Chuẩn bị mang bầu

773

Nếu bạn chuẩn bị cưới hay đang muốn có bé, hãy lưu ý những lời khuyên dưới đây để có một sức khỏe tốt nhất cho chính mình và baby tương lai.


{tab=Các bước cơ bản}

1. Đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được hỏi về bệnh sử của bản thân và gia đình, lần mang thai trước (nếu có), chế độ dinh dưỡng, các biện pháp kiểm soát sinh đẻ, và lối sống để có bước chuẩn bị chắc chắn, ổn định cũng như tiên ngừa được phần nào rủi ro cho em bé.

2. Ngừng hút thuốc. Hút thuốc trực tiếp hay thụ động cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thai nhi. Do vậy, tốt nhất vẫn là tránh xa nó ra nếu bạn muốn “thiên thần” của mình không mang hình hài của một người bị “Thượng đế bắt tội” (!).

3. Ngừng dùng các loại thuốc không cần thiết hoặc các loại chất kích thích bất hợp pháp. Việc lạm dụng các loại thuốc (nhất là thuốc cảm hoặc vitamin) cùng các chất kích thích sẽ khiến trẻ sinh ra bị dị tật, não bộ bị tổn thương, và thậm chí gây nghiện cho trẻ ngay từ trong bụng mẹ.

4. Nếu bạn bị tiểu đường, cao huyết áp hay bất cứ điều trị y học nào cần khai với bác sĩ để tái đánh giá bệnh trạng.

5. Cần đảm bảo chỉ số cân nặng của bạn là hợp lý, không quá mập cũng đừng quá ốm. Tất cả đều không tốt cho dinh dưỡng thai nhi.

6. Kiểm tra sự miễn dịch với bệnh sởi. Việc mắc căn bệnh này khi đang mang thai sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho thai nhi. Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị căn bệnh này, cần phải đợi ít nhất ba tháng sau khi đã hoàn toàn hết bệnh mới nên có thai.

7. Kiểm tra máu và cả các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, như AIDS chẳng hạn.

8. Dùng thuốc bổ sung axit folic. Tốt nhất là trước khi bạn bắt đầu có thai. Chất này sẽ giúp ngăn ngừa được khá nhiều khiếm khuyết ở thai nhi, bao gồm bệnh nứt đốt sống. Các loại bánh mì, ngũ cốc là nguồn cung cấp axit folic tốt.

9. Lập chế độ ăn uống cân bằng. Để bảo đảm bạn có sức khỏe tốt nhất khi mang thai, hãy chọn thực phẩm từ bốn nhóm sau: trái cây và rau củ, sản phẩm từ ngũ cốc, và protein.

10. Tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể dục sẽ chuẩn bị cho bạn hệ tim mạch và cơ bắp mạnh khỏe dành cho việc sinh nở sau này. Nó cũng giúp bạn mau chóng lấy lại “phom” sau khi sinh.

11. Tìm hiểu xem quy chế dành cho thai phụ và hậu thai kỳ ở nơi bạn làm như thế nào.

12. Để ý xem bạn hiện có làm việc trong môi trường phải phơi nhiễm trước hàm lượng độc chất cao không, chẳng hạn như chì, thủy ngân, các chất phóng xạ. Vì những độc tố này dễ dàng ngấm vào cơ thể qua đường hô hấp lẫn tiếp xúc, và sẽ gây nên hiện tượng quái thai hoặc xẩy thai.

13. Trao đổi về vai trò làm cha mẹ với bạn đời. Điều này rất quan trọng do cả hai đều sắp lật sang một trang khác trong đời sống hôn nhân. Sẽ không còn khả năng tha hồ tung tẩy, làm gì tùy ý nữa mà mọi việc cần phải bàn bạc kỹ với nhau từ phương pháp nuôi dạy đến hướng nghiệp về sau v.v

14. Chuẩn bị tiền bạc. Bạn cần ước lượng được số tiền phải bỏ ra cho việc sinh nở, chăm sóc trẻ cũng như việc nghỉ không lương khi sinh.

15. Đừng quên nghề nghiệp của bạn. Nếu bạn vừa mới đổi việc, cơ quan vừa thông báo sắp có đợt sa thải lớn nhân viên hay dù cho bạn có vừa được thăng chức, bạn cũng vẫn nên suy nghĩ cẩn thận về việc mang thai trong các thời điểm này.

16. Suy xét về mối quan hệ hiện tại. Một hôn nhân không mấy hạnh phúc sẽ đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các gánh nặng do mang thai gây ra. Hãy bình tâm suy xét, đừng lãng mạn hóa rằng một đứa con sắp ra đời sẽ là cứu cánh cho mối quan hệ vốn dĩ không mấy hạnh phúc. Phần đông chỉ là ảo tưởng; chỉ những đứa trẻ sơ sinh là chẳng có tội tình gì.

17. Tự hỏi bản thân đã sẵn sàng đón chào một thành viên mới chưa. Nếu câu trả lời là chưa chắc chắn trong việc đón nhận áp lực gây ra bởi đứa trẻ sắp sinh, hãy thẳng thắn trao đổi với người bạn đời, đừng vì chiều theo ý thích “có con cho vui cửa vui nhà hay để tâng tiu nựng  nịu” của bạn đời mà rồi sau đó lại phải tìm niềm vui nơi quán xá sau những buổi tan sở thay vì ngôi nhà thân thương ngày nào.

BÙI NGUYỄN QUÝ ANH (theo Women24)

{tab=Mẹ}

Kiểm tra lại biện pháp phòng tránh thai

Nếu bạn đang đặt vòng tránh thai thì tất nhiên là phải tới bác sĩ để lấy nó ra. Nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hay sử dụng một loại hormone nào đó dạng tiêm thì hãy đợi cho đến khi kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới nên có bầu.

Nếu bạn có bầu ngay sau khi ngừng thuốc thì cũng đừng lo lắng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng các phương pháp tránh thai được phép sử dụng hiện nay không làm tăng nguy cơ bị sảy hay gây ra các dị thường ở thai nhi. Trên thực tế, những phụ nữ uống thuốc tránh thai có tỉ lệ sảy thai, hỏng thai thấp hơn những phụ nữ không sử dụng thuốc tránh thai.

Có khoảng 50% phụ nữ mang bầu ngay trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi ngừng thuốc thì cũng khoảng từng đó phải mất tới 1 năm thậm chí hơn mới có thể thụ thai. Sự chậm trễ này thường xảy ra ở những phụ nữ tuổi 30 hoặc hơn, hoặc chưa sinh lần nào, đặc biệt nếu họ dùng thuốc là do không thể đặt vòng.

Các chuyên gia y tế khẳng định biện pháp tránh thai bằng hormone hoàn toàn không gây ra vô sinh.

Tránh dùng các loại thuốc không cần thiết

Trước khi mang bầu, hãy nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc hay các loại vitamin khoáng chất bổ sung nào bạn đang sử dụng.

Rất nhiều loại thuốc có cảm giác là an toàn nhưng thực sự lại gây nguy hiểm cho quá trình mang thai. Ví dụ, thuốc chống viêm không xteroid (NSAIDs) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là trong thời điểm thụ thai hay khi quá trình thụ thai mới diễn ra được 2 tuần.

Bổ sung khoáng chất

Hãy bắt đầu bằng việc bổ sung các vitamin và khoáng chất. Hãy uống 1 viên vitamin có chứa 0,4mg (400mcg) axit folic (folate – B9)/ngày trước khi mang bầu 3 tháng để giảm nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Nếu tiền sử gia đình có bệnh này hoặc bạn đã từng sinh bé bị như vậy thì lượng axit folic cần cho mỗi ngày là 4mg (4.000mcg). Các loại vitamin và khoáng chất khác như can-xi cũng rất cần cho sức khỏe của mẹ và bé.

Cắt giảm những loại thực phẩm ít dinh dưỡng và ăn uống cân đối, đảm bảo đủ dinh dưỡng hơn. Mang thai không phải là thời điểm để bạn giảm cân. Nếu muốn giảm cân, hãy làm điều đó sau khi sinh.

Đừng ăn những thực phẩm thô bởi bạn sẽ không thể hấp thụ các vi chất có trong đó và sự thiếu hụt các vi lượng sẽ có hại cho bạn và baby của bạn.

Kiểm tra tổng quan

Đừng do dự đến gặp bác sĩ nếu có bất cứ vấn đề nào hoặc cần tìm hiểu về sức khỏe.

Hãy chắc chắn rằng bạn đã được chủng ngừa đầy đủ. Ví dụ nếu bạn chưa từng bị sởi Đức (rubella) hay chưa từng tiêm phòng bệnh này hoặc là bạn không chắc chắn lắm, hãy đến gặp ngay bác sĩ. Nếu các xét nghiệm máu cho thấy bạn chưa được miễn nhiễm thì bạn nên tiêm phòng. Việc tiêm phòng cần phải được tiến hành trước khi có bầu ít nhất 3 tháng.

Khi tiến hành kiểm tra tổng quan, bạn có thể đề nghị được kiểm tra về khả năng thụ thai của mình. Những xét nghiệm cần thiết sẽ giúp bạn xác định rõ được những nguy cơ mà bạn hay baby có thể gặp phải trong quá trình thai nghén. Những kiến thức này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định là có cần phải có bác sĩ riêng trong quá trình mang bầu, liệu bạn có cần sự chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn quan trọng này không…

Đến bác sĩ nha khoa

Hãy khám răng và trám lại tất cả những răng sâu trước khi bạn muốn mang bầu. Nếu bạn bị các bệnh về nha chu thì cũng cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang bầu.

Những bệnh về nha chu thường xuất hiện và trở nên trầm trọng trong quá trình thai nghén sẽ làm tăng nguy cơ bị preeclampsia (bệnh tăng huyết áp đột ngột ở nữ).

Hãy ghi chép các chu kỳ kinh

Bạn muốn tăng cường kiến thức sinh sản để tăng cơ hội mang bầu. Hãy ghi chép cẩn thận chu kỳ kinh và cả khi sinh hoạt tình dục. Thông tin này sẽ giúp bạn tính được ngày cũng như tuổi thai sau khi bạn biết mình thụ thai.

Ngày cuối cùng của kỳ kinh trước khi mang bầu sẽ giúp bạn dễ dàng tính được ngày bé sẽ chào đời. Thêm nữa, tuổi thai rất quan trọng vì nó sẽ giúp bạn làm các test, điều trị và có các chế độ chăm sóc phù hợp.

Thay đổi lối sống

Giảm và ngừng uống các loại đồ uống chứa cafein như cà phê, trà và cola.

Ngừng uống rượu và hút thuốc. Rượu và thuốc sẽ rất có hại cho quá trình phát triển của bào thai.

Rèn luyện thể lực để có sức khỏe tốt nhất khi mang bầu. Hãy tập luyện ở mức độ vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày để duy trì và tăng cường sức khỏe.

Uyên Phương

Theo MSN

{tab=Bố}

Các ông chồng cũng cần tối thiểu 2 tháng chuẩn bị, rèn luyện sức khỏe và bắt đầu một số việc để sẵn sàng cho một thai kỳ hoàn hảo của 2 mẹ con.

“Chuyện ấy”

Sinh hoạt tình dục điều độ luôn tốt cho cả hai vợ chồng. Hãy trao đổi với nhau về thời điểm thụ thai để có sự chuẩn bị tập trung về mặt “lực lượng”.

Vệ sinh tốt trước và sau “chuyện ấy” giúp vợ tránh nhiễm khuẩn

Với một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này cần “kiêng”.

Tạo ra những “tinh binh” tốt

Muốn “sản xuất” được các chú “tinh binh” khỏe mạnh thì cần tránh những điều sau:

– Tránh mặc quần lót, quần jean quá chật hay bó sát.

– Hạn chế đạp xe; ngồi ô tô đường dài.

– Tránh ngâm mình lâu trong bồn nước nóng (hay tắm hơi).

Sức khỏe

Người đàn ông cần khám tổng quát để có thể phát hiện kịp thời bệnh lý nếu có. Đặc biệt, các ông chồng cũng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh).

Kiểm tra tính di truyền

Tham vấn ý kiến của bác sĩ nếu trong gia đình có người thân bị bệnh di truyền (như máu không đông, thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm), hay bị rối loạn nhiễm sắc thể (bệnh down), chậm phát triển trí tuệ (hay các bệnh chậm phát triển khác), mắc các dị tật bẩm sinh hay khuyết tật ống thần kinh.

Môi trường và công việc

Người chồng cần lưu ý trường hợp đang làm việc trong môi trường độc hại (tiếp xúc với thuốc trừ sâu, diệt cỏ, dung môi hữu cơ, các ngành công nghiệp nặng).

Lúc này, người chồng rất cần hỏi ý kiến của bác sĩ xem có cần kiểm tra những gì đối với sức khỏe trước khi muốn có con, có cần phải thay đổi môi trường làm việc trước khi muốn có con hay không…

Chuẩn bị thời gian

Suốt 9 tháng vợ mang thai, đàn ông là người đóng vai trò quan trọng trong gia đình: chuẩn bị tài chính và lo cho vợ con.

Ngoài công việc, người đàn ông cần thu xếp thời gian để khi vợ mang bầu, người chồng có thể bên vợ những lúc tâm sự, tập thể dục, mua sắm, chuẩn bị cho sự ra đời của con, tham gia các lớp học tiền sản, chăm sóc trẻ sơ sinh, làm giúp vợ công việc nhà.

Những việc này đóng góp vào việc tạo nguồn sữa mẹ cho con sau này. Các ông bố cần nhớ rằng tâm lý căng thẳng là một nguyên nhân gây mất sữa ở mẹ.

Chế độ dinh dưỡng

Ăn uống đủ dưỡng chất và lành mạnh để giúp cơ thể và tinh trùng được khỏe mạnh.

Ăn nhiều thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, rau lá xanh đậm, bông cải xanh, gan, lòng đỏ trứng, quả bơ, cà rốt, bí đỏ, dưa hấu và thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt hải sản, trứng đảm bảo số lượng và chất lượng tinh trùng.

Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C như bưởi, cam, chanh, nho vì vitamin C giúp tinh trùng vận động hiệu quả.

Kiêng khem

Thuốc lá, rượu bia và chất kích thích có tác động xấu lên cả trứng và tinh trùng. Khói thuốc lá không chỉ nguy hiểm khi tiếp xúc trực tiếp mà còn gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi.

Uống rượu bia nhiều không chỉ làm giảm số lượng tinh trùng mà còn có nguy cơ con sinh ra sẽ bị nhẹ cân.

Chuẩn bị tâm lý

Người phụ nữ đáng yêu trước đây sẽ có những thay đổi đáng kể về ngoại hình và tính cách, họ trở nên ‘nhạy cảm’ vô cùng. Chính vì thế, các ông chồng cần nhớ kỹ rằng:

– Vợ mình trở nên lo lắng với ngoại hình và sắc đẹp một cách thái quá…

– Vợ mình sẽ rất căng thẳng và đau khổ với bất kỳ một mẫu thuẫn nào trong thời kỳ thai nghén.

– Người mang thai dễ khóc, hay cảm thấy thất vọng, chán chường thậm chí là thấy mình bị xúc phạm.

Hiều những điều này, đàn ông có thể không cần quá lo lắng trước các biểu hiện của vợ và để nhẹ nhàng chăm sóc vợ được nhiều hơn. Những lời khen, những lời nhận xét tốt sẽ làm tâm trạng vợ trở lại cân bằng và tốt hơn.

{/tabs}