Các bệnh về mũi

3827

CÁC BỆNH VỀ MŨI


{tab=VIÊM MŨI CẤP TÍNH}

VIÊM MŨI CẤP TÍNH THÔNG THƯỜNG Ở NGƯỜI LỚN

Viêm mũi cấp tính hay cảm mạo là một bệnh rất phổ biến ; có thể nói rằng ít ai tránh khỏi được bệnh này. Bệnh có tính cách truyền nhiễm đặc biệt là vào những lúc thay đổi thời tiết đang nóng chuyển sang lạnh. Hiện nay người ta chưa phân lập được vi trùng của cảm mạo nhưng rất có thể nó thuộc về loại virut

Gần đây người ta phát hiện có globulin miễn dịch IgA xuất tiết trong tiết dịch của mũi. Chất này giúp niêm mạc mũi, xoang diệt tại chỗ vi trùng và virus.

A – TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của cảm mạo không có gì lạ đối với chúng ta.

Thoạt tiên bệnh nhân bị ngứa mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay, đau lưng.

Kế đó mũi bắt đầu chảy. Trước trong và loãng, dần dần trở nên đặc như lòng trắng trứng. Bệnh nhân ngạt mũi, nhức đầu, hơi sốt một chút, người mệt mỏi.

Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết đỏ, tiết ra nhiều chất nhờn. Tiết nhờn dần dần trở nên đục, lẫn với mủ vàng. Chất mũi làm hoen ố khăn tay.

Trong khi đó bệnh nhân vẫn có thể đi lại ăn uống và làm việc toàn thể trạng vẫn tốt

Độ ba bốn hôm sau, bệnh nhân bớt xì mũi và chất mũi cũng bớt vàng rồi thôi chảy hẳn, mũi thông trở lại như cũ.

Đó là trường hợp biến diễn hình thường của cảm mạo. Nhưng ở một số ít bệnh nhân, bệnh biến diễn không được êm thắm như vậy

Biến chứng thường gặp là viêm xoang hàm:

Bệnh nhân tiếp tục xì mũi vàng đặc hoặc xanh ngày càng nhiều, kèm theo nhức đầu

Biến chứng thứ hai là viêm thanh quản hay phế quán : bệnh nhân khàn tiếng, ho khạc ra đờm.

Biến chứng thứ ba là viêm tai giữa : đau, chảy dịch ở tai.

CHẨN ĐOÁN PHÂN LOẠI

1. Rất có thể nhầm bệnh viêm mũi cấp tính với viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch. Trong viêm mũi dị ứng. Nước mũi luôn luôn trong như lòng trắng trứng và có nhiều tế bào ái toan (eosinophile).

Trong viêm mũi vận mạch, nước mũi cũng trong và loãng như nước lã nhưng không có tế bào ái toan.

2. Viêm mũi của các bệnh truyền nhiễm. Một sồ bệnh truyền nhiễm thường hay bắt đầu bằng viêm mũi hoặc kèm theo viêm mũi.

Trong bệnh cảm, ngoài sổ mũi, ngạt mũi ra các triệu chứng toàn thân khá nặng: sốt cao, không đi lại được, không ăn uống được, nhức đầu dữ dội, nuốt đau mình mẩy cũng đau như dần. Bệnh nhân có một bộ mặt nhiễm trùng.

Trong bệnh sởi, triệu chứng long tiết ở mũi cũng có thường xuyên. Nhưng luôn luôn có kèm theo đỏ mắt, chảy nước mắt và phát ban.

Trong bệnh bạch hầu, viêm mũi có thể thứ phát hoặc nguyên phát. Trong thể thứ phát chẩn đoán dễ vì có giả mạc ở họng và ở mũi. Trong thể nguyên phát, chẩn đoán khó hơn vì giả mạc ở trong sâu về phía vòm mũi họng. Vì vậy trước một em bé bị viêm mũi kéo dài, người xanh xao, kém ăn, sốt nhẹ (38o ), phải quệt mũi lấy chất xuất tiết gửi đi tìm vi trùng bạch hầu.

ĐIỀU TRỊ

Vì chưa rõ nguyên nhân nên điều trị cảm mạo chỉ là điều trị triệu chứng. Số thuốc được giới thịệu rất nhiều và thứ nào cũng mang lại một số kết quả khả quan. Nhưng thực ra cảm mạo là một bệnh để yên rồi tự nó cũng khỏi. Chúng ta chỉ nên dùng thuốc khi nào bệnh kéo dài hoặc có biến chứng.

Chống ngạt mũi nên nhỏ êphèdrin 3% vào mũi ngày 4 lần, mỗi bên ba giọt. Lúc nhỏ thuốc phải nằm ngữa để đầu thấp. Chúng ta cũng có thể cho bệnh nhân hít hơi bạc hà, dầu chính đại, dầu cửu long…. hoặc xông cồn menthol theo công thức sau đây :

Menthol          l0g

Cồn 90o             khối lượng vừa đủ để hòa tan

– Chống chảy nước mũi: chúng ta có thể tiêm hoặc cho uống atropin sáng l/2 mg, chiều l/2 mg.

– Chống nhức đầu: nên cho bệnh nhân uống viên aspirin hoặc viên APC hay viên APE (aspirine phénacétine cafeine hay aspimle pyramidon éphềdrine).

– Chống ho nên dùng sirô húng chanh (rau tần dày lá).

Nhân dân thường xông bằng những lá hương nhu, tía tô, kinh giới, xả, lá chanh để giải cảm.

Phòng bệnh :

– Nên tránh xa những người đang bị cảm mạo.

– Nên mặc áo ấm ngực, ấm cổ

– Tránh ngồi ở nơi có luồng gió lạnh thổi qua.

– Đối với những người thường hay bị cảm mạo nên đi khám mũi và điều trị những bệnh ở mũi như vẹo vách ngăn, cuống mũi quá phát, V.A …

II – VIÊM MŨI DỊ ỨNG VÀ VIÊM MŨI VẬN MẠCH

Viêm mũi dị ứng hay viêm mũi co thắt thường gặp ở nước ta vì vậy chúng tôi sẽ nói nhiều về bệnh này.

Niêm mạc mũi là xuất phát điểm cúa một loạt phản xạ (như hắt hơi, chảy nước mũi, giãn mao mạch…) có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp trên. Ở những người bị dị ứng, sự điều chỉnh các phản xạ này bị rối loạn và xảy ra những phán ứng quá mức đưa cơ thể vào tình trạng bệnh lý.

Dị ứng là một phản ứng của cơ thể chống lại những chất lạ đang xâm phạm vào cơ thể. Những chất lạ đó mang tên là kháng nguyên (antigène) và thường vào cơ thê bằng đường hô hấp. Khi cơ thể bị kháng nguyên tấn công thì nó phản ứng lại bằng cách tạo ra kháng thể (anticorps) để trung hòa kháng nguyên.

Sự đấu tranh đầu tiên này không có triệu chứng lâm sàng, nhưng trong máu của người bệnh cố sinh ra kháng thể. Như vậy bệnh nhân đã bị mẫn cảm (Sensibilisé). Đây là sự phản ứng của cơ thể đối với lần tấn công đầu tiên của kháng nguyên. Từ đấy về sau nếu kháng nguyên ấy lại xâm nhập vào cơ thể lần nữa thì sẽ xảy ra sự đấu tranh kịch liệt giữa kháng thể và kháng nguyên. Trong trận đấu tranh này sẽ sinh ra chất histamin, serotonin. Các chất này là nguồn gốc của các rối loạn mà ta thấy ở các bệnh dị ứng. Như vậy dị ứng là một bệnh toàn thân của cơ thể. Viêm mũi dị ứng cũng chỉ là một hiện tượng cục bộ của bệnh toàn thân đó.

Bệnh dị ứng chỉ có thể xảy ra khi có ba điều kiện sau đây:

Thể địa : thể địa có tính chất gia truyền và đặc điểm của nó là sự thăng bằng bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

b/ Sự thụ cảm của cơ thể như vừa nói ở trên. Khi kháng nguyên xâm nhập lần đầu tiên vào cơ thể, nó không gây ra triệu chứng lâm sàng của dị ứng vì cơ thể chưa mẫn cảm.

c/ Kháng nguyên:

Những kháng nguyên do đường hô hấp là : phấn hoa, bột, mốc men, lòng súc vật, bông độn gói, bụi xó bếp…

Những kháng nguyên do đường tiêu hóa là : sứa, tôm, mắm tôm, dứa, dâu tây, trứng gà, thịt bò…

Những kháng nguyên vào bằng đường da là: sơn mài, hắc ín, cao su… Có những kháng nguyên mà chúng ta ít nghĩ đến, đó là thuốc: aspirin, sunfamid, streptomyxin. Penixilin, huyết thanh chống bạch hầu, huyết thanh chống uốn ván.

Ngoài những dị chất từ ngoài vào, chúng ta cũng không nên quên vai trò của những dị chất nội sinh prôlêin do sự chuyển hóa không hoàn toàn của prôtid trong cơ thể, hoặc những độc tố vi trùng ở răng sâu, ở amydan viêm… Những dị chất này cũng có thể đóng vai trò kháng nguyên

TRIỆU CHỨNG

Bệnh viêm mũi dị ứng có hai thể : thể có chu kỳ và thể không có chu kỳ

1. Viêm mũi dị ứng có chu kỳ.

Bệnh xảy ra một cách rất đột ngột về đầu mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng (ở Châu Âu thì về tháng 5 dương lịch).

a/ Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác buồn buồn (nhột) và cay trong mũi, lạnh ở trán và nhảy mũi (hắt hơi) từng tràng vài chục cái. Đồng thời bệnh nhân bị cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Sau cơn hắt hơi thì nước mùi chảy ra đầm đìa, làm ướt một lúc vài ba cái khăn tay. Nước mũi trong như nước lã và không làm hoen ố khăn tay.

Bệnh nhân thấy nặng đầu, tay chân uể oải không làm việc được, tránh ánh sáng, tìm chỗ tối mà nằm. Những cơn hắt hơi như vậy thường xảy ra vào buổi sáng, khi mới thức dậy tung chăn bước ra khỏi giường. Nhưng về trưa hay chiều cũng có thể có những cơn như vậy. Tình trạng này kéo dài trong vài ngày đến một tuần lễ rồi đột nhiên biến mất. Dù có điều trị hay không điều trị. Mỗi năm vào đúng thời kỳ đó thì bệnh lại tái diễn. Có những người bị như vậy hàng chục năm.

Nếu bệnh nhân đổi chỗ ở, thí dụ như sang Âu Châu hoặc đi du lịch trên tàu biển thì cơn bệnh biến mất. Nhưng khi trở vể chỗ ở cũ thì bệnh lại tái diễn.

Soi mũi trong cơn hắt hơi chỉ thấy niêm mạc sung huyết, sau đó tiết ra nhiều nước, sau cơn hắt hơi niêm mạc trở lại bình thường, bệnh nhân không ngạt mũi đó là triệu chứng của những cơn viêm mũi dị ứng ngắn hạn.

b/ Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày nước mũi sẽ đặc lại biến thành tiết nhờn trong đó có nhiều tế bào ái toan (éosinophiles). Nước mũi có thể trong hoặc đục nhưng không làm hoen ố khăn tay, niêm mạc mũi sẽ bị phù nề và xám nhợt cuổng mũi dưới phình ra một cách thường xuyên và mũi luôn luôn bị ngạt.

Cuống giữa bị mọng nước và che kín cả ngách giữa (méat moyen).

Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường hay bị đau trán, nhức đầu…. làm cho chúng ta nghĩ đến viêm xoang, nhưng khi chụp X quang hoặc chọc xoang thì không có triệu chứng viêm.

Có một số người bệnh không bị đau đầu nhưng đêm đến thì có những cơn khó thở giống như hen, hoặc những cơn ho co thắt

Trong giai đoạn này niêm mạc chưa hoàn toàn thoái hóa, nếu điều trị tốt nó có khả năng phục hồi được.

c/ Thời gian trôi qua, mỗi năm bệnh xuất hiện nhiều đợt và càng ngày càng nặng hơn, càng kéo dài hơn. Niêm  mạc mũi dần dần bị thoái hóa và bị nhiễm trùng vì khả năng tự vệ của niêm mạc bị giảm sút.

Bệnh nhân xì mũi có mủ vàng, thỉnh thỏang bị sốt nhẹ và nhức đầu. Mũi bị ngạt thường xuyên.

Khám mũi thấy cuống giữa bị thoái hóa to phình, nằm chen lẫn pòlyp. Đó là những u giả do phù nề dị ứng của niêm mạc trong đó có nhiều tế bào ái toan.

Chụp X quang sẽ thấy các xoang bị mờ. Nhưng khi chọc dò thì không có mủ, đôi khi chỉ có nườc vàng. Thể này được gọi là viêm xoang dị ứng đơn thuần.

2. Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ.

Trong viêm mũi dị ứng không có chu kỳ, các triệu chứng cũng giống như thể trên nhưng có hai đặc điểm sau đây: bệnh xuất hiện không theo thời tiết, mùa nóng cũng như mùa lạnh bất kỳ lúc nào bệnh cũng có thể xảy ra. Những cơn hắt hơi mất dần tính chất kịch phát. Trong mỗi cơn, bệnh nhân chỉ hắt hơi độ vài ba cái, nhưng triệu chứng nước mũi tăng nhiều và kéo dài. Giữa hai cơn hắt hơi, lỗ mũi không được hoàn toàn thông như trong thể có chu kỳ. Niêm mạc mũi luôn luôn phù nề vì vậy nó dễ bị thoái hóa hơn thể trên.

Khám mũi thấy niêm mạc nhợt nhạt, khe giữa đầy pôlyp.

Chụp X quang sẽ thấy xoang hàm bị mờ.

Tiên lượng của bệnh viêm mũi dị ứng không có gì nguy hiểm. Nhưng nếu tình trạng bệnh kéo dài có ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh nhất là khi có nhức đầu ngạt mũi… Hơn nữa dị ứng mũi có thể chuyển thành dị ứng phế quản: bệnh nhân hen.

CHẨN ĐOÁN

Cần phải hỏi tỉ mỉ về tiền sử của người bệnh mới có thể chẩn đoán chính xác được

Bệnh dị ứng có đặc điểm là xảy ra từng cơn nhưng tái diễn nhiều lần.

Phải hỏi rõ xem người bệnh hắt hơi về lúc nào, trong điều kiện nào, hắt hơi lẻ tẻ vài cái hay hắt hơi từng hồi, từng tràng, mỗi ngày mấy cơn ?

Hỏi bệnh nhân có hay bị hen, nổi mề đay, chàm, phù Quink không ? Đó là những biểu hiện của thể địa dị ứng. Hỏi thêm về tiền sử gia đình như cha mẹ.., chú bác, anh em xem có ai bị những bệnh này không?

Hỏi xem những thức ăn như trứng, dâu tây, cua bể, mực, tôm có gây ra cơn dị ửng không?

Phải hỏi nghề nghiệp và điều kiện làm việc của bệnh nhân. Các nghề sau đây được coi như là hay gây ra dị ứng: xay bột, sơn mài, sơn xi, hóa học, bật bông, buôn giẻ rách, cưa gỗ, làm lông vũ…

Tìm tế bào ái toan trong nước mũi là phương pháp phổ biến để chẩn đoán : quẹt nước mũi lên phiến kính rồi đem nhuộm sẽ thấy tế bào ái toan trong trường hợp dị ứng (trong trường hợp viêm cũng có tế bào ái toan nhưng ít hơn). Còn tế bào ái toan trong máu lên đến 7 hoặc 10%.

Trong chuyên khoa dị ứng người ta còn làm các các nghiệm pháp khác như :

– Chuyển dạng lymphô bào (ở người bình thường TTL lên đến 70%, ở người bị suy giảm miễn dịch dưới 70%)

– Tìm khả năng cố định histamin của Parrot (ở người bình thường khả năng PHP là 30%, ở người bị dị ứng con số này thấp)

– Định lượng histamin trong nồng độ máu (nồng độ trung bình 10-30g/l huyết tương)

– Làm điện di miễn dịch tính globulin miễn dịch IgG, IgA, IgM…

– Làm tet hay thử nghiệm da (testscutanés) với nhiều loại kháng nguyên (bụi trong nhà, nấm, mốc, phấn hoa, lông súc vật …).

Chẩn đoán bệnh dị ứng tương đối dễ nhưng tìm được nguyên nhân gây ra dị ứng rất khó. Phải làm hàng loạt test với tất cả những chất khả nghi để xem chất nào là kháng nguyên gây bệnh..

Trong thực tế chúng ta chưa có phương tiện để làm việc này và chúng ta nên điều trị thử (tratement d’épreuve) bằng các thuốc chống dị ứng. Nếu bệnh dứt cơn thì ta cho là dị ứng, nếu bệnh không chuyển tức là không phải dị ứng.

CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

1. Loại ra viêm mũi cấp thông thường (cảm): bệnh này không có cơn hắt hơi dữ dội và các nghiệm pháp về dị ứng âm tính.

2. Loại ra bệnh chảy nước mũi (hydrorrhée nasale) trong đó nước mũi chảy liên tục, không có hắt hơi.

3. Loại ra viêm mũi quá phát: trong bệnh này cuống mũi phình to màu đỏ sẫm.

4. Loại ra viêm mũi vận mạch

VIÊM MŨI VẬN MẠCH

Chúng ta dễ nhầm viêm mũi dị ứng với viêm mũi vận mạch. Viêm mũi vận mạch có những triệu chứng giống như viêm mũi dị ứng: ngứa mũi, hắt hơi từng tràng, cay mắt, chảy nước mũi, ngạt mũi. Cơn hắt hơi xuất hiện mỗi ngày một vài lần, kéo dài nhiều năm, không lệ thuộc vào thời tiết, nước mũi bao giờ cũng trong.

Có một số tác giả cho rằng hai bệnh này là một. Theo ý chúng tôi thì nên tách ra làm hai vì viêm mũi vận mạch có những điểm khác biệt nhau :

1. Không tìm thấy kháng nguyên (những kháng nguyên kinh điển như bụi nhà, nấm, phấn hoa, lông súc vật) Bệnh nhân thường lên cơn hắt hơi khi bị khích thích bởi ánh sáng mặt trời, luồng gió, mũi cay nồng, xúc động mạnh hoặc không do kích thích nào cả.

2. Bệnh nhân ngạt mũi nhiều hơn hắt hơi, nước mũi chảy không nhiều, nước mắt không chảy.

3. Các xét nghiệm cận lâm sàng cho kết quả khác hẳn viêm mũi dị ứng : rất ít tế bào ái toan trong nước mũi. Tỷ lệ tế bào ái toan trong máu không tăng. Tỷ lệ chuyển dạng lymphô bào bình thường, khả năng cố định histamin bình thường, định lượng histamin trong máu không tăng.

4. Sau cơn hắt hơi, bệnh nhân trở lại bình thường ngay lập tức, không bị nặng đầu, không uể oải.

5. Bệnh nhân thường hay bị rối loạn vận mạch ở những nơi khác như hiện tượng căng ngứa các ngón tay khi trời rét.

Viêm mũi vận mạch là sự thể hiện cục bộ ở mũi của trạng thái thăng bằng bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Trong khi điều trị chúng ta phải ổn định và củng cố hệ thần kinh thực vật.

ĐIỀU TRỊ

Trong điều trị cần phải nắm vững điểm này:

Người ốm của chúng ta có cơ địa dị ứng, tức là bị một bệnh toàn thân, vì vậy những hiện tượng cục bộ ở mũi như gai vách ngăn, vẹo vách ngăn chỉ là những nguyên nhân phụ thôi. Các phẫu thuật ở mũi, ở vòm, ở họng trong dị ứng sẽ có ảnh hưởng tốt trong việc điều trị nhưng không hoàn toàn giải quyết vấn đề.

Trước khi điều trị dị ứng cần phải xem người bệnh có bị nhiễm trùng toàn thể không: nếu có, phải thanh toán vấn đề này bằng penixilin, streptomyxin hoặc cloramphenicol. Nếu trong người bệnh nhân có những ổ vi trùng như sâu răng, viêm amydan, thì cũng nên giải quyết ngay.

Điều trị dị ứng mũi gồm có ba phần: điều trị cơn bộc phát, điều trị cục bộ và điều trị bệnh dị ứng.

1- Điều trị cơn dị ứng bộc phát

Trong khi lên cơn bộc phát có thể tra vào mũi một trong những thứ thuốc sau đây : êphêdrin 3% , privin lo/oo , sanorin 0,50o/oo, Pommad cortison hoặc dung dịch hydrocortison 2,5%

Chúng ta cũng có thể cho uống một trong những thứ thuồc sau đây

– Cồn Benlađon XV giọt,

– Aspirin 1g cùng với quinin 0,20g.

– Ephêdrin và gacđênal l0cg.

– Adrênalin lo/oo  XV giọt với đường

– Thuốc chống histamin như: antihistamin, phenergan, multecgan, thiantelles. AH3… uống, một hoặc hai viên 25 mg.

Cũng có thể chặn cơn bộc phát bằng cách gây tê hạch bườm khẩu cái  (ganglion sphẻno-palattn) với thuốc Bônanh (Bonain).

Một số tác giả dùng khí dung (Aérosol), thuốc aleudrine 1% có kết quá tốt.

2. Điều trị cục bộ

Điều trị cục bộ tức là giải quyết cái gai kích thích hoặc làm giảm bớt độ nhạy cảm của niêm mạc mũi.

Nếu vách ngăn bị vẹo hoặc có gai, có mào thì phải làm phẫu thuật xén vách ngăn dưới niêm mạc theo lối Killian.

Nếu niêm mạc mũi quá nhạy cảm thì nên bôi axit crômic 3% hoặc glyxerin pha tanin với đậm độ cao dần từ l% đến 10% hoặc kẽm sunfat từ 1% đến 5%, hoặc tiêm hydrocortison vào niêm mạc cuống mũi dưới, mỗi lần 2ml, làm trong ba lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần lễ. Nếu cuống dưới bị vẹo có thể dùng kéo cong ấn nó về phía ngoài làm cho nó nằm sát vào ngách dưới.

Nếu cuổn dưới bị quả phát chúng ta có thể đổt hằng côte điệu.

Nếu đã đốt rồi mà vần côn ngạt mũi thl có thê xén bớt phằn mềm của cuốn mữi đười (tối ky khỏng được cât .xương của cuổn mut vl làm như vậy sề gây ra bệnh teo mũi),hoặc cắt bó hẳn cuón giữa (cầt toàn bộ cuốn giữa không gây ra teo mũi).

3. Điều trị bệnh dị ứng.

Phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu (désensibilisation Speciíique) : Bước đầu là tìm ra đúng kháng nguyên bằng cách làm phản ứng nội bì (cuti-réaction) hàng loạt với những chất khả nghi. Khi tìm được kháng nguyên rồi thì đem chất đó pha loãng với nước muối đẳng trương và tiêm vào trong da với đậm độ ngày càng cao, thí dụ 1/10.000 đến 1/100

Phương phảp giải mẩn cảm không đặc hiệu (désensibilisation Speciíique): trong trường hợp không tìm được kháng nguyên thì có thể dùng những thuốc sau đây :

– Natri hyposunfit 10% tiêm tĩnh mạch mỗi ngày l0 ml.

– Canxi gluconat 10% tiêm tĩnh mạch mỗi ngày l0 ml.

Liệu pháp huyết bản thân (autohémothérapie) : mỗi ngày 1 lần lấy máu ở tĩnh mạch rồi tiêm vào mông; bắt đầu từ 5ml tăng dần đến l0 ml – Vitamin C tiêm vào tĩnh mạch ngày lg.

A. C. T. H, tiêm vào mông ngày 25 đơn vị quốc tế.

-Cortison : uống ngày l00 mg hoặc tiêm hydrocortison 2,5% vào cuống mũi dưới mỗi lần l ml cách 3 ngày một lần. Uống prednisolon 5mg. ngày 3 viên

-Pepton : uống 0,50g trước mỗi bữa cơm 30 phút

Vacxin tự thân sản xuất từ các vi khuẩn trong dịch của mũi xoang cho kết quả tốt khi dùng dưới dạng khí dung hoặc bơm phun.

– Đông y hay dùng lá cà độc dược (datura) thái thành sợi nhỏ đem phơi khô rồi cuốn thành điếu thuốc cho bệnh nhân hút. Mỗi khi lên cơn thì hút một điếu. Phương pháp này chữa được cơn hen.

4. Điều trị viêm mũi vận mạch

Dùng các loại thuốc tăng cường giao cảm: adrenalin, ephedrin hoặc thuốc ức chế phó giao cảm như atropin.

– Dùng thuốc tãng cường phó giao cảm: èserin, pilocarpin.

Phẫu thuật cắt dây thần kinh Vidien ở hố chân bướm hàm hoặc ở trong hố mũi.

PHÒNG BỆNH

Phương pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh kháng nguyên, nguyên nhân xảy ra bệnh. Đôi khi người bệnh có thể tự tìm ra được kháng nguyên. Thí dụ có một bệnh nhân để ý thấy rằng mỗi khi ông ta xóa bảng đen và hít phải bụi phấn viết thì lên cơn hắt hơi sặc sụa. ông ta nên dùng giẻ ướt để chùi bảng thì không thấy cơn hắt hơi xuất hiện nữa.

Đối với những người hay lên cơn dị ứng về mùa lạnh thì nên tránh mùa rét và đến sống ở vùng ấm áp. Hoặc ngược lại, đối với những người không chịu được khí hậu nóng và ẩm thì nên đến sống ở xứ ôn đới.

Một biện pháp phòng bệnh nữa là nên hợp lý hóa cách ăn uống và nên tập thể dục, những người bị dị ứng thường là những người có chế độ ăn uống không cần đối: hoặc nhiều chất bột quá, hoặc nhiều chất mỡ… Và phần lớn những người này ít vận động. sợ gió, sợ rét, lúc nào cũng mặc thật nhiều áo, quấn khăn thật kín cách làm như vậy là quá mức.

Dĩ nhièn chúng ta không phơi mình trần ra gió mưa, rét ướt, nhưng cũng không nên ủy mỵ quá mà cần phải tập cho thân thể chịu đựng được những thay đổi của thời tiết.

III – VIÊM MŨI CẤP TÍNH THÔNG THƯỜNG Ở HÀI NHI

Viêm mũi cấp tính ở hài nhi có một lối biểu diễn đặc biệt vì hố mũi của hài nhi hẹp: do bị tắc, và em bé không quen lối thở bằng miệng, viêm VA thường đi đôi với viêm mũi.

TRIỆU CHỨNG

Khó thở: hai lỗ mũi của hài nhi bị tắc vì sung huyết, vì tiết nhờn. Bệnh nhân thở bằng miệng khó khăn vì có tiếng khò khè. Trong khi em bé khóc hoặc giãy dụa, có hiện tượng co kéo ở thượng vị và thượng ức.

Khó bú: mỗi lần nhận vú để bú thì hài nhi lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ vú ra giãy dụa và khóc thét lên. Em bé hay đi tướt hoặc trớ (nôn) và gầy xọp.

Sốt: hài nhi sốt vào khoảng 39o . Ban ngày thì nằm lịm, ban đêm thì quấy khóc, mẹ phải bế luôn tay; đôi khi sốt cao và lên cơn co giật.

Bệnh kéo dài năm, ba hôm thì bắt đầu thuyên giảm : mũi bớt chảy, thở thông, nhiệt độ trở lại bình thường Nhưng triệu chứng ỉa chảy và nôn còn kéo thêm một hai hôm nữa

Bệnh này thường hay gây ra nhiều biến chứng như viêm tai xương chũm cấp diễn với hội chứng nhiễm độc thần kinh, như phế quản phế viêm, apxe thành sau họng.

Triệu chứng sốt cũng có thể kéo dài, dần dần đưa đến rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng.

ĐIỀU TRỊ .

Việc đầu tiên là làm thông hai lỗ mũi. Mũi có thở thông thì sức đề khảng của niêm mạc mới phục hồi và đồng thời hài nhi mới bú được. Hút tiết nhờn ở mũi bằng bơm tiêm đầu có lập một ống cao su nhỏ độ 3mm .

Nhỏ vào mũi êphêdrin 1% hoặc thuốc sau đây:

– Acgyrôn 0,03g

– Adrênalin 1%. 3g

– Nước muối sinh lý 30ml

Nhỏ mỗi bên 2 giọt 3 phút trước khi cho em bé bú. Tuyệt đối không dùng thuốc có chất cocain và menthol cho hài nhi.

Nếu cửa mũi bị nề có thể bôi vaselin chồng nề.

Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh cảm mạo và chỉ nên dùng nó khi nào có biến chứng như viêm tai. viêm phế quản…

Về mùa lạnh: cần phải để trẻ nhỏ vào trong phòng ấm áp, tránh gió lùa. Tốt nhất là nên đun sôi thường xuyên trong phòng một xoong nước có pha các loại tinh dầu như cồn thuốc ơcalyptus hoặc tinh dầu xả để giữ sức nóng và ẩm độ cần thiết.

PHÒNG BỆNH

Không nên để người lạ đến bồng bế và hôn hít trẻ nhỏ.

Ở vườn trẻ, mỗi khi có trẻ bị cảm mạo phải cách ly nó ngay và đồng thời nhỏ angyròn 1% vào mũi, ngày 3 lần cho tất cả những em bé khác.

Về mùa lạnh: nên lưu ý đừng để em bé bị rét như ăn mặc phong phan, bế đi chơi ban đêm…

Nên nạo VA cho các trẻ hay bị cảm mạo thường kỳ

IV – VIÊM MŨI ĐẶC HIỆU CỦA TRẺ NHỎ

Bên cạnh bệnh viêm mũi cấp tính thông thường của trẻ nhỏ chúng ta còn hay thấy những bệnh viêm mũi đặc hiệu của trẻ nhỏ như là viêm mũi lậu, viêm mũi giang mai, viêm mũi vàng chanh, viêm mũi bạch hầu.

Trước kia những bệnh viêm mũi này đã từng làm chết hàng loạt trẻ sơ sinh ở những nhà hộ sinh hoặc bệnh viện. Ngày nay với sự tiến bộ của vệ sinh, với sự bố trí chu đáo của phòng hài nhi, với kháng sinh mạnh, bệnh viêm mũi giết hại hàng loạt không còn nữa mà chỉ thấy lác đác những trường hợp riêng lẻ.

1. Viêm mũi lậu.

Vi trùng lậu chuyển từ âm đạo sản phụ vào mũi và mắt của trẻ sơ sinh, gây ra viêm mắt, viêm mũi sau khi đẻ.

Bệnh bắt đầu độ ba bốn hôm, sau khi em bé ra đời. Hai lỗ mùi và môi trên sưng vếu, đỏ, mủ vàng xanh và đặc chảy từ trong mũi ra. Hai hố mũi hoàn toàn tắc tịt. Nhiệt độ cao (39 – 40 độ ). Bệnh nhân không bú được và gầy xọp.

Đồng thời hai mi mắt cũng sưng mọng và cũng không mở ra được. Mủ rỉ ra từ hai khóe mắt, mảng tiếp hợp đỏ và phù nề.

Xét nghiệm mủ thấy có vi trùng lậu.

Điều trị : Hút sạch mũi và nhỏ penixillin (l0.000dv trong lml) vào mũi cách 3 giờ một lần. Tiêm penixilin (l00.000 đv) vào mông.

Phòng bệnh : Nhỏ bạc nitrat 1% vào mắt và mũi cho tất cả trẻ sơ sinh ngay khi lọt lòng mẹ.

2. Viêm mũi vàng chanh lannin.

Bệnh này xuất hiện độ một tuần lễ sau khi trẻ nhỏ ra đời. Hố mũi bệnh nhân đầy giả mạc màu vàng sẫm , bám chặt vào niêm mạc và lan rộng ra cửa mũi trước ra môi trên. Đồng thời ở mũi chảy ra một thứ nước vàng và trong như là sirô nước chanh. Vài ngày sau, niêm mạc mũi bị loét và nước mũi có lẫn máu.

Trẻ nhỏ lâm vào tình trạng nhiễm độc nặng: nhiệt độ cao (hoặc thấp 36o), mặt xám chì, tinh thần đờ đẫn, trẻ nhỏ thường chết vào ngày thứ tư của bệnh.

Khi xét nghiệm nước mũi thường thấy có tụ cầu staphylococcus vàng, đôi khi có liên cầu streptococcus.

Điều trị: Nên tiêm nhỏ giọt vào mạch máu dung dịch glucoza và natri clorua phục hồi khối lượng nước. Tiêm desoxycorticosteron 5mg và uabain l/8mg để chống trụy tim mạch. Nên làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp. Thường aurêômyxin phối hợp với sunfadiazin có kết quả tốt.

Phòng bệnh : Bệnh này rất hay lây vì vậy căn bản của phòng bệnh là cách ly em bé. Tuyệt đối không dùng chung thìa, đầu vú cao su, ống nhỏ mũi, khăn mặt… với các trẻ bệnh.

Nên nhỏ acgyrôn l% vào mũi các trẻ nhỏ ở tập thể khi phát hiện ra có một em bé bị viêm mũi vàng chanh.

3. Viêm mũi bạch hầu

Viêm mũi bạch hầu của hài nhi có đặc điểm sau đây: bệnh phát triển một các âm thầm và đưa đến tình trạng nhiễm độc hoặc suy mòn.

Triệu chứng viêm mũi không có gì đặc biệt: bệnh nhân bị tắc mũi thường là hai bên. Chảy tiết nhờn có lẫn máu. Cửa mũi trước và trên bị loét nông và có đóng vảy. Ở cổ, đôi khi có hạch nhỏ, di động, nắn đau.

Giả mạc ở mũi ít khi được nhìn thấy rõ. Muốn thấy nó phải hút sạch tiết nhờn và nhỏ adrènalin 1% vào mũi. Giả mạc ở đây cũng giống như giả mạc trong bạch hầu họng mà chúng tôi sẽ nói ở bài bạch hầu họng. Giả mạc có thể lan vào vòm vào họng, vào thanh quản… .

Hài nhi không sốt cao, nhưng da tái nhợt, người mệt, biếng chơi, ngủ ít. Trước bệnh cảnh đó chúng ta phải quệt nước mũi đem đi xét nghiệm và sẽ tìm thấy vi trùng bạch hằu Loefler. .

Trong khi chẩn đoán cần chú ý đến những triệu chứng gợi ý sau đây: loét, chảy máu và có giả mạc ở mũi.

Cần phải loại ra những bệnh như cốt tủy viêm xương hàm trên, giang mai, dị vật ở mũi.

ĐIỀU TRỊ:

Không phải tất cả mọi trường hợp viêm mũi có giả mạc đều là do vi trùng bạch hầu ; các loạl vi trùng khác như phế cầu trùng, liên cầu trùng… đều có thể sinh ra giả mạc. Nhưng đứng trước một ca viêm mũi có giả mạc nên nghĩ ngay đến bạch hầu và tiêm huyết thanh chống bạch hầu trước khi có kết quả của phòng xét nghiệm để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tiêm 20.000 đơn vị huyết thanh chống bạch hầu (sềrum anti-díphtérique) vào dưới da là liều lưọng thông dụng đối với hài nhi.

Cũng có thể tiêm penixixilin 200.000 đ.v. mỗi ngày cho hài nhi và nhỏ penixilin vào mũi.

Đồng thời cũng nên dùng vitamin B1, vitamin C, uabain, nếu em bé mệt nặng. Strychnin là thuốc trợ lực rất tốt nhưng chỉ nên dùng trong trường hợp không có biến chứng thanh quản (để tránh co thắt thanh quản).

Phòng bệnh:

Phải cách ly các em bé bị bệnh bạch hầu. Không nên dùng chung thì, cồc, bát, đĩa với người bệnh.

Trong khi có dịch bạch hầu cần phảị tiêm vacxin chống bạch hầu… (vaccin anti-dìphtêrique) chúng tôi sẽ nói rõ chi tiết ở bài hạch hầu.

– Sau khi hết giả mạc rồi cần phải tiếp tục kiểm tra vi trùng ở mũi bằng cách quệt tiết nhờn mũi mỗi tuần một lần rồi đem đi cấy. Có những bệnh nhân tuy khỏi viêm mũi rồi nhưng vẫn còn chứa vi trùng bạch hầu ở vòm và hàng ngày đi gieo rắc bệnh cho những trẻ khác. Tuyệt đối phải cách ly những em bé này.

4. Viêm mũi giang mai.

Viêm mũi giang mai của hài nhi bắt đầu vào khoảng ba mươi ngày sau khi đẻ. Bệnh xuất hiện một cách lặng lẽ. Không sốt, không đau, mà chỉ có ngạt mũi ngày càng tăng. Nước trong mũi chảy ra rất tanh hôi và đôi khi có lẫn máu.

Ở cửa mũi trước có vảy nâu che lấp những vết nề. Môi trên sưng và đỏ. Trong thể nặng, sụn và xương vách ngăn có thể bị hoại tử.

Trong khi chẩn đoán chúng ta dựa vào những thương tổn khác nhau: pemphigút ở gan bàn tay, gan bàn chân, những vết loét giang mai ở miệng, những nồt sần hoặc ban đỏ (érythèmes) ở đít và nhất là phản ứng B.W. dương tính của mẹ.

Tiên lượng của bệnh này không được tốt lắm: phần lớn các trẻ này đều bị vi trùng treponema palidum làm thương tổn các phủ tạng như gan, lách, thần kinh… cho nên những em bé này thường chết non.

Bên cạnh thể điển hình nói trên còn có thể viêm mũi giang mai phát sinh muộn khi em bé lên 9, 10 tuổi và kéo dài trong nhiều tháng. Thử máu sẽ thấy BW dương tính và điều trị bằng thuốc chống giang mai sẽ khỏi bệnh.

ĐIỀU TRỊ

Thủy ngân lactal l% uống XV đến XX giọt.

Ongent napớlitain (pomat thủy ngân) mỗi ngày một lần xoa 0,50g vào da trong 6 ngày. Nhớ đổi chỗ luôn để tránh rộp da, thí dụ hôm nay xoa ở tay, ngày mai ở đùi, ngày kia ở cạnh sườn. Pênixilin mỗi ngày tiêm l00.000 đ.v trong 15 ngày liền (liều lượng cho hài nhi). Đồng thời tra pômat penixilin vào mũi.

V – VIÊM MŨI TRONG CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG

Một số lớn các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm như cúm, sởi, thưong hàn thường hay kêm theo viêm mũi. Những triệu chứng của viêm mũi ở người lớn thường không được rõ rệt lắm, nhưng trái lại ở trẻ em thì những triệu chứng mũi rất quan trọng.

VIÊM MŨI TRONG CÚM

Viêm mũi là một trong những triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm. Nhìn sơ qua, nó cũng tương tự như viêm mũi thông thường. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ sẽ thấy những đặc điểm sau đây :

a/ Viêm mũi cúm tràn lan rất nhanh trong thời gian ngắn cho nhiều người.

Nguyên nhân của sự tràn lan đó là tiết dịch bắn ra khi bệnh nhân hắt hơi hoặc ho.

b/ Bệnh bắt đầu một cách âm ỉ. Nhiệt độ cao vọt lên 400 trong ngày đầu, hôm sau tụt xuống 38o rồi trở lại 40o (nhiệt độ hình chữ V). Người bệnh nhức đầu và đau khắp mình mẩy, mất ngủ, không muốn ăn, khát nước nhiều và đi đái ít. Đôi khi bệnh nhân nôn mửa.

Bệnh nhân hắt hơi, chảy mũi nhiều, có khi xì ra cả máu và thường hay bị tắc mũi. Hiện tượng viêm lan rộng xuống niêm mạc họng, niêm mạc thanh quản. Tiếng nói khàn, ho từng hồi.

c/ Khám miệng thấy lưỡi trắng bọng như sứ, ở thanh quản thường hay có những chùm xuất huyết (piquetệs hémorragiques),

d/ Riêng ở hài nhi, bệnh cúm có thể gây ra hội chứng nhiễm độc thần kinh (neurotoxicose) rất nặng (mặt xám chì, mắt lõm có quầng, lưỡi khô đen, nôn mửa, ỉa chảy, urê huyết cao) đưa đến chết trong vòng 8 giờ. Hoặc bệnh cũng có thể gây ra tình trạng khó thở do phế quản phế viêm (broncho-pneumonic) hoặc do phù nề thanh quản.

e/ Bệnh viêm mũi cúm thường hay để lại những di chứng sau đây:

Viêm tai xương chũm, viêm thanh quản phù nề hạ thanh môn, viêm não, viêm thần kinh…

Để chẩn đoán bệnh cúm, người ta thường dùng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu của Hirst. Phản ứng này dựa trên nguyên tắc sau đây: virus cúm làm ngưng kết hồng cầu gà. Nếu chúng ta cho huyết thanh người ốm có kháng thể (anticorps) cúm vào môi trường virus cúm và hồng cầu gà thì hồng cầu gà sẽ không ngưng kết nữa, như thế là phản ứng dương tính, vì kháng thể ức chế hoạt động của virus.

Điều trị

Híện nay chưa có thuốc đặc hiệu để chữa bệnh cúm. Nếu bệnh không có biến chứng thì người ta chữa triệu chứng bằng quinin, côcain, spactêin, strychnin, vitamin B1, vitamin C, dêsoxy-eocticorteron (l0mg). Nên cho bệnh nhân uống nước râu ngô để tăng sự bài tiết. Nếu khó thở phải cho thở oxy.

Các thuốc kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh cúm nhưng có công hiệu đối với các biến chứng của cúm do vi trùng thông thường gây ra. Các loại kháng sinh thường dùng là aurêomyxin, tetramyxin, Biomyxin, cloramphenicol, penixilin, streptomyxin…

Phòng bệnh.

Cần phải cách ly người bệnh như đối với các bệnh truyền nhiễm đã nói ở phần trên.

Trong khi có dịch cúm nên nhỏ acgryrón 3% hoặc dầu gomênôn, hoặc nước tỏi vào mũi. Phương pháp này không có tác dụng tuyệt đối.

Tiêm vacxin chống củm, mỗi dịch cúm có một chủng virus khác nhau vậy không thể dùng một thứ vaccin chung cho tất cả dịch cúm. Thời gian miễn dịch thường là bốn tháng.

VIÊM MŨI TRONG BỆNH SỜI

Cũng như bệnh cúm, bệnh sởi cũng gây ra những triệu chứng sớm ở mũi.

Bệnh bắt đầu không âm ỉ lắm: nhiệt độ lên cao một cách từ từ, bệnh nhân hắt hơi, chảy nước mũi và ngạt mũi ngày càng tăng. Mắt và lệ đạo cũng bị virus xâm nhập: kết mạc đỏ, chảy nước mắt mi, mắt phù nề. Tiếng nói trở nên khàn, khó thở nhẹ. Đôi khi có chảy máu cam.

Trong giai đoạn này có một triệu chứng đặc biệt giúp chúng ta nghĩ đến bệnh sởi đó là dấu hiệu Koplix tức là niêm mạc má đỏ bầm và chung quanh lỗ Stenon có những chấm trắng nhỏ.

Đến ngày thứ ba thì sởi mọc: mặt và cổ em bé đỏ rực lên.

Viêm mũi trong bệnh sởi không có gì là quan trọng. Sau khi hết sốt, mũi còn chảy ra một ít tiết nhờn mủ trong vài ngảy rồi khô hẳn.

Tiên lượng của bệnh sởi thường là tốt đối với các em bé lớn, khỏe mạnh được săn sóc chu đáo.

Trái lại trong những vườn tré thiếu vệ sinh, trong những khoa nhi không có phòng riêng biệt, bệnh sởi thường hoành hành rất ghê gớm, nhất là đối với hài nhi: gây ra những biến chứng như là viêm thanh quản, loét và phù nề, viêm tai hoại tử (otife néctosante), viêm phế quản, phù, cam tàu mã (noma)…

Đôi khi bệnh sởi còn phối hợp với bệnh bạch hầu gây ra viêm thanh quản rất nặng.

Ngoài ra sau sởi, cơ thể của em bé lâm vào tình trạng suy nhược, và kháng tanergic tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh các bệnh khác như lao.

Điều trị

Điều trị viêm mũi nên dùng acgyrôn 4% pha lẫn với êphêdin 3% nhỏ vào mũi ngày 4 lần, mỗi bên hai giọt.

Công thức thuốc nhỏ mũi cho tré nhỏ:

Acgyrôn 0,,30g .

Adrênalin 3g

Dung dịch NaCl đẳng trương 30g. Trong trường hợp có biến chứng thì phải dùng kháng sinh như penixilin, streptomyxin, aurêomyxin, hiomyxin… cùng với các thuốc trợ tim (long não, spađêin, uabain), trợ lực (strychnin), oxy

Phòng bệnh

– Cũng như trong các bệnh truyền nhiễm khác, vấn đề chính của phòng bệnh là cách ly người bệnh với người không bệnh. Thời gian nghỉ học bắt buộc của trẻ em là 16 ngày.

Trong khi có dịch sởi có thể tiêm gamma-globulin 2 ml vào dưới da để phòng bệnh cho những trẻ ốm yếu.

VIÊM MŨI Ở BỆNH THƯƠNG HÀN

T’ừ ngày có thuốc cloramphenicol những biến chứng ở đường hô hấp trên của bệnh thương hàn giảm đi rất nhiều. Những bệnh loét mũi, apxe vách ngăn hầu như không còn thấy nữa. Nhưng chảy máu cam vẫn còn hay gặp.

Chảy máu cam xuất hiện trong tuần lễ đầu cùng với triệu chứng sốt. Thường xuất huyết nhiều cả hai bên mũi. Máu có thể chảy từ vách ngăn hoặc từ cuống mũi. Chẩn đoán căn cứ vao cấy máu và phản ứng huyết thanh Vidal.

Điều trị triệu chứng là nhét bấc vào mũi để cầm máu.

Điều trị căn nguyên là cho uống cloramphenicol mỗi ngày 50mg/kg cơ thể.

VIÊM MŨI TRONG BỆNH VIÊM MÀNG NÃO .

Bệnh viêm màng não do cầu trùng màng não (méningocoque) thường hay bắt đầu bằng viêm mũi hoặc viêm mũi họng. Viêm mũi này không có gì đặc biệt với viêm mũi cấp thông thường. Vì vậy rất khó chẩn đoán ra bệnh trước khi có những triệu chứng lâm sàng của viêm màng não.

Trong thời kỳ có dịch viêm màng não, trước một bệnh nhân bị viêm mũi, người thầy thuốc phải quệt nước mũi tìm cầu trùng màng não để phát hiện và điều trị bệnh thật sớm. Nếu bệnh nhân có cứng gáy thì phải chọc nước não tủy để xét nghiệm.

Bài giảng bộ môn Tai Mũi Họng, ĐH Y Dược Tp.HCM

{tab=VIÊM MŨI MÃN TÍNH}

Nếu niêm mạc ở mũi bị nhiễm trùng kéo dài thì nó sẽ phản ứng bằng cách chảy tiết nhầy, hoặc quá phát, hoặc teo lại. Trong trường hợp thứ nhất chúng ta gọi là viêm mũi lông tiết, trong trường hợp thứ hai chúng ta gọi là  viêm mũi quá phát.

Phát và hợp trong trường hợp thứ ba, gọi là viêm mũi teo. Cuống mũi có một cấu tạo rất đặc biệt. Lớp ngoài là niêm mạc với tế bào trụ có lông chuyển. Lớp giữa là tổ chức cương gồm những xoang mạch (sinus vasculaire).

Những xoang mạch này có thể tích máu lại và làm cho cuống mũi nở phình to ra và thu hẹp lông lỗ mũi. Lớp trong là xương mà người ta gọi là xương cuốn mũi. Xương này thường không tham gia vào quá trình viêm nhưng có thể bị teo.

VIÊM MŨI XUẤT TIẾT

(Rhinite calarhale)

Viêm mũi xuất tiết thường gặp ở trẻ em có tổ chức lymphô phát triển mạnh (V.A) và hay viêm mũi cấp tái diễn nhiều lần.

Niêm mạc mũi trở nên dày và mất lông chuyền. Các tuyến tiết nhầy phát triển quá mức.

Triệu chứng

Bệnh nhân luôn luôn bị ngạt mũi hoặc khịt mũi và ở mũi lúc nào cũng chảy ra tiết nhờn trong hoặc đục nhưng không thối. Chúng ta thường hay gọi hiện tượng này là thò lò mũi.

Bệnh nhân bị ho dai dẳng vì tiết nhờn rơi xuống thanh quản gây ra viêm khí phế quán. Khám phổi thường không thấy gì lạ.

Khám mũi thấy niêm mạc sung huyết chìm đàm trong tiết nhầy đục. Cửa mũi trước thường bị đỏ và nề.

Nếu không được điều trị bệnh này sẽ kéo dài rất lâu và đưa đến viêm mũi quá phát, viêm xoang mạn tính, viêm tai giữa thể xuất tiết..,

Trong khi chần đoán nên loại bệnh viêm xoang (chụp X quang), dị vật mũi (có mùi thổi), bệnh giang mai mũi (BW dương tính).

ĐIỀU TRỊ

A/ Điều trị cục bộ : Nhỏ bạc nitrat 1% mỗi ngày một lần. Nhỏ acgyrôn 3% pha lẫn với êphêdrin 3% ngày 3 lần. Nhỏ vitamin A ngày hai lần, mỗi bên 2 giọt ; nạo V.A.

B/ Điều trị toàn diện có tầm quan trọng đặc biệt : uống dầu cá, uống sirô iodotanic, uống prôtôxalat sắt. (10cg), uống dung dịch Faolơ (6 tuổi trở lên uổng mỗi ngày 1 giọt).

VIÊM MŨI QUÁ PHÁT

(Rhinite hypertrophique)

Viêm mũi quá phát là hậu quá của bệnh viêm mũi kéo dài, những cơn sung huyết tái diễn thường xuyên.

Nguyên nhân có thể là cục bộ (vẹo vách ngăn, VA ở vòm. Hoặc toàn thể (dị ứng, suy gan, rồi loạn tiêu hóa…)

Trong giai đoạn đầu, chỉ có tổ chức cương bị giãn và cuống mũi nở to niêm mạc đỏ. Lúc chấm cocaine vào thì cuốn mũi teo lại. .

Sang giai đoạn thứ hai, tổ chức hên kết dưới niêm mạc phát triển mạnh các tuyến tiết nhầy nở to, niêm mạc trở nên xám nhạt và có hột lổn nhổn. Lúc bôi côcain vào thì niêm mạc không co lại. Đôi khi niêm mạc có thể thoái hóa biến thành mộng nước gịống như pôlýp. Nhất là ở cuống giữa.

TRIỆU CHỨNG

1. Triệu chứng chính là ngạt mũi.

Đầu tiên bệnh nhân chỉ ngạt mũi về ban đêm khi nằm. Hễ nằm nghiêng bên nào thì tắc mũi bên ấy. Khí hậu có ảnh hưởng lớn đến bệnh : lúc nào trời lạnh hoặc ẩm ướt nằm thì ngạt mũi tăng. Ban ngày thì hiện tượng ngạt mũi xảy ra một cách bất thường tùy theo không khí nóng hay lạnh, có bụi bậm hay có mùi cay nồng, tùy theo trước hay sau bữa cơm, tùy theo có bị xúc động mạnh hay không.

Ban đêm bệnh nhân thường xuyên bị ngạt mũi, thở bằng miệng, ngáy to và sáng dậy khô họng. Bệnh nhân thường hay khịt mũi và đằng hắng để khạc ra những cục nhầy khô quanh ở trong họng. Dần dần hiện tượng xuất tiết nhầy lan rộng xuống thanh quản gây ra ho húng hắng. Ngoài ra bệnh nhân còn ngửi kém và nghe kém vì khe khứu giác và vôi ơstal (Eustache) bị tắc.

Bệnh nhân hay bị nhức đầu và có những cơn khó ngủ về đêm .

2. Khám mũi :

Trước sẽ thấy trong giai đoạn đầu, niêm mạc đó, nhẵn, cuống mũi dưới phình to đến sát vách ngăn và che lấp phần sau của vách ngăn. Tiết nhầy ứ đọng ở sàn mũi. Sau khi bôi cocaine vào niêm mạc mũi, cuống mũi dưới co lại và chúng ta có thể thấy những lệch hình ở vách ngăn như là mào, gai, vẹo cuống…

Nếu bệnh tích đã vào giai đoạn hai lúc là quả phát tổ chức liên kết, thì cuốn mũi không co lại nữa và khi đỏ phải dùng que trâm thăm dò vách ngắn để phát hiện lệch hình. Niêm mạc không còn đó nữa mà lại xám nhạt và gồ ghề.

Vùng thường hay bị quá phát là bờ dưới cuống mũi dưới.

Cuống mũi giữa cũng có thể bị quá phát, bệnh tích khu trú chủ yếu ở đầu cuống mũi giữa. Niêm mạc ở cuống giữa có hình dáng khác : mọng nước; mềm che lấp ngách giữa và khe khứu giác. Mới nhìn sơ qua tưởng là polyp, nhưng khi dùng que trâm thăm dò sẽ thấy khối u có cái cốt bằng xương polypp không bao giờ có xương)

Đôi khi xương của cuống giữa cũng bị quá phát và có những kén nhỏ trong xương.. Đầu cuốn giữa phì đại và để vào của vách ngán gây ra nhức đầu.

Ở vách ngăn, hiện tượng quá phát thường gặp ở cửa vách ngăn hoặc ở bờ sau vách ngăn mà người ta gọi là đuôi vách ngăn”.

3. Soi mũi sau :

Sẽ thấy “đuôi vách ngăn” và đuôi cuống mũi dưới quá phát. Đuôi cuống mũi dưới quá phát thể hiện bằng khối u tròn, nhắn, đỏ, to bằng đầu ngón tay, nằm ở phần dưới và che lấp gần hết cửa mũi sau. Nếu bệnh đã lâu ngày, khối u sẽ đổi dạng trở nên tím bầm và lổn nhổn như quả dâu tằm.

“Đuôi vách ngăn” ít gặp hơn. Nguyên nhân là do sự quá phát của niêm mạc ở phần sau xương lá mía. Bệnh thể hiện bằng hai khối u nhỏ hình thoi nằm ở hai bên bờ sau vách ngăn. Chẩn đoán bệnh viêm mũi quá phát chỉ khó trong giai đoạn đầu. Lúc mà mũi còn có những thời kỳ ngạt xen kẽ với thời kỳ thông. Khi mũi đã tắc liên tục thì chẩn đoán dễ. .

Không nên nhầm viêm mũi quá phát với polyp mũi cần phải thăm dò bằng que trâm mới phân biệt được. Nếu là cuống mũi thoái hóa thì có cốt bằng xương, nếu là polyp thì không có cốt xương.

Cũng không nên nhầm viêm mũi quá phát với viêm xoang mạn tính vì có một số bệnh viêm xoang mạn tình có kèm theo thoái hóa niêm mạc mũi.

Chụp X quang xoang mặt giúp chúng ta phát hiện ra viêm xoang.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị toàn diện rất quan trọng trong viêm mũi quá phát vì bệnh này thường hay gặp ở những người có thể địa đặc biệt như là dị ứng, tạng khớp, chậm tiêu hóa, táo bón…

Nếu là dị ứng thì phải dùng thuốc chống dị ứng như đã nói ở phần viêm mũi dì ứng. Nếu là tạng khớp (béo phì, đái tháo đường, sỏi tiết niệu, thấp gút…) thì phải theo chế độ ăn uống ít chất đạm kèm theo thuốc thòng mật như dung dịch Buôcgiê (Bourget) (bụng đói uống 1 cốc nhỏ), nước Vichy… Nếu có táo bón phải dùng thuốc nhuận tràng như dầu thầu dầu (ricin) hoặc ăn đu đủ…

Điều trị cục bộ : Những phương pháp điều trị cục bộ có mục đích là làm nhỏ cuống mũi lại để giải quyết vấn đề lưu thông không khí. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ, chúng ta có thể dùng những phương pháp sau đây :

A/ Nếu ngạt mũi từng cơn từng lúc, chúng ta có thể đốt bằng hóa chất.

Cách làm : gây tê bằng côcain 6% xong rồi bôi axit cromic 1/3 vào cuống mũi dưới

B/ Nếu cuống mũi dưới bị vẩu chúng ta dùng kéo cong bẻ cuống mũi dưới cho nó nằm sát vào ngách giữa. Thủ thuật này khá đau nên cần phải gây tê thật kỷ bằng côaim 6% (đặt bấc côcain vào cuống dưới và ngách dưới). Sau khi bẻ cuống mũi, bệnh nhân có thể cháy máu vì vậy cần phải theo dõi trong 6 gìơ. Nếu có chảy máu phải nhét bấc.

C/ Nếu mũi nghẹt nhiều nhưng niêm mạc còn co lại được thì nên đốt cuống mũi dưới bằng côte điện. Trước khi đốt phải gây tê bằng côcain 6%

Cách đốt : Đầu tiên phải điều chỉnh cường độ dòng điện ở côte đến mức độ đỏ sẫm để tránh cháy máu.

Sau đó, tay trái dùng spêcnlum mũi banh cánh mũi ra, tay phải cầm côte (galvanocautêre) nguội đưa dọc theo cuống dưới đến tận thành sau của họng rồi rút lui trở ra 2 cm. Như vậy đầu còte điện đá đến ngang tầm đuôi cuống mũi dưới. Theo phương pháp kinh điển, nên để cạnh sắc của còte thẳng góc với niêm mạc cuốn mũi. Theo phương pháp cải biên, người ta để mặt bằng côte sát niêm mạc rồi bấm nút cho côte đỏ lên và kéo cái côte  lùi từ phía ngoài đến tận đầu cuống mũi dưới.

Trong khi kéo nhớ đè nhẹ côte vào cuống mũi dưới và không được chạm vách ngăn. Có thể đốt hai đường song song vơi nhau, một ở trên lưng cuốn mũi, một ở bờ dưới cuống mũi.

Trong trường hợp hố mũi, mũi hẹp bắt buộc phát đặt mặt bằng của mũi côte điện nằm sát vào cuống mũi dưới để tránh làm bỏng vách ngăn. Như vậy nốt đốt sẽ rộng hơn và chỉ nên đốt một lần thôi. Kết quả sẽ tốt hơn là đốt kinh điển. Mỗi lần chỉ nên đốt một bên mũi, đợi 8 hôm sau sẽ đốt nốt bên kia. Đốt xong, không cần đặt bấc vào mũi mà nên nhỏ êphêdrin 4 giờ 1 lần trong 6 ngày đầu đề tránh dính niêm mạc.

Không nên đốt mũi trong khi viêm mũi hoặc có những dị hình như gai vách ngăn, vẹo vách ngăn có chạm đến cuống mũi dưới.

D/ Trong trường hợp cuống mũi đã bị thoái hóa thì những phương pháp trên không còn tác dụng. Phải dùng phẫu thuật cắt cuống mũi.

Đối với cuống mũi giữa khi xương và phần mềm bị quá phát chúng ta có thể cắt bỏ hết được.

Nhưng đối với cuống mũi dưới chỉ nên cắt một phần thôi : hoặc là bờ dưới, hoặc là đuôi của cuống mũi ; người ta cắt bờ dưới cuống mũi bằng kéo, còn đuôi cuống mũi thì cắt bằng thòng lọng. Tuyệt đối không nên cắt toàn bộ cuống mũi dưới, nếu làm như vậy sẽ gây ra teo mũi. Hiện tượng cháy máu hậu phẫu thường hay gặp trong phẫu thuật này vì vậy cần phải theo dõi bệnh nhân trong mười hôm sau khi mổ

Phòng bệnh.

Đối với một số nghề nghiệp hay gây ra viêm mũi mạn tính (làm việc ở nơi bụi bậm và khói) công nhân phải đeo khẩu trang.

Đổi với những người hút thuốc lá nhiều hoặc uống rượu nhiều cần hạn chế bớt để giảm những kích thích không cần thiết này.

Đối với những người dễ bị viêm mũi kéo dài mỗi khi thay đổi thời tiết nên theo nguyên nhân mà giải quyết càng sớm càng tốt (vẹo vách ngăn, dị ửng, viêm amydan mạn tính…)

Nên tập thể dục, tập hô hấp tránh táo bón.

VIÊM MŨI TEO – TRĨ MŨI

Viêm mũi teo là một hội chứng, đa số bệnh viêm mũi nặng đều đưa đến teo niêm mạc mũi. Thí dụ : bệnh bạch hầu mũi, bệnh lậu ở mũi, bệnh viêm mũi mủ. Bệnh giang mai mũi:.. Bệnh lao mũi cũng có thể gây ra teo niêm mạc mũi.

Triệu chứng chính của viêm mũi teo là niêm mạc mũi mỏng, khô và nhợt, hố mũi trở nên rộng thênh thang. Trong mũi có nhiều vảy máu vàng xanh lẫn với mủ nhầy. Đòi khi có mùi thối. Khứụ giác có thể giảm đi hoặc mất hẳn.

Điều trị các loại viêm mũi teo này nói chung ít có kết quả. Chúng ta có thể bôi pommat borikê 20% hoặc bôi glyxenn iode vào mũi để kích thích niêm mạc.

Bệnh điển hình của hội chứng viêm mũi teo là trĩ mũi.

TRĨ MŨI

(Ozéne)

Khi nói đến viêm mũi teo người ta thường nghĩ đến trĩ mũi Vì bệnh này thường gặp nhiều nhất trong các loại viêm mũi teo.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ vào tuổi dậy thì và kéo dài suốt đời. Hình như nguyên nhân của bệnh là do sự rối loạn dinh dưỡng ở niêm mạc gây ra bởi rối loạn hệ thống nội tiết. Khám vi trùng trong bệnh trĩ mũi thì thấy có nhiều loại (vi trùng giả bạch hầu của Belfanti, vi trùng Coccohacillus Foetêdus của Perez, Coccobacillus của Abel). Nhưng đó toàn là tạp trùng bội nhiễm chứ không phải vi trùng đặc hiệu của bệnh.

Niêm mạc bị teo. Các tế bào biến thành tế bào lát. Các tuyến và tổ chức cương bị tiêu diệt và thay thế bàng một lớp xơ móng, xương của cuống mũi cũng bị quá trình teo làm bé dần.

TRỆU CHỨNG

1. Giai đoạn tiền trĩ mũi :

Bệnh nhân nữ còn trẻ bị viêm mũi kéo dài, xì ra mũ vàng lẫn với vảy.

Khám mũi thấy ở đầu cuống mũi giữa khô đỏ và có vảy vụ màu vàng như cám. Cuống mũi dưới thì to và đỏ, sàn mũi có nhiều mủ ứ đọng

Bệnh nhân thấy khó chịu vì ngạt mũi.

2. Trĩ mũi ở giai đoạn hình thành có năm triệu chứng chính.

– Mũi thối : mũi bệnh nhân tiết ra mùi vừa thối vừa tanh như mùi rệp làm cho mọi người lánh xa.

– Vảy xanh vàng : thỉnh thoáng bệnh nhân xì ra cục vảy cứng, to bằng ngón tay út, rất thối.

– Niêm mạc teo : sau khi lấy hết vảy trong mũi ra sẽ thấy hồ mũi rộng thênh thang và niêm mạc nhợt nhạt mỏng, dính vào xương. Các cuốn mũi khô và teo lại. Lúc vén cánh mũi lên có thể nhìn thấy tận vòm. Tuy mũi rộng như vậy nhưng bệnh nhân có cảm giác ngạt mũi.

Bệnh nhân mất khứu giác và không biết rằng mũi của mình rất thối

Một số lớn bệnh nhân bị nhức đầu âm ỉ, không khu trú rõ rệt.

Ngoài ra có thể thấy triệu chứng phụ như là ù tai, khô họng, xoang mờ…

Bệnh biến diễn nhiều năm với những đợt bốc phát trong thời kỳ sinh đẻ và rút lui dần khi đến tuổi mãn kinh (ménopause).

CHẨN ĐOÁN

Trong giai đoạn đầu có thể nhầm với viêm mũi-xoang mạn tính (chụp X quang, chọc rửa xoang hàm).

Trong giai đoạn thứ hai có thể nhầm với giang mai mũi (làm phản ứng B.W ) với lao mũi, (làm sinh thiết).

ĐIỀU TRỊ

A/ Lấy vảy thối : vấn đề làm cho bệnh nhân khổ sở là mùi thối, vì vậy phải lấy vảy thối ra.

Trước hết cho bệnh nhân hít pômát sau này cho: mềm vảy :

Vasehn 60 g

Axit bonc 20 g

Tinh dầu hoa hồng X giọt

Độ một gian sau rửa mui bằng thuốc sau đây :

Mônôsunfua natri 5 g

Glyxerin 80 g

Nước cất 20 g

Cho một thìa cá phê dung dịch này vào một lít nước đun sôi để nguội. Có thể rửa mũi bằng bốc thụt (bock à lavement) hoặc bằng bơm tiêm l00ml đầu có lắp ống cao su. Trong khi bơm nước vào mũi phải úp mặt xuống một cái chậu và há miệng ra thở, sáng rửa một lần, tối rủa một lần.

Xong rồi dùng một cái que quấn bông xoa pômat lục diệp vào niêm mạc mũi. Pommat lục diệp làm bằng lục diệp của lá tre và Vitamin A. Dùng pommat streptomyxin cũng tốt.

B/ Phẫu thuật.

Dùng phẫu thuật Eryès tức là độn que nhựa acrylic vào dưới niêm mạc vách ngăn và ngách mũi để làm hẹp hồ mũi lại. Phẫu thuật này cho kết quả tốt hơn các phương pháp khác vì nó làm giảm rất nhiều hoặc hết hẳn vảy thối.

Hiện nay người ta làm phẫu thuật đốt lạnh bằng nitơ lỏng (cryocautêre) bao giao cảm quanh động mạch hàm trong để phục hồi sự tưới máu cho niêm mạc.

C/ Điều trị toàn thân : cho bệnh nhân uống dung dịch Faolơ (liquide de Fowler) (XX giọt một ngày), vitamin A, adrênalin 1%o ‘ ngày XX giọt.

Phòng bệnh.

Cần phải điều trị những bệnh viêm mũi, viêm xoang kéo dài ở trẻ em.

Ngoài ra nên cho những trẻ em đó uổng dầu cá về mùa lạnh và sirô iôdôtannic về mùa nóng.

Bệnh ozen có thể lấy được, không nên dùng chung khăn với người bệnh-

{tab=POLYP MŨI}

Trên lâm sàng polyp mũi được coi như là một khối u nhưng về mặt cơ thể bệnh học thì không phải là một u thật sự. Polyp mũi (trừ polyp viêm) là những quá phát cục bộ của niêm mạc trong đó tổ chức đệm bị phù nề, căng phồng và mọng nước.

Polyp là hậu quả của phù nề kéo dài mà nguyên nhân có thể là dị ứng, viêm nhiễm mạn tính, suy nhược niêm mạc, rối loạn vận mạch…

Polyp là một khối mềm, hình trái soan có cuống hoặc không có cuống, máu hồng nhạt trong như thạch.

Thành phần của polyp :

– Ở ngoài là một lớp biểu mô với những tế bào hình trụ lông chuyển đôi khi còn nguyên vẹn. Trong những polýp to lớn, lớp biểu mô này có thể thay đổi : tế bào trụ biến thành tế bào khối vuông hoặc tế bào lát.

– Lớp đệm (chorion) là một tổ chức liên kết trong đó các tế bào xơ (fibro- blastes) cấu kết với nhau thành màng lưới lỏng lẻo bị chất dịch phán tán. Cấu tạo của chất dịch cũng gần giống như huyết tương nhưng có nhiều fibrin hơn.

Nếu polyp bị thòi ra ngoài lỗ mũi nó sẽ bị loét và xơ hóa. Các mạch máu phát triển nhiều và polyp kiểu dạng giống như là u mạch máu.

Trong polyp thường hay có những nang đỏ do các tuyến nhầy tạo ra, chứa đựng chất nhầy trắng giống như mủ.

Người ta còn thấy trong polyp có những tế bào viêm như là lymphô cầu, plasmô cầu, đơn nhân cầu, tế bào đa nhân ái toan.

Niêm mạc mũi và niêm mạc xoang giống nhau nên polyp xoang cũng có những đặc điểm giống hệt polyp mũi.

TRIỆU CHỨNG

1. Polyp mũi bắt đầu một cách từ từ. Bệnh nhân bị ngạt mũi ngày càng tăng, ngạt một bên hoặc hai bên, có kèm theo cảm giác căng ở trán, hoặc nặng đầu. Ở một số bệnh nhân lại có kèm theo hắt hơi, chảy nước mũi, cay mắt giống như là viêm mũi dị ứng. Những rối loạn này xuất hiện tùy theo độ ẩm và nhiệt độ của không khí, tùy theo thời tiết.

2. Soi mũi trong giai đoạn đầu chỉ thấy cuống giữa bị quá phát, niêm mạc của ngách giữa bị phù nề, có một vài polyp nhỏ lẩn dưới cuống giữa. Dần dần polyp to lên và thòi ra khỏi ngách mũi. Khối u này nhẵn, mềm màu xám nhạt hoặc hơi vàng. Chúng ta có thể theo dõi nó đến tận gốc ở ngách giữa. Nếu có nhiều polyp thì chúng chen chúc với nhau ở ngách giữa như chùm nho và có thể bịt kín cả lỗ mũi- Khi bôi côcain hay êphêdrin. Polyp không co lại

Bôi Pôlyp có thể to bằng ngón tay cái hoặc nhỏ bằng hạt gạo. Loại polyp nhỏ khó nhìn thấy và thường bị sót khi điều trị.

Dùng que tràm thăm dò sẽ thấy polyp mềm. Không đau và ít chảy máu.

Que trâm còn giúp chúng ta tìm ra chân bám của Polyp : nói chung chân bám thường ở ngách giữa nhưng cũng có thể ở cuống giữa. Que trâm còn giúp chúng ta phân biệt polyp với cuống giữa thoái hóa : polyp không có cốt bằng xương, còn cuốn giữa có cốt xương.

Khi polyp phát triển to và thập thò ra cứa mũi trước hay cứa mũi sau thì nó biến dạng thành khối u đỏ, không bỏng, chắc, dễ chảy máu. Cánh mũi polyp đẩy phồng lên. Soi mũi sau giúp chúng ta phát hiện những polyp phát triển về phía sau.

Polyp có thể vượt cửa mui sau và thò ra vòm mũi họng.

Chụp X quang xoang rất cần thiết để phát hiện bệnh tích xoang vì trong đại đa số trường hợp, polyp mũi chỉ là một triệu chứng của viêm xoang. Đòi khi cần phải bơm lipiôdol vào xoang mới phát hiện được bệnh tích trong xoang.

Trong trường hợp có polyp xoang chúng ta sẽ thấy lipiôdol chỉ chiếm một phần. Hốc xoang và để lại một hình ảnh tròn đều, trong sáng.

Polyp biến diễn chậm, ngày càng to lên nhưng không ác tính hóa. Polyp làm trở ngại hô hấp và sự dẫn lưu do đó tạo điều kiện cho viêm nhiễm kéo dài hơn.

Những polyp to có thể ảnh hưởng đến tai vì nó làm tắc vòi ơstasi.

THỂ LÂM SÀNG

Các thể làm sàng như polyp đơn độc Killian, polyp cửa mũi sau hội chứng Woakes, bệnh polyp mũi (polypose) là những bệnh của xoang nhiều hơn của mũi nên sẽ nói rõ ở phần viêm xoang mạn tính

CHẨN ĐOÁN

Có mấy điểm cần lưu ý:

1. Chẩn đoán polyp thường hay nhầm với thoái hóa cuống giữa. Phải dùng que trâm thăm dò mới phân biệt được. Không nên nhầm polyp với thoái hóa cuống mũi vì điều trị hai bệnh khác nhau.

2. Polyp mũi thường đi đôi với viêm xoang mạn tính. Cần phải chụp điện để xem có viêm xoang không.

Điều trị polyp đơn thuần khác với điều trị viêm xoang mạn tính có polyp.

3. Polyp có thể che dấu một u ác tính của mũi : U ác tính ở tít trên cao tận xoang sàng, còn polyp lành tính ở ngay đầu cuống giữa hoặc ở tiền đình. Vì vậy nên khi bệnh nhân có polyp và nhức đầu, chảy máu, chúng ta phải nghĩ đến ung thư và làm những xét nghiệm cần thiết (chụp X quang, Sinh thiết…).

4. Trong trường hợp polyp ở cửa mũi sau. Chúng ta có thể nhầm với u xơ vòm mũi họng. U xơ thường gặp ở tuổi thiếu niên và luôn luôn gây ra chảy máu nhiều.

ĐIỀU TRỊ

Nếu là polyp đơn thuần, điều trị tương đối dễ : chỉ cần gây tê rồi lấy thòng lọng giật polyp sát tận chân bám.

Nhưng trên thực tế những trường hợp polyp đơn thuần như vậy rất hiếm, đại đa số bệnh nhân có polyp đều có viêm xoang mạn tính. Vì vậy nếu chỉ cắt polyp mà không điều trị viêm xoang thì polyp sẽ mọc lại rất nhanh.
Điều trị các thể lâm sàng của polyp mũi do xoang, sẽ được trình bày ở phần viêm xoang mạn tính

{tab=PAPILÔM MŨI}

Papilôm có thể gặp ở mũi, đặc biệt là ở đầu cuống dưới hoặc ở phần trước và dưới của vách ngăn. U này chỉ ở một bên mũi.

Papilôm mũi phát triển rất chậm. Lúc đầu u còn nhỏ. Chưa có triệu chứng gì đặc biệt. Về sau u lớn lên gây ra ngạt mũi một bên và chảy máu cam.

Soi mũi thấy u sần sùi, lổn nhổn như quả dâu tằm. Màu hồng hoặc màu đỏ sẫm, dễ chảy máu. Khối u thường bám sát vào niêm mạc nhưng đôi khi có cuống ngắn. U ngày càng lớn và bịt tắc mũi

Papilôm có khả năng tự thoái triển nhưng cũng có thể ung thư hóa. Trong khi chẩn đoán nên loại các bệnh polyp chảy máu của vách ngăn, lupus, ung thư, loét vách ngăn bằng sinh thiết.

Điều trị bằng đông điện là tốt nhất. Trong trường hợp tái phát nhiều lần có thể dùng quang tuyến X

{tab=LAO MŨI}

Bệnh lao mũi gồm có hai thể : Luput và lao loét mũi. Bệnh luput mũi thường hay gặp hơn lao loét mũi.

LUPUT MŨI

Luput mũi là bệnh lao da, biến diễn âm ỉ. Nguyên nhân là do vi trùng Koch xâm nhập vào niêm mạc mũi và gây ra một bệnh tại chỗ. Thương tổn cô thể lan ra cánh mũi hoặc da mặt nhưng không xâm nhập vào các tạng.

Đặc điểm của bệnh : cùng ở một chỗ, chúng ta có thể gặp nhiều hình thái khác nhau của thương tổn : thâm nhiễm, loét, xơ hỏa, tổ chức phục hồi. Ít khi tìm được vi trùng lao trong bệnh luput.

TRIỆU CHỨNG

1. Giai đoạn đầu :

Triệu chứng nghèo nàn. Bệnh nhân ngạt mũi và có vảy khô ở một bên mũi kéo dài hàng tháng. Lúc soi mũi thấy ở vùng đầu cuốn mũi dưới hoặc ở vách ngăn đổi diện có những hạt sần sủi, có vảy vàng và chảy máu khi chạm vào Bệnh nhân không kêu đau và thầy thuốc thường nghĩ đến bệnh Eczêma mũi.

2. Giai đoạn toàn phát.

Bệnh nhân có những triệu chứng chức năng sau đây: ngạt mũi, chảy nước mui lẫn máu hoặc chảy máu cam.

Soi mũi sẽ thấy một lớp vảy che phủ những loại thương tổn như sau:

A/ Những củ hoặc những hạt màu đỏ hồng ở vách ngăn.

B/ Những vết loét nông, bị bao vây bởi những nụ màu vàng xám ở những vị trí đã kể ở trên. Những vết loét này không hề bộc lộ xương. Bệnh luput tôn trọng xương, trái với giang mai quá phát hoại xương.

C/ Vách ngăn thường bị thủng ở sụn tứ giác. Bờ lỗ thủng không đều và bị tổ chức lổn nhổn che đậy, phải dùng que trâm thăm dò mới phát hiện được. Tổ chức lùng nhùng chung quanh bệnh tích rất dễ chảy máu.

D/ Ở vách ngăn thường có những khối sần sùi, màu hồng , mềm nhũn, dễ chảy máu, nằm gần cửa mũi trước và làm trở ngại hô hấp.

Bên cạnh những thương tổn đang tiến triển kể trên, có những bệnh tích đã ổn định như là sẹo hẹp của mũi trước, mất cánh mũi thành sẹo, mất tiểu trụ mũi (columelle).

Da bên ngoài mũi thường đỏ và dày, đôi khi cũng bị luput xâm nhập.

Một số ít bệnh nhân có hạch ở dưới cằm hoặc ở vùng mang tai.

Bệnh biến diễn rất chậm và có đợt bốc phát. Thường hay lan tràn sang mũi đối diện và xâm nhập vào da mặt ở vùng rãnh mũi má, vùng môi trên…

Bệnh luput không làm nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra hủy hoại cánh mũi và những sẹo co dúm ở mặt . Ngoài ra sẹo luput còn có thể biến thành ung thư êpitêliôma

CHẨN ĐOÁN

Trong giai đoạn đầu dễ nhầm với bệnh viêm mũi tiền đình, bệnh tăng võng (réticulose).

Sang giai đoạn sau dễ nhầm với giang mai thời kỳ thứ ba. Trong giang mai, xương bị hoại tử và có mùi thối.

Trong những trường hợp chưa rõ rệt cần phải làm sinh thiết để phân biệt.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị cục bộ.

Người ta thường hay chấm axit lactic 50% hoặc nitrat bạc l0% vào chỗ loét hoặc dùng tia cực tím (ultraviolet) để trị bệnh luput.

Đối với những thương tổn sâu có thể dùng thìa nạo mà nạo hoặc đông điện tiêu hủy bệnh tích.

Điều trị toàn thân.

Cho bệnh nhân uổng dung dịch Lugon mạnh, ngày V giọt, uống dầu cá ngày 20g. Phương pháp Charpy : uống vitamin D2 (stérogyl) mỗi lần 1 ồng 15mg như sau :

– 3 ống mỗi tuần trong hai tuần đầu

– 2 ống mỗi tuần trong 3 tuần sau

– 1 ống mỗi tuần trong 12 tuần sau nữa

Nếu thấy triệu chứng ngộ độc nôn mửa, sợ cơm. Uống nước nhiều, đái nhiều thì phải tạm nghỉ thuốc trong một thời gian. Kèm theo vitamin D2 nên liêm canxi glucônat vào mạch máu.

LAO LOÉT MŨI

Loại lao này tương đối ít thấy và chỉ gặp ở những bệnh nhân bị lao phổi thể loét bã đậu.

Trong hố mũi bệnh nhân có những vết loét sần sùi, bờ nham nhở, không đều hoặc những hạt kê lấm tấm ở khắp hai lỗ mũi. Mũi luôn luôn bị tắc vì mủ và tiết nhờn. .

Tiên lượng đen tối vì bệnh nhân sẽ chết bởi những thương tổn ở phổi.

Điều trị bằng streptomyxin.

{/tabs}

{tab=GIANG MAI MŨI}

Giang mai thời kỳ đầu ở mũi (chaacre) rất hiếm có. Giang mai thời kỳ hai ở mũi (érythême vermillon) rất khó chẩn đoán và có một số tác giả chưa công nhận.

Trái lại giang mai thời kỳ thứ ba ở mũi rất hay gặp vì trong giai đoạn 1 này mũi là địa bàn hoạt động tốt của giang mai.

Bệnh tích thường xuất hiện độ ba bốn năm sau khi mắc bệnh giang mai.

Thương tổn phổ biến là gôn. Gôn sẽ gây ra hoại tử và xương hoại tử sụn và để lại sẹo co dúm.

TRIỆU CHỨNG

Khi nói đến giang mai mũi người ta thường hay nghĩ đến gôn mũi vì thể này rất hay gặp.

1 Giai đoạn đầu thể hiện bằng những triệu chứng sau đây:

– Ngạt mũi một bên hoặc hai bên có kèm theo chảy tiết nhầy hay tiết nhầy mủ có mùi.

– Nhức đầu về ban đêm. Bệnh nhân kêu đau ở xoang trán, ở rễ mũi.

– Da ở mũi phù nề đỏ, nắn tháp mũi bệnh nhân kêu đau. Soi mũi sẽ thấy một trong hai loại thương tổn sau đây:

+ Thâm nhiễm lan tỏa: niêm mạc vách ngăn, cuốn mũi dày, đỏ. Vách ngăn phình to đến sát cuốn mũi. Chấm côcain và adrênalin vào niêm mạc không co (teo) lại. Trong giai đoạn này nếu dùng thuốc chống giang mai thì viêm sẽ rút lại. Nếu không sẽ biến thành gôn.

+ Thâm nhiễm khu trú: thâm nhiễm thường khu trú ở phần sau tức là phần xương của vách ngăn (xương lá mía hay xương sàng). Niêm mạc ở đây đỏ bầm và sưng phồng lên, hình thành một khối u tròn chắc, bằng đầu ngón tay gọi là gôn. U gôn trở nên mềm, vỡ ra và tiết chất vàng đặc như keo có pha lẫn ít máu. Sau khi gôn vỡ, bệnh nhân thấy bớt nhức đầu.

Nếu gôn ở chân vách ngăn thì niêm mạc hàm ếch sẽ đỏ và phồng, xương hàm ếch sẽ thủng.

Nếu gôn ở phần trên của vách ngăn thì sống mũi sẽ đỏ và sưng to.

2. Giai đoạn xương chết

Sang giai đoạn này bệnh nhân không đau mà cũng bớt ngạt mũi. Nhưng ở mũi chảy ra mủ lẫn máu rất thối. Đôi khi bệnh nhân xì ra một vài mảnh xương chết màu đen. Hố mũi đầy vảy đen hoặc xanh cần phải gắp đi sạch mới soi mũi được.

Soi mũi thấy ở vách ngăn có vết loét tròn, bờ đứng thẳng. Dùng que trâm sờ có chạm xương. Dùng cặp có thể di động được xương chết. Sau khi mảnth xương chết rụng đi, hai hố mũi ăn thông với nhau bằng một cái lỗ rộng.

Vị trí của lỗ thủng ở phần sau vách ngăn và nhất là khi có kèm theo thủng hàm ếch là mọt bệnh tích đặc hiệu cho giang mai mũi.

CÁC THỂ LÂM SÀNG

1 Thể mũi mặt.

Trong thể này, xương chính của mũi bị viêm sập đi, hẹp, tháp mũi bị biến dạng (mũi hình chân quỳ, hình yên ngựa, hình ống nhòm).

Nhưng tổn thương này có làm giảm mỹ quan nhưng không nguy hiểm đến tính mạng.

2. Thể mũi sọ.

Giang mai mũi sọ khu trú ở vùng xương sàng (phần cao) và xương bướm.

Thể này hiếm có

Bệnh nhân bị nhức đầu nhiều ở vùng trán và chẩm kèm theo rối loạn thị giác hoặc hội chứng màng não. Dần dần về sau bệnh nhân cảm thấy có nước thối chảỵ xuống họng và khạc ra những mảnh xương chết từ mũi rơi xuống.

Thể bệnh này có tiên lượng xấu vì bệnh nhân sẽ chết do suy mòn hoặc biến chứng màng não.

CHẨN ĐOÁN

Trong chẩn đoán không thể hoàn toàn căn cứ vào phản ứng B.W. Phản ứng này lắm khi âm tính trong giang mai mũi. Thường phải làm tái hoạt phản ứng bằng cách tiêm novacsenobenzon 0,15g và 0,30g vài ngày trước khi thử máu.

Hoặc chúng ta cũng có thể làm phản ứng Nelson để phát hiện bệnh giang mai.

Trong giai đoạn đầu dễ nhầm giang mai mũi với viêm mũi quá phát, với áp xe vách ngăn. Trong hai bệnh này người bệnh có tiền sử ngạt mũi từ lâu hoặc có bị chấn thương ở mũi.

Cũng có thể nhầm với luput, nhưng trong luput không có hiện tượng bộc lộ xương hoặc hoại tử xương và nếu làm sinh thiết sẽ thấy những bệnh tích lao.

Nếu có nghi ngờ gì về ung thư mũi thì phải làm sinh thiết.

Khi vách ngăn bị thủng rồi có thể nhầm với vết thủng Hagiêch do loét thông thường. Nhưng vết thủng Hagiêch (Hajek) chỉ khu trú ở sụn tứ giác. Còn vết thủng giang mai thì ở phần xương của vách ngăn.

Nếu thương tổn mũi đã thành sẹo, có vảy chúng ta có thể nhầm với trĩ mũi (ozêne) nhưng trong ôzen (ozène) không có thủng vách nhăn vả không có dinh niêm mạc.

Cũng nên chẩn đoán phân biệt với granulôm ác tính, nhất là khi bệnh này chứa loét ra ngoài da.

ĐIỀU TRỊ

Kali iodua có tác dụng với giang mai mũi. Mỗi ngày uống 4g pha với nước ngọt, mỗi tuần uổng 6 ngày, uống trong 4 tuần liền.

Thủy ngân xyanua cũng cho kết quả tốt: tiêm một centigram vào mạch máu mỗi ngày, tiêm từng đợt 12 ống.

Ngoài ra pênixilin và bismut cũng làm cho vết loét chóng lành (15 triệu đơn vị pênixilin vả 12 ống bismut).

Nếu có xương chết phải gắp ra.

Nếu niêm mạc bị teo và có vảy phải rửa hàng ngày bàng dung dịch mặn đằng trương và hít pommat ecalypton sau đây:

Thymol 0,25g

Ecalyptol 1g

Vasehn 50g

Nếu có sẹo biến dạng mũi thì phải dùng phẫu thuật chỉnh hình để sửa lại sau khi đã chữa khỏi giang mai.

GlANG MAI BẨM SINH Ở MŨI.

Giang mai bẩm sinh (hay gia truyền) ở trẻ em có thể xuất hiện sớm hay muộn.

1 Giang mai thể sớm.

Trong thể sớm, giang mai gia truyền biểu hiện dưới hình thức viêm mũi cấp của hài nhi mà chúng tôi đã trình bày ở chương trước.

Bệnh xuất hiện độ ba tuần sau khi hài nhi ra đời và cỏ những đặc điểm sau đây;  nước mũi đục, có lẫn máu, có mùi thối, cỏ vảy kèm theo nề và loét cửa mũi. Mũi hoàn toàn tắc tịt. Em bé bú khó khăn.

Ngoài ra em bé đó thường bị gan to, lách to, mọng pemphigut hoặc những ban giang mai (sypIlilide) đỏ mọng ở đít.

Tiên lượng không được tốt lắm vì bệnh này thường hay gây ra teo niêm mạc hoặc sẹo dính trong lỗ mũi.

Nên nhớ rằng trước bệnh cảnh loét mũi kéo dài của trẻ em, nên nghĩ đền giang mai và phải thử B.W. Cho người mẹ.

2. Giang mai muộn

Bệnh thường bắt đầu vào khoảng 10 tuổi hoặc 15 tuổi.

Bệnh biến diễn dưới hình thể gôn như giang mai của người lớn. Vị trí chính của gôn là ở tháp mũi nhưng đôi khi bệnh khu trú ở xương hàm, xương trán…

Bệnh cũng có thể biến diễn dưới hình thức quả phát xương do viêm cốt mạc mạn tính gây ra. Quá phát xương thường gặp ở vách ngăn, ở xương cuốn, ở mảnh đứng của xương hàm trên, ở xương hình của mũi… Bệnh nhân kêu nhức đầu hoặc đau xương trán về đêm.

Ở những bệnh nhân đó ta cũng có thể tìm thấy một số triệu chứng. Của giang mai bẩm sinh như là viêm giác mạc xen kẽ (kératite interstitielle), răng biến dạng và điếc (tam chứng Hutchinson).

Điều trị: nên dùng thủy ngân xyanua, bismut, kali iodua.

{tab=HỦI MŨI}

Bệnh cùi ở mũi

Những thương tổn ở mũi của bệnh hủi thường xuất hiện rất sớm trong củ.

Triệu chứng đầu tiên trong đa số trường hợp là viêm mũi mạn tính kéo dài có vảy và chảy máu cam. Nếu quệt tiết nhầy mũi gửi xét nghiệm sẽ thấy vi trùng Hansen.

Sang giai đoạn hai bệnh sẽ phát triển theo quy trình củ (nodule). Mũi bị thâm nhiễm, trở nên dày và có những nốt phồng. Niêm mạc mũi bị loét có vảy và bệnh nhân bị ngạt mũi. Dần dần vách ngăn bị loét, thủng hoặc tiêu hủy làm cho đầu mũi sụp xuống, hai cánh mũi phình ra giống như mũi sư tử.

Đồng thời ở nhiều nơi khác cũng xuất hiện những củ hủi tương tự : ở má, ở trán, ở tai, ở cằm, hoặc ở lưỡi, ở màn hầu, ở thanh quản. Nếu bệnh tích khu trú ở thanh quản, bệnh nhân có thể bị khó thở.

Bệnh diễn tiến rất chậm và kéo dài trong nhiều năm.

Tiên lượng của bệnh hủi xấu trong thể ác tính “hủi u” (lèpre lépromateux) và tương đối sáng sủa trong thể hủi củ (lèpre tubereuloide) hoặc thể bất định (lèpre indéterminé)

Chẩn đoán bệnh căn cứ vào những triệu chứng lâm sàng như mất cảm giác ở vùng có hủi, những vết bỏng, vết trắng ở da hoặc vào những xét nghiệm như tìm vi trùng Hansen ở tiết nhờn mũi, làm sinh thiết ở niêm mạc mũi.

Lúc đầu có thể nhầm lẫn bệnh này với bệnh giang mai, bệnh luput, bệnh rinôsclêrôm. Sinh thiết và phản ứng B. W. sẽ giúp cho việc định bệnh. Về sau bệnh càng tiến triển thì bệnh cảnh của hủi khác hẳn với các bệnh trên

ĐIỀU TRỊ

Ngày nay có những thuốc mới làm cho tiên lượng, của bệnh hủi khá hơn nhiều. Nếu không trị khỏi hẳn bệnh hủi, ít ra các thứ thuốc mới này cũng có thể làm cho bệnh nhân hết những bệnh tích ghê tởm bên ngoài và cho phép họ sinh hoạt. Gần như ít bình thường.

Người ta không dùng xanh metylen (bleu de méthylêne) và dầu Sòlmôgra (Chaulmoogra) nữa mà người ta thay bằng các thuốc Sulfôn (sulfones) : như D.D.S (promine, promizol, sulphétrone, diasone)

{tab=DỊ VẬT MŨI}

Dị vật mũi thường gặp ở trẻ nhỏ. Các em hay nhét mọi vật nhỏ vào mũi : hòn sỏi, hạt lạc, nút chai, khuy áo… Còn ở người lớn thì ít thấy dị vật mũi nhưng cũng có thể gặp cục bông bỏ quên trong mũi, mảnh đạn đại bác nằm lại trong mũi.

Dị vật cũng có thể vào mũi bằng cửa mũi sau do bệnh nhân nôn ra (thức ăn) .

Răng cửa mọc ngược lên sàn mũi cũng có thể coi là dị vật.

Dị vật sẽ gây ra những bệnh tích ở niêm mạc, như viêm, xuất tiết, loét và sùi. Nếu dị vật ở lâu trong mũi (vài năm) nó sẽ biến thành đá gọi là ty thạch (rhinolithe).

TRIỆU CHỨNG

Bệnh nhân là một em bé đến khám bệnh vì thối mũi.

Khi khám chúng ta thấy rằng em bé bị tắc một bên mũi và đồng thời lỗ mũi bên đó hay chảy mủ thối. Hai triệu chứng đó ở em bé cũng đủ gợi ý cho người thầy thuốc.

Soi mũi sẽ giúp chúng ta chẩn đoán chắc chắn. Nhưng xì mũi tương đối khó vì em bé giãy dụa, vì niêm mạc phù nề, vì tiết nhầy mủ che kín, vì loét sùi .. Trước khi xem cần phải thấm sạch mủ, bôi adrênalin làm teo niêm mạc.

Qua spêculum chúng ta sẽ thấy dị vật ở sau tiền đình hoặc ở sàn mũi. Nếu không thấy được dị vật chúng ta có thể dùng que trâm thăm dò.

Đối với những dị vật là mảnh thức ăn dính vào phần sau của ngách giữa, gây ra hơi thở thối, cần phải soi mũi sau mới thấy được.

Dị vật bằng kim khí có thể ở trong mũi lâu ngày mà không gây ra những triệu chứng đáng kể, X.Quang trong trường hợp này giúp chúng ta thấy rõ dị vật.

Trong khi chẩn đoán không nên nhầm với giang mai mũi, trong bệnh này mảnh xương chết có thể làm cho chúng ta tưởng đó là dị vật. Nhưng lúc gắp mảnh xương thường bị vướng và gây ra chảy máu nhiều.

ĐIỀU TRỊ

Không nên bơm nước vào mũi để lấy dị vật ra, làm như vậy sẽ gây ra viêm tai hoặc viêm xoang.

Trước tiên, nên làm co niêm mạc bằng :  adrenalin ở trẻ em; bằng cocaine 6% ở người lớn rồi dùng thìa móc hoặc móc tai luồn vào phía trên và sau của dị vật rồi kéo nó về phía trước. Chúng ta cũng có thể dùng cặp đặc biệt gắp dị vật ra…

Nếu không lấy ra bằng đường lỗ mũi trước được, chúng ta có thể đẩy dần dị vật ra sau vòm nhưng phải đặt cái đè lưỡi vào tận thành sau của họng để hứng dị vật, không : cho nó rơi vào thanh quản.

Nếu dị vật bị hóc trong mũi, nhất là khi nó đã thạch hóa không gắp ra bằng đường tự nhiên được thì phải dùng phẫu thuật mở mũi lôi nó ra.

{tab=VIÊM XOANG}

1. Khái niệm: Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm ở một hoặc nhiều khoang rỗng nằm trong khối xương mặt có liên quan chặt chẽ đến hốc mũi.

Trong khi đó viêm mũi dị ứng bản chất của nó chính là sự phản ứng miễn dịch của mũi xoang trước các tác nhân kích thích từ môi trường như: thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, mùi lạ…Các tác nhân kích thích gây dị ứng có thể xâm nhập theo các đường: hít thở, ăn uống, hoặc qua da. Như vậy viêm mũi dị ứng phát sinh không phải do vi khuẩn, viêm nhiễm, tổn thương…như viêm xoang mãn tính mà hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, cùng một tác nhân kích thích nhưng có người bị viêm mũi dị ứng có người hoàn toàn không việc gì.

2. Tại sao bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng?

Nguyên nhân gây viêm xoang: Mọi lý do cản trở luồng không khí vào và mang, dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm. Ứ đọng chất nhầy là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, cũng như một số loại nấm phát triển trong các xoang. Các tác nhân bao gồm:

* Môi trường xấu

Không khí ô nhiễm, bụi, khói, thuốc lá, ao hồ dơ bẩn, hồ tắm không vệ sinh. Môi trường này chứa nhiều vi khuẩn, vi khuẩn vào mũi gây viêm mũi, và sau đó chuyển thành viêm xoang.

* Dị ứng

Cơ địa dị ứng thời tiết hoặc một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biển, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lổ thông xoang. Xoang bị bít tắc là bị nhiễm trùng.

* Kém sức đề kháng

Cơ thể không đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân bị viêm xoang kèm theo viêm các bộ phận khác.

* Vệ sinh kém

Không năng rửa tay, rửa mặt, không vệ sinh cá nhân đầy đủ, vi khuẩn sẽ vào mũi, gây viêm mũi, sau đó viêm xoang.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng: Bệnh viêm mũi dị ứng thường mang yếu tố di truyền, người bị viêm mũi dị ứng được coi là người có cơ địa dị ứng.

Viêm mũi dị ứng cũng phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người: như khi sức khoẻ kém, chức năng gan yếu, có dị hình như gai, lệch vách ngăn…cũng dễ bị viêm mũi dị ứng.

3. Phân loại: Viêm xoang được phân loại dựa vào thời gian tiến triển của bệnh (cấp, bán cấp, mạn) và theo tình trạng viêm (nhiễm trùng, không nhiễm trùng).

Viêm xoang cấp kéo dài ít hơn 3 ngày; bán cấp từ 1 đến 3 tháng, mạn là hơn 3 tháng. Viêm xoang nhiễm trùng do vi khuẩn phát triển, gây kích thích (điều kiện tổn thương) hay dị ứng. Viêm xoang cấp thường thứ phát sau viêm mũi dị ứng, nhiễm siêu vi đường mũi. Viêm xoang bán cấp và mạn là kết quả của việc điều trị viêm mũi cấp không triệt để.

4. Tình hình viêm xoang, viêm mũi dị ứng tại Việt Nam như thế nào?

Xoang liên hệ với mũi. Mũi là cửa tiếp xúc thường xuyên của con người với bên ngoài. Nếu môi trường không tốt, mũi bị viêm, một thời gian sau xoang cũng bị viêm. Viêm mũi, viêm xoang là bệnh thường gặp của con người. Thống kê năm 2005 cho thấy có đến 45% trên tổng số BN đến khám, điều trị tại BV Tai mũi họng Thành phố bị bệnh Viêm mũi xoang. Người lớn dễ bị viêm xoang hơn trẻ em. Bệnh thường dây dưa, mạn tính, dễ tái phát cấp.

{/tabs}