Bong da chân ở trẻ em

877

Bong da chân nhiều ở trẻ em thông thường mọi người sẽ cho rằng là thiếu chất Vitamin C nhưng không hẵn như vậy đây có thể là dạng viêm da cơ địa mà trước đây dân gian vẫn quen gọi là á sừng. Đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân và trên da đầu. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, bong tróc, nứt nẻ. Ở thể nhẹ, bệnh nhân không có cảm giác gì, nhưng nếu nặng có thể gây đau đớn do các vết bong tróc, nứt da quá sâu.

Nguyên nhân gây bệnh là cơ thể mẫn cảm với các loại hóa chất (có trong sữa tắm, nước gội đầu, xà phòng rửa tay…). Người bình thường tiếp xúc với chúng thì không sao nhưng với người có cơ địa nhạy cảm, da sẽ ngay lập tức phản ứng lại. Các lớp tế bào sừng trên bề mặt da sẽ bị bong đi. Lớp tế bào bên trong còn non, chưa đủ “khỏe” để hoàn thành chức năng bảo vệ sẽ tiếp tục bị lão hóa nhanh chóng và bong theo. Tình trạng ấy cứ tiếp diễn khiến da bị bong hết lớp này đến lớp khác, dẫn đến tình trạng da thô ráp, nhăn nheo, mất thẩm mỹ.
Một số nghiên cứu cho thấy căn bệnh này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố gia đình. Nếu cha mẹ bị thì con cũng có thể mắc bệnh.

“Bệnh này không phải do thiếu vitamin C như nhiều người lầm tưởng, nên dù chế độ ăn có đầy đủ dưỡng chất, dồi dào hoa quả cũng không hạn chế được bệnh nếu vẫn để cho trẻ tiếp xúc với hóa mỹ phẩm”, Sở dĩ trẻ em thường bị tróc da liên tục và khó trị lành là do kiêng giữ không tốt. Trẻ thấy da bong thì thường lấy tay bóc đi, gây tổn thương nặng hơn. Việc trẻ chơi nghịch, để da tiếp xúc với nước, các đồ chơi không đảm bảo vệ sinh… cũng là một yếu tố làm bệnh phát triển.

Đối với trẻ em nông thôn, việc tắm bằng nước không sạch như tắm ao, tắm sông thậm chí có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh “kép”. Nấm hay vi khuẩn ở nước rất dễ xâm nhập vào vùng da đang bị bệnh, gây viêm nhiễm. Nếu để lâu ngày, tổn thương có thể xâm nhập sâu hơn vào các tổ chức biểu bì, việc điều trị càng gặp khó khăn.

Cần kiên trì chữa bệnh

Với bệnh viêm da cơ địa này rất khó để điều trị dứt điểm hoàn toàn. Bệnh nhân chỉ có thể dùng thuốc để khống chế bệnh tạm thời. Nếu kiêng tốt, tránh tuyệt đối tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì có thể khiến bệnh tạm lui nhưng cũng rất dễ tái phát.
Nếu bệnh có yếu tố gia đình thì lại càng khó điều trị hơn và có thể phát bất cứ lúc nào. Trường hợp này, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống tốt để tăng sức đề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh. 

Nếu con mắc bệnh trên, cha mẹ nên tắm gội cho bé bằng nước bồ kết, chanh. Không dùng dầu gội, sữa tắm, đặc biệt là các loại chứa nhiều chất tẩy. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nước, kể cả nước sạch. Tuyệt đối tránh tự bóc vảy da hay chà xát, kỳ cọ quá mạnh bằng bàn chải, đá kỳ. Cách làm đó tuy có thể khiến da tạm thời trông nhẵn nhụi nhưng rất nhanh sau đó, da lại tiếp tục bong tróc với tình trạng nặng hơn. Nếu bề mặt da quá khô, nên thường xuyên bôi kem giữ ẩm, đặc biệt là vào mùa đông.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác có phải viêm da cơ địa không, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, hướng dẫn và cho thuốc điều trị. “Với bệnh này, cần phải kiên trì điều trị từng bước và tuân thủ tốt chế độ kiêng giữ, tránh tiếp xúc tác nhân gây bệnh thì việc điều trị mới đạt kết quả”.

Benh va thuoc