Nguyên nhân có kinh nhưng không rụng trứng

339
Có kinh nhưng không rụng trứng là một trong những tình trạng không hiếm gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Tình trạng này gây ra rất nhiều những lo lắng cho các chị em. Vậy, tình trạng không rụng trứng vẫn có kinh nguyên nhân do đâu và đâu là cách khắc phục hiệu quả cho chị em? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp.

Thông tin cơ bản về quá trình rụng trứng

Ở một người phụ nữ bình thường, hiện tượng trứng rụng là mỗi tháng tại buồng trứng sẽ có một trứng trưởng thành, tức là lúc này trứng đủ kích thước, chất lượng và trứng sẽ rụng, nếu trứng rụng mà gặp tinh trùng thì sẽ được thụ tinh. Cũng có một số hiếm trường hợp trứng rụng nhiều hơn 1 trong mỗi tháng và lúc đó trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành thai đôi nhưng khác trứng.

Mỗi tháng, buồng trứng của nữ giới sẽ có một trứng chín và rụng

Nếu trường hợp trứng gặp được tinh trùng sau quá trình giao hợp và được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi thai. Tuy nhiên, nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, trứng này sẽ tự tan biến (phân hủy) và đi ra ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, hay chúng ta vẫn gọi đây là kinh nguyệt.

Thực tế có một số chị em có kinh nhưng không rụng trứng, hiện tượng không rụng trứng này khiến cho không ít chị em lo lắng, nhất là những cặp vợ chồng đang mong ngóng đứa con đáng yêu của mình.

Khi rụng trứng có hiện tượng gì để nhận biết?

Theo các chuyên gia, mang thai có liên quan mật thiết đến việc rụng trứng hay phóng noãn. Chính vì vậy, rứng phát triển tốt, khỏe mạnh và chín đúng thời điểm sẽ giúp chị em dễ dàng thụ thai thành công và ngược lại.

Và làm thế nào để biết có phóng noãn hay không là câu hỏi của nhiều chị em, bởi thực tế có những chị em không có biểu hiện nào. Thông thường chị em sẽ dựa vào những biểu hiện sau để nhận biết trứng rụng hay không?

  • Chất dịch ở cổ tử cung thay đổi: Khi chất dịch này giống với lòng trắng trứng thì đây là dấu hiệu cho chị em biết là chị em gần rụng trứng hoặc đang trong quá trình rụng trứng.
  • Nhiệt độ cơ thể thay đổi: Thân nhiệt của chị em khi sắp rụng trứng có hiện tượng giảm nhẹ, sau khi rụng trứng nhiệt độ sẽ tăng lên. Cho nên chị em hãy theo dõi thân nhiệt của mình một cách chi tiết nhé.

Dịch nhầy cổ tử cung có màu trắng như lòng trắng trứng gà là dấu hiệu đang trong quá trình rụng trứng

  • Khi quá trình rụng trứng diễn ra, cổ tử cung của chị em thường sẽ mềm, mở, cao và ướt hơn bình thường.
  • Ngoài những dấu hiệu trên chị em có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như: Đau nhẹ vùng bụng dưới, ngực căng cứng, chướng bụng, tăng ham muốn tình dục, có đốm máu kèm theo dịch nhày cổ tử cung…

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng

Để có được cách khắc phục cho tình trạng có kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng thì chị em cần phải hiểu rõ được nguyên nhân trứng không rụng là gì.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng

Theo các chuyên gia, khi các chị em gặp phải hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng thì hiện tượng này được gọi là chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn.

Chị em có thể hiểu chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn là chu kỳ không có nang noãn chín nên không diễn ra sự rụng trứng như chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn. Đây cũng là lời giải đáp cho thắc mắc “kinh nguyệt đều nhưng không có thai” hay “có kinh đều nhưng không có thai”.

Lúc này chị em dù có kinh nguyệt đều nhưng không rụng trứng có thể do gặp phải tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn (rụng trứng). Việc thụ thai lúc này sẽ rất khó khăn, khả năng mang thai sẽ giảm đi rất nhiều.

Trứng quá nhỏ là một trong những nguyên nhân có kinh nhưng không rụng trứng

Vậy, tại sao trứng không rụng dù chị em vẫn có kinh bình thường? Những nguyên nhân gây nên tình trạng có kinh nhưng không rụng trứng ở nhiều chị em có thể kể đến như:

+ Do chị em có trứng quá nhỏ, chưa đủ độ chín để rụng. Chính vì vậy, đã có không ít chị em có câu hỏi trứng bé có thụ thai được không? Câu trả lời đó chính là trứng bé, trứng lép gây ra rất nhiều khó khăn trong việc thụ thai của chị em.

+ Do sự rối loạn của buồng trứng, do lúc này buồng trứng không thể nhận đủ được tín hiệu về thời gian khiến cho trứng chín và giải phóng trứng.

+ Những chị em có trọng lượng không cân đối, quá gầy hoặc quá béo, tập luyện thể thao với cường độ cao, do thói quen ăn uống, sinh hoạt, sử dụng rượu bia… cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng. Kết quả là dẫn đến hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng.

Cách khắc phục hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng

Một khi đã biết được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chị em cần phải nhanh chóng tìm hiểu và áp dụng những cách khắc phục tốt nhất cho mình. Và trước khi tìm lời giải đáp cho hiện tượng trứng không rụng phải làm sao? Chị em cần làm rõ một số vấn đề sau đây:

1. Rụng trứng nhưng không có kinh

Bên cạnh tình trạng có kinh nhưng không rụng trứng thì cũng có một số chị em gặp phải tình trạng rụng trứng nhưng lại không có kinh nguyệt.

Theo những nghiên cứu của bác sĩ chuyên khoa, sự rụng trứng ở nữ giới có thể không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Theo đó, rụng trứng có thể xảy ra ngay cả khi không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

2. Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt

Một khi trứng và tinh trùng gặp nhau và được thụ thai thành công thì trứng được thụ tinh này sẽ đi về tử cung và làm tổ để phát triển thành bào thai. Trong thời gian này kinh nguyệt của chị em sẽ không xuất hiện.

Woman holding a pregnancy test device

Nhiều chị em dễ nhầm lẫn với máu thông báo có thai với máu kinh

Tuy nhiên, vẫn có không ít chị em thắc mắc rằng vì sao có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt? Thực tế hiện tượng này là do chị em nhầm lẫn máu thông báo chị em có thai với máu kinh.

Bởi vì, sau khi chị em mang thai hợp tử này sẽ bám vào thành tử cung để làm tổ và kết quả là gây ra hiện tượng chảy máu. Và máu chị em thấy lúc này là máu thông báo có thai chứ không phải máu kinh.

Chị em cần lưu ý số ngày và màu sắc của máu để nhận biết đây là máu kinh hay máu thông báo có thai, cụ thể như sau:

+ Máu kinh: Thường máu sẽ ra nhiều, ồ ạt và sẽ diễn ra từ 3 đến 7 ngày tùy từng người, máu màu đỏ sẫm.

+ Máu thông báo có thai: Máu chảy ra thường chỉ trong 2 ngày, máu có màu đỏ tươi và ít.

Ngoài ra chị em có thể sử dụng que thử thai hay đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm HCG để biết rõ được tình hình sức khỏe của mình.

Những cách khắc phục hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng

Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết như: Mức nồng độ progesterone, kiểm tra niêm mạc tử cung, xét nghiệm máu, siêu âm quan sát tử cung, buồng trứng… Bác sĩ sẽ đưa ra những cách khắc phục, cách điều trị thích hợp nhất với tình trạng có kinh nhưng không rụng trứng. Cụ thể:

1. Nguyên nhân có kinh nhưng không rụng trứng do tác động bên ngoài

Nếu hiện tượng này có nguyên nhân từ lối sống, chế độ dinh dưỡng… thì phương pháp khắc phục, điều trị tình trạng này là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống hợp lý. Bởi những yếu tố này có thể khiến cho trứng khó phát triển, thậm chí là không phát triển.

Vậy, lúc này trứng không phát triển phải làm sao chị em có thể bổ sung các nhóm thực phẩm giúp trứng phát triển tốt như: Các loại rau xanh, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt, omega-3, thực phẩm giàu sắt…

Bowl of muesli, surrounded with fruit, nuts and cereals

Chị em nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để cải thiện chất lượng trứng, giúp trứng rụng đúng thời điểm

2. Do trọng lượng cơ thể

Trong trường hợp chị em quá béo hoặc quá gầy ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.  Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định chị em thay đổi để có sự cân đối về trọng lượng cơ thể để hỗ trợ kích thích trứng rụng.

3. Có kinh nhưng không rụng trứng do mất cân bằng bên trong cơ thể

Chu kỳ không rụng trứng cũng có thể do tác động của sự mất cân bằng trong cơ thể. Lúc này bác sĩ có thể kê đơn cho chị em những loại thuốc phù hợp để điều trị, ví dụ như thuốc tăng nồng độ estrogen, thuốc kích thích làm nang trứng chín giúp giải phóng trứng…

Như vậy, có kinh nhưng không rụng trứng là trường hợp chu kỳ kinh nguyệt không phóng noãn. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này ở chị em như chúng tôi kể trên và để xác định được chính xác nguyên nhân mình đang gặp phải thì chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tiến hành thăm khám. Từ đó có những cách điều trị phù hợp nhất.

Hi vọng những thông tin trên đây của chúng tôi đã giúp chị em phần nào hiểu hơn về hiện tượng có kinh nhưng không rụng trứng cũng như cách khắc phục hiệu quả. Chị em không nên quá lo lắng mà hãy giữ tâm lý thoải mái đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám. Bởi đây là tình trạng có thể điều trị nên chị em vẫn có thể mang thai.

Chúc chị em sức khỏe!