch mũi trong suốt, không màu và nghẹt mũi ; viêm xoang hàm do răng.chỉ xoang hàm một bên viêm nặng mà thôi do vi khuẩn từ sâu răng đưa vào xoang. Mủ chảy vào mũi, rất hôi).

1. Đau nhức: vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
a. Xoang hàm: nhức vùng má.
b. Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày. Có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
c. Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt.
d. Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.

2. Chảy dịch
Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí xoang bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm các xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới bị hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.

3. Nghẹt mũi
Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên.

4. Điếc mũi
Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lỏi lên đến thần kinh khứu giác.

Theo BS Phi Thái Hà, Khoa Tai – Mũi- Họng, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, viêm xoang do nhiều nguyên nhân, chủ yếu do ảnh hưởng của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể… Bệnh rất hay tái phát mỗi khi thời tiết chuyển mùa. Đặc trưng của viêm xoang là luôn đi kèm viêm mũi hoặc nếu đã viêm xoang rồi thì chắc chắn mũi sẽ viêm hoặc viêm mũi giai đoạn đầu và sau đó là viêm mũi xoang. Nếu không điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh khó dứt và dai dẳng, để lại nhiều biến chứng, thậm chí có thể gây viêm não, suy thận, viêm võng mạc dẫn tới mù mắt thậm chí tử vong.

Theo BS Đông y Nguyễn Quốc Thành (Phòng Đông y Thiên Bảo, 49B Đại La, Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, viêm xoang trong Đông y gọi là “vị uyên”. Biểu hiện thường gặp khi bị viêm xoang là đau đầu, sốt (25% bệnh nhân sốt bởi viêm xoang cấp). Ở trẻ em, viêm xoang thường gây sốt cao, dịch mũi chảy ra thường đục, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu và chảy với số lượng nhiều, có mùi hôi. Người bệnh thường xuyên ngạt, tắc mũi, ngứa mũi, chất tiết mũi trở nên đục, nước mũi chảy ra trước hoặc sau cổ họng, gây ngứa họng và đau họng. Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt… Một số người hay choáng đầu khi nghiêng về phía trước. Vùng quanh mắt nhức thành cơn và theo nhịp mạch đập, ấn thấy đau phía dưới mắt. Trong thời gian này, người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và sinh hoạt, thường ăn không ngon, ngủ không yên giấc, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bệnh cũng rất dễ tái phát.

{tab=Nguyên nhân}

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thi có nhiều, nhưng phổ biến là

1- Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp, lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang.
2- Một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
3- Cơ thể đề kháng kém, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc dường hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật không đủ sức chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác.
4- Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều.
5- Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém.
6- Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, sởi…), bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
7. Sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang.

Cách phòng ngừa bệnh viêm xoang

Để phòng ngừa bệnh Viêm xoang hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số điểm sau:

1. – Đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh xa khói bụi, chất thải, ăn uống đủ dinh dưỡng.

2. – Không dùng các loại tinh dầu quế, hồi làm cao để xoa cho trẻ mỗi khi tắc nghẹt mũi vì sẽ gây kích thích xung huyết da và niêm mạc đường hô hấp của trẻ.

3. – Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì nhưng không được cũng tuyệt đối không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.

4. – Khi tắm hoặc đi bơi, nếu bị nước vào tai hoặc mũi cần biết cách để cho nước ra ngoài, ví dụ nước vào tai thi có thể nghiêng đầu nhảy để nước ra ngoài sau đó lấy tăm bông lau khô. Nếu nước vào mũi thì không được xì cả 2 mũi liền, làm như vậy nước càng dễ vào trong, hãy lấy 1 tay bịt một bên lại và xì lần lượt từng bên một, nước sẽ bị xì ra ngoài mà không gây tổn thương cho mũi. Hiện nay một số bể bơi ở thành phố vệ sinh kém khi chúng ta di tắm phải cẩn thận tránh để nước vào xoang, dễ gây viêm xoang.

5. – Bệnh có thể lây lan, vì vậy không dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

6. – Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần được điều trị ngay tránh trường hợp để biến thái thành bệnh viêm xoang.

{tab=Điều trị}

1. Day huyệt, xông mũi chữa xoang

Cũng theo BS Thái Hà, phương pháp day bấm huyệt rất có tác dụng trong điều trị viêm xoang. Đầu tiên nắm bàn tay lại, dùng đốt đầu tiên ngón tay cái xát mạnh hai cánh mũi cho nóng lên, mỗi lần 1- 3 phút. Sau đó day bấm huyệt nghinh hương, huyệt cốc (nằm cách hai bên cánh mũi khoảng nửa phân) từ 1- 2 phút. Dùng hai ngón trỏ vuốt xung quanh hốc mắt, mũi tắc, bấm khoảng giữa hai bên mũi, day huyệt nghinh hương từ 3- 5 phút. Hàng ngày làm 2 lần vào các buổi sáng sớm và trước khi ngủ. Ngoài ra, nên massge bằng cách chườm nước nóng tại chỗ hai bên sống mũi giữa hai lông mày. Xông mũi bằng hơi nước nóng, uống nước nhiều để làm loãng chất tiết hàng ngày cũng là cách phòng bệnh viêm xoang rất tốt.

Theo BS Đông y Nguyễn Quốc Thành, những người có thói quen xì mũi cần phải chú ý vì có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Không nên bịt cả hai bên lỗ mũi xì cùng lúc, vì sẽ làm tăng áp suất ở tai trong, đồng thời chất ứ đọng cùng đi ngược vào xoang hay xuống họng, gây viêm phế quản. Khi xì mũi, nên sử dụng khăn hoặc giấy vệ sinh che ở trước lỗ mũi nhằm ngăn các chất xì tung toé, làm bệnh lan ra.

2. Cây cỏ chữa viêm xoang

BS Thành tư vấn một số các loại cỏ chữa được bệnh xoang hiệu quả như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau diếp cá… Hoặc cũng có thể mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn.

Sử dụng hoa cứt lợn chữa viêm xoang dễ hỏng niêm mạc mũi

Nhiều người dân sử dụng hoa cứt lợn để chữa viêm xoang. Người bệnh cần thận trọng vì phương pháp này không đảm bảo vệ sinh, dễ gây hỏng niêm mạc mũi khi xông trực tiếp vào mũi. Đã có nhiều người đến viện bị viêm nặng vì sử dụng hoa cứt lợn, nên điều trị bệnh rất khó khỏi. Bệnh viêm xoang có thể lây lan, vì vậy người bình thường không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bị viêm xoang.

Người bị bệnh tim mạch, hen suyễn không nên tắm nước lạnh chữa viêm xoang

Chữa viêm xoang bằng phương pháp tắm nước lạnh cũng có tác dụng lâu dài, rất hiệu quả, được nước Nga nghiên cứu. 70% bệnh nhân tới phòng khám đã khỏi được bằng phương pháp tắm nước lạnh trong suốt mùa đông. Nhưng với người bị bệnh tim mạch, hen suyễn thì không nên dùng phương pháp này vì sẽ làm co động mạch chủ gây ra cơn nhồi máu cơ tim.

3. Đeo khẩu trang khi ra đường bụi bậm

Để phòng ngừa bệnh xoang, BS Phi Thái Hà khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Phải giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc bụi khói, chất thải. Người bị viêm xoang mãn tính cũng không nên nuôi súc vật trong nhà. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi. Khi ngứa mũi, muốn hắt xì không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai. Rửa mũi 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

4. Tập thể dục , uống trà thuốc trị viêm xoang

Hàng ngày, nên dành nửa tiếng để nâng cao thể lực bằng cách tập một môn thể thao. Uống các loại trà thuốc như trà thanh nhiệt, trà bồi bổ theo tư vấn của bác sĩ. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị.

5. Rữa mũi bằng nước muối (xem bài dưới)

6. Theo tài liệu hướng dẫn chữa trị viêm xoang của bác sĩ (đọc bài dưới đây)

RŨA MỦI BẰNG NƯỚC MUỐI

Nasal Irrigation (tạm dịch là “sự rửa mũi”) là cách vệ sinh cá nhân hằng ngày theo phương pháp Yoga , dùng dòng chảy của nước muối để rửa sạch những bụi bẩn , chất nhầy và giúp thông mũi .

Tác dụng:

– Làm sạch chất nhầy và giảm nghẹt mũi.
– Giúp lọai bỏ các chất gây dị ứng, chất ô nhiễm trong môi truờng xung quanh
– Điều trị viêm xoang mãn tính, viêm mũi dị ứng
– Ngăn ngừa các chứng bệnh cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu thông thường
– Làm khô thoáng mũi, giúp cho sự hô hấp dễ dàng

Khi đi đường bụi bẩn về các bạn cũng nên rửa theo cách này cho kết quả rất tốt, giữ vệ sinh và sức khỏe.

Đối với những bệnh nhân viêm xoang , đây là cách chữa trị hiệu quả, không đau và không đắt tiền , giúp ta có thể tự chăm sóc sức khỏe của mình hơn là lúc nào cũng cần bác sĩ bên cạnh.

Để thực hiện, bạn cần vài dụng cụ đơn giản như sau:

– 1 cái quả bóp để bơm nước .
– ¼ muỗng muối ( lọai muỗng nhỏ , muỗng uống trà)
– 2 cốc nước ấm , khỏang 37 độ C. (bằng nhiệt độ cơ thể)
– 1 chậu nhỏ

CHÚ Ý : Không nên dùng Muối Biển và Muối I-ốt bởi vì thành phần khóang chất có trong đó và một số chất phụ đuợc tìm thấy vô cùng nguy hiểm cho Màng nhầy trong Mũi.

Đầu tiên, rửa sạch tay của mình với nước và xà phòng. Sau đó trộn ¼ muỗng muối với 2 cốc nước ấm vào 1 chậu nhỏ.

Nén hết không khí trong quả bóp, và rút nước muối vào

Xoay quả bóp thẳng đứng , bóp nhẹ để không khí còn trong đó thóat ra, và xoay ngược lại lần nữa vào cốc nước muối để rút nước vào đầy quả bóp.

Thực hiện: cho vòi của quả bóp vào mũi ( Tránh không nên để quá sâu). Nín thở một chút .Bơm từ từ cho dung dịch nước muối nhẹ nhàng rửa sạch mũi của bạn.

Khi bạn bơm vào từ 1 bên mũi, nước muối có thể ra ngòai bằng lỗ mũi bên kia và từ miệng.

Nhớ rửa cả 2 bên mũi nhé .

Rửa trước khi đi ngủ sẽ giúp giấc ngủ ngon, thông mũi và khỏe mạnh. Nếu bị nặng, dịch ra nhiều khi ngủ thì có thể rửa thêm lần nữa vào buổi sáng.

Mách : Nếu không có quả bơm, thì có thể dùng 1 chai nước suối nhỏ, khoét 1 lỗ trên nắp chai vừa đủ chổ cho 1 cái ống hút. Chế nước muối ấm vào là ta có thể sử dụng được. Hiệu quả tương tự

CHỮA BỆNH VIÊM XOANG BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Lương y VÕ HÀ

Theo y học cổ truyền, viêm xoang mãn tính là một dạng hư hỏa. Do đó, điều trị viêm xoang không chỉ nhằm giải quyết việc viêm nhiễm tại chỗ mà chủ yếu là phải bổ âm để tàng dương.

Triệu chúng

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi. Về mặt bệnh học, người ta phân biệt các xoang làm hai nhóm. Nhóm xoang trước gồm xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước, có các lỗ thông đổ ra khe mũi giữa. Nhóm xoang sau gồm các xoang sàng sau và xoang bướm, có lỗ thông ra khe mũi trên. Mặt trước của xoang bướm còn có hai lỗ nhỏ thông xuống vòm họng.

Bình thường, những chất xuất tiết sinh lý hoặc bệnh lý trong xoang được tháo ra ngoài thông qua lỗ thông mũi xoang. Khi ta bị cảm cúm, các xoang trở nên viêm tắc, phù nề và ngăn trở khả năng thông tháo dịch nhầy ra mũi. Điều này dẫn đến sung huyết mạch máu xoang và nhiễm trùng xoang. Do đó cảm cúm hoặc viêm mũi dị ứng kéo dài nếu không được điều trị thích hợp sẽ dễ dẫn đến viêm xoang, nhất là những trường hợp mũi có cấu tạo bất thường.

Hai dấu hiệu chủ yếu của viêm xoang là đau nhức và tăng tiết dịch mũi. Nhức đầu, căng nặng đầu từng cơn hoặc thường xuyên xảy ra ở vùng xoang bị viêm. Dịch tiết chạy xuống họng hoặc ra mũi. Dịch mũi thường đặc, vàng hoặc xanh, đôi khi có cả máu, chứ không trong và loãng như dịch mũi ở chứng cảm cúm thông thường.

Điều trị

Việc điều trị viêm xoang mãn tính phải nhằm vào hai yêu cầu: Bổ thận âm và Nạp khí về thận. Đối với những trường hợp viêm xoang cấp, hoặc khi có những triệu chứng sưng nhức khó chịu hay bội nhiễm do phong nhiệt cần giải tỏa gấp, có thể dùng thêm các biện pháp tiêu viêm, tiêu độc hoặc khu phong bài nùng. Tuy nhiên, những phương dược điều trị triệu chứng chỉ là phụ và tạm thời. Bệnh kéo dài chừng nào thì âm hư càng nặng, càng phải chú trọng đến gốc ở thận. Khi sự cân bằng âm dương đã được thiết lập, hỏa sẽ tự yên vị. Mặt khác khi chính khí đã vững, sức đề kháng vươn lên, tà khí sẽ tự lui.

Các bài thuốc

Lục vị địa hoàng

Lục vị là một cổ phương căn bản và thông dụng trong y học cổ truyền để bổ Thận âm. Gọi là lục vị vì bài thuốc gồm sáu vị. Để nạp khí về thận, Hải Thượng Lãn Ông thường dùng thêm ba vị: Mạch môn, ngũ vị; Ngưu tất. Mạch môn làm mát phế vị; Ngũ vị liễm phế, cố thận; Ngưu tất giáng khí, dẫn thuốc về thận. Ngoài ra, vì là bệnh lâu ngày nên dùng thêm cao Ban long, là loài huyết nhục hữu tình để tăng hiệu quả. Cao Ban long là một vị thuốc bổ âm mạnh được chế từ sừng hươu nai. Như vậy, một bài thuốc lục vị gia giảm để trị viêm xoang có thể bao gồm:

Thục địa 16g

cao Ban long 8g

hoài sơn 8g

mạch môn 8g

sơn thù 8g

ngũ vị 6g

đơn bì 6g

ngưu tất 8g

trạch tả 4g

bạch phục linh 4g

Lần thứ nhất, đổ ba chén nước, sắc còn một chén. Lần thứ hai, đổ hai chén nước, sắc còn nửa chén. Hòa chung hai lần nước thuốc lại, chia uống hai hoặc ba lần trong ngày. Hâm nóng trước khi uống. Có thể dùng liên tục từ 10-15 thang.

Một số người không tiện “sắc thuốc” thì có thể dùng lục vị hoàn mua sẵn ở thị trường Đông dược. Trường hợp này dùng thêm cao Ban long bằng cách cắt nhỏ nấu cháo hoặc hấp cơm để ăn.

Bổ âm tiếp dương

Ở những người lớn tuổi, viêm xoang thường phối hợp với nhiều chứng bệnh mãn tính khác khiến cơ thể suy nhược, ăn kém, thở yếu, hay mệt…, biểu hiện của cả khí huyết âm dương đều kém. Những trường hợp này nếu bổ khí không khéo có thể làm tăng khí nghịch, nếu bổ âm đơn thuần có thể làm ngưng trệ Tỳ Vị; Mà khi Tỳ Vị đã trệ thì thuốc gì cũng khó được chuyển hóa. Do đó cần sử dụng thêm các vị thuốc cam, ôn như nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, can khương để tiếp dương xen kẽ với bổ âm. Với cách điều trị này, khi âm đã vượng lên một phần thì dương cũng tiến được nửa phần. Từng bước nâng lên mà vẫn bảo đảm không làm chênh lệch thái quá sự cân bằng giữa âm và dương. Bàn về cách tiếp dương trong bổ âm, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại một phương thuốc rất có giá trị là “Bổ âm tiếp phương dương”.

Thục địa 120g,

bố chính sâm 60g,

bạch truật 40g.

can khương 12g (sao đen tẩm đồng tiện),

bạch thược 20g (sao đen tẩm đồng tiện),

Đây là một thang đại dược, phân lượng lớn, sắc đặc chia làm nhiều lần uống trong ngày. Thục địa là vị chủ lực để bổ âm. Điểm đặc biệt của phương thang bổ âm này là gồm cả Sâm, Khương, Truật để bổ Tỳ Vị bằng cách sao đen và tẩm đồng tiện 2 vị can khương và bạch thược. Cách bào chế này vừa làm dịu sức nóng của can khương, vừa giáng hư hỏa và dẫn thuốc về thận nhằm tiếp dương khí cho Tỳ Vị đủ sức chuyển hóa thục địa, mà lại không kích động hư hỏa.

Với những đợt viêm mũi và viêm xoang cấp tính hoặc viêm mũi phát triển do phong nhiệt, có thể dùng những bài thuốc sau, thiên về khu phong tiêu độc:

Hoàng liên giải độc thang

Hoàng liên 12g, bạc hà 8g, hoàng cầm 12g, hoàng bá 12g, chi tử 4g. Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Ma hoàng thương nhĩ tử thang

Ma hoàng 12g,

tân di hoa 8g,

khương hoạt 12g,

thương nhĩ tử 12g,

kinh giới 6g,

phòng phong 12g,

cam thảo 4g.

Đổ ba chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Thanh không cao

Khương hoạt 12g,

xuyên khung 4g,

phòng phong 12g,

bạc hà 4g,

hoàng cầm 8g,

cam thảo 6g,

hoàng liên 4g.

Đổ 3 chén nước, sắc còn một chén, chia làm hai lần uống trong ngày.

Điều trị không dùng thuốc

Có không ít trường hợp viêm xoang dai dẳng nhiều năm, tái đi tái lại sau nhiều lần điều trị khiến người bệnh nghĩ mình sẽ phải sống chung với bệnh suốt đời. Sau đó, vì những lý do khác nhau (chẳng hạn để điều trị một bệnh khác hoặc để tăng cường sức khỏe), người bệnh gia nhập một nhóm tập dưỡng sinh. Điều không ngờ là sau vài tháng, người bệnh chợt nhận ra những triệu chứng khó chịu của viêm xoang đã tự biến mất. Kết quả này không có gì lạ nếu ta hiểu rằng, tất cả những phương pháp dưỡng sinh, ngoài tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng – thì hiệu ứng sớm nhất, trực tiếp nhất mà người tập đạt được là sự thư giãn, an tĩnh. Y học hiện đại cho rằng sự an tĩnh có thể điều hòa được thần kinh giao cảm, phục hồi tính tự điều chỉnh vốn có của hệ thần kinh trung ương, qua đó điều hòa nội tiết và cải thiện hoạt động của cơ quan. Điều hòa thần kinh giao cảm cũng có vai trò cân bằng hai yếu tố âm và dương trong cơ thể. Hơn nữa, theo quy luật “Thần tĩnh tất âm sinh”, sự thư giãn và nhập tĩnh có tác dụng sinh âm và bổ âm. Ngoài ra, hầu hết các bài tập dưỡng sinh từ tư thế, động tác đến ý thức như thượng hư hạ thực, hư kỳ tâm thực kỳ phúc… giúp cứng chắc phần hạ bộ, buông lỏng phần vai, mang trung tâm lực của cơ thể dồn xuống hạ tiêu đều nhằm làm cho khí trầm Đan điền, chính là yêu cầu dẫn hỏa quy nguyên hoặc nạp khí về Thận để trừ hư Hỏa trong việc điều trị viêm xoang. Do đó, việc kiên trì tập luyện đúng phương pháp các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khí công, ngồi thiền… cũng là những cách điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm xoang mãn tính.

ĐIỀU TRỊ VIÊM XOANG HIỆN NAY

BS. Trần Thiện Tư – Trung tâm Đào tạo
và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP.HCM

I. Sơ lược các hiểu biết mới về bệnh viêm xoang

Những hiểu biết mới trong những năm gần đây về sinh lý xoang và với sự áp dụng các kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán (Nội soi mũi xoang, X quang chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ …) đã làm cho việc điều trị viêm xoang ngày càng nhẹ nhàng và chính xác hơn.

Trong bài này, chúng ta thử đề cập đến điều trị nội khoa một số bệnh viêm xoang thông thường như viêm xoang cấp, viêm xoang mạn tính, viêm xoang do nấm và một số phương pháp điều trị ngoại khoa mới.

2. Điều trị nội khoa viêm xoang cấp

Mục đích điều trị viêm xoang cấp là giải quyết nhiễm trùng, làm các triệu chứng bệnh nhẹ hơn và lành bệnh nhanh hơn, tránh các biến chứng. Đa số các bệnh nhân bị viêm xoang cấp thường được điều trị tại các Bác sĩ đa khoa, chỉ có những trường hợp bệnh nặng mới cần Bác sĩ chuyên khoa, thực hiện thêm một số thủ thuật chuyên môn như làm khí dung mũi, rửa xoang theo phương pháp di chuyển (proetz), chọc rửa xoang…

Giải quyết dẫn lưu xoang được tốt trở lại và điều trị đúng tác nhân gây bệnh là mục đích điều trị viêm xoang cấp.

Dẫn lưu trong viêm xoang cấp có thể bằng phương pháp nội khoa hay ngoại khoa.

– Dẫn lưu nội khoa là dùng các thuốc co mạch tại chỗ ở mũi hay thuốc uống. Các thuốc co mạch uống gọi chung là anpha-adenergic vasoconstrictor gồm có pseudophedrine, phenyl propanolamine (hiện bị cấm dùng ở Hoa Kỳ), phenylephrine. Các thuốc này có thể được dùng từ 10 đến 14 ngày, giúp sự hồi phục hoạt động lông chuyển và dẫn lưu ở mũi xoang. Vì các loại thuốc co mạch có thể gây cao huyết áp, tim đập nhanh, nên không dùng ở những bệnh nhân bị bệnh về tim mạch. Thuốc cũng không được dùng ở các lực sĩ khi thi đấu theo qui định. Các loại thuốc co mạch tại chỗ (phenyephrine hydrochloride, oxymethazoline) giúp dẫn lưu tốt, nhưng chỉ nên dùng tối đa 3 ngày vì có thể gây nghẹt mũi bù trừ, dãn mạch và bệnh viêm mũi do thuốc nếu dùng lâu dài.

– Thuốc làm loãng chất nhày trên lý thuyết giúp làm loãng chất nhày và dẫn lưu dễ hơn, nhưng thực tế không cho kết quả nhiều khi điều trị viêm xoang cấp. Cũng vậy, các thuốc corticoides dùng tại chỗ ở mũi cũng ít tác dụng.

– Thuốc kháng histamine có thể làm giảm phù nề nơi lỗ thông từ xoang ra mũi ở người bị viêm cấp do dị ứng, tuy nhiên, nó góp phần làm tăng sự bài tiết và làm đặc chất nhày nên cũng ít được dùng.

Bệnh nhân bị viêm xoang cấp do nằm bệnh viện đặt ống mũi khí quản hay mũi dạ dày cần được rút ống để giúp sự dẫn lưu dễ hơn.

– Chọc rửa xoang hàm nhằm xét nghiệm vi trùng gây bệnh, giúp làm sạch bệnh tích và dẫn lưu, được thực hiện khi điều trị nội khoa kéo dài chưa đạt kết quả, hoặc bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, viêm xoang cấp nặng.

Phẫu thuật dẫn lưu xoang qua nội soi chỉ nên thực hiện khi bị viêm cấp nhiều xoang hoặc bị biến chứng do viêm xoang (như áp xe quanh hốc mắt, cần mổ giảm dẫn lưu mủ và làm giảm áp lực hốc mắt).

– Điều trị kháng sinh toàn thân:

Khoảng 1-5% viêm nhiễm đường hô hấp trên gây biến chứng viêm xoang mủ cấp. Do đó có một số tác giả đề nghị chỉ cần điều trị nội khoa theo chứng mà thôi.

Khi bị viêm xoang cấp do nhiểm trùng, cần phải điều trị tùy theo loại vi trùng gây bệnh. Các loại vi trùng thường gặp là:

– S.pneumonia (4-48% kháng beta-lactamase, 9% kháng macrolides, sulfa, tetracycline, chloramphenicol).

– H.influenzae (40% kháng beta-lactamase).

– M. catarralis (90% kháng beta-lactamase).

Điều trị kháng sinh đầu tiên (tạm gọi là theo phương án 1) cần chú ý đến tác nhân gây bệnh và sự đề kháng thuốc của các tác nhân đó. Thuốc được dùng trước nhất là Amoxicilline hoặc Macrolides (trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với Amoxicilline). Thời gian dùng là từ 10 đến 14 ngày. Hầu hết các trung tâm điều trị viêm xoang ở Hoa Kỳ và trên thế giới đều dùng thuốc này vì giá rẻ, dễ dùng và ít độc.

Bệnh nhân ở cộng đồng có tỷ lệ vi trùng kháng thuốc cao, không đáp ứng với điều trị trên sau 48 đến 72 giờ hoặc những người các triệu chứng bệnh không giảm sau 10 đến 14 ngày điều trị có thể chuyển sang điều trị kháng sinh theo phương án 2. Các kháng sinh thường dùng cho phương án này là Amoxicillne clavulanate, cephalosporin thế hệ thứ 2, các Macrolides ( azithromycine, clarythromycin), fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin) và clindamycin.

Bệnh nhân bị viêm xoang do răng (chảy mũi mủ thối) thường do vi trùng yếm khí, cần dùng clindamycin hay amoxicilline kết hợp với metronidazole.

Bệnh nhân viêm xoang cấp nặng do nhiễm trùng bệnh viện thường dùng kháng sinh điều trị vi trùng Gram âm dùng theo đường tĩnh mạch. Kháng sinh nhóm Aminoglucoside thích hợp nhất vì vào xoang dễ và điều trị vi trùng Gram âm tốt.

Viêm xoang cấp gây biến chứng nên dùng kháng sinh nhóm cephalosporine thế hệ thứ 3 theo đường tĩnh mạch kết hợp với Vancomycine vì các kháng sinh này vào não dễ.

3. Điều trị nội khoa viêm xoang mạn

Điều trị nội khoa viêm xoang mạn theo nguyên tắc cố gắng tìm được nguyên nhân gây bệnh và điều trị nguyên nhân này.

– Thuốc điều trị gồm: kháng sinh, thuốc loãng chất nhày, rửa mũi, corticosteroides và thuốc chống dị ứng tùy vào bệnh cảnh lâm sàng và các biểu hiện phối hợp.

– Điều trị các nguyên nhân như dị ứng, rối loạn vận mạch, sự suy kém miễn dịch và rối loạn chức năng của hệ thống lông chuyển.

– Tái lập sự thông khí mũi xoang và điều chỉnh niêm mạc để phục hồi lại hoạt động hệ lông chuyển ở mũi. Ít khi có tổn thương niêm mạc không hồi phục ở mũi xoang, do đó trong điều trị cố gắng bảo tồn niêm mạc.

Điều trị nội khoa rất thích hợp trong trường hợp tắt nghẽn dẫn lưu do bất thường về sinh lý. Các trường hợp bệnh viêm xoang mạn do bất thường về giải phẩu cần phẫu thuật.

– Về dinh dưỡng, thức ăn có nhiều tỏi (chứa chất n-allyl thiosulfinate) có tác dụng làm giảm nghẹt mũi, cũng có tác dụng điều trị đáng kể.

– Điều trị kháng sinh: thường dùng kháng sinh uống. Các tiêu chuẩn chọn kháng sinh căn cứ trên:

1/ Chọc xoang hàm lấy mủ thử vi trùng và làm kháng sinh đồ.

2/ Sự hiểu biết về vi trùng kháng thuốc trong cộng đồng.

3/ Hỏi bệnh sử về dị ứng với các kháng sinh, đặc biệt là dị ứng với sulfamide hay cephalosporins.

4/ Các phản ứng phụ có hại do thuốc.

5/ Giá thuốc và điều kiện kinh tế của người bệnh.

6/ Hiểu biết về công thức và liều lượng thuốc.

Hiện nay, kháng sinh hàng đầu điều trị viêm xoang mạn tính là Amoxicilline-clavulanate, cephalosporin thế hệ 2 và erythromycine-sulfasoxazole. Beta-lactamase chất trung gian tạo sự đề kháng vi trùng với các cephalosporin được sản xuất đầu tiên của thế hệ thứ hai rất cao ở nhóm vi trùng Haemophilus influenzae và Moraxella catrrhalis. Cefixime, cephalosporine thế hệ thứ 3 có thể được chọn để điều trị nhiễm trùng do hai vi trùng này, nhưng lại hiệu quả ít với vi trùng Streptococcus pneumonia. Macrolides thế hệ mới clarithromycin và azithromycin thấm vào niêm mạc rất tốt, nên dùng để dự phòng. Azithromycin có vẻ đáp ứng tốt với H.influenzae, trong khi clarithromycin tốt hơn khi điều trị S. pneumoniae kháng thuốc. Clindamycin nên dùng cho nhóm S.pneumonia kháng thuốc, thuốc này ít tác dụng với nhóm vi trùng H.influenzae.

Thuốc co mạch giúp làm giảm phù nề niêm mạc, làm sự dẫn lưu dễ hơn và duy trì sự thông khí các lỗ dẫn lưu xoang. Do đó, thuốc co mạch rất cần thiết cho điều trị viêm xoang. Thuốc co mạch gồm 2 loại: dùng tại chỗ và loại uống:

– Loại dùng tại chỗ như phenylephrine HCl 0,5% và oxymetazoline HCl 0,5% làm giảm ngay triệu chứng do làm co niêm mạc mũi bị viêm nhiễm, phù nề. Thuốc co mạch mũi không nên dùng quá 3 đến 5 ngày liên tục vì nguy cơ sinh ra bất dung nạp, viêm mũi do dùng thuốc và phản ứng ngược lại khi ngưng thuốc.

– Loại thuốc co mạch uống được dùng khi tác dụng co mạch cần kéo dài hơn 3 ngày. Thuốc co mạch uống tác dụng toàn thân như phenyl propanolamine (đã bị thu hồi ở Mỹ) hay pseudoephedrine tốt hơn. Thuốc co mạch uống là loại kháng alpha-adrenergic, làm giảm luợng máu lưu thông. Theo lý thuyết, các loại thuốc này tác dụng mạnh ở mô sâu trong phức hợp lỗ thông mũi xoang trong khi các loại thuốc co mạch tại chỗ không vào sâu đúng mức để đạt kết quả.

Chăm sóc ngoại trú

– Xông hơi nóng: nhằm mục đích làm loãng chất tiết, làm mềm vảy mũi trong khi cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô. Hướng dẫn người bệnh xông mũi theo truyền thống gồm có:

· Nấu nước sôi trong nồi nhỏ.

· Cho người bệnh ngồi choàng khăn che đầu phủ luôn nồi nước.

· Cuối mặt xuống gần nồi nước và hít thở khoảng 10 phút.

– Rửa mũi: Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm phù nề ở mũi là thường xuyên làm vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối ưu trương được trung hòa. Dung dịch này được dùng cho hàng ngàn bệnh nhân khắp thế giới, đã chứng tỏ an toàn và hiệu quả. Nên rửa mũi ít nhất hai lần mỗi ngày.

– Thuốc corticosteroids: Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả chất cortisone dùng tại chỗ hay toàn thân trong điều trị viêm xoang mạn. Thuốc steroid được dùng ở mũi một cách rộng rãi cùng lúc với điều trị kháng sinh và dùng lâu dài khi bệnh nhân đã hết đợt dùng kháng sinh. Steroid dùng toàn thân được dành riêng trong trường hợp người viêm xoang mạn bị cystic fibrosis và polyp mũi.

4. Điều trị viêm xoang do nấm

Điều trị nội khoa tùy thuộc loại nấm và sự xâm lấn của nấm vào xoang. Điều trị chủ yếu của viêm xoang do nấm là phẫu thuật. Tùy theo mức độ xâm nhập của nấm vào xoang, ta có nhiều cách điều trị khác nhau:

– Allergic fungal sinusitis (viêm nấm xoang do dị ứng): thường cần phẫu thuật. Các điều trị hỗ trợ là steroid uống (prednisone 0,5mg/kg, giảm liều dần trong 3 tháng, steroid dùng tại chỗ ở mũi sau phẫu thuật, rửa mũi bằng nước muối, điều trị miễn dịch…). Không cần dùng thuốc chống nấm khi vi nấm không xâm lấn vào xoang.

– Sinus mycetoma (vi nấm vào xoang): cần phẫu thuật, khi lấy hết mô nấm, không cần điều trị gì thêm, không cần thuốc chống nấm.

– Chronic invasive fungal sinusitis (viêm nấm xâm lấn vào xoang mạn tính): phẫu thuật kết hợp dùng thuốc Amphotericin B (2g/ngày) hoặc thay thế bằng ketoconazone hay itraconazole khi bệnh được ổn định.

– Acute invasive fungal sinusitis (viêm nấm xâm lấn vào xoang cấp tính): Điều trị cấp cứu ngay sau khi phẫu thuật cắt lọc với liều cao amphotericine B (1-1,5 mg/kg/ngày). Khi giai đoạn cấp tính qua khỏi có thể dùng itraconazole (400mg/ngày) thay thế amphotericine B. Cần điều trị thêm suy giảm miễn dịch tiềm ẩn nếu có.

– Chronic granulomatous fungal sinusitis: Điều trị phẫu thuật theo sau điều trị nấm, ít khi bị tái phát.

Điều trị phẩu thuật: nhằm làm sạch mô nấm và dẫn lưu. Có thể mổ qua nội soi hoặc qua đường ngoài.

5. Điều trị phẩu thuật nội soi viêm xoang hiện nay

A. Sơ lược lịch sử

– Phẫu thuật nội soi chẩn đoán được bắt đầu từ đầu thế kỷ 20.

· Năm 1903 Hirshmann đã dùng cystoscope không nguồn sáng để soi mũi.

· Năm 1960 Karl Storz- Hopkins đã nội soi mũi với ánh sáng lạnh.

– Các nhà phẫu thuật nội soi mũi xoang gồm: Draf (1978,1982), Messerklinger 1980 và Stamberger 1985, Wigand (1981) sau đó Dixion, Friedrich, Kennedy…

B. Chỉ định điều trị bằng phẩu thuật nội soi mũi xoang gồm có:

– Bệnh lý nhiễm trùng:

· Vi trùng

· Vi nấm

– Bệnh viêm mũi xoang

· Polýp mũi: chỉ phẫu thuật sau khi điều trị nội khoa không kết quả.

· U nang nhày các xoang.

– Khối u mũi xoang: rất ít khi dùng.

– Chấn thương do tai nạn hay phẫu thuật gây dò dịch não tủy.

C. Điều trị viêm xoang bằng phẫu thuật

Do sự phát triển khoa học chung áp dụng cho ngành y tế, ngày nay, các phẫu thuật điều trị viêm xoang thường thực hiện qua nội soi, rất ít trường hợp cần dùng đến phẫu thuật theo đường ngoài hay vi phẩu.

Trong phẫu thuật nội soi, điều quan trọng nhất là cố gắng điều trị bảo tồn, nhằm duy trì hoạt động sinh lý bình thường cho mũi xoang. Đa số phẫu thuật là mở khe giữa dẫn lưu, mổ nội soi chức năng (FESS: functional endoscopic sinus surgery ) hay mini FESS.

Tai biến do phẫu thuật có thể gây tổn thương mắt, não hoặc các mạch máu ở mũi hay não.

6. Kết luận

Điều trị viêm xoang hiện nay có nhiều tiến bộ về nội khoa cũng như về phẫu thuật:

– Điều trị nội khoa giải quyết được phần lớn các bệnh viêm xoang do phù nề niêm mạc, trong đó việc rửa mũi thường xuyên bằng nước muối, xông hơi ấm cho mũi rất quan trong. Một số trường hợp bệnh tái phát hoặc viêm kéo dài có thể do chưa điều trị đúng nguyên nhân gây bệnh như trào ngược dịch tiêu hoá, dị ứng v.v…

– Phẩu thuật giúp giải quyết các trường hợp viêm xoang do vi nấm và các nguyên nhân gây tắt nghẽn dẫn lưu ở phức hợp mũi xoang do bất thường về giải phẫu. Phẫu thuật xoang ngày càng được thực hiện đơn giản.

{/tabs}

benhvathuoc.com