Làm gì khi trẻ sốt cao

770

Sốt là gì?
Sốt là hiện tượng xảy ra khi “bộ chỉnh nhiệt” trong cơ thể làm tăng thân nhiệt lên cao hơn mức bình thường. Bộ chỉnh nhiệt này nằm trong vùng não có tên là hypothalamus, chuyên điều khiển thân nhiệt và những cảm giác như đói, khát… Hypothalamus biết rõ cơ thể cần ở nhiệt độ bao nhiêu (thường là khoảng 37 độ C) và sẽ gửi “lời nhắn” tới cơ thể duy trì nhiệt độ này.
Thân nhiệt của đa số mọi người thường không ổn định và dao động nhẹ trong một ngày: Hơi thấp vào buổi sáng và hơi cao vào chiều tối. Nhiệt độ cơ thể sẽ thay đổi khi trẻ chạy, nhảy, đùa nghịch hoặc và tập thể dục.
Trong những trường hợp đặc biệt, vùng não hypothalamus sẽ điều chỉnh lại và yêu cầu cơ thể tăng nhiệt độ lên cao. Mục địch là để phản ứng với sự nhiễm trùng, một căn bệnh hoặc lý do nào đó. Vậy, vì sao hypothalamus lại ra lệnh cho cơ thể thay đổi nhiệt độ? Các nhà khoa học tin rằng việc thay đổi này là cách cơ thể chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng và biến cơ thể thành nơi không mấy dễ chịu với chúng.
Cái gì gây sốt?
Nên nhớ rằng bản thân sốt không phải là một căn bệnh – nó chỉ là một triệu chứng của sự cố tiềm ẩn nào đó. Có một vài nguyên nhân gây sốt như sau:
– Nhiễm trùng: Phần lớn sốt là do nhiễm trùng hoặc một căn bệnh nào đó gây ra. Sốt có nhiệm vụ giúp cho cơ thể chiến đấu với sự nhiễm trùng bằng cách kích thích cơ chế phòng vệ tự nhiên.
– Mặc quá nhiều quần áo: Trẻ nhỏ, đặc biệt là sơ sinh, rất dễ bị sốt nếu được ủ quá kín hoặc ở trong một môi trường nóng. Nguyên nhân là do các bé chưa thể tự điều tiết thân nhiệt.
– Tiêm chủng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thỉnh thoảng bị sốt nhẹ sau khi tiêm phòng.
– Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức nhẹ. Nếu thân nhiệt của bé cao hơn 37,8 độ C thì đó không phải là do mọc răng.
Phải làm gì nếu cơn sốt là dấu hiệu của một bệnh gì đó nghiêm trọng?
Trước đây, các bác sĩ thường khuyên trị sốt chỉ dựa trên cơ sở thân nhiệt. Song hiện nay, người ta khuyến cáo cần kết hợp trị sốt và kiểm tra toàn bộ thể trạng của trẻ.
Những trẻ có thân nhiệt thấp hơn 38,9 độ C thường không cần dùng thuốc, trừ phi các em thấy khó chịu. Tuy nhiên, điều này có ngoại lệ, đó là nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi có nhiệt độ được đo ở hậu môn là 38 độ C hoặc cao hơn, phải gọi ngay bác sĩ hoặc đưa trẻ đi cấp cứu. Đối với bé sơ sinh, sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng nghiêm trọng. Còn với trẻ lớn hơn, hãy xem xét hành vi và mức độ hoạt động của bé. Bằng cách này, bạn có thể quyết định liệu bé chỉ sốt nhẹ hay thực sự cần tới bác sĩ.
Tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng nếu trẻ:
– Vẫn thích chơi
– Đang ăn uống tốt
– Tỉnh táo và mỉm cười đáp lại
– Sắc da bình thường
– Trông tươi tỉnh hơn khi thân nhiệt hạ
Nếu vì sốt mà trẻ không muốn ăn thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Tình trạng này rất phổ biến đối với trường hợp sốt do nhiễm trùng.
Làm sao để biết bé sốt thế nào?
Một cái hôn lên chán bé hoặc đặt tay nhẹ lên da cũng đủ để biết được bé có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra thân nhiệt bằng xúc giác này phụ thuộc nhiêu vào cảm giác chủ quan và không thể cho biết chính xác nhiệt độ của bé.

Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, bạn sẽ biết trẻ bị sốt hay không nếu thân nhiệt ở một trong các mức dưới đây:

– Từ 38 độ C trở lên khi đo ở hậu môn
– Từ 37,5 độ C trở lên nếu đo ở miệng
– Từ 37,2 độ C nếu đo ở nách.
Tuy nhiên, sốt cao bao nhiêu độ cũng không thể cho biết vì sao bé ốm. Cảm lạnh hoặc nhiễm virus có thể là nguyên nhân (thường từ 38,9 đến 40 độ C), song đôi khi nó không thực sự nghiêm trọng. Ngược lại, có khi bé không sốt, hoặc thậm chí còn bị hạ thân nhiệt bất thường (đặc biệt là ở trẻ nhỏ), lại tiềm ẩn một sự nhiễm trùng nghiêm trọng.
Do cơn sốt có thể tăng hoặc giảm, nên trẻ đều trải qua cảm giác gai lạnh. Nguyên nhân là do cơ thể cố gắng sinh thêm nhiệt khi sốt cao. Sau đó, bé có thể vã mồ hơi khi cơ thể hạ sốt.
Đôi khi, trẻ bị sốt có thể thở gấp hơn bình thường và nhịp tim nhanh hơn. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu bé có dấu hiệu khó thở, thở nhanh hơn nhiều so với bình thường hoặc tiếp tục thở gấp sau khi hạ sốt.
Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng với mức sốt cao từ 39-40oC trở lên trong thời gian dài có thể làm trẻ bị co giật, gây thiếu ôxy não. Trẻ bị sốt cao co giật thường gặp ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi. Khi bé bị sốt trên 39oC thường xuất hiện cơn co giật và cơn co giật này mất đi khi hạ thân nhiệt xuống dưới 39oC. Do vậy các bà mẹ cần nhanh chóng hạ sốt khi trẻ bị sốt cao. Cần cởi bỏ bớt quần áo cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt, lau mát hạ sốt, cho bé bú hoặc uống nhiều nước và đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Lau mát hạ sốt cho bé khi:
– Bé bị sốt cao trên 40oC.
– Bé bị sốt cao kèm co giật hoặc có dấu hiệu sắp sửa co giật.
Chuẩn bị dụng cụ:
– 5 khăn nhỏ để lau mát.
– Thau nước ấm.
– Nhiệt kế.
Thực hiện:
– Đặt bé nằm ngửa trên giường.
– Cởi bỏ quần áo trẻ.
– Lấy nhiệt độ bé.
– Rửa tay.
– Chuẩn bị nước lau mát:
Cho ít nước lạnh vào trong thau.
+ Cho nước nóng vào, bằng ½ lượng nước lạnh.
+ Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng khuỷu tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé.
– Lau mát
+ Nhúng 5 khăn vào thau nước và vắt hơi ráo.
+ Đặt 2 khăn ở hõm nách, 2 khăn ở bẹn và 1 khăn lau khắp người.
+ Không đắp lên trán vì ít có tác dụng hạ sốt. Không đắp lên ngực vì tăng nguy cơ viêm phổi.
+ Thay khăn mỗi 2-3 phút.
+ Theo dõi nhiệt độ nước, cho thêm nước nóng nếu thấy nước không còn ấm.
+ Lấy nhiệt độ bé mỗi 15 phút, ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 38,5oC.
+ Lau khô và mặc quần áo mỏng cho trẻ.
Những điều không nên làm:
– Không nên ủ ấm, mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang sốt.
– Không nên nặn chanh vào miệng và mắt trẻ.
– Không nên dùng nước đá lạnh để lau máu hạ sốt cho trẻ.
– Không giật tóc, vỗ vào người trẻ khi trẻ đang bị co giật, càng khiến trẻ bị kích thích, co giật nhiều hơn.
Trường hợp trẻ đã dùng thuốc hạ sốt, lau mát…mà trẻ vẫn không hạ sốt, bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Bé bị sốt cao nên làm thế nào?
Sốt là dấu hiệu thường gặp nhất khi trẻ bị bệnh nhiễm khuẩn. Các bệnh nhiễm khuẩn phổ biến ở trẻ nhỏ và gây sốt cao là viêm nhiễm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy… Khi trẻ bị nhiễm khuẩn, ngoài việc điều trị bằng thuốc, vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng đúng cách cũng rất quan trọng, giúp trẻ chóng khỏi bệnh và hồi phục.

Nếu trẻ sốt nhẹ và vừa (thân nhiệt từ 37,5 độ C đến dưới 39 độ C), có thể chưa cần dùng đến thuốc hạ nhiệt, cho trẻ nằm nơi thoáng mát và nới bớt quần áo, đắp khăn ướt lên trán.

Một số trường hợp trẻ sốt cao có thể bị co giật. Khi đó, nên dùng khăn nhúng vào nước mát hoặc nước hơi ấm lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nếu không uống được thì dùng viên đặt hậu môn với hàm lượng thuốc tùy thuộc cân nặng, đồng thời cho uống nhiều nước. Tuyệt đối không được ủ kín trẻ.

Khi trẻ bị sốt, cứ mỗi lần thân nhiệt tăng 1 độ C thì chuyển hóa cơ bản tăng hơn 10%, do đó nhu cầu về năng lượng cũng tăng. Vì vậy, chế độ ăn trong thời gian trẻ sốt vẫn phải đảm bảo đầy đủ thành phần cung cấp năng lượng (chủ yếu là dầu, mỡ và đạm). Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu… nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Mặt khác, khi sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ thường chán ăn, phải cho trẻ ăn những món vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu đặc biệt của giai đoạn này.

Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.

Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung), nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, làm những món hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm ăn. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột.

Đặc biệt chú ý đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng khi nhiễm khuẩn nặng và kéo dài. Cần cho trẻ uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả tươi, hoặc ăn thêm hoa quả để bù lại lượng nước bị mất do sốt. Cung cấp thêm vitamin A, vitamin C vì các bệnh nhiễm trùng có thể gây mất vitamin A qua phân, nước tiểu, dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin A, đặc biệt là đối với trẻ suy dinh dưỡng. Những trẻ bị viêm phổi nặng cần bổ sung vitamin A liều cao (tùy thuộc vào tuổi theo hướng dẫn của Chương trình Phòng chống thiếu máu, vitamin A).

Nên cho trẻ ăn cả mỡ lẫn dầu, đặc biệt là mỡ gà (vì mỡ gà có tới 18% acid béo chưa no rất tốt cho sự hấp thu của trẻ). Các loại thực phẩm giàu chất đạm là sữa mẹ, sữa bò, sữa đậu nành, trứng, thịt cá…

Các sai lầm thường gặp trong nuôi dưỡng trẻ sốt nhiễm khuẩn

– Không tăng cường số bữa ăn mặc dù mỗi bữa trẻ chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn.

– Nấu loãng hơn bình thường khiến trẻ lúc này đã ăn ít hơn lại càng bị thiệt thòi về chất.

– Không cho dầu mỡ vào bột, cháo của trẻ khi trẻ bị sốt tiêu chảy.

– Không cho trẻ ăn thịt gà khi trẻ bị sốt có ho vì sợ trẻ ho nặng thêm. Sự lo sợ này là hoàn toàn không có cơ sở khoa học vì thịt gà không gây ho cho trẻ.

– Không cho ăn cá, tôm, cua khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. Thực ra, chỉ trong trường hợp cá, tôm, cua là nguyên nhân gây tiêu chảy (hiếm gặp) thì mới cần ăn kiêng.

– Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ kịp thời (khi trẻ bắt đầu sốt từ 39 độ C) khiến trẻ bị co giật, dẫn đến những tổn thương ở não, gây chứng động kinh sau này.

Sốt cao trước hết phải cho hạ sốt tại nhà!
Có con nhỏ, trong nhà phải luôn trữ sẵn thuốc hạ sốt. Efferagan cho em bé, màu xanh hoặc hồng tuỳ theo cân nặng.
Thông thường, các em bé dưới 2 tuổi rất dễ sốt. Nhiều lúc trở lạnh hay nóng chênh nhau 2-3 độ cũng sinh ra sốt. Hoặc chơi nhiều quá cũng sốt… Nên không phải sốt nào cũng chở đi bệnh viện đâu.

Vì vậy, cho uống hạ sốt thấy hạ ngay thì k sao. Chỉ cần thấy hạ sốt k tác dụng, sốt cao liên tục là phải nhập viện ngay.
Tránh để bé sốt quá cao gây co giật.

Theo kinh nghiệm trước cho con đi cấp cứu vì sốt cao được các BS và y tá khoa HSCC ở BV Xanhpôn hướng dẫn, và ngó sang giường bệnh nhi bên cạnh – nhiều trường hợp bé sốt cao uống hạ sốt ko đỡ thì có 1 cách cực kỳ hiệu quả là chườm nóng.
– Chuẩn bị khoảng 10 phích nước sôi, khăn mặt bông, 1 chậu nước.
– Đổ nước sôi vào chậu cho nhúng khăn vào – nếu nóng qua pha thêm chút nước lạnh cho dễ vắt  vào rồi vắt thật kiệt nước đi – công đoạn vắt này hơi bị mệt mình toàn bị bong da phồng hết cả tay, khi chậu nước nguội phải chế thêm nước nóng vào
– Sau đó cởi hết quần áo của trẻ ra, mình cứ để nó tồng ngồng ấy, ấp phủ khăn lên toàn người người bé, chân, hông đầu, ngực, nách là nơi nhiều nhiệt nên chườm vào đó, khăn hơi nguội lại nhấc ra ấp khăn khác mới vắt vào, ấp liên tục, thay khăn liên tục, làm khoảng 30′, lúc này cơ thể sẽ ra mồ hôi, lúc vừa ấp xong đo nhiệt độ có thể hơi tăng lên 1 chút nhưng sau đó nhiệt độ sẽ giảm xuống. 1 ngày mà sốt 39-40 do thi phải chườm nóng liên tục, vì uống hạ sốt ko thấy có tác dụng mà uống nhiều hại gan thận.
– Cách này hiệu quả và an toàn hơn cách chườm lạnh – vì sốt cao chườm lạnh dễ bị co mạch.

Đây là kinh nghiệm của mình – các bạn muốn biêt rõ – thì cứ xin tư vấn của mấy cô y tá bệnh viện nhi ấy. Tất nhiên nó mà sốt lâu quá, sốt ruột là phải đưa đi viện nhé.

Trẻ sốt cao thường dẫn đến bị co giật,như vậy sẽ rất nguy hiểm cách tốt nhất là cởi ão quần trẻ ra lau bằng khăn ướt những vùng như 2 nách,háng(bẹn).sau đó thấy trẻ bớt sốt thì không sao có thể điều chỉnh quạt hay máy lạnh đủ mát cho trẻ,mặc áo thoáng mát.nếu trẻ vẫn còn sốt cao thì mang đi bệnh viện đừng đụng 1 xíu là mang đi bênh viện,lúc nào thật cần thiết mới mang đi.bởi trẻ em thường bị sốt,cảm là chuyện bình thường nhất là trẻ dưới 1 tuổi).đó là kinh nghiệm của mình,chuc bé hay ăn chóng lớn

Nên lấy nhiệt độ cho bé: Đặt nhiệt kế ở hậu môn là chính xác nhất hoặc đặt dưới nách cũng được. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của bé sẽ là số ghi trên nhiệt kế cộng thêm 0,3 – 0,4 độ. Thí dụ nhiệt kế ghi 38oC thì thân nhiệt thực sự của bé là 38,4oC. Nếu thân nhiệt của bé không quá 38oC thì cởi bớt áo ấm mà chỉ mặc quần áo mỏng và theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên sau 1 giờ đo 1 lần, nếu nhiệt độ đã giảm sau vài giờ cũng phải đo lại. Trường hợp thân nhiệt trên 38oC thì tùy tuổi của trẻ mà có thái độ xử trí như sau:

+ Đối với bé dưới 3 tháng tuổi, cho bé uống một liều paracetamol và mặc quần áo mỏng, đưa ngay bé đi khám bệnh. Với trẻ lớn hơn thì dùng thuốc hạ sốt nếu sốt cao trên 38,5oC, ưu tiên dùng paracetamol uống, nếu bé bị ói mới dùng thuốc đạn (nhét hậu môn). Chú ý cho trẻ dùng đúng liều, tránh dùng quá liều (6h dùng 1 lần, liều lượng theo cân nặng của trẻ).

+ Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Nhiều người trong lúc vận chuyển bệnh nhi đến bệnh viện mà quấn khăn, trùm quá kỹ bệnh nhi đang sốt nóng khiến bé bị co giật, đến nơi thì không cứu kịp.

+ Lau mát với khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm (1 ly nước sôi + 3-3,5 ly nước nguội) lau lên khắp mình trẻ; chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Điều quan trọng là phải theo dõi nếu sốt cao thì lau tiếp, nhiệt độ giảm, bé lạnh thì mặc áo vào. Nếu sốt lại thì lau nước ấm tiếp… Ta biết rằng 100g nước bốc hơi trên da làm giảm 1oC. Nước ấm sẽ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu. Không nên chườm nước đá vì trẻ khó chịu, và điều này cũng làm sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi. Chú ý không lau cồn vì nguy hiểm (dễ cháy).

+ Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, với trẻ lớn cho uống bù nước, như nước sôi để nguội hoặc nước có pha ít muối ăn (1 ly 200ml nước chanh nóng, pha một ít đường, 1 tí muối bằng hạt ngô) tốt nhất dùng 1 gói ORS (Oresol), pha với 1 lít nước chín ấm. Ngoài ra có thể cho uống nước vắt cam, quýt, chanh rất tốt nhưng lưu ý không cho đường quá ngọt sẽ mất tác dụng giải khát.

+ Trường hợp bé không uống được thì dùng bông sạch chấm nước trên vào môi, miệng bé liên tục để niêm mạc môi, miệng hấp thu nước, tránh thiếu nước và chất điện giải.

Tóm lại, cần theo sát trẻ bằng đo thân nhiệt kết hợp với các biện pháp chống sốt cao nêu trên. Tuy nhiên, phải đưa bé đến thầy thuốc để khám và chỉ định dùng thuốc thích hợp tùy nguyên nhân gây sốt.

benhvathuoc.com