Đau dây chằng

5150

Đau dây chằng


 

{tab=Cổ tay}

Chấn thương cổ tay hay xảy ra ở các vận động viên chuyên nghiệp do sử dụng cổ tay thường xuyên thời gian dài, hay còn gọi là chấn thương do quá tải. Chấn thương thường gặp nhất là viêm gân dạng duỗi ngón cái, gân gập cổ tay, gây đau mạn tính vùng cổ tay và làm giảm phong độ của người chơi.

Viêm gân duỗi, dạng ngón cái tại vị trí dưới dây chằng xương quay nằm ngay dưới da gây đau mặt ngoài cổ tay. Chứng viêm gân này còn gọi là Hội chứng De Quervain, thường gặp do sử dụng cổ tay quá nhiều trong môn ném, cầu lông, tennis…

Khi đau nên :

Ngưng làm nặng, hạn chế cử động cổ tay để gân được nghĩ ngơi.

Mang nẹp hoặc băng thun cổ tay.

Chườm đá ngày 2 lần lên chỗ đau.

Dùng thuốc kháng viêm giảm đau

Không nên làm:

Xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng… làm tình trạng viêm nặng thêm.

Nắn bẻ không đúng làm tổn thương thêm gân, khớp.

Điều trị chuyên khoa: thuốc đặc trị phối hợp với siêu âm vật lý trị liệu để làm giảm sưng nề bao gân, hay chích Corticoid tại chổ trong những trường hợp nặng. Nếu mức độ đau trầm trọng hơn và điều trị nội khoa không hết, phẫu thuật giải phóng bao gân bị chèn ép hoặc dùng sóng radio.

Phòng ngừa

1. Tránh hoạt động bàn tay, cổ tay lập đi lập lại trong thời gian dài mà thiếu nghỉ ngơi.

2. Kỹ thuật phải đúng.

3. Không nên nắm cán vợt quá chặt thường xuyên lúc chơi. Điều này sẽ làm cho gân cơ vùng cẳng tay và cổ tay gồng thường xuyên, dễ bị chấn thương và mau gây mỏi cơ.

4. Không dùng cổ tay và bàn tay là vị trí khởi động lực, mà phải khởi động lực đánh từ sự phối hợp đồng bộ và đúng kỹ thuật từ bộ chân, thân người, vai sau đó mới truyền lực xuống khuỷu, cẳng tay và cổ tay.

5. Cầm cán vợt quá úp, sau đó vặn cổ tay để tạo lực banh xoáy khi tạt banh sẽ dễ làm bong gân cổ tay. Tư thế tốt nhất tránh bong gân cổ tay và tennis elbow là cầm cán vợt sao cho mặt vợt cùng mặt phẳng với cẳng tay và tạo với cẳng tay hình chữ L.

6. Tập mạnh sức cơ bắp và tầm độ khớp cổ tay:

7. Tập sức mạnh gân cơ vùng cẳng tay và cổ tay. Hầu hết các gân cơ này đều bắt đầu ở vùng khuỷu hoặc bên dưới khuỷu, nên tập mạnh gân cơ sẽ giúp lực đánh mạnh hơn, và hạn chế chấn thương vùng khuỷu và cổ tay. Nhưng nhớ rằng phải tập từ nhẹ tới nặng, và không nên tập ngay trước khi chơi sẽ làm mỏi cơ dễ bị chấn thương.

8. Áp dụng thuần thục các bài tập kéo căng(stressching).

9. Khởi động, làm nóng thật tốt trước khi chơi.

{tab=Bụng}

Thông thường đau dây chằng tròn là cơn đau ngắn, nhói, đột ngột hoặc cơn đau âm ỉ kéo dài mà phụ nữ thường cảm thấy phía bụng dưới hoặc ở háng trong suốt 3 tháng thứ hai của thai kỳ.

Đau dây chằng tròn là đau giống như bị một cú đạp mạnh, đau nhói nếu bạn đột ngột thay đổi tư thế, chẳng hạn như khi bạn ra khỏi giường hoặc khỏi ghế, khi bạn ho, xoay mình khi nằm, hoặc bước khỏi bồn tắm. Bạn cũng sẽ thấy đau âm ỉ sau một ngày hoạt động cụ thể, khi bạn ra ngoài đi bộ hoặc làm những việc khác đòi hỏi hoạt động nhiều.

Các dây chằng tròn bao quanh dạ con trong khung xương chậu. Khi dạ con lớn lên trong quá trình mang thai, các dây chằng căng ra và dầy lên để hỗ trợ cho dạ con. Những thay đổi này thỉnh thoảng gây ra các cơn đau hai bên bụng.

Đau dây chằng tròn, Bà bầu,

Đau dây chằng tròn diễn ra khi bà bầu di chuyển hoặc hoạt động mạnh.

Bạn có thể thấy cơn đau bắt đầu từ phía sâu dưới háng, di chuyển dần lên trên và ra phía ngoài hai bên hông. Cơn đau nằm ở bên trong, nhưng nếu bạn nhận thấy cơn đau bên ngoài da, thì cơn đau đi lên theo đường ngấn của quần áo lót hoặc đồ tắm.

Khi nào nên gọi bác sĩ?

Cơn đau nhói, đột ngột của chứng đau dây chằng tròn chỉ diễn ra trong vài phút khi bạn thay đổi tư thế hoặc ngồi dậy. Đừng ngại gọi cho bác sĩ bất kỳ lúc nào bạn có những biểu hiện:

• Đau khủng khiếp hoặc bị chuột rút, đếm thấy 4 lần co bóp dạ con trong vòng 1 tiếng đồng hồ (dù các cơn co bóp không gây đau).

• Đau lưng dưới, đặc biệt nếu bạn không có tiền sử đau lưng, hoặc bị áp lực vùng xương chậu (bạn cảm thấy thai nhi như tụt xuống).

• Chảy máu, hiện đốm hoặc nước mủ âm đạo có vấn đề.

• Sốt, rùng mình, choáng váng, buồn nôn hoặc nôn.

• Đau hoặc ợ nóng khi đi tiểu.

{tab=Đầu gối}

Đầu gối một khi chấn thương sẽ rất có thể xảy ra hai loại tổn thương sau:

– Dãn hoặc đứt dây chằng: đầu gối có đến hai ba loại dây chằng khác nhau như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên.. Dấu hiệu của việc đứt hoặc dãn dây chằng này là đau, sau đó khi đã hết đau thì cảm giác khớp gối lỏng lẻo. Mức độ lỏng tùy theo độ nặng nhẹ của chấn thương.

– Rạn hoặc rách sụn chêm đầu gồi: sụn chêm chính là  phần bọc ngoài cùng của xương chày cũng như ổ khớp gối. Lúc bình thường, mặt lớp sụn chêm này nhẵn, lại có dịch trơn làm giảm ma sát nên xương chày xoay trơn tru trong ổ khớp. Khi bị rách hoặc rạn, bề mặt sụn không còn trơn mà có rãnh vỡ, nên khi di chuyển không trơn tru nữa mà ma sát mạnh vào nhau gây đau.

Hai chấn thương này là chuyện cơm bữa của các vận động viên, nhất là cầu thủ bóng đá.

Để chẩn trị cho chính xác thì trước hết cần chụp X-quang xem xương có rạn nứt gì không. Sau đó thì chỉ có cách chụp cộng hưởng từ (mất VND1.5M/lần) mới có thể nhìn được xem mức độ dãn/đứt dây chằng và nhất là rạn/rách sụn chêm. Nếu mức độ nhỏ, tuổi còn trẻ, thường sẽ chỉ tiêm dịch kích thích cho sụn liền lại. Nếu nghiêm trọng, sẽ có chỉ định mổ (nội soi) để gắp hết những miếng sụn rách vụn ra, hoặc nối lại dây chằng bị đứt.

Quan trọng là phải đi khám chuyên khoa ngay để có phác đồ điều trị chính xác. Để lâu có thể dẫn đến thoái hóa khớp, khó chữa hơn rất nhiều.

Lưu ý: Khi bị chấn thương về dây chằng (dân gian gọi là bong gân), TUYỆT ĐỐI không nên dùng các loại cao chườm NÓNG như Salonpas, Deep Heat hay Perskidol. Hai loại này chỉ tác dụng tốt với các chấn thương về co cơ, còn nếu bong gân, căng cơ mà dùng thì chỉ làm sưng hơn và tình hình xấu hơn, vì khi làm nóng, dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường (nóng nở ra, lạnh co lại mà). Chườm đá lạnh ngay trong trường hợp này là chính xác.

Trường hợp dãn dây chằng nhẹ thì để đó sẽ tự hồi phục sau hai tháng nhưng mà nguy cơ tái lại rất cao nếu ko có tập luyện phục hồi đúng cách, và đặc biệt phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và ko co về trạng thái cũ được. Theo chúng tôi, bạn nên khám và điều trị đúng cách, có thể vào Bệnh viện Bạch Mai, khoa cơ xương khớp hoặc Cơ xương khớp Việt Đức. Những chấn thương kéo dài như thế này sẽ cần được khám, hội chẩn và có phác đồ điều trị một cách cẩn thận.

{tab=Gót chân}

Dây chằng Gan Bàn Chân là một phần mô rộng, dày chạy dọc gan bàn chân từ dưới Gót Chân đến phía Ngón Chân.

VIÊM DÂY CHẰNG GAN BÀN CHÂN LÀ GÌ?

Viêm Dây chằng gan Bàn Chân là một tình trạng đau gây ra bởi vận động quá sức Dây chằng Gan Bàn Chân hoặc cung Bàn Chân. Dây chằng Gan Bàn Chân là một phần rộng, dãy dày của mô chạy dưới gan bàn chân từ dưới Gót Chân đến phía Ngón Chân.
Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân cũng có thể được biết đến như lồi Xương Gót Chân mặc dù nó không hoàn toàn giống nhau. Lồi xương Gót Chân xảy ra do sự tăng trưởng Xương đó gắn vào Dây chằng Gan Bàn Chân đến Xương Gót Chân (Xương Gót). Lồi Xương Gót Chân có thể xuất hiện (do việc lặp đi lặp lại kéo Dây chằng Gan Bàn chân) trên một Bàn chân hầu như không có triệu chứng gì và triệu chứng đau không phải lúc nào cũng xuất hiện lồi Xương Gót Chân.
Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân trước đây được cho là một tình trạng Viêm. Điều này hiện nay là không chính xác do sự không xuất hiện của các tế bào Viêm trong Dây chằng. Nguyên nhân của đau và rối loạn chức năng hiện nay là do sự thoái hóa của các sợi chất tạo keo gắn đến Xương gót (xương gót chân).

CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG?

– Đau Gót Chân, phía dưới Gót Chân và thường vào bên trong, nguồn gốc của sự gắn vào Dây chằng.
– Đau khi ấn vào bên trong Gót Chân và đôi khi suốt theo hình cung Bàn chân.
– Đau thường trở nên tồi tệ hơn vào buổi sáng như Dây chằng bị thắt chặt lên qua đêm. Sau một vài phút, nó giúp giảm bớt khi Bàn Chân được ấm lên.
– Tình trạng cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn có thể trở nên tồi tệ hơn trong suốt cả ngày nếu vẫn tiếp tục hoạt động.
– Kéo căng Dây chằng Gan Bàn Chân có thể gây đau.
– Đôi khi cũng có thể có đau dọc theo phía bên ngoài của Gót Chân. Điều này có thể xảy ra do xu thế giảm tải trọng khi vận động để tránh đau Gót Chân bằng cách đi trên mặt ngoài của Bàn Chân. Nó cũng có thể được kết hợp với tác động va chạm ở bên ngoài của Gót Chân nếu Bàn Chân của Bạn có vòm cong cao.
Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân hoặc lồi Xương Gót Chân rất phổ biến trong thể thao mà liên quan đến việc chạy, khiêu vũ hoặc nhảy. Ở những người chạy lao người về trước quá mức (Bàn Chân lăn trong hoặc bẹt ra ngoài) đặc biệt có nguy cơ như các cơ sinh học của Bàn Chân là nguyên nhân tăng thêm kéo căng Dây chằng Gan Bàn Chân.

VIÊM DÂY CHẰNG GAN BÀN CHÂN DO NGUYÊN NHÂN GÌ?

Nguyên nhân phổ biến nhất của Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân là do cơ Bắp Chân rất chặt dẫn đến kéo dài và/hoặc tăng tốc độ quay về trước của Bàn Chân. Điều này được lặp đi lặp lại kéo dài trên Dây chằng Gan Bàn Chân dẫn đến Viêm và dày lên của Gân. Dây chằng dày nó sẽ mất tính linh hoạt và sức mạnh.
Một số Bác sĩ nghĩ rằng quay ngửa quá mức luôn luôn có thể được xác định bằng cách thả lỏng và lắc lư tại hình cung Bàn Chân. Đây không phải là luôn luôn như vậy. Đôi khi nó chỉ có thể nhìn thấy với với một ca chụp X quang hoặc MRI Bàn Chân, đặc biệt là nếu Bệnh nhân có một Bàn Chân cong.
Các nguyên nhân khác gồm Bàn Chân có vòm cung cao hoặc vòm thấp (Bàn chân lõm/Bàn chân bẹt) và bất thường cơ sinh học khác gồm quay ngửa quá mức nên được đánh giá bởi một Bs chuyên khoa/vật lí trị liệu/cơ sinh học.
Đi bộ quá nhiều trên giày dép mà không có sự cung cấp hỗ trợ đầy đủ về đế đỡ cũng gây Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân. Giày, dép giúp ngăn ngừa và Điều trị Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân- nên được bằng phẳng, giày có dây buộc và với sự hỗ trợ đế đệm thật tốt.
Bản thân Béo phì có nhiều nguy cơ phát triển viêm do trọng lượng vượt quá mức làm ảnh hưởng đến Bàn Chân.

ĐIỀU TRỊ VIÊM DÂY CHẰNG GAN BÀN CHÂN

Không có cách điều trị nào được cho là duy nhất với Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân. Trong khi phương pháp điều trị có thể được sử dụng để giảm đau điều trị nó có hiệu quả lâu dài, nguyên nhân của tình trạng này phải được chính xác.
Người bệnh có thể làm gì?
– Nghỉ ngơi cho đến khi nó không còn đau. Có thể rất khó khăn để Bàn Chân nghỉ ngơi vì hầu hết mọi người sẽ đi trên đôi Chân của mình mỗi ngày cho công việc.Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và ngăn chặn bất kỳ hoạt động không cần thiết để không làm tăng thêm sức ép trên Dây chằng.
– Một phương pháp tốt cho Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân là Quấn băng có thể giúp Bàn Chân được nghỉ ngơi cần thiết để hỗ trợ cho Dây chằng Gan Bàn Chân. Băng được ứng dụng để nắn vuốt từ bên này sang bên kia trên Dây chằng Gan Bàn Chân nhằm loại sức ép ra khỏi Bàn Chân mà khỏi bệnh.
– Dùng nước đá đắp vào hoặc liệu pháp lạnh để giúp làm giảm đau và Viêm. Liệu pháp lạnh có thể được áp dụng thường xuyên cho đến khi giải quyết được triệu chứng .
– Bài tập áp dụng cho Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân như kéo căng Dây chằng Gan Bàn Chân là một phần quan trọng của việc điều trị và phòng ngừa. thường là chỉ cần giảm đau và Viêm dùng đơn độc là không thể dẫn đến kết quả phục hồi lâu dài. Dây chằng Gan Bàn Chân tăng thắt chặt làm cho gốc ở Gót Chân dễ bị ép căng.
– Nẹp đêm dùng cho Viêm Dây chằng Gan Bàn Chân là một sản phẩm tuyệt vời được đeo qua đêm và nhẹ nhàng kéo giãn cơ Bắp chân và Dây chằng Gan Bàn Chân ngăn chặn nó tự thắt chặt qua đêm.

Có thể làm gì với một chấn thương vận động:
– Sử dụng kháng viêm như Ibuprofen.
– Thực hiện phân tích dáng đi để xác định xem Bàn chân Bạn úp quá mức hoặc lật ngửa quá mức.
– Sử dụng Nẹp chỉnh hình hoặc Lót. Một đế giày có thể khôi phục lại cơ sinh học Bàn Chân bình thường nếu là một vấn đề do Bàn chân úp quá mức.
– Băng Bàn Chân và hướng dẫn người bệnh cách băng Bàn Chân như thế nào. Đây là cách tuyệt vời nhất cho phép Chân được nghỉ ngơi.
– Áp dụng kỹ thuật massage thể thao để giảm áp lực trong Dây chằng Gan Bàn Chân và cũng có thể kéo căng cơ Bắp Chân.
– Sử dụng một liều tiêm Corticosteroid- tốt nhất là thường kết hợp với hiệu chỉnh cơ sinh học với dụng cụ chỉnh hình.
– Chụp X-quang hoặc MRI để xem nếu có bất kỳ sự phát triển xương (vôi hóa). Một ca chụp có thể cho thấy sự phát triển xương có thể là một nguyên nhân của đau nhưng theo nghiên cứu sự tăng trưởng xương không có nghĩa là người được kiểm tra cảm thấy đau. Xương tăng trưởng có thể trở nên tồi tệ hơn, ngay cả sau khi triệu chứng đã hoàn toàn bình phục .
– Một ca phẫu thuật được nghĩ đến nếu triệu chứng chưa bình phục. Điều này phổ biến đối với Bệnh nhân với một hình cung cao cứng rắn nơi Dây chằng gan Bàn chân, sẽ mang lại được lợi ích từ phẫu thuật.

{tab=Lưng}

Cột sống con người gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống lưng, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 5 đốt sống cụt. Chúng nối lại với nhau bằng 4 dây chằng: dây chằng dọc trước, dây chằng dọc sau, dây chằng vòng và dây chằng liên gai sống. Điểm đặc biệt trong cấu trúc của dây chằng dọc sau là có chứa nhiều thụ thể thần kinh cảm giác nên khi chạm vào đấy dễ gây đau.

Giữa hai đốt sống là đĩa đệm giúp chống dằn, chống xóc… Bên trong đốt sống có ống sống chứa tủy. Tủy sống chứa nhiều điểm xuất phát của rễ thần kinh vận động và cảm giác. Đây là nơi dẫn truyền thông tin giữa não và các cơ quan trong cơ thể. Do đó, chấn thương vùng cột sống không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển động và khả năng chống đỡ trọng lượng cơ thể mà còn có thể gây đau, mất cảm giác hoặc liệt ở phần cơ thể tương ứng.

Những người hay bị đau thắt lưng

Đau vùng thắt lưng không chỉ xảy ra ở người cao tuổi, mà còn thấy ở người tuổi trung niên và cả thanh thiếu niên.

Ở nhóm tuổi dưới 30, đau thắt lưng thường gặp ở học sinh, sinh viên, thư ký đánh máy; nói chung là những người hay ngồi lâu, ngồi cong lưng, không đúng tư thế, hoặc khi đứng không đặt trọng lượng đều trên cả hai chân. Tư thế ngồi hoặc đứng không hợp lý đó làm cơ căng mỏi và cuối cùng gây đau thắt lưng.

Đối với phụ nữ, đau thắt lưng còn liên hệ đến chu kỳ kinh nguyệt, thường đau thắt lưng trước khi hành kinh.

Nhiều người nội trợ ngồi làm thức ăn, rửa chén bát, những người thợ mộc, thợ rèn, người lái xe (ngồi trên quãng đường dài) đều có nhiều nguy cơ đau thắt lưng.

Còn đau thắt lưng do nguyên nhân bệnh lý thường hay gặp ở những bệnh nhân thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, lao đốt sống, bệnh lý ác tính (như ung thư đốt sống…).

Những biện pháp giảm đau

Nằm nghỉ trên giường: Khi đứng dù không thực hiện một động tác gì, các cơ cạnh cột sống cũng phải làm việc để chịu đựng sức nặng của cơ thể và giữ vững tư thế. Do đó, để giảm ngay tình trạng đau thắt lưng thì điều đầu tiên và hợp lý nhất là nên nằm nghỉ tại giường đúng tư thế để các cơ cạnh sống và dây chằng được nghỉ ngơi. Nên nằm ngửa trên phản cứng có lót đệm mỏng, gối dưới đầu phải mềm và thấp, co hai chân lại đồng thời lót một gối nhỏ dưới chân.

Đắp nước đá lên vùng đau: Đắp túi nước đá vào vùng đau trong vòng 24 giờ sau khi bị tổn thương, giúp hạn chế tình trạng viêm và đau. Nước đá được cho vào túi nhựa, sau đó phủ bằng khăn vải bên ngoài rồi đặt trên da trong 30-60 giây. Sau đó, lấy túi nước đá ra để da bớt lạnh rồi lại tiếp tục đắp. Thời gian đắp nước đá tổng cộng khoảng 10 phút, mỗi ngày có thể thực hiện 2 đến 3 lần.

Đắp nóng: 1-2 ngày sau cơn đau đầu tiên nên dùng nước nóng áp vào chỗ đau. Lúc này, nước nóng làm cơ thể giãn, tăng tính đàn hồi và cuối cùng làm giảm đau lưng. Nước nóng được cho vào chai thủy tinh đóng kín nút hay cho vào túi nhựa. Trong khi đắp, chú ý tránh bỏng, có thể dùng đèn hồng ngoại hoặc chiếu tia laser công suất thấp để giảm đau.

Nệm: Nệm không được cao hoặc mềm quá vì cột sống sẽ bị cong, các cơ cạnh sống căng, làm tình trạng đau lưng xấu hơn. Nên nằm trên một nệm mỏng thấp, không cao hơn 5 cm, lót trên mặt phẳng cứng.

Ngoài các biện pháp trên, có thể xoa bóp lên vùng đau, thư giãn, xoa thuốc kháng viêm giảm đau.

Đề phòng đau thắt lưng

Nằm đúng tư thế giúp các cơ và dây chằng được thư giãn, nghỉ ngơi. Nằm là một tư thế cần quan tâm vì nằm ngủ chiếm 1/3 thời gian của đời sống con người. Nằm sấp là một tư thế nên tránh, tuy nhiên nếu bạn có thói quen nằm sấp, nên dùng một gối nhỏ lót ở vùng bụng dưới.

Nằm ngửa: Dùng gối mềm thấp đặt ở dưới đầu. Kê gối dưới hai nhượng chân nhằm thư giãn cơ đùi và thắt lưng, thư giãn cột sống vùng thắt lưng thẳng hơn.

Nằm nghiêng: Có thể nằm nghiêng phải, hoặc trái, dưới đầu là gối mềm, có độ cao vừa phải, 2 chân cong lại, thẳng góc với thân mình và thêm một gối mỏng giữa hai đầu gối và cẳng chân.

Tư thế ngồi đúng là cột sống phải thẳng, đùi thẳng góc với thân mình và cẳng chân, hai vai phải cân bằng, đầu thẳng với cột sống. Các tư thế nên tránh là ngồi tréo chân, lưng cong, ưỡn, cúi đầu về phía trước hay ngửa đầu ra phía sau, nghiêng phải hoặc nghiêng trái.

Tư thế đứng đúng là cột sống phải thẳng, gối thẳng, đường thẳng nối hai vai song song với mặt đất, hai mắt nhìn ngang, sức nặng của cơ thể phân phối đều cho hai chân, tránh các tư thế như gù, ưỡn cột sống.

Khi nâng một vật nặng, cần cong hai gối, lưng luôn thẳng, ôm sát vật nặng vào người.

Những người phải ngồi trong thời gian dài nên đứng lên ít nhất mỗi giờ một lần, thư giãn bằng động tác sau đây: Đứng thẳng, đặt hai tay sau thắt lưng, chậm chậm ưỡn đầu cổ, thân ra phía sau, rồi trở về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác trên 5 lần.

Không được khom, ưỡn người (trong khi rửa mặt, đánh răng, sử dụng vi tính, học bài, đọc sách…) vì làm căng cơ, dây chằng vùng thắt lưng. Điều này dễ gây đau thắt lưng và làm đau thắt lưng tăng thêm.

Môn thể thao góp phần làm giảm cơn đau là bơi lội vì nó làm mạnh và cân bằng các cơ ở vùng bụng và lưng. Điều này giữ cho cột sống thẳng, các dây chằng không bị căng và mỏi.

{tab=Vai cổ}

Chứng đau nhức sau cổ lan xuống hai bờ vai và bả vai có thể bất ngờ xuất hiện một ngày nào đó vào buổi sáng lúc ngủ dậy mà người bệnh không xác định được nguyên do. Có khi nó tự hết mà không cần điều trị gì hoặc chỉ xoa bóp với ít dầu nóng, nhưng nhiều khi kéo dài nhiều tháng. Người bệnh có lúc đau âm ỉ, có khi đau dữ dội đến mức mất ngủ, cổ cứng không xoay trở được. Có nhiều khi sức cầm nắm, mang xách của hai tay bị suy giảm hoặc người bệnh có triệu chứng tê rần chạy dài xuống bàn tay.

Đau vai – cổ có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau:

Viêm cơ thang (VCT)

Cơ thang là một cơ lớn vùng cổ – vai, hai đầu bám vào xương chẩm trải dài và xương đòn, phần bụng bám vào các mỏm gai của cột sống cổ và cột sống ngực, cũng như vào gai vai và mỏm cùng của xương bả vai. VCT thường gặp ở những người hay nằm nghiêng (đè bả vai), dùng gối quá dày (làm cổ bị gập), làm việc trong phòng lạnh hay trong tư thế bị quạt máy thổi từ phía sau. VCT cũng gặp ở những người thường xuyên đi ngoài trời bị nắng chiếu vào vùng gáy do mạch máu bị co thắt hay cơ bị chèn ép, tình trạng thiếu máu cơ làm phóng thích các hoạt chất gây đau và co thắt cơ, gây thiếu máu nhiều hơn nữa, từ đó tạo nên một vòng lẩn quẩn khiến người bệnh ngày càng đau hơn. Các biện pháp điều trị đều nhắm vào việc cắt ngang cái vòng bệnh lý này – từ thuốc giảm đau, giãn cơ, giãn mạch đến các liệu pháp xoa bóp, chườm nóng, bôi methyl salicilat (dầu nóng, Salonpas…). Để ngăn ngừa VCT, cần tránh các yếu tố gây chèn ép hay co thắt cơ cũng như thường xuyên vận động thể lực cho cơ bắp được khỏe.

Viêm cơ ức đòn chủm

Như tên của nó, bó cơ ức đòn chủm nằm hai bên cổ, đi từ xương ức và xương đòn đến xương chủm nằm phía sau vành tai, giữ vai trò chính trong động tác xoay cổ. Vì thế khi nó bị đau, người bệnh cảm thấy cổ bị cứng và đau nhiều khi cố xoay. Cơ thang thường cũng bị ảnh hưởng phần nào khi cơ ức đòn chủm bị viêm. Sự co thắt cơ thường do nằm ngủ sai tư thế cộng thêm nhiệt độ phòng thấp do máy lạnh hay trời rét, làm việc nặng trong ngày, stress, mỏi mệt, cảm cúm… Việc điều trị tương tự như với viêm cơ thang: giảm đau, giãn cơ, tăng cường máu đến cơ bằng thuốc và vật lý trị liệu.

Viêm xoang sàng

Trong bệnh viêm xoang, chứng nhức đầu thường nổi trội hơn đau cổ và vai, tuy nhiên trong một số ca viêm xoang mạn tính, người bệnh đã dùng thuốc kháng sinh nhiều có triệu chứng đau cổ vai mà có khi không bị nhức đầu hay sốt, mệt, chảy nước mũi… Người bệnh thường đau vùng gáy nhiều mà không có dấu hiệu bệnh lý của cột sống. Cơ thang cũng có thể đau nhưng cơ bắp và khớp xương đều bình thường, cử động không bị giới hạn. Điều trị viêm xoang sẽ làm hết đau.

Viêm gân chóp xoay khớp vai

Bệnh lý này của khớp vai đôi khi gây đau sau bả vai, và có thể lan lên cổ, dễ gây nhầm lẫn nhất là khi người bệnh cũng đau ở gần cột sống. Người bệnh thường bị đau khi làm động tác đưa tay ra sau và xoay trong hoặc đưa tay lên cao và xoay ngoài. Bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng viêm và tập vật lý trị liệu, nhưng nó dễ tái phát – phải tìm ra nguyên nhân để trị tận gốc.

Viêm mỏm gai cột sống cổ (VMGCSC)

VMGCSC gây đau dọc theo cột sống cổ; các mỏm gai đốt sống cổ, có thể dễ dàng sờ thấy, là chỗ bám của các dây chằng liên gai, ấn vào thấy đau nhói khi bị viêm, làm động tác ngửa cổ cũng thấy đau. Bệnh nhân thường có dấu hiệu thấp khớp nơi khác trên cơ thể hoặc có tiền căn thấp khớp trước đó. Có những trường hợp nặng hơn do tình trạng bán trật đốt sống cổ khi dây chằng bị yếu khiến ống sống bị chèn ép gây nên triệu chứng tê tay hoặc yếu liệt chi trên. Để điều trị có hiệu quả, cần cho bệnh nhân đặt nẹp cổ và dùng thuốc kháng viêm. Nếu có dấu hiệu bán trật khớp thì đặt áo nẹp Hallovest hoặc kéo tạ cổ để nắn chỉnh. Nếu không cải thiện, người bệnh được xem xét chỉ định mổ để giải phóng chèn ép tủy cổ.

Thoái hóa cột sống cổ

Đây là bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi. Có thể phát hiện các chồi xương hay sự biến dạng cột sống do lão hóa bằng phim X-quang thông thường. Đau nhức không phải là do các chồi xương tạo ra mà do các dây chằng, cơ bắp xung quanh bị viêm và suy yếu. Đĩa đệm đốt sống cũng có thể bị thoái hóa và xẹp lại, khiến cho các lỗ sống bị thu nhỏ, gây chèn ép các rễ thần kinh, làm cho đau nhức hay tê tay. Điều trị triệu chứng là chính, kèm theo các chế độ sinh hoạt, dùng thuốc và làm vật lý trị liệu để ngăn chặn sự lão hóa. Nếu ống sống bị hẹp thì xem xét chỉ định mổ để nới rộng và giải ép sau khi điều trị bảo tồn không thành công.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (TVĐĐCSC)

TVĐĐCSC tương đối ít phổ biến và gặp nhiều hơn ở người dưới 40 tuổi, gây đau nhức cột sống cổ và tê dị cảm lan xuống tay, do khối đĩa đệm bị rách bao, chồi ra sau và chèn vào tủy sống hoặc rễ thần kinh ở lỗ sống. Với các khối thoát vị nhỏ thì có thể điều trị bằng thuốc kháng viêm, nẹp cổ và nghỉ ngơi. Nếu kích thước lớn và có biểu hiện chèn ép thần kinh, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật (thường cho kết quả khả quan).

Chấn thương dây chằng

Những chấn thương vùng cổ nếu không được xử lý đúng ngay từ đầu có thể để lại di chứng đau nhức kéo dài, do dây chằng, bao khớp bị rách không được cố định để lành tốt, dẫn đến sẹo xấu, lỏng khớp, dây chằng yếu, giãn. Tình trạng viêm mãn tính sau chấn thương rất khó điều trị vì nó đòi hỏi sự kiên trì phối hợp giữa thầy thuốc và người bệnh. Cần xử lý thật tốt ngay khi bị chấn thương vùng cột sống cổ.

Đau cơ sợi (fibromyalgia)

Đó là một hội chứng được xác định bởi 3 dấu hiệu:

– Đau dây chằng cột sống cổ (kiểu thoái hóa cột sống cổ).

– Có những điểm ấn đau nhói.

– Rối loạn giấc ngủ.

Bệnh lý này được nêu lên sau khi các nguyên nhân khác đã được loại trừ hoặc việc điều trị thử không có kết quả. Cho đến giờ người ta vẫn chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Có lẽ nó liên quan đến tâm lý thần kinh nên một số trường hợp có đáp ứng với thuốc chống trầm cảm. Trong bệnh sử thường có những yếu tố gây stress hay suy nhược thần kinh.

Bệnh lý ác tính

Đây là trường hợp ít gặp nhưng cần phải cảnh giác. Các khối u di căn có thể làm phá hủy các đốt sống cổ, từ đó gây đau nhức kéo dài ở vùng cổ – vai. Năm loại ung thư hay có di căn xương là ung thư phổi, vú, tiền liệt tuyến, thận và tuyến giáp.

Ngoài ra các bệnh lý nhiễm trùng như lao cột sống và viêm xương cũng làm xẹp đốt sống gây đau nhức, thường dễ phát hiện hơn với các biểu hiện lâm sàng (sốt, mệt, sưng đau), và cận lâm sàng (thử máu, chụp phim). Với các bệnh này, không được dừng lại ở các liệu pháp thông thường (thuốc giảm đau, kháng viêm, vật lý trị liệu) mà phải tập trung vào điều trị nguyên nhân.

BS. HUỲNH BÁ LĨNH (Bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM)

{/tabs}

benhvathuoc.com