Dinh dưỡng khi mang bầu

758

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng đầu


Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng bởi nó là cơ sở cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi các giai đoạn sau, đồng thời cũng là lúc cơ thể mẹ biến đổi mạnh mẽ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con mình. Có rất nhiều thắc mắc trong giai đoạn này, đặc biệt là vấn đề ăn uống dinh dưỡng, dưới đây là những thông tin cơ bản giúp cho các bà bầu có sự chuẩn bị tốt nhất về dinh dưỡng.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:

Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo:
Đối với những người khỏe mạnh và đủ chất, có thể tăng khẩu phần ăn so với thông thường, nhưng chưa cần tăng quá nhiều.
Đối với những người gầy yếu, cần phải cố gắng ăn nhiều các chất bổ dưỡng, giàu đạm và protein để bù lại sự thiếu hụt của cơ thể.
Ăn những thực phẩm giàu chất xơ.
Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít.
Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén.
Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Ngoài ra, thai phụ có thể sử dụng thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất cho cơ thể. Cần sử dụng với liều lượng hợp lý và có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Những gì nên tránh?

Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
Các loại nước giải khát công nghiệp, sôđa…
Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường
Tránh ăn mặn khi mang thai
Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
Không ăn thức ăn sống, thức ăn gỏi hay đã để lâu
Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng giữa

Vào 3 tháng giữa thai kỳ, những mệt mỏi và vất vả trong ăn uống sẽ qua đi bởi bạn sẽ không (hoặc ít) chịu tác động của ốm nghén, đây là giai đoạn các bà mẹ có thể “tăng tốc” để cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết cho cả hai mẹ con.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng giữa

“Mục tiêu” đặt ra cho bạn trong giai đoạn này là phải tăng từ 3-4 kg, đồng thời phải bảo đảm đủ các dưỡng chất, vi chất cần thiết. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn tiếp tục được các chuyên gia dinh dưỡng yêu cầu đó là:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Giai đoạn này, cơ thể người mẹ cần khoảng 2550 kcal/ngày, cao hơn mức bình thường 300-350 kcal, bởi vậy các yêu cầu về dinh dưỡng cũng cao hơn:

Tăng khẩu phần ăn so với giai đoạn đầu và giữ tỷ lệ cân đối calo giữa đạm/béo/bột-đường là 14:31:55.
Cung cấp một lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi
Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
Thỉnh thoảng có thể ăn đồ ngọt (bánh kẹo, mứt…)

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy kiểm soát tốc độ tăng cân của cơ thể sao cho hợp lý để tránh những nguy cơ do thừa/thiếu cân gây ra.

Những gì nên tránh?

Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
Tránh đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

Dinh dưỡng khi mang thai 3 tháng cuối

3 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất và mẹ cũng tăng cân nhiều nhất. Vì vậy dinh dưỡng trong 3 tháng cuối rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé.

Ăn uống khi mang thai 3 tháng cuối

Giai đoạn này bà bầu có thể tăng tới 6-7kg và cũng là giai đoạn thai nhi lớn nhanh nhất. Chế độ dinh dưỡng của mẹ trong giai đoạn này cũng phải tăng tương ứng, nhưng cũng phải hết sức hợp lý để tránh các nguy cơ tiểu đường, phù nề hoặc tăng cân quá mức. 4 nhóm thực phẩm cơ bản vẫn phải được đảm bảo đầy đủ:

Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn…
Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…
Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.

Mỗi ngày, cơ thể mẹ cần khoảng 2550 kcal (giống giai đoạn 3 tháng giữa), do vậy khẩu phần ăn vẫn cần phải duy trì tốt như giai đoạn trước.

Khẩu phần ăn trong 2 tháng đầu trong giai đoạn này cần giữ tương tự như giai đoạn 3 tháng giữa, tuy nhiên khẩu phần đạm cần tăng hơn để bảo đảm sự phát triển của thai nhi. Có thể bổ sung đạm từ hải sản (nếu không bị dị ứng) thì rất tốt.
Tiếp tục cung cấp lượng axit béo cần thiết cho sự phát triển của não bộ thai nhi
Không nên thiếu rau xanh, quả chín trong mỗi bữa ăn
Cung cấp lượng vitamin dồi dào cho cơ thể gồm: chất sắt, canxi, magiê, kẽm, vitamin B, acid folic, vitamin A, C, E, D và beta-caroten bằng việc ăn uống đa dạng
Cần uống đủ nước mỗi ngày theo nhu cầu
Cố gắng duy trì các bữa ăn đều đặn, khoảng 4 giờ ăn một bữa và tránh bỏ bữa
Trong quá trình dinh dưỡng, cần có sự điều chỉnh ăn uống và dinh dưỡng theo sự yêu cầu của bác sĩ (đặc biệt là tháng cuối trước sinh) tránh tăng cân quá nhiều làm thai nhi quá to hoặc ăn uống thiếu chất dẫn tới thai nhi kém phát triển.
Bổ sung vitamin D từ thức ăn đặc biệt là trong giai đoạn mùa đông để đảm bảo đủ Canxi cho bé.

Việc sử dụng thuốc bổ, các viên vitamin là cần thiết, nhưng cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Vai trò của một số chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai

Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng cuối là 70gr/ngày.
Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau, mì.
Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.
Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).
Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Khi bị thiếu máu, người mẹ thường có nước da xanh, môi, mi mắt nhợt nhạt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi gắng sức, gặp nhiều rủi ro khi đẻ; tỷ lệ đẻ non và tử vong sơ sinh cũng cao hơn. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan, bầu dục…), rất tốt để đề phòng thiếu máu.

Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ, ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng… Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng.

Những gì nên tránh?

Ăn kiêng: Đây là giai đoạn quan trọng, cần cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và thai nhi, vì vậy tuyệt đối không được ăn kiêng.
Các chất kích thích, các loại nước giải khát công nghiệp tiếp tục được khuyến cáo không sử dụng
Lưu ý tới vấn đề tiểu đường khi các bà bầu tăng khẩu phần ăn, đây là bệnh rất thường gặp do các mẹ không kiểm soát được việc ăn uống.
Tránh ăn quá mặn, giảm bớt các loại gia vị cay
Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn ngoài đường, tránh các loại thực phẩm được khuyến cáo có nhiều chất bảo quản, thủy ngân…
Tránh đu đủ xanh, lô hội, mướp đắng, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh… hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch

benhvathuoc.com