Viêm bàng quang

1556

Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng.

Viêm bàng quang là viêm bọng đái do bị nhiễm trùng đường tiểu, và phụ nữ bị nhiều hơn đàn ông. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng.

Triệu chứng của viêm bàng quang

• Rát bỏng khi tiểu

• Thường xuyên muốn đi tiểu.

• Đau kéo dài trên vùng xương mu, đặc biệt là sau khi tiểu.

• Nước tiểu có mùi, hoặc có máu hay mủ.

Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm sóat, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.

Nguyên nhân nào gây ra viêm bàng quang

Hầu hết nhiễm trùng bàng quang do bởi vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó đi vào niệu đạo. Việc này xảy ra trong khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.

Một số nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn trong âm đạo đi vào niệu đạo gần đó.

Những điều bạn có thể làm

Khi bạn cảm thấy mình vừa bị nhiễm, để làm giảm những triệu chứng, bạn có thể :

• Uống nửa lít nước sau đó uống tiếp ¼ lít, cứ thế mỗi 20 phút cho đến khi bạn tiểu được một khối lượng lớn nước tiểu.

• Uống một thìa cà phê Citravescent ( có thể mua ở hiệu thuốc ) hoặc một thìa canh bicarbonate of soda trong nước cứ mỗi giờ liên tiếp trong ba tiếng đầu, và ba lần một ngày sau đó.

• Dùng aspirine hay paracetamol nếu bạn thấy đau nhức.

• Đặt một chai nước nóng ở lưng và một chai khác ở giữa hai chân. Tắm nước nóng hoặc đắp chăn điện khi đi ngủ.

Thuốc điều trị

Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm bàng quang, bạn phải đi khám bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và nghỉ ngơi.

Triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày điều trị, nhưng điều quan trọng là bạn phải hòan tất đủ một đợt kháng sinh theo toa,vì có thể vẫn còn trong tình trạng nhiễm bệnh. Nếu kháng sinh không hiệu quả, bạn phải đi bác sĩ trở lại để bác sĩ chỉ định một lọai kháng sinh khác, và đồng thời kiểm tra những nguyên nhân khác như kiểm tra khung chậu để chắc chắn là âm đạo tốt hoặc chụp Xquang hệ thống đường niệu. Những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) cũng thường là nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo, bạn nên luôn luôn lưu ý đến khả năng của STD khi bạn bị viêm bàng quang.

Những nguyên do khác của viêm bàng quang gồm những vấn đề tiềm ẩn của sức khỏe như sỏi thận, sự phát triển bất thường của đường niệu.

Những phụ nữ bị tiểu đường có khuynh hướng dễ bị viêm bàng quang.

Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tấn công

Nếu bạn can thiệp kịp thời, bạn có thể làm giảm thậm chí còn ngăn cản được bệnh tấn công. Nếu bạn thấy có nguy cơ viêm bàng quang, bạn nên:

• Mặc quần bằng vải cotton thay vì jean chật và quần lót chật.

• Uống nhiều nước – một lít rưỡi đến hai lít một ngày – để làm lõang nước tiểu.

• Tránh uống rượu. Vì nó lọai nước ra khỏi cơ thể khiến nước tiểu đậm đặc và có tính axít, làm cho bệnh dễ tấn công.

• Đi tiểu thường. Đừng nhịn tiểu.

• Nghỉ ngơi nhiều.

• Bảo đảm một chế độ ăn uống cân bằng.

Chế độ ăn uống

Cắt giảm tối đa các loại trái cây chứa a xít như cam, bưởi, quýt, cà chua trong khẩu phần ăn. Thực phẩm có tính a xít thường kích thích bàng quang hoạt động liên tục.

Cơ thể chúng ta luôn cần nước, nhưng lưu ý không uống quá nhiều (hơn 2 lít/ngày), cũng không uống quá ít (dưới 1 lít/ngày). Nếu uống quá nhiều, bàng quang hoạt động quá độ sẽ khiến bạn đi vệ sinh liên hồi. Tuy nhiên uống quá ít với hy vọng giảm triệu chứng trên thì lại làm tăng khả năng viêm nhiễm. Nên tập thói quen uống nước vào ban ngày, hạn chế vào ban đêm.

Bia, rượu và các loại đồ uống chứa cồn khiến cơ thể bị mất nước, và lượng nước thoát ra ngoài qua đường tiểu. Điều này giải thích tại sao những người uống rượu, bia thường xuyên “ghé thăm” nhà vệ sinh.

Tập thói quen đi tiểu

Cứ 3 tiếng đồng hồ một lần mới đi vệ sinh (trong điều kiện uống nước bình thường, tức không nhiều cũng không ít). Khi có cảm giác muốn đi, tập co thắt bàng quang để kiềm chế lại. Thời gian đầu, việc thực hiện chắc chắn sẽ khó khăn nhưng hãy kiên trì nếu muốn cải thiện tình hình.

Thư giãn

Yếu tố tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng tiểu không tự chủ. Học cách thở sâu và thói quen tập thể dục chắc chắn giúp bạn tăng khả năng kiểm soát bàng quang. Có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn cách tập vận động cơ sàn chậu hay cách cảm nhận và buộc các cơ làm việc theo ý mình. Một số bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng khuyên rằng nếu cơ thể xảy ra hiện tượng này, trước tiên phải tìm ra nguyên nhân. Đừng bao giờ suy diễn theo kiểu cứ tiểu nhiều là thận hư, thận yếu và tự tìm thuốc bổ thận để uống.