Phòng và chữa mụn nhọt cho trẻ

774

Da là hệ thống phòng vệ ban đầu rất quan trọng của cơ thể. Trên da luôn có tụ cầu và nhiều vi sinh vật khác. Chúng sẽ tấn công và gaya mụn nhọt khi da bị sây sát hoặc cơ thể suy yếu. Ở trẻ em, làn da rất mỏng và mềm nên dễ bị tổng thương và dẫn đến mụn nhọt.

Theo các kinh văn của y học cổ truyền, trẻ em hiếu động, nghịch ngợm được xếp vào loại huyết nhiệt. Huyết nhiệt sẽ dễ sinh các bệnh mụn nhọt, mẩn ngứa, khiến trẻ hay quấy khóc, ít chịu chơi, đêm khó ngủ vì ngứa, gãi nhiều. Mụn thường nhỏ và nhiều, tổn thương thành mủ. Nhọt là tổn thương to, sâu hơn, thường xuất hiện ít, tổn thương thành mủ có thể gây sốt. Còn rôm sảy là các nốt đỏ mọc dày ở dưới da, không thành mủ – không sốt. Bị mụn nhọt nhiều có thể dẫn tới viêm thận, thấp khớp, nhiễm trùng máu. Càng để lâu càng khó chữa.

Cách phòng mụn nhọt đầu tiên là bảo vệ da không bị sây sát. Da phải được giữ sạch, tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè vì cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm sây sát. Thay và giặt sạch quần áo mỗi ngày. Cha mẹ nên dạy trẻ chơi ở chỗ sạch, không bụi, tránh chơi gần các vật cứng nhọn có thể làm sây sát da.

Không dùng quá nhiều quả ngọt, nước đường. Nhiều loại quả ngon như dứa, mít, xoài, nhãn, sầu riêng, mãng cầu, chôm chôm… sinh rất nhiều nhiệt lượng.

Để chữa mụn nhọt, rôm sảy, có thể cho trẻ dùng các bài thuốc:

– Sài đất, bồ công anh, kim ngân hoa dùng tươi hoặc khô. Liều tươi gấp 3 hay 5 lần liều khô). Trung bình mỗi vị thuốc 4-10 g khô, sắc uống hằng ngày.

– Thổ phục linh 6 g, tô mộc 6 g, đun uống.

– Lá táo tươi giã đắp vào nhọt đang sưng, nóng đỏ, chưa thành mủ.

– Củ hành tươi giã đắp vào nhọt khi đang sưng, nóng đỏ.

– Rau má tươi nấu nước uống để chữa rôm sảy.

– Cây sài đất rửa sạch, nấu canh hay luộc ăn hằng ngày để phòng và chữa mụn nhọt. Sài đất nấu nước tắm cũng giúp chữa rôm sảy.

– Đun nước tô mộc uống hằng ngày chữa rôm sảy.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống