Cao xương ngựa bạch

1976

CAO NGỰA

Nguồn gốc cao ngựa

Tổ tiên loài ngựa xuất hiện cách đây 60 triệu năm, còn dòng ngựa nhà là 1 triệu năm, ngựa nhà thuộc chủng Equus domesticus là hậu duệ nhiều đời của các chủng Equus mà nguồn gốc của nó từ Châu á. Ngựa rừng Equus Caballus TrgeWlsky, ngựa thuộc bộ phụ móng quốc.
Eo hippus – Equus (Theo Vetuni – 1934 Antoniuso – 1954, Nobit – 1955).

Hầu hết các loại ngựa trên thế giới là loại ngựa nhỏ con (hay còn gọi là ngựa Pony hoặc ngựa địa phương) có chiều cao vây từ 90 – 147 cm. Nó thích nghi tốt với khí hậu thời tiết, thức ăn, nước uống, sử dụng thức ăn theo mùa, di động hợp lý ở địa hình, địa mạo; miễn dịch tốt ở với bệnh thường có tại chỗ; giữ được sự cân bằng thần kinh, thể dịch, nội tiết, chịu đựng tốt yếu tố môi trường sinh thái bất lợi, ở tuổi 30-35 năm sinh đẻ do thuần hóa, chọn lọc, nuôi dưỡng các nhau mà có thể hình to nhỏ khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng (theo W.Herre 1950). Ngựa địa phương là nguồn gen qúy báu, góp phần làm phong phú vốn gen ở từng nước.

Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Chăn Nuôi Miền Núi.

Ngựa là một kho dược liệu sống quý hiếm, Từ Hy thái hậu Trung Quốc thường uống ‘Trảm mã trà’. Người Mông Cổ đựng sữa ngựa trong bình bằng bạc để đón khách qúy, theo Hải Thượng Lãn ông thịt ngựa có vị ấm, bổ máu, thần kinh, mạnh cơ xương, cứng gân, có tạc dụng chữa bệnh hói đầu, rụng tóc, bệnh trí nhiệt (bệnh trĩ); Tại Viện Xác xanh Nha Trang nuôi hàng trăm ngựa để sản xuất huyết thanh; từ huyết thanh ngựa đã bào chế 5 loại thuốc: kháng uốn ván, kháng mạch cầu, kháng dại, kháng độc rắn cắn, kháng trực khuẩn mủ xanh.

Ngựa bạch là một dòng của giống ngựa địa phương ở Việt Nam được phân bố rải rác ở các tỉnh miền núi, vùng cao biên giới. Thời xa xưa ở Trung Quốc gà tần, ngựa bạch được coi là con vật qúy để sản xuất thuốc cao cấp dùng cho vua chúa, ở Việt Nam ngựa bạch được quý trọng thứ 2 sau hổ, nhiều gia đình khá giả, nhiều lương y ở vùng cao thường dự trữ 1-2 lạng cao hổ và cao ngựa để phòng trị một số bệnh nan y cho người thân, do số lượng ít lại có giá trị làm thuốc đa dụng nên bị săn lùng nhiều nên ngựa bạch có nguy cơ bị tiệt chủng ở mức báo động rất nguy hiểm. Bởi vậy ngựa bạch được xếp vào loại động vật quý hiếm cần được bảo vệ duy trì và phát triển để giúp ích cho đời.

Qua điều rra ngựa bạch một số địa phương: Cao bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên cho thấy:

Về tầm vóc: Ngựa bạch tương đương với ngựa địa phương thuộc loại nhỏ con, khối lượng bình quân từ 165 đến 180 kg.

Về ngoại hình: Là hình vuông đứng, chưa cân đối cao vây thấp hơn cao khum một chút, bụng to, ngực lép, cổ nhỏ, đầu to, toàn thân màu trắng da hồng nhuận, lông trắng cước, 2 mắt có màu trắng mây (bạch nhãn), xung quanh con ngươi có một vành màu đồng lửa, các lỗ tự nhiên còn lại đều có màu hồng đỏ, 4 chân móng trắng ngà, thông thường những ngày trời nắng từ 11h30-13h30 khi ánh nắng mặt trời gần như vuông góc với mặt đất thì ngựa bạch bị mù màu không phân biệt đường đi.

Hàm lượng dinh dưỡng thịt ngựa bạch:

Nguồn gốc và giá trị sử dụng các sản phẩm từ cao ngựa

* Số liệu được phân tích tại phòng phân tích Viện Chăn Nuôi
Kết quả phân tích hàm lượng các Acid amin thịt ngựa bạch:

Nguồn gốc và giá trị sử dụng các sản phẩm từ cao ngựa

*      Số liệu được phân tích tại phòng phân tích Viện Chăn Nuôi.
Kết quả kiểm tra công thức máu ngựa bạch:

Nguồn gốc và giá trị sử dụng các sản phẩm từ cao ngựa

*      Số liệu phân tích tại Bộ môn đa dạng sinh học Viện Chăn Nuôi.

Giá trị sản phẩm ngựa bạch:
*       Xương ngựa được lọc sạch thịt, gân, tổ chức liên quan bên ngoài, đập nhỏ nạo sạch tuỷ và nấu cao theo quy trình công nghệ tiên tiến, kết hợp với kinh nghiệm dân gian cổ truyền sẽ là loại thuốc bổ dưỡng rất tốt cho người già, trẻ em, phụ nữ sau khi sinh nở, người lao động nặng nhọc độc hại suy nhược, người bị bệnh tá tràng lâu năm, kém ăn, mất ngủ… giúp khỏi bệnh tăng cân nhanh.

*       Máu ngựa, máu tươi lấy từ động mạch ở ngựa khoẻ mạnh có thể uống trực tiếp, hoặc pha với rượu tỷ lệ 1/1 để uống ngay hoặc giữ trong tủ lạnh sử dụng 7-10 ngày để bổ dưỡng, có thể giảm bệnh đau đầu chóng mặt tốt cho phụ nữ thời sinh đẻ.

*     Thịt ngựa mềm thơm ngon có tới 17 Acid amin, nhiều nạc ít mỡ giao, tỷ lệ thịt xẻ 54-55%, 1kg thịt tương đương 2000 kcalo, có thể chế biến các món ăn cao cấp; giò, bít tết, lạp xườn, súc xích, dăm bông … ở các nước Đông âu gọi là thịt đỏ và coi thịt ngựa là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn mùa đông, thịt ngựa được sử dụng cho người già, trẻ em suy kiệt sức khoẻ, lao lực.

*     Sữa ngựa là một trong sữa động vật thay thế tốt nhất cho sữa mẹ, 1 lít sữa cho 499-529 kcalo, sữa đầu của ngựa có hàm lượng chất miễn dịch Gamaglobulin gấp 15 lần ở sữa thường, bởi vậy ở Nga, Pháp sữa ngựa được phân phối tới các bệnh viện bà mẹ và trẻ em, sữa ngựa có nhiều Vitamin C  tác dụng để trị khô da về mùa đông.

*     Tim gan là một món ăn bỏ dưỡng dùng để xào, nấu cháo rất ngon.*     Phổi ngựa bạch (1 bộ cả cuống và khí quản) dùng rượu rửa sạch trộn với đường kính 3-5kg/1bộ, bổ xung 4-5kg mật ong, ngâm 100 ngày (bách nhật) hoặc làm thành viên thuốc tễ, dùng cho người bị ho, hen xuyễn rất mau khỏi bệnh.
*      Dương vật và 2 hòn cà (gọi là bộ tạm sự) dùng rượu rửa sạch, cắt lát mỏng sấy khô ngâm rượu 100 ngày đem sử dụng cho nam giới rất tốt cho việc sinh lý kém, liệt dương, mạnh cơ, cứng gân.

10 Lý do sử dụng cao xương ngựa

1. Đề phòng và hỗ trợ những bệnh về xương khớp là một trong những chức năng vô cùng quan trọng của Cao xương ngựa vì xương ngựa chứa nhiều canxi, keratin, oscein, protein, các acid amin v.v… và đó chính là lý do nhiều người đã thành công trong việc hỗ trợ điều trị: Thiếu hụt canxi, đau nhức gân xương, loãng xương và thoái hoá xương khớp.

2. Đối với bà mẹ đang mang thai và cho con bú, cao xương ngựa sẽ bổ sung nguồn đạm và các axid amin cao hơn người bình thường để mẹ khỏe con khỏe (mẹ không mập).

3. Rất nhiều người phải chịu tình trạng suy giảm sức lực. Một trong những mặt tích cực của cao xương ngựa tăng cường sức khỏe và phục hồi sức khỏe người bệnh.

4. Người lớn tuổi, ăn ngủ không tốt, khả năng tiêu hóa hấp thụ và tổng hợp chất đạm kém. cao xương ngựa sẽ khắc phục tình trạng trên vì hàm lượng đạm cao đáp ứng nhu cầu cơ thể.

5. Trẻ em từ 6 tháng đến 15 tuổi và thiếu niên tuổi dậy thì ,đây là thời kỳ tăng trưởng nhanh. Với thành phần canxi, đạm, acid amin cao trong cao xương ngựa là những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể.

6. Rất nhiều trẻ em suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm phát triển sau khi dùng cao xương ngựa, các bà mẹ đều nhận thấy con mình được cải thiện rõ rệt.

7. Cao xương ngựa giúp con người giảm cân qua việc tạo ra giấc ngủ ngon hơn, cân bằng lượng mới giữa protein, chất béo và cacbonhydrat, không có cảm giác thèm ăn.

8. Cao xương ngựa cũng rất có ích cho những người lao động nặng, vì những thành phần có trong cao xương ngựa rất hiệu quả cho việc tăng cường sức khỏe .

9. Các vận động viên cần một chế độ ăn uống đầy đủ năng lượng (3.000-6000 calo/ngày), với cao xương ngựa độ đạm 80% sẽ giúp vận động viên không phải ăn quá nhiều mà vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng .

10. Cao xương ngựa hỗ trợ rất tốt cho những người yếu sinh lý, vì xương ngựa có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân…

Tạp chí chăn nuôi tháng 3 đã công bố giá trị thật các sản phẩm của ngựa bạch qua số lượng khảo sát kiểm nghiệm tại Viện chăn nuôi, con ngựa trắng chỉ được công nhận là ngựa bạch khi thỏa mãn những đặc điểm sau: Mắt mầu trắng mây, xung quanh con ngựa có một vành màu đồng lửa, khi mặt trời đứng bóng mắt bị lòa, trời tối mắt bắt bóng đèn đỏ như cục lửa , các lỗ tự nhiên (bộ phận sinh dục, mũi, mõm) có màu hồng đỏ, bốn chân có móng sừng trắng ngà. Ngựa trắng nếu thiếu 1 trong 4 đặc điểm trên thì gọi là ngựa kim vì nó là sản phẩm lai F1 của ngựa bạch và ngựa màu, chính vì vậy giá trị cao xương ngựa kim không thể bằng cao xương ngựa bạch, nhưng không hiểu sao một số nơi lại cho rằng cao xương ngựa kim là tốt nhất để bán với giá cao hơn ngựa bạch, do sự quảng cáo chưa đúng , chưa chính xác nên người tiêu dùng đã bị mất tiền bạc một cách oan uổng.
Ngựa nói chung là một kho dược liệu sống quý hiếm, theo Hải Thượng Lãn Ông thịt ngựa có vị ấm, bổ máu , bổ thần kinh , mạch cơ xương , cứng gân … Cao xương ngựa bạch có tác dụng rất tốt với chứng đau nhức xương khớp , đau lưng, loãng xương , bổ dưỡng ích khí, rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, phụ nữ sau sinh, người lao động nặng nhọc độc hại, suy nhược, kém ăn, mất ngủ. Ở Việt Nam ngựa bạch được quý trọng thứ 2 sau hổ , vì vậy có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hội Thú Y Việt Nam đã cùng với Trại ngựa Bá Vân hợp tác duy trì nòi giống, tỉ lệ đẻ của ngựa bạch chỉ khoảng 20-25% tỉ lệ tổng cái sinh sản. Hiện nay Hội Thú Y Việt Nam đã xây dựng một cơ sở chăn nuôi tại xã Yên Mỹ – Thanh Trì – Hà Nội đang nuôi 40-50 con ngựa bạch nhằm giữ giống và phát triển phục vụ cộng đồng. Những con không đẻ được đủ tiêu chuẩn nấu cao sẽ được nấu theo quy trình dân gian 7 ngày 7 đêm. Hội Thú Y đã kiểm tra 21 chỉ tiêu của cao theo quy định của Bộ Y Tế (không kể 17 chỉ tiêu đã kiểm tra tại Viện chăn nuôi quốc gia) đã được công bố trên tạp chí chăn nuôi 3-2007.

Qua kiểm định hàm lượng Protein trên 70%, lipid đạt từ 2,6-7% , canxi 192-1519mg%, phốt pho29-420mg% , nhất là 17 loại Amino acid, trong đó có những Amino acid không thể thay thế bằng thức ăn thông thường. Mặc dù cao ngựa tốt như vây nhưng nó vẫn chỉ là loại thực phẩm chức năng không thay thế được thuốc chữa bệnh.

Cách nhận biết cao ngựa:

Màu của cao là màu cánh dán (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở) nếu miếng cao trong suốt thì không phải cao nguyên chất , thành phần chủ yếu là sáp ong , loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu chạy theo lợi nhuận nghiền bã xương đã nấu trộn vào cao . Nói chung màu của cao là màu cánh dán, mặt mịn , hơi bóng , cao càng khô độ bóng sẽ giảm. Cao xương ngựa nguyên chất cũng giống như một số mặt hàng thực phẩm khác như sữa bột chẳng hạn, nếu chưa đóng gói , bằng mắt thường ta không thể nhận biết từng loại được (kể cả người nấu) . Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng phải tỉnh táo lựa chọn và đặt lòng tin đúng chỗ để mua được cao tốt , giá cả hợp lý , bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Cách sử dụng cao xương ngựa

1) Liều dùng:

từ 2 đến 9 tuổi và người lớn trên 60 tuổi mỗi ngày 5g (dùng 1 lấn)

từ 20 đến 59 tuổi: mỗi ngày dùng từ 5g đến 10g (dùng từ 1 đến 2 lần)

2) Cách dùng:

C1: Thái mỏng 100g cao rồi ngâm trong 0,5 lít rượu trắng, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ

20ml.

C2: Mỗi lần cho một miếng cao vào chén nhỏ cùng 1 thìa café mật ong và một chút nước lọc rồi hấp cách thủy từ 10 đến 15 phút.

C3: Có thể ăn trực tiếp hoặc trộn cao cùng với cháo nóng.

* Lưu ý:

– Dùng tốt nhất trước bữa ăn từ 15-30 phút.

– Người đang phát bệnh gút không nên dùng.

Liên hệ Mr Tú

ĐT: 0943169986

ĐC: Ngõ Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội